ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 06 tháng 02 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2021
Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Thực hiện Quyết định số 184/QĐ-BNN-QLCL ngày 12/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021 trên địa bàn tỉnh như sau:
Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam, của địa phương đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan; đảm bảo mục tiêu chung của toàn Ngành nông nghiệp về an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng và phát triển bền vững.
II. KẾT QUẢ VÀ CHỈ SỐ CẦN ĐẠT
1. 100% nhiệm vụ kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thông, quảng bá chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm được thực hiện.
2. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại A, B tăng lên 98,5% so với 98% năm 2020.
3. Tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng lên 76%.
4. Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản giám sát trên diện rộng vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tạp chất, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh giảm 10% so với năm 2020; tiếp tục kiểm soát tốt việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, bơm tạp chất trong thủy sản.
III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, TRỌNG ĐIỂM
1. Tiếp tục chỉ đạo điều hành gắn kết chặt chẽ công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản với các nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn tiếp diễn.
2. Nhân rộng, mở rộng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực địa phương theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, làng nghề thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn.
3. Gia tăng số lượng và đa dạng thông tin, tuyên truyền vận động cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản tuân thủ pháp luật an toàn thực phẩm; phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí phổ biến pháp luật, thông tin quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm và truyền thông quảng bá sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn.
4. Triển khai diện rộng Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 và Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để quản lý tổng thể, toàn diện điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn; chuyển mạnh sang hậu kiểm, thanh tra đột xuất, xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản.
5. Duy trì triển khai các chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; kịp thời phát hiện, cảnh báo, xử lý, tổ chức thanh tra đột xuất, xử phạt nghiêm vi phạm. Tăng cường quản lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn.
6. Chủ động xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm; kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nông sản, thủy sản trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
7. Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương tổ chức lực lượng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho cán bộ quản lý chất lượng nông nghiệp, an toàn thực phẩm. Tổ chức đánh giá, chỉ định, giám sát cơ sở kiểm nghiệp vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm theo quy định.
8. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đặc biệt trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm nâng cao năng lực kiểm soát an toàn thực phẩm trong các chuỗi giá trị nông sản.
IV. NGUỒN KINH PHÍ
Nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch được lồng ghép từ các nguồn kinh phí sau:
1. Ngân sách nhà nước cho quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm; hoạt động đào tạo, thông tin tuyên truyền về an toàn thực phẩm.
2. Ngân sách nhà nước thông qua các đề tài xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn địa phương.
3. Kinh phí hỗ trợ Dự án, Tổ chức Quốc tế.
4. Kinh phí huy động xã hội hóa từ các doanh nghiệp.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp năm 2021 trên địa bàn tỉnh đạt kết quả thiết thực.
- Chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021 trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn cho cấp huyện, xã tổ chức triển khai Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT.
- Chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, cơ quan thông tấn, báo chí, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế và các đơn vị có liên quan tổ chức thông tin, phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm nông lâm thủy sản tại các cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế, xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm khi có các dấu hiệu, nguy cơ ô nhiễm thực phẩm nông lâm thủy sản theo phân công tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm nông lâm thủy sản tại các cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương, xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh, lưu thông các sản phẩm nông lâm thủy sản, đặc biệt chú trọng quản lý an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hội nghị về xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm an toàn và quảng bá sản phẩm an toàn.
Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện kế hoạch. Hướng dẫn, giám sát việc sử dụng, quyết toán kinh phí, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021 trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan theo dõi, điều tra xử lý và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc lưu thông thực phẩm nông lâm thủy sản kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT), Đài VTV8, Báo Thừa Thiên Huế
- Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, để người dân hiểu rõ, hiểu đúng về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên đưa tin phản ánh các hoạt động đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.
8. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021 trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã; đồng thời chỉ đạo và hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện cơ chế chính sách pháp luật trong giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại các địa phương.
- Tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn được phân cấp quản lý, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm.
9. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ
Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh căn cứ nội dung các chương trình phối hợp, tuyên truyền, vận động, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn đã ký kết của cấp Trung ương, chủ trì xây dựng chương trình phối hợp và kế hoạch thực hiện chương trình phối hợp tại địa phương.
10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức sơ kết và tổng kết để đánh giá kết quả triển khai kế hoạch hành động; thống nhất giải pháp, biện pháp khắc phục các khó khăn vướng mắc trong thực hiện làm cơ sở cho việc triển khai kế hoạch giai đoạn tiếp theo.
Trước ngày 05/6/2021 và ngày 05/12/2021, các cơ quan, đơn vị báo cáo UBND tỉnh (báo cáo kết quả 6 tháng và tổng kết năm - qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) các kết quả thực hiện, trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện.
UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tổ chức triển khai Kế hoạch đảm bảo hiệu quả./.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.