ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/KH-UBND | Nghệ An, ngày 28 tháng 01 năm 2021 |
THỰC HIỆN NÂNG TRÌNH ĐỘ CHUẨN ĐÀO TẠO CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM 2021
Căn cứ Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (sau đây gọi tắt là Nghị định 71); Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT ngày 28/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 (2020-2025) (sau đây gọi tắt là Kế hoạch 681); Nghị quyết số 09/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Nghệ An;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Văn bản số 114/TTr-SGD&ĐT ngày 21/01/2021; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm 2021 như sau:
1. Nhằm triển khai có kết quả lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định tại Nghị định số 71 và Kế hoạch 681 đạt các chỉ tiêu đào tạo nâng trình độ chuẩn giai đoạn 2020 - 2025 theo quy định.
2. Đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu trình độ chuẩn đào tạo theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019.
3. Việc xác định lộ trình và tổ chức thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên phải bảo đảm phù hợp với thực trạng đội ngũ giáo viên và điều kiện của các cơ sở giáo dục, địa phương; không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy.
4. Việc thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên phải bảo đảm khách quan, công khai, công bằng và hiệu quả.
1. Chỉ tiêu của giai đoạn 2021 - 2025
Đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025 bảo đảm:
- 100% số giáo viên mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.
- 50% số giáo viên tiểu học đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
- 100% số giáo viên trung học cơ sở đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
2. Dự kiến số lượng giáo viên cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn của từng năm như sau:
Năm | Giáo viên Mầm non | Giáo viên Tiểu học | Giáo viên Trung học cơ | |||
Chỉ tiêu | Số lượng | Chỉ tiêu | Số lượng | Chỉ tiêu | Số lượng | |
Năm 2021 | 60% | 147 | 30% | 414 | 60% | 167 |
Năm 2022 | 40% | 97 | 20% | 276 | 40% | 110 |
Năm 2023 |
|
| 20% | 276 |
|
|
Năm 2024 |
|
| 20% | 276 |
|
|
Năm 2025 |
|
| 10% | 136 |
|
|
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Thực hiện công tác truyền thông tạo sự đồng thuận trong đội ngũ
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các cơ sở giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của việc nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định tại Nghị định số 71 và Kế hoạch 681 để từ đó có kế hoạch và lộ trình thực hiện.
- Các địa phương phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tổ chức tuyên truyền việc thực hiện Nghị định số 71. Đẩy mạnh công tác truyền thông tạo sự đồng thuận trong cán bộ, giáo viên ở các cơ sở giáo dục.
- UBND huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức quán triệt cho giáo viên các quy định tại Nghị định số 71; các tiêu chí xác định cử giáo viên đi học hàng năm; kế hoạch thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh để giáo viên hiểu rõ và thực hiện. Phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tại địa phương tổ chức tuyên truyền việc thực hiện Nghị định số 71.
- Các cơ quan quản lý trực tiếp đội ngũ giáo viên và các cơ sở đào tạo kịp thời giải đáp thắc mắc của giáo viên trong quá trình thực hiện.
a. Tiêu chí, lựa chọn giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn:
- Giáo viên đủ tối thiểu năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 71 tham gia đào tạo trước.
- Phù hợp với thực trạng hiện có của các cơ sở giáo dục, không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy trong thời gian cử giáo viên tham gia đào tạo.
- Đối với cấp Tiểu học, Trung học cơ sở: Ưu tiên những giáo viên dạy chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 tham gia đào tạo trước.
b. Đối tượng tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn: Là những giáo viên quy định tại Điều 2 của Nghị Định 71, cụ thể như sau:
- Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
- Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
- Giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
c. Thực trạng về trình độ chuẩn của cán bộ quản lý, giáo viên tính đến ngày 01/07/2020
Bậc Mầm non: Tổng số 12503 người, số lượng thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn là 244 người (tỉ lệ 2%).
Cấp Tiểu học: Tổng số 13935 người, số lượng giáo viên thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn là 1378 người (tỉ lệ 10%) trong đó Cao đẳng 1331 người, Trung cấp 47 người.
Cấp Trung học cơ sở: Tổng số 11417 người, số lượng giáo viên thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn là 277 (tỉ lệ 2%).
Hàng năm, Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu cho UBND cấp huyện, thành phố, thị xã xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, điều tiết phân công nhiệm vụ cho giáo viên hợp lý giữa các cơ sở giáo dục trên địa bàn nhằm bảo đảm nguyên tắc có đủ giáo viên giảng dạy trong bối cảnh thiếu giáo viên và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia đào tạo theo hình thức vừa làm, vừa học.
Căn cứ vào kế hoạch chỉ tiêu, số lượng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tham gia đào tạo, UBND tỉnh xem xét thực hiện nhiệm vụ hợp đồng với cơ sở đào tạo thực hiện theo quy định của pháp luật (trên cơ sở xem xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo).
5. Dự kiến kinh phí thực hiện năm 2021: 10.905.000.000 đồng (Mười tỷ, chín trăm linh năm triệu đồng), trong đó:
+ Đào tạo giáo viên Mầm non từ trung cấp lên cao đẳng: 1.837.500.000
+ Đào tạo giáo viên tiểu học từ trung cấp lên đại học: 1.057.500.000
+ Đào tạo 367 giáo viên tiểu học và 167 giáo viên THCS từ cao đẳng lên đại học: 8.010.000.000
6. Thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên
UBND cấp huyện và các cơ sở giáo dục phải bảo đảm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp và các chính sách hiện hành cho giáo viên theo đúng quy định.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, lập dự toán và phối hợp Sở Tài chính để cân đối, bố trí kinh phí và hướng dẫn sử dụng, quản lý hiệu quả, tiết kiệm;
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan liên quan tổ chức các lớp đào tạo nâng trình độ chuẩn đảm bảo quy định.
- Rà soát, tổng hợp số lượng giáo viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn cử đi đào tạo theo kế hoạch của tỉnh.
- Trên cơ sở chỉ tiêu, số lượng giáo viên tham gia đào tạo theo từng mã ngành; căn cứ vào thông báo tuyển sinh và các chính sách trong tuyển sinh, đào tạo cũng như việc bảo đảm chất lượng đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét trình UBND tỉnh việc lựa chọn và thực hiện việc bồi dưỡng, đào tạo theo quy định hiện hành.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc bố trí, sắp xếp, chọn cử giáo viên tham gia đào tạo và trong việc đào tạo nâng trình độ chuẩn giáo viên.
- Báo cáo UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền về kết quả, tiến độ và các quy định liên quan đến thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên.
2. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, với UBND các huyện, thị xã và thành phố tổ chức rà soát, tham mưu bổ sung, cân đối đội ngũ cho ngành Giáo dục đảm bảo tỷ lệ theo quy định trong thời gian thực hiện lộ trình nâng chuẩn đào tạo.
3. Sở Tài chính
Xem xét, trong khả năng cân đối ngân sách tỉnh, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo để đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ kinh phí triển khai; Hướng dẫn sử dụng, quản lý kinh phí đảm bảo đúng chế độ, quy định tài chính hiện hành.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông, tuyên truyền Nghị định 71, Kế hoạch 681 và kế hoạch của UBND tỉnh, của Sở GD&ĐT nhằm giúp đội ngũ giáo viên hiểu rõ các quy định để thực hiện có kết quả lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo.
5. UBND huyện, thành phố, thị xã
- Xây dựng kế hoạch nâng trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; rà soát, lập danh sách giáo viên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp.
- Chỉ đạo phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục bố trí, sắp xếp tạo điều kiện cho giáo viên tham gia.
Trên đây là Kế hoạch nâng trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo; sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện
Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các địa phương phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.