ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 82/KH-UBND | Trà Vinh, ngày 08 tháng 11 năm 2019 |
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 và Quyết định số 920/QĐ-BCT ngày 16 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung như sau:
- Tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, từng bước đưa các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của tỉnh vào thị trường các nước trong khu vực.
- Tạo lập thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững cho các loại sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của tỉnh.
- Nhằm phát triển sản phẩm có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, sản phẩm có chất lượng tốt, giá trị sử dụng cao, tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
- Đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn, góp phần thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ Trà Vinh đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường thông qua các chương trình, đề án phát triển sản xuất, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Đến năm 2025, có ít nhất 3 đến 5 sản phẩm đặc trưng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ được chọn đề xuất và được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia;
- Có ít nhất 02 sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đăng ký ra thị trường tiềm năng ở nước ngoài;
- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu ít nhất 05 sản phẩm có khả năng cạnh tranh thông qua việc áp dụng sáng chế của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
- Phát huy giá trị của các thương hiệu sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ được xây dựng.
Đánh giá tổng quan phát triển thị trường các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ; khó khăn, thuận lợi trong quá trình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
2. Xây dựng danh mục các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ
Cơ sở đánh giá khả năng phát triển thị trường của sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ phải đảm bảo:
- Sản phẩm có thị trường, giá cạnh tranh và sản lượng ổn định.
- Sản phẩm có nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ.
- Ưu tiên các sản phẩm đáp ứng các điều kiện sau:
+ Sản phẩm được các tổ chức, thị trường ghi nhận giá trị thương hiệu (đăng ký sở hữu trí tuệ,...).
+ Các sản phẩm thuộc Danh mục phát triển thương hiệu sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
3. Xây dựng, quản lý Lô gô nhận diện sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ
- Tổ chức khảo sát, thiết kế, đăng ký sở hữu trí tuệ Lô gô nhận diện sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
- Xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng Lô gô nhận diện sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Hỗ trợ các cơ sở sản xuất sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
5. Hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn hiệu, xây dựng quy trình đóng gói
Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đổi mới thiết kế mẫu mã bao bì, nhãn hiệu, xây dựng quy trình đóng gói sản phẩm thông qua các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có kinh nghiệm về thiết kế ứng dụng mỹ thuật.
6. Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, áp dụng và công bố tiêu chuẩn chất lượng
Hướng dẫn hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: Đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến...; thực hiện công bố chất lượng sản phẩm; thủ tục cấp giấy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;...
- Hỗ trợ các đơn vị trưng bày giới thiệu và tìm kiếm thị trường thông qua các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.
- Tổ chức kết nối giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và nhà phân phối nhằm đưa các sản phẩm vào các kênh phân phối.
- Quảng bá sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên các phương tiện thông tin truyền thông và xây dựng website sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
- Hỗ trợ xây dựng, hình thành chuỗi cửa hàng giới thiệu và bán các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
(Chi tiết tại Phụ lục đính kèm)
Tổ chức thực hiện Kế hoạch trên cơ sở lồng ghép các nguồn vốn sau:
- Hỗ trợ làng nghề và sản phẩm nghề;
- Hỗ trợ phát triển sản phẩm quà tặng, lưu niệm;
- Xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP;
- Nguồn khuyến công và xúc tiến thương mại;
- Nguồn khuyến nông, lâm, ngư;
- Chương trình phát triển khoa học công nghệ;
- Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ Chương trình xây dựng nông thôn mới;
- Chương trình phát triển thương mại điện tử;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Đánh giá thực trạng và khả năng phát triển thị trường của các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP sản phẩm thủ công mỹ nghệ; tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt Danh mục các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ Trà Vinh đến năm 2025.
- Tham mưu xây dựng, ban hành và tổ chức quản lý Lô gô nhận diện sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ phát triển mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm: đầu tư ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến, đào tạo nghề, thiết kế cải tiến mẫu mã, hội thảo tập huấn,...
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ phát triển thị trường tiêu thụ thông qua hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng phương án khuyến khích, hỗ trợ chuỗi cửa hàng sản phẩm Trà Vinh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Đánh giá thực trạng và khả năng phát triển thị trường của các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP (lĩnh vực nông, lâm, thủy sản).
- Cụ thể hóa các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để sơ chế sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các nội dung khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đăng ký nhãn hiệu, xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ,...
- Hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chế biến các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
- Tham mưu đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu nhận diện sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Phối hợp các Sở, Ban, ngành tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và triển khai cụ thể kế hoạch tại địa phương; tập trung lồng ghép các nguồn lực để triển khai thực hiện kế hoạch.
- Tích cực phối hợp, rà soát các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên địa bàn để tổ chức hỗ trợ phát triển thị trường.
6. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có liên quan
Chủ động bố trí các nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển thị trường các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Trên đây là Kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ tỉnh Trà Vinh đến năm 2025, yêu cầu các Sở, Ban, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ nêu trên triển khai tổ chức thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC NỘI DUNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG, SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
TT | Nội dung | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện | Ghi chú |
I. | Đánh giá thực trạng, xây dựng danh mục các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ Trà Vinh đến năm 2020 | ||||
1 | Đánh giá thực trạng và khả năng phát triển thị trường của các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ |
|
|
|
|
a | Sản phẩm nông, lâm, thủy sản | Sở Nông nghiệp và PTNN | Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Quý II/2020 |
|
b | Sản phẩm thủ công mỹ nghệ (quà tặng, lưu niệm) | Sở Công Thương | Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
| |
c | Sản phẩm đặc trưng | Sở Công Thương | Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
| |
2 | Đề xuất, lựa chọn Danh mục các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ tỉnh Trà Vinh đến năm 2025 |
|
|
|
|
- | Sản phẩm nông, lâm, thủy sản | Sở Nông nghiệp và PTNN | Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Quý III/2020 |
|
- | Sản phẩm thủ công mỹ nghệ (quà tặng, lưu niệm) | Sở Công Thương | Sở khoa học và công nghệ; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
| |
- | Sản phẩm đặc trưng | Sở Công Thương | Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
| |
3 | Danh mục các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ tỉnh Trà Vinh đến năm 2025 | Sở Công Thương |
| Quý IV/2020 |
|
II | Xây dựng, quản lý Lô gô nhận diện sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ |
| |||
1 | Xây dựng Lô gô nhận diện sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ | Sở Khoa học và Công nghệ | Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Quý II/2021 |
|
2 | Đăng ký bảo hộ Lô gô nhận diện sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Công Thương | Quý III/2021 |
|
3 | Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng Lô gô nhận diện sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ | Sở Công Thương | Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Quý IV/2021 |
|
4 | Triển khai thực hiện việc cấp, quản ý Lô gô nhận diện sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ |
| Sở Công Thương | Quý I/2022 |
|
III | Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ | ||||
1 | Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản | Sở Nông nghiệp và PTNT | Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2020 - 2025 | Kinh phí bố trí trong kinh phí sự nghiệp ngành và lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch ngành, địa phương |
2 | Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ phát triển mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm: đầu tư ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến, đào tạo nghề, thiết kế cải tiến mẫu mã, hội thảo tập huấn,... | Sở Công Thương | Sở Khoa học và Công nghệ, Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2020 - 2025 | |
3 | Hỗ trợ các đơn vị đăng ký nhãn liệu, xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Công Thương, UBND các luyện, thị xã, thành phố | 2020 - 2025 | |
4 | Hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2020 - 2025 | |
5 | Hỗ trợ phát triển thị trường, giới thiệu sản phẩm | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2020 - 2025 | |
6 | Hỗ trợ các đơn vị trưng bày giới thiệu và tìm kiếm thị trường thông qua các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2020 - 2025 | |
7 | Tổ chức kết nối giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các nhà phân phối nhằm đưa các sản phẩm vào các kênh phân phối | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2020 - 2025 | |
8 | Quảng bá sản phẩm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên các phương tiện thông tin truyền thông và xây dựng website sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Thông tin và truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2020 - 2025 | |
9 | Tập huấn về nâng cao năng lực quản lý, định hướng chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2020 - 2025 | |
10 | Hỗ trợ xây dựng, hình thành chuỗi cửa hàng giới thiệu và bán các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên Môi trường Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2020 - 2025 | |
11 | Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đổi mới thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm thông qua các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có kinh nghiệm về thiết kế ứng dụng mỹ thuật | Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2020 - 2025 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.