ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 247/TB-VP | Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2021 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ CHỬ XUÂN DŨNG - TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(tại Phiên họp số 103)
16h30 ngày 19/4/2021, tại trụ sở UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thành phố Hà Nội (Ban Chỉ đạo Thành phố) đã tổ chức họp Phiên thứ 103 nghe các đơn vị báo cáo về tình hình triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố và công tác tăng cường đảm bảo An toàn thực phẩm "Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2021". Dự họp tại điểm cầu Thành phố có đồng chí Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố - Trưởng Ban Chỉ đạo, các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Thành phố, đồng chí lãnh đạo Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Thành phố. Tại điểm cầu địa phương có các đồng chí Lãnh đạo, thành viên Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn; Giám đốc các Bệnh viện của Thành phố, các đồng chí phụ trách công tác An toàn thực phẩm.
Sau khi nghe Sở Y tế báo cáo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và công tác tăng cường đảm bảo An toàn thực phẩm “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2021”, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo kết luận chỉ đạo như sau:
A. Công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 và các dịch bệnh khác
I. Tình hình dịch bệnh
- Tình hình dịch bệnh trên Thế giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp, chính quyền một số quốc gia đã phải tiếp tục kéo dài lệnh phong tỏa, giới nghiêm nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh; đồng thời vẫn tiếp tục xuất hiện thêm các biến chủng mới của vi rút.
- Hiện nay dịch bệnh tại các nước khu vực Đông Nam Á vẫn gia tăng như tại Thái Lan, Malaysia, đặc biệt là Campuchia; đây lại là các nước có đường biên giới tiếp giáp nhiều với biên giới Việt Nam, nhiều đối tượng nhập cảnh trái phép vào nội địa và nguy cơ dịch bệnh theo đó cũng xâm nhập vào nước ta.
- Hà Nội nguy cơ về dịch bệnh vẫn luôn hiện hữu hoàn toàn có thể quay trở lại và bùng phát ra cộng đồng với các lý do: (1) Người nhập cảnh trái phép qua các cửa khẩu vùng biên giới, đường mòn, lối mở; (2) các chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để công tác, làm việc; (3) do một số người dân chủ quan lơ là không tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo thông điệp 5K của Bộ Y tế (như đeo khẩu trang tại nơi công cộng, khử khuẩn...).
II. Nhiệm vụ trong thời gian tới
1. Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ đạo các quận, huyện thị xã tiếp tục triển khai các nhiệm vụ đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố, các kết luận chỉ đạo của đồng chí Trưởng Ban chỉ đạo tại Thông báo kết luận các phiên họp.
2. Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền cho người dân nắm rõ tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch để phối hợp, chấp hành các chỉ đạo của Chính phủ và Thành phố, tránh tâm lý lơ là chủ quan thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo khuyến nghị của Bộ Y tế và theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo công tác phòng chống dịch COVID-19 Thành phố. Yêu cầu các tổ chức, cơ quan, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh,... và Nhân dân tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp theo thông điệp 5K của Bộ Y tế. Các đơn vị, cơ sở sản xuất theo từng lĩnh vực phải duy trì, thường xuyên kiểm soát, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất như (khai báo y tế bằng mã QR Code, ứng dụng CNTT theo hướng dẫn của Bộ Y tế); chỉ tổ chức hoạt động khi đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn công tác phòng chống dịch, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.
3. Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị tiếp tục tăng cường công tác giám sát dịch tại cửa khẩu, tại các cơ sở khám, chữa bệnh và tại cộng đồng nhằm chủ động phát hiện và xử trí sớm các trường hợp mắc bệnh.
- Tiếp tục triển khai việc tiêm vắc xin đợt 02 theo kế hoạch, việc tiêm phải đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai xét nghiệm sàng lọc tại các cơ sở khám, chữa bệnh đối với nhân viên y tế và các bệnh nhân có nguy cơ.
- Củng cố và duy trì các lực lượng tham gia chống dịch của ngành, khi phát hiện ca bệnh phải khẩn trương bao vây khoanh vùng xử trí trong thời gian ngắn nhất.
- Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao để sẵn sàng đáp ứng phòng chống dịch bệnh khi có yêu cầu.
4. Các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện cách ly tập trung cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc cách ly y tế, không để dịch bệnh lây lan trong các cơ sở cách ly tập trung và từ khu cách ly ra cộng đồng. Đặc biệt lưu ý công tác cách ly tại các khách sạn.
5. UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục duy trì trạng thái sẵn sàng triển khai các biện pháp truy vết, khoanh vùng xử lý dịch khi xuất hiện ca bệnh và các trường hợp có liên quan trên địa bàn.
- Giám sát y tế chặt chẽ tại địa phương đối với trường hợp sau khi hoàn thành cách ly tập trung đủ 14 ngày và cả những trường hợp đã được điều trị khỏi COVID-19 khi trở về địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch, đặc biệt cần kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng nhập cảnh trái phép trên địa bàn. Tiếp tục duy trì triển khai hoạt động có hiệu quả của Tổ COVID-19 cộng đồng.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn, rà soát lại toàn bộ đối tượng đảm bảo đúng theo hướng dẫn, quy trình tiêm vắc xin, khám sàng lọc trước tiêm, giám sát, theo dõi sau tiêm, vận chuyển và bảo quản vắc xin đảm bảo đúng quy định hướng dẫn của Trung ương và Thành phố; chịu trách nhiệm toàn diện trước Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố về việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn.
- Tăng cường chỉ đạo phòng, chống các dịch bệnh khác, đảm bảo sức khỏe cho người dân trên địa bàn như: bệnh tay - chân - miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu.
- Yêu cầu các đồng chí Chủ tịch/Phó Chủ tịch và Trưởng Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã nghiêm túc và chỉ đạo các thành viên tham dự họp giao ban đầy đủ theo đúng thành phần tại Giấy mời họp; trường hợp vắng mặt không tham dự phải báo cáo và được sự đồng ý của đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Thành phố.
B. Công tác đảm bảo An toàn thực phẩm
1. Các Sở, ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm Thành phố: Căn cứ Kế hoạch Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 08/4/2021 của Thành phố và theo chức năng, nhiệm vụ được phân công trong Ban Chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm Thành phố và địa phương căn cứ tình hình xây dựng Kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2021” đảm bảo có hiệu quả. Tham gia các đoàn liên ngành kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các quận, huyện, thị xã thật sự hiệu quả.
2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Xây dựng Kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2021” trên địa bàn theo hướng dẫn của Trung ương và Thành phố, tập trung vào một số nội dung cụ thể như sau:
- Tăng cường công tác truyền thông về an toàn thực phẩm, nội dung tuyên truyền bám sát vào chủ đề của Tháng hành động “Đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới”, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền trên các báo, đài, hệ thống đài truyền thanh địa phương, khẩu hiệu, tờ rơi...tổ chức các hội thảo chuyên đề và lồng ghép tuyên truyền trong các buổi giao ban, hội nghị. Công tác tuyên truyền vừa biểu dương những mô hình, cơ sở thực hiện tốt công tác An toàn thực phẩm, vừa đưa thông tin về các cơ sở vi phạm để nhân dân biết.
- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trường học trên địa bàn phải đảm bảo An toàn thực phẩm trong nhà trường. Người đứng đầu Trường học chịu trách nhiệm việc ký hợp đồng các Công ty cung cấp thực phẩm, xuất ăn cho các em học sinh phải đảm bảo An toàn thực phẩm; các Công ty cung cấp thực phẩm, xuất ăn phải được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra về An toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tăng cường công tác hậu kiểm. Nêu cao vai trò của các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng trong việc chấp hành các quy định pháp luật về An toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm công tác đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của các cơ quan chức năng; đồng thời công khai vi phạm cơ sở không đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng và địa phương theo đúng quy định.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2021”, tăng cường hoạt động của lực lượng thanh tra An toàn thực phẩm, xử lý nghiêm những vi phạm về An toàn thực phẩm. Kết thúc đợt triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2021” các đơn vị tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả triển khai thực hiện (thông qua Sở Y tế cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo An toàn Vệ sinh thực phẩm tổng hợp) báo cáo.
Giao Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Thành phố theo dõi, đôn đốc, báo cáo Ban Chỉ đạo Thành phố kết quả thực hiện các nội dung kết luận trên./.
Nơi nhận: | KT. CHÁNH VĂN PHÒNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.