ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 581/KH-UBND | Kon Tum, ngày 17 tháng 02 năm 2021 |
Triển khai Quyết định số 2584/QĐ-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2021; xét đề nghị của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2021 trên địa bàn tỉnh, như sau:
1. Mục đích: Thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính, bảo đảm 100% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.
2. Yêu cầu
Bám sát nội dung chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật được các cơ quan Trung ương ban hành. Các hoạt động phải cụ thể, khả thi, phù hợp với đặc thù của người khuyết tật.
Xác định rõ trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, đơn vị có liên quan; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
Việc triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính có thể lồng ghép với các hoạt động trợ giúp pháp lý khác nhằm đảm bảo khả thi, hiệu quả.
1. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính
1.1. Hoạt động 1: Thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính bảo đảm 100% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý khi có nhu cầu; thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý tại xã, phường, thị trấn nơi nhiều người khuyết tật có khó khăn về tài chính có nhu cầu trợ giúp pháp lý, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật khi có yêu cầu và phù hợp với điều kiện của tỉnh.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh).
- Đơn vị phối hợp: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật.
- Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV năm 2021.
- Kết quả đầu ra: Yêu cầu trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính được đáp ứng.
2.2. Hoạt động 2: Cung cấp danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật để phát hiện nhu cầu trợ giúp pháp lý và giới thiệu người khuyết tật có khó khăn về tài chính đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước khi họ có yêu cầu trợ giúp pháp lý.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh).
- Đơn vị phối hợp: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật.
- Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV năm 2021.
- Kết quả đầu ra: Nhu cầu trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính được giới thiệu, chuyển gửi đến Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước.
2. Nâng cao nhận thức về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính
2.1. Hoạt động 1: Truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức truyền thông khác phù hợp với các dạng tật của người khuyết tật; lồng ghép việc truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật với các Chương trình, Đề án khác về người khuyết tật trên địa bàn tỉnh, chú trọng những nơi có nhiều người khuyết tật, đặc biệt trẻ em là người khuyết tật; ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong hoạt động truyền thông.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh).
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị truyền thông để thực hiện truyền thông trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; Đài Truyền thanh Truyền hình huyện, thành phố; Báo Kon Tum; cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; cơ sở giam giữ, trại giam; Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã; các cơ sở trợ giúp xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật.
- Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV năm 2021.
- Kết quả đầu ra: Các sản phẩm truyền thông được thực hiện (xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, báo chí; kênh truyền thông mạng xã hội...), nhận thức về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính được nâng cao.
2.2. Hoạt động 2: Biên soạn và phát hành các tài liệu truyền thông có nội dung về chính sách trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, các cơ sở trợ giúp xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, các cơ sở trợ giúp xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật.
- Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV năm 2021.
- Kết quả đầu ra: băng ghi âm, đĩa ghi âm, USB và các ấn phẩm chuyên dụng khác có nội dung dành cho người khuyết tật; bảng thông tin, hộp tin, tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, tờ gấp pháp luật cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, các cơ sở trợ giúp xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật.
2.3. Hoạt động 3: Tổ chức các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý trọng tâm nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4); Ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12) bằng các hình thức phù hợp.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh).
- Đơn vị phối hợp: Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; Đài Truyền thanh truyền hình huyện, thành phố và Báo Kon Tum; Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Hội người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật.
- Thời gian thực hiện: Quý II và Quý IV năm 2021.
- Kết quả đầu ra: Các sản phẩm truyền thông được thực hiện (thực hiện các phóng sự, Pa nô, băng rôn tuyên truyền, tọa đàm, ...).
3. Nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý
Hoạt động: Phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng và tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính khi có điều kiện.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh).
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Khi có yêu cầu phối hợp, các lớp tập huấn được tổ chức.
- Kết quả đầu ra: Các lớp tập huấn được tổ chức.
Hoạt động: Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật.
- Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV năm 2021.
- Kết quả đầu ra: các văn bản hướng dẫn, kết quả kiểm tra.
Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật được bố trí trong ngân sách hàng năm của Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án liên quan khác theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước; đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).
Việc lập, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành.
1. Sở Tư pháp:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật tại địa phương; định kỳ, sơ kết đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh có trách nhiệm tham mưu Sở Tư pháp thực hiện Kế hoạch này.
2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp các cấp, các ngành có liên quan chỉ đạo rà soát, thống kê số liệu về người khuyết tật (số lượng người, phân chia theo các dạng tật, các mức độ khuyết tật; các tổ chức của người khuyết tật, cơ sở trợ giúp xã hội) trên địa bàn tỉnh; cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về người khuyết tật tại địa phương cho Sở Tư pháp để giúp đỡ kịp thời khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật; trực tiếp giải quyết theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo giải quyết kịp thời, dứt điểm những kiến nghị của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có liên quan đến người khuyết tật, trường hợp vượt quá thẩm quyền thì kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
3. Sở Tài chính: Phối hợp Sở Tư pháp và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch này đảm bảo phù hợp với điều kiện ngân sách hàng năm và đúng quy định hiện hành.
4. Đề nghị Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân tỉnh: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan trong hoạt động trợ giúp pháp lý; bảo đảm cho người khuyết tật là bị can, bị cáo, người bị hại, đương sự ... đều được tiếp cận và hưởng quyền yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân tỉnh báo để các đơn vị, địa phương biết, thực hiện; kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chỉ đạo xử lý các vụ việc khó khăn vướng mắc hoặc vượt thẩm quyền (thông qua Sở Tư pháp tổng hợp tham mưu)./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.