VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 251/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2010 |
Ngày 15 tháng 9 năm 2010, tại trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã chủ trì cuộc họp về việc triển khai Chương trình Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các cơ quan: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn phòng Chính phủ.
Sau khi nghe báo cáo của đại diện lãnh đạo các cơ quan: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện Khoa học xã hội Việt Nam về chương trình tổng thể của 10 ngày Đại lễ và việc triển khai kịch bản Lễ khai mạc Đại lễ, đề án mít tinh, diễu binh và diễu hành, kịch bản Đêm hội văn hóa – nghệ thuật về việc triển khai công tác lễ tân phục vụ Đại lễ, việc triển khai đề án bảo đảm an ninh trật tự cho Đại lễ, và nghe ý kiến phát biểu của các đồng chí dự họp; Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã có ý kiến kết luận như sau:
I. VỀ CÔNG TÁC TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH KỶ NIỆM 1000 NĂM THĂNG LONG – HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA:
Thời gian qua, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các Bộ, Ban, ngành và các địa phương đã tích cực và chủ động triển khai các hoạt động trong Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đặc biệt là các hoạt động trong chương trình của 10 ngày Đại lễ. Các Ban Tổ chức, các Tiểu ban đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng các Đề án, kịch bản và tổ chức triển khai thực hiện với sự tham gia nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân.
Tuy nhiên, cần tiếp tục nỗ lực cố gắng nhiều hơn nữa, phải chủ động lường trước những khó khăn chủ quan, khách quan để có phương án khắc phục, nhằm tổ chức tốt Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, hoàn thành tốt trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao phó, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế.
1. Về Chương trình tổng thể của 10 ngày Đại lễ:
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan tiếp tục rà soát nội dung, chương trình và tổ chức tốt các hoạt động chuẩn bị, tập luyện, hợp luyện, bảo đảm tiến độ, chất lượng, an ninh và an toàn tuyệt đối.
Lưu ý các tác phẩm văn hóa – nghệ thuật (phim ảnh, panô, sách báo, tiết mục nghệ thuật trình diễn …) trong 10 ngày Đại lễ đều phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hoặc cấp phép theo quy định. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo chặt chẽ công tác quản lý này.
2. Lễ khai mạc Đại lễ sáng ngày 01 tháng 10 năm 2010:
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan triển khai tổ chức Kịch bản đã được phê duyệt, trong đó lưu ý nội dung đón nhận Quyết định của UNESCO công nhận Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới
3. Về Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành sáng ngày 10 tháng 10 năm 2010:
a) Ban Tổ chức Mít tinh, diễu binh, diễu hành và Tiểu ban, các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, tăng cường phối hợp để triển khai các nhiệm vụ đạt kết quả cao nhất. Diễn văn của Chủ tịch nước phải được dự thảo kỹ lưỡng cho cả 02 phương án (Phương án tổ chức tại Quảng trường Ba Đình và phương án tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia khi có mưa to). Bản thuyết minh các khối diễu binh, diễu hành phải sinh động, đúc kết được lịch sử phát triển, đặc trưng văn hóa của dân tộc và mang hào khí 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
b) Về các kiến nghị, đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức mít tinh, diễu binh và diễu hành:
- Đồng ý về nguyên tắc với đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc chuyển khối 200 vận động viên thể thao mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc xuống đi sau xe rước ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và mang Hồng kỳ, chuyển xe rước Rồng thời Lý lên trước xe rước Biểu trưng của Thủ đô Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Trưởng Ban Tổ chức Lễ mít tinh, diễu binh và diễu hành xem xét và quyết định cụ thể.
- Đồng ý tăng mức thù lao luyện tập cho các khối diễu binh, diễu hành, cấp kinh phí tổ chức bữa ăn nhẹ cho 31.000 người tham gia diễu binh, diễu hành vào sáng ngày 10 tháng 10 năm 2010 và trang bị quạt giấy, ô cho các đại biểu ngồi trên khán đài A, B, C để dự phòng khi gặp thời tiết nóng hoặc mưa nhỏ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm việc cụ thể với Bộ Tài chính để thực hiện.
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Trưởng Ban Tổ chức, căn cứ vào đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành và danh sách khách mời đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quyết định phương án tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu cho cả 02 phương án (phương án tổ chức tại quảng trường Ba Đình và phương án tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia trong trường hợp có mưa to).
- Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành và Tiểu ban Báo chí, Tuyên truyền để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được giao trong Đề án mít tinh, diễu binh và diễu hành.
- Bộ Y tế, Trưởng Tiểu ban Y tế cần tích cực phối hợp với Ban Tổ chức Mít tinh, diễu binh và diễu hành, chủ động lập phương án bảo đảm công tác y tế phục vụ Lễ Mít tinh, diễu binh và diễu hành, để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong Đề án đã được phê duyệt (chú ý cả công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm).
- Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long tại văn bản số 5873/VPCP-KGVX ngày 19 tháng 8 năm 2010, tập trung làm tốt nhiệm vụ theo dõi, dự báo và báo cáo Ban Tổ chức thời tiết khu vực Hà Nội trước 10 ngày và từng ngày, trong và sau khi tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành và chương trình văn hóa – nghệ thuật để Ban Tổ chức chủ động phương án cần thiết.
- Đồng ý về nguyên tắc phương án dự phòng, tổ chức Lễ mít tinh tại Trung tâm Hội nghị quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý tại cuộc họp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương hoàn thiện phương án dự phòng và chủ động tổ chức Lễ mít tinh tại Trung tâm Hội nghị quốc gia khi có mưa to vào sáng ngày 10 tháng 10 năm 2010.
4. Về Đêm Hội văn hóa – nghệ thuật tối ngày 10/10/2010:
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan xúc tiến công tác chuẩn bị tổ chức Đêm Hội văn hóa – nghệ thuật chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội theo đúng chương trình.
Bộ Ngoại giao – Trưởng Tiểu ban Lễ tân chủ trì, khẩn trương họp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan liên quan để hoàn chỉnh các đề án lễ tân và kế hoạch triển khai cụ thể, trong đó phân công rõ nhiệm vụ cho từng cơ quan liên quan. Về tiệc chiêu đãi tối 09 tháng 10 năm 2010, Bộ Ngoại giao dự thảo bài phát biểu của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (dự kiến Thủ tướng Chính phủ), trình trước ngày 27 tháng 9 năm 2010.
6. Công tác bảo đảm an ninh, trật tự:
Bộ Công an tiếp tục chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan tập trung thực hiện tốt Đề án bảo đảm an ninh, trật tự cho Đại lễ, luôn sẵn sàng và chủ động trong mọi tình huống; chú ý công tác bảo đảm giao thông, chống ùn tắc trong Đại lễ.
7. Công tác tuyên truyền quảng bá và bảo đảm thông tin liên lạc:
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan chủ động xây dựng phương án và tổ chức triển khai thực hiện để làm tốt công tác truyền thông và bảo đảm thông tin liên lạc trong Đại lễ.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn tất việc chỉnh trang khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân Hà Nội khẩn trương hoàn thành việc trưng bày giới thiệu khu di tích khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu để đón tiếp khách quốc tế và nhân dân cả nước vào thăm quan nhân dịp Đại lễ. Việc chỉnh trang, trưng bày, giới thiệu và thuyết minh phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, làm nổi bật giá trị văn hóa – lịch sử của Hoàng thành Thăng Long, xứng tầm di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận.
9. Từ nay đến khai mạc Đại lễ chỉ còn 15 ngày. Các Trưởng Ban Tổ chức (Trưởng Ban Tổ chức lễ khai mạc và Đêm Hội văn hóa – nghệ thuật là Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Trưởng Ban Tổ chức lễ mít tinh, diễu binh và diễu hành là Bộ trưởng Bộ VHTTDL) có trách nhiệm xem xét và quyết định các phương án tổ chức, không phải trình Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan biết, thực hiện.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.