VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2021 |
Ngày 24 tháng 12 năm 2020, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì cuộc họp về Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo, đại diện các Bộ, cơ quan: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Sau khi nghe báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và ý kiến tham gia của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình kết luận như sau:
1. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến tham gia tại cuộc họp, làm rõ cơ sở pháp lý, thẩm quyền phê duyệt để hoàn thiện Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt giai đoạn 2021 - 2025 gắn với chiến lược phát triển ngành đường sắt, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2021, trong đó tập trung lưu ý một số nội dung sau:
a) Về cơ cấu lại doanh nghiệp:
- Tập trung thu gọn đầu mối các đơn vị trực thuộc, khắc phục tình trạng chồng chéo bộ máy; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ tiên tiến, hiện đại đối với đường sắt;
- Rà soát việc hợp nhất Công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần vận tải đường sắt Sài Gòn theo hướng chuyên môn hoá, tiến tới tách riêng vận tải hàng hóa khỏi vận tải hành khách;
- Làm rõ yêu cầu thực tiễn về việc thành lập đơn vị trực thuộc để khai thác quỹ đất nhà ga và ứng dụng khoa học công nghệ để nhằm khai thác tốt các quỹ đất đường sắt;
- Vấn đề phát triển, xây dựng các kho bãi hàng hoá; nâng cấp, xây dựng các nhà ga hành khách thành trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê theo đúng quy định tại Luật đường sắt sửa đổi năm 2017.
- Tập trung nâng cao năng lực cơ khí bảo đảm cơ khí đường sắt phải làm chủ công nghệ đóng mới toa xe, đầu máy, hạn chế phụ thuộc vào nước ngoài để góp phần giảm giá thành vận tải
- Nghiên cứu việc nâng cấp các tuyến đường sắt liên vận với Trung Quốc để phát triển vận tải liên vận quốc tế.
b) Vấn đề đổi mới cơ chế khai thác hạ tầng đường sắt
- Về kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư: thực hiện theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại công văn số 10506/VPCP-CN ngày 15 tháng 12 năm 2020, cụ thể: Giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư theo phương thức không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến hết năm 2025 hoặc đến hết năm 2030 theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 46/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ. Trong thời gian này, tổ chức xác định những giá trị tài sản phù hợp như khu ga, một số tuyến đường sắt để tiến hành giao theo hình thức đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật.
- Nghiên cứu, kiến nghị cơ chế khai thác quỹ đất nhà ga, kho hàng để phát triển nguồn lực và giảm chi phí logistics.
c) Trong thời gian hoàn thiện trình Đề án cơ cấu lại, đối với những vấn đề cần thiết, cấp bách: Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật.
2. Trong tháng 01 năm 2021, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.