BỘ
TÀI CHÍNH |
VIỆT
******** |
Số: 09-TC-TT |
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 1956 |
THỂ LỆ CHI TIẾT THI HÀNH ĐIỀU LỆ TẠM THỜI
VỀ THỐNG NHẤT QUẢN LÝ KINH DOANH RƯỢU
Điều 1. Dựa theo điều 13 của điều lệ tạm thời về thống nhất quản lý kinh doanh rượu, thể lệ này quy định những chi tiết thi hành tại các khu vực nói trong điều 7 của điều lệ nói trên, trong đó việc sản xuất rượu hoàn toàn do Cơ quan Thống nhất Quản lý rượu phụ trách.
Điều 2. Các nhà sản xuất (nhà máy, xưởng, các nhà sản xuất nhỏ) buôn bán, xuất nhập khẩu rượu các loại, bất kỳ là quốc doanh hay tư nhân đều phải xin phép Cơ quan Thống nhất Quản lý Kinh doanh rượu (dưới đây gọi tắt là Cơ quan Quản lý) trước 10 ngày rồi mới được kinh doanh.
Đơn xin phải viết thành ba bản, nếu là tư nhân phải có chính quyền địa phương chứng nhận; đơn của ngoại kiều phải có giấy chứng minh quốc tịch kèm theo.
Những người kinh doanh từ trước ngày ban hành thể lệ này cũng phải xin phép; đơn xin phải có bản sao giấy phép của cơ quan Công thương (ở những nơi đã thi hành thể lệ đăng ký công thương) và của Thuế vụ kèm theo.
Các nhà sản xuất, buôn bán, xuất nhập khẩu rượu, nếu được phép kinh doanh sẽ được Cơ quan Quản lý cấp giấy phép kinh doanh.
Giấy phép kinh doanh của người nào, người ấy dùng không được sang tên hoặc cho mượn.
Giấy phép chỉ có giá trị trong một thời hạn dài nhất là sáu tháng; mười lăm ngày trước khi hết hạn muốn tiếp tục kinh doanh thì phải xin lại.
Điều 3. Đơn xin phép sản xuất phải có những giấy tờ sau đây kèm theo:
- Bản kê khai các loại dụng cụ.
- Chương trình, kế hoạch sản xuất hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng (số lượng sản xuất, ngày sản xuất).
- Số nguyên liệu dùng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng?
- Sản xuất các loại rượu gì, rượu bao nhiêu độ? Đóng chai, đòng thùng cỡ bao nhiêu?
- Bán ở đâu?
- Men tự làm lấy hay mua ở đâu?
- Năng suất từ gạo ra rượu bao nhiêu? (10 kg gạo được bao nhiêu lít rượu, bao nhiêu độ?)
Nếu là xưởng phải có:
a. Bản đồ của xưởng chỉ rõ kho nguyên liệu, kho hàng chế tạo dở, kho hàng chế tạo xong, kho dụng cụ, kho ủ rượu, buồng pha chế;
b. Tờ kê khai quá trình sản xuất của xưởng có ghi độ hao khi chế tạo và những nguyên liệu dùng để pha chế…;
c. Tờ kê khai các bộ phận tổ chức của xưởng (như ban quản trị, bộ phận tiếp liệu, bán rượu…).
Đối với nhà máy lớn sẽ có quy định riêng.
Điều 4. Mức sản xuất hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng phải được Cơ quan Quản lý xét duyệt; người sản xuất phải đảm bảo sản xuất đủ mức đã duyệt.
Mức sản xuất tối thiểu của các nhà sản xuất nhỏ không được dưới 200 lít một tháng; mức tối thiểu của xưởng không được dưới 2.000 lít một tháng.
Điều 5. Người sản xuất phải tuần kỳ báo cáo số lượng rượu đã sản xuất được, số lượng bã rượu, nước rít, nguyên liệu hư hỏng,… và giá thành sản xuất.
Cơ quan Quản lý sẽ hoặc thu mua số rượu đó hoặc cho phép bán ở một số nơi nhất định theo một giá nhất định.
Bã rượu, nước rít, nguyên liệu hư hỏng, v.v… đều phải sử dụng theo sự quyết định của Cơ quan Quản lý.
Điều 6. Rượu sản xuất ra, chậm nhất trong 24 tiếng đồng hồ phải nộp thuế hàng hóa rồi mới được đem bán hoặc vào kho.
Nếu chậm nộp quá một ngày trở lên thì mỗi ngày chậm sẽ phải nộp thêm 1% số thuế phải nộp.
Điều 7. Muốn nghỉ sản xuất phải có lý do chính đáng và phải được Cơ quan Quản lý đồng ý.
Trường hợp nghỉ lâu, Cơ quan Quản lý, nếu xét cần, có thể niêm phong các dụng cụ nguyên liệu cho đến ngày hoạt động lại.
Nếu muốn nghỉ hẳn thì phải báo cáo trước một tháng; Cơ quan Quản lý sẽ thu hồi các giấy tờ đã cấp.
Điều 8. Độ rượu: Rượu trắng không được quá 100, nếu muốn sản xuất rượu cao độ hơn thì phải xin phép trước.
Rượu cồn phải từ 900 trở lên: nếu không đủ 900 thì sẽ coi như rượu trắng cao độ.
Điều 9. Các loại rượu mùi, rượu thuốc, rượu tây… còn biến chế phải được cơ quan có trách nhiệm chứng nhận phẩm chất.
Cách sản xuất và pha chế các loại rượu này phải được chính thức duyệt y trước.
Còn biên chất phải pha chế trước mắt cán bộ quản lý và cán bộ thuế, theo công thức: 1 gờ-ram mê-ti-len bột pha với 256 lít cồn phổ thông.
Điều 10. Do độ rượu phải theo sự hướng dẫn của Cơ quan Quản lý và Thuế vụ và dùng những dụng cụ đã được Cơ quan Quản lý chấp nhận.
Điều 11. Các kho và buồng nói ở điều 3 khoản a phải riêng biệt, có ngăn nắp, có khóa chắc chắn; những kho quan trọng phải có 2 ổ khóa và mỗi ổ khóa chỉ được có một chìa, một chìa do Cơ quan Quản lý hoặc Thuế giữ, một do xưởng giữ, kho không được lẫn với chỗ ở.
Điều 12. Chum, vại, chai, thúng và các dụng cụ khác dùng để chứa rượu hoặc dùng để đong lượng phải có đánh số thứ tự, có ghi sức chứa đựng và trọng lượng; dù đang dùng đến hay không cũng phải sắp xếp ngăn nắp, thứ tự trong kho. Các dụng cụ chưa dùng đến thì phải để riêng vào kho dụng cụ.
Điều 13. Các chum, vại chứa nguyên liệu đang ủ phải có dán giấy kê rõ số lượng và loại nguyên liệu, độ ngọt, khối lượng nước bỗng và men hay vi trùng men, ngày ngâm ủ, ngày sẽ đem nấu, v.v… Nếu xét cần Cơ quan Quản lý sẽ niêm phong.
Điều 14. Những hàng trong kho đều phải vào sổ, ngoài ra mỗi kho phải có một bảng kê các loại hàng, chất lượng (độ rượu, độ ngọt, v.v…) số lượng, ngày xuất nhập… Bảng này phải treo ngay ở trong kho. Hàng nào để kho ấy, tuyệt đối không được để lẫn lộn và không được để ngoài kho.
Điều 15. Các nhà sản xuất phải giữ những sổ sách sau đây:
a. Các nhà sản xuất nhỏ:
- 1 sổ sản xuất (ghi rõ nguyên liệu và số rượu sản xuất được)
- 1 sổ bán rượu
- 1 quyển hóa đơn.
b. Các xưởng:
- 1 sổ kho nguyên liệu
- 1 sổ biến chế
- 1 sổ kho rượu
- 1 sổ dụng cụ
- 1 quyển hóa đơn
- 1 sổ nhật ký thu chi.
Mẫu sổ sách do Cơ quan Quản lý quy định.
c. Các nhà máy lớn: sẽ có quy định riêng.
Điều 16. Đơn xin phép bán buôn và bán lẻ rượu phải làm theo mẫu của Cơ quan Quản lý; người làm đơn phải cam đoan thi hành nghiêm chỉnh những điều quy định và phục tùng sự lãnh đạo của Cơ quan Quản lý, ngoài ra phải có người bảo đảm và được tổ công thương hoặc nông hội chứng nhận.
Điều 17. Cửa hàng bán buôn hay bán lẻ được phép kinh doanh sẽ được Cơ quan Quản lý cấp giấy phép và nhường cho một quyển “sổ mua rượu”. Giá nhường sổ mua rượu do Sở Rượu trung ương ấn định và phải đảm bảo tiền giấy và công in sổ.
Điều 18. Những người ở vào một trong những trường hợp dưới đây không được phép buôn bán rượu hoặc bị thu hồi giấy phép nếu đã được cấp:
1. Bị pháp luật quản chế hoặc mất quyền công dân
2. Không có cửa hàng hoặc chỗ kinh doanh nhất định
3. Sau khi được phép kinh doanh trong một tháng rồi mà không mở cửa hàng.
4. Tự ý đóng cửa hàng.
Điều 19. Sổ mua rượu có hai loại:
1. Sổ mua rượu của cửa hàng bán buôn
2. Sổ mua rượu của cửa hàng bán lẻ.
Sổ mua rượu chỉ có giá trị trong 6 tháng kể từ ngày cấp sổ. Nếu dùng hết trước thời hạn thì được thay sổ mới.
Sổ mua rượu không được cho mượn hay sang tên cho người khác, chỉ được dùng riêng cho một cửa hàng. Mất sổ phải báo cáo ngay cho Cơ quan Quản lý biết và xin cấp sổ khác.
Điều 20. Các cửa hàng (bán buôn hay bán lẻ) được phân phối rượu bán theo kế hoạch phân phối của Cơ quan Quản lý. Cơ quan Quản lý sẽ chỉ định nơi nhận rượu cho mỗi cửa hàng. Các cửa hàng không được nhận rượu ngoài nơi chỉ định. Cửa hàng bán buôn không được tự động giao rượu ngoài kế hoạch của Cơ quan Quản lý.
Điều 21. Mỗi cửa hàng chỉ được phép bán rượu trong khu vực đã chỉ định không được vận chuyển đi nơi khác bán.
Cửa hàng bán buôn, mỗi lần bán không được dưới 15 lít.
Cửa hàng bán lẻ chỉ được bán mỗi lần từ 5 lít trở xuống.
Bất kỳ cửa hàng bán buôn hay bán lẻ đều không được đem rượu đi bán rong.
Cửa hàng bán rượu trắng có thể nhận bán các thức rượu khác (rượu tây, rượu mùi, v.v…) do Cơ quan Quản lý phân phối.
Điều 22. Cửa hàng bán rượu phải sắm đủ các dụng cụ cần thiết cho việc mua bán
Chum, vại đựng rượu phải có nắp đậy cẩn thận.
Dụng cụ đong rượu phải làm bằng tôn và được Cơ quan Quản lý chứng thực; không được dùng các dụng cụ khác trong việc đong rượu.
Các đồ dùng nói trên phải có đánh số thứ tự bằng sơn, có ghi rõ sức chứa đựng, trọng lượng và tên cửa hàng.
Trước mỗi cửa hàng bán rượu phải treo biển (làm theo mẫu thống nhất) của Sở rượu.
Cửa hàng bán rượu khi nhận rượu đựng trong chai, thùng, v.v… của Sở Rượu thì phải trả tiền cước chai, thùng… và có trách nhiệm giữ gìn, sau khi bán hết rượu phải trả lại.
Điều 23. Các cửa hàng bán rượu phải có sổ nhật ký, sổ kho kể từ loại và các sổ khác nếu cần thiết. Sổ sách phải làm theo mẫu của Sở Rượu.
Điều 24. Các cửa hàng phải đặt chương trình, kế hoạch bán rượu từng tháng, từng vụ và báo cáo cho Cơ quan Quản lý xét duyệt.
Điều 25. Các cửa hàng bán rượu có trách nhiệm giữ nguyên phẩm chất, mẫu mực rượu của Cơ quan Quản lý không được pha trộn hoặc hạ thấp chất lượng.
Điều 26. Các cửa hàng bán rượu không được bán rượu lậu; các cửa hàng có nghĩa vụ phát giác các vụ ẩn lậu (nấu, vận chuyển, tiêu thụ rượu lậu…), các vụ phá rối, chống lại luật lệ quản lý rượu.
Điều 27. Giá bán buôn cũng như giá bán lẻ do Cơ quan Quản lý quy định và công bố. Các cửa hàng bán rượu không được tự tiện thay đổi giá rượu.
Điều 28. Cửa hàng bán buôn rượu được hưởng lãi từ 4% đến 8% giá bán buôn. Cửa hàng bán rượu lẻ được từ 10% đến 15% giá bán lẻ.
Sở Rượu sẽ căn cứ vào tình hình địa phương mà quy định mức lãi cụ thể cho mỗi nơi.
Điều 29. Rượu để trong kho hay đem phân phối, nếu bị hao hụt thì được tính những mức tính hao hụt (tại kho và trong khi phân phối) không được quá 1% trong một tháng. Nếu thực tế không hao hụt thì không được tính. Rượu đóng chai không được tính hao hụt.
Điều 30. Cơ quan Quản lý sẽ tổ chức những người bán rượu lẻ thành nhiều tổ chức, các tổ bầu ra tổ trưởng. Tổ trưởng phụ trách việc giao dịch giữa các tổ viên và Cơ quan Quản lý và phản ánh tình hình của tổ cho Cơ quan Quản lý sở tại.
Điều 31. Muốn thôi buôn bán hoặc muốn chuyển nhượng cửa hàng bán rượu thì phải báo cáo cho Cơ quan Quản lý biết một tháng. Cơ quan này sẽ xét, thu hồi hoặc đổi giấy phép kinh doanh và thu hồi “sổ mua rượu”. Sổ rượu còn lại phải khai với Cơ quan Quản lý để có quyết định giải quyết.
Điều 32. Muốn xuất hay nhập khẩu rượu phải được phép của Sở Rượu trước rồi mới làm thủ tục ở các cơ quan khác (Hải quan…).
Đơn xin xuất hay nhập rượu phải khai rõ tên các loại rượu xin xuất hay nhập, số lượng, trị giá tính theo tiền ta, nơi chế tạo, độ rượu, chai hay thùng cỡ bao nhiêu, xuất hay nhập tại cửa khẩu nào, xuất đi nước nào hay nhập từ nước nào đến, bao giờ xuất hay nhập.
Điều 33. Trước khi rượu xuất khẩu phải đến trình cho Cơ quan Quản lý rượu để xin giấy phép và làm các thủ tục cần thiết khác (dán tem, lấy giấy chuyển vận).
Điều 34. Rượu ở nước ngoài vào đến cửa khẩu, phải khai báo cho Cơ quan Quản lý rượu. Nếu xét cần, cơ quan này sẽ thu mua theo giá cả hợp lý.
Nếu Cơ quan Quản lý không thu mua thì cho nộp các thứ thuế, dán tem rồi cho đem bán tại những nơi do cơ quan chỉ định.
Điều 35. Hết thảy các loại rượu mang ra đường từ một lít trở lên phải có hóa đơn, năm lít trở lên phải có giấy vận chuyển. Loại rượu nào không cần giấy vận chuyển sẽ có quyết định riêng của Sở Rượu.
Ở khu vực đã có Cơ quan Quản lý rượu, giấy chuyển vận do Cơ quan Quản lý cấp, hóa đơn do các cửa hàng bán rượu cấp. Các cửa hàng đi nhận rượu đem về bán phải mang theo sổ mua rượu và hóa đơn, không cần giấy vận chuyển.
Ở khu vực không đặt Cơ quan Quản lý rượu thủ tục vận chuyển theo sự quy định của Sở thuế.
Điều 36. Rượu ở khu vực không có Cơ quan Quản lý rượu không được mang sang khu vực đã có Cơ quan Quản lý, trừ khi có giấy phép của Chi Sở rượu nơi định mang đến. Giấy phép này sẽ do Chi Sở thuế vụ nơi đi cấp, theo sự uỷ quyền của Chi Sở rượu nơi đến. Khi mang rượu (kèm theo giấy phép) tới khu vực kiểm soát thuộc quyền của Cơ quan Quản lý rượu nơi đến thì phải đổi lấy giấy vận chuyển của Cơ quan Quản lý rượu.
Rượu ở khu vực đã có Cơ quan Quản lý được khuyến khích mang sang những khu vực chưa đặt Cơ quan Quản lý, Cơ quan Quản lý nơi đi sẽ cấp giấy vận chuyển có giá trị ở cả các khu vực không đặt Cơ quan Quản lý. Khi đem rượu vào các khu vực đó không phải thay giấy vận chuyển, chỉ cần trình giấy vận chuyển với Cơ quan Thuế vụ thôi.
Nếu muốn vận chuyển rượu từ một tỉnh hay thành phố đã có Cơ quan Quản lý sang một tỉnh hay thành phố khác cũng đã có Cơ quan Quản lý thì phải được Sở Rượu trung ương cho phép.
Điều 37. Giấy vận chuyển rượu phải ghi rõ:
- Tên xưởng sản xuất rượu hoặc tên cửa hàng bán rượu
- Tên người mua ghi rõ người mua là cửa hàng hay cơ quan)
- Rượu mang đi đâu
- Vận tải bằng xe, thuyền, tàu… hay do người gánh đi bộ (ghi rõ tên tàu thủy, xe lửa, số xe ô-tô hoặc số thuyền)
- Số lượng (biên đủ chữ) các loại rượu, tính ra bao nhiêu lít rượu nguyên chất
- Số chai, chum, thùng,…
- Ngày, tháng khởi hành đi qua những nơi nào
- Thời hạn chuyên chở
- Chữ ký của người bán
Nếu gặp trở ngại dọc đường không đến kịp ngày giờ, phải báo cho Cơ quan Quản lý rượu địa phương hoặc Cơ quan Thuế vụ địa phương để xin chứng thực.
Điều 38. Đo đựng rượu (chai, chum, thùng,…) phải niêm phong và dán tem. Tem sẽ dán vào miệng chai, miệng chum, miệng thùng…
Điều 39. Công việc điều tra, xét hạch, thống kê báo giá để tính thuế do Cơ quan Quản lý rượu cấp tỉnh khu, thành phố phụ trách. Giá tính thuế do Sở Rượu trung ương quyết định. Các Cơ quan Quản lý rượu ở địa phương phải tuần kỳ báo cáo giá tính thuế và giá nguyên liệu lên cấp trên, đồng thời thông tri cho các tỉnh có liên quan.
Điều 40. Sau đây là những thí dụ về cách định giá và tính thuế rượu:
a. Đối với rượu tư nhân sản xuất
Giá của xưởng hay giá bán của nhà sản xuất nhỏ (tức là giá thành sản xuất cộng với lãi kinh doanh + thuế = giá tính thuế.
Giá tính thuế x thuế suất = Số tiền thực phải nộp.
Thí dụ:
1 lít rượu 40o giá của xưởng (giá thành + lãi kinh doanh) chưa có thuế là: 700đ
Thuế suất hàng hóa: 50đ
Giá của xưởng cả thuế (hay là giá tính thuế hàng hóa)
Hay là: đ
Số thuế phải nộp 1.400đ x 50% = 700đ
b. Đối với rượu nhập khẩu
Giá cập bến (cửa Hải quan) - thuế nhập khẩu + phí tổn nhập khẩu và tiền lãi hợp lý + thuế hàng hóa và thuế doanh nghiệp = giá ở thị trường cửa khẩu có cả thuế:
Giá ở thị trường cửa khẩu có cả thuế x thuế suất = số thuế phải nộp.
Thí dụ:
Giá cập bến (cửa Hải quan) một chai rượu tây: 1.000đ
Thuế hải quan 1000đ (đánh vào giá cập bến): 1.000đ
Phí tổn nhập khẩu và lãi hợp lý: 25%
Thuế hàng hóa và thuế doanh nghiệp:
hay là hay là đ
Giá có thuế một lít rượu tùy ở thị trường cửa khẩu 5.319đ.
c. Đối với rượu của Sở Rượu (sẽ có hướng dẫn riêng)
Điều 41. Định giá tính thuế phải căn cứ vào giá bán buôn ở thị trường có cả thuế. Khi giá thị trường lên xuống quá 10 (so với giá đang dùng làm căn cứ để tính thuế) thì phải điều chỉnh theo giá bán buôn ở thị trường ngày hôm đó.
Điều 42. Mỗi khi nhận được một bảng giá tính thuế mới. Cơ quan Quản lý phải chính thức công bố và phải thi hành kể từ ngày cấp trên đã quy định, đồng thời báo cáo cho cơ quan cấp trên biết ngày nhận được và ngày thi hành giá mới để tiện việc theo dõi.
Người có nghĩa vụ nộp thuế nếu có ý kiến gì đối với giá tính thuế mới công bố thì trong thời hạn ba ngày, có thể đưa ra những chứng minh sát thực tế để đề nghị xét lại. Trong trường hợp định lại giá, đối với những người đã nộp thuế theo giá cũ cũng không thu thêm hoặc trả lại.
Điều 43. Hết thảy các loại rượu, (trừ những loại có quy định riêng) đều phải nộp thuế rượu.
Nộp thuế xong sẽ được cấp biên lai (mẫu 1-SR); rượu đóng chai hay đóng thùng phải dán tem.
Điều 44. Thuế rượu do Cơ quan Quản lý rượu thu. Nơi nào chưa có Cơ quan Quản lý rượu thì do cơ quan Thuế vụ thu.
Điều 45. Cơ quan Quản lý rượu phải nộp Kho bạc số tiền thuế rượu đã thu đúng kỳ hạn do cấp trên quy định.
Khi nộp tiền, Cơ quan Quản lý rượu phải lập giấy nộp tiền 4 mảnh theo thủ tục của Kho bạc.
Điều 46. Tại những thành phố, thị xã và thị trấn có Phòng thu của Kho bạc, Cơ quan Quản lý rượu sẽ cấp giấy nộp tiền (nói ở Điều 45) cho người nộp thuế mang tiền nộp thẳng vào Kho bạc. Sau khi thu tiền, Kho bạc sẽ giao cho người nộp thuế mảnh “biên lai” của giấy nộp tiền để người này đem đến Cơ quan Quản lý rượu đổi lấy biên lai thuế rượu (mẫu 1-SR) và lĩnh tem kiểm soát.
Điều 47. Tiền thuế rượu thu thừa phải trả lại theo cách thức như sau:
a. Nếu tiền do Kho bạc thu thì làm “giấy thoái thu” (mẫu CT.2 của Kho bạc) giao cho người được trả lại tiền đến Kho bạc lĩnh.
b. Nếu tiền do Cơ quan Quản lý rượu thu thì có ba trường hợp:
1. Nếu thu tiền nhưng chưa vào sổ thì thu hồi biên lai thuế rượu cũ để hủy bỏ và cấp biên lai mới ghi đúng số tiền phải thu, rồi trả lại tiền thu thừa.
2. Nếu đã vào sổ rồi nhưng trong quỹ còn tiền, thì sẽ dùng “giấy trả lại tiền” (mẫu CT.3 của Sở Rượu) và xuất quỹ trả lại cho người nộp thừa.
3. Nếu đã vào sổ rồi mà trong quỹ không còn tiền, thì phải làm “giấy thoái thu” như trường hợp Kho bạc trực tiếp thu (nói ở điểm a).
Thuế rượu thu trong các năm trước, nếu phải trả lại cũng làm theo các thủ tục nói trên, nhưng các giấy trả lại tiền (CT.2 hoặc CT.3) phải được Chi sở Rượu duyệt và Ty Tài chính thông qua.
Điều 48. Cơ quan Quản lý rượu phải đặt nhân viên kiểm soát hoặc trạm kiểm soát ở các địa điểm cần thiết để làm nhiệm vụ kiểm soát bắt lậu; phải phối hợp với Cơ quan Thuế vụ để bố trí.
Ở những nơi chưa đặt Cơ quan Quản lý rượu thì việc kiểm soát bắt lậu do Thuế vụ phụ trách.
Điều 49. Nhân viên quản lý rượu đi kiểm soát phải mang theo giấy ủy nhiệm kiểm soát. Giấy ủy nhiệm kiểm soát do Sở Rượu trung ương cấp.
Điều 50. Khi vào các nơi sản xuất, các hiệu buôn để kiểm soát thì nhân viên kiểm soát phải cho xem giấy ủy nhiệm rồi mới thi hành nhiệm vụ. Khi cần thiết có thể yêu cầu chính quyền hay công an địa phương giúp đỡ hoặc đến chứng kiến.
Điều 51. Khi có nhân viên quản lý rượu đến kiểm soát thì xưởng sản xuất và cửa hàng bán rượu phải xuất trình sổ sách, giấy tờ và các tài liệu khác có liên quan; nếu cần thiết nhân viên kiểm soát có thể yêu cầu nhà kinh doanh làm tờ khai.
Điều 52. Các trạm kiểm soát sau khi kiểm soát xong phải đóng dấu “đã kiểm soát” ở đằng sau biên lai chuyển vận hoặc giấy chuyên vận. Nếu là trường hợp cần thay giấy chuyển vận thì cấp giấy chuyển vận mới.
Điều 53. Nhân viên kiểm soát bắt được những vụ phạm thể lệ quản lý sẽ giải quyết như sau:
a. Nếu sổ sách giấy tờ không khớp với hàng (hàng sản xuất, mua bán, chuyển vận, dự trữ), hay có điều gì khác trái thể lệ thì làm biên bản tạm giữ và gửi những tài liệu có liên quan lên Cơ quan Quản lý rượu để xét xử.
b. Đối với hàng lậu thuế nếu xét cần tạm giữ lại thì làm giấy tạm giữ hàng; trường hợp phạm pháp nghiêm trọng (phạm luật lệ quản lý rượu một cách nghiêm trọng hoặc phạm vào các luật pháp khác) thì có thể giao người phạm pháp cho chính quyền hay công an địa phương giữ lại và lập tức báo ngay cho Cơ quan Quản lý rượu để xét xử.
- Đối với hàng lậu thuế nếu cần niêm phong, thì cùng với người có hàng soát lại và niêm phong, giao cho người có hàng cam đoan giữ cẩn thận, rồi báo ngay cho Cơ quan Quản lý rượu để xét xử.
Điều 54. Nhân viên kiểm soát phải tuyệt đối giữ bí mật công tác.
Điều 55. Đối với những vụ vi phạm vào thể lệ quản lý rượu, Cơ quan Quản lý rượu sẽ tuỳ trường hợp nặng nhẹ mà xét xử cho thích đáng trên tinh thần kết hợp giáo dục và xử phạt.
Điều 56. Phạm vào các điều khoản của bản thể lệ chi tiết này sẽ phải phạt theo điều 9 khoản 1, của bản điều lệ thống nhất quản lý kinh doanh rượu.
Điều 57. Có một trong những hình vi phạm pháp dưới đây thì ngoài việc bị tịch thu một phần hay toàn bộ hàng trái phép, bị tịch thu một phần hay toàn bộ công cụ sản xuất chính, các dụng cụ và các phương tiện vận tải, còn bị phạt tiền bằng 1 đến 5 lần trị giá hàng trái phép (tính theo giá bán buôn có cả thuế); số hàng không tịch thu còn lại thì phải nộp thuế:
a. Sản xuất, bán, vận chuyển, xuất nhập khẩu lén lút các loại rượu và cồn.
b. Sửa chữa, tẩy xóa giấy chứng nhận hoặc dùng nhiều lần.
c. Ẩn lậu trong việc khai báo hàng hoặc không dán tem theo đúng thể lệ đã quy định để trốn thuế.
d. Không bán theo giá chính thức do Sở Rượu quy định: tự ý pha chế làm hỏng phẩm chất rượu; làm trái mẫu mực do Cơ quan Quản lý rượu quy định.
e. Những hành vi lậu thuế khác không ghi trong điều này.
Điều 58. Có một trong những hành vi phạm pháp dưới đây thì ngoài việc xử phạt theo điều 56 và 57 trên, còn bị truy tố trước Tòa án:
a. Chống việc nộp thuế.
b. Công nhiên cự tuyệt không để kiểm tra, chống lại của bộ kiểm tra.
c. Giả mạo tem chứng từ, con dấu.
d. Sản xuất, vận chuyển, bán rượu lậu có hại cho vệ sinh.
e. Có lệnh đình chỉ mà vẫn tiếp tục kinh doanh.
f. Buôn lậu có tổ chức hoặc phạm pháp nghiêm trọng nhiều lần.
g. Không thi hành quyết định xét xử của Cơ quan Quản lý rượu.
Điều 59. Những vụ phạm pháp không bắt được quả tang nhưng sau điều tra ra đủ bằng chứng thì cũng sẽ bị phạt chiếu theo thể lệ.
Điều 60. Cơ quan, đoàn thể hay tư nhân đều có trách nhiệm phát giác những việc làm trái với thể lệ thống nhất quản lý kinh doanh rượu và giúp đỡ Cơ quan Quản lý rượu bắt lậu.
Điều 61. Việc xét xử các vụ phạm pháp do Chi sở Rượu tỉnh, thành phố phụ trách (nơi nào Phân sở kiêm nhiệm thì do Phân sở phụ trách).
Điều 62. Chi Sở rượu các tỉnh, thành phố có thể ủy quyền cho các Trưởng phòng huyện hay khu phố xét xử những vụ phạm pháp nhỏ, số tiền phạt không quá 30 nghìn đồng (30.000đ).
Điều 63. Việc xét xử các vụ phạm pháp, phải làm xong trong năm ngày. Xét xử xong Cơ quan Quản lý phải gửi giấy báo cho đương sự biết kết quả. Đối với những vụ phức tạp có thể thêm thời gian xét xử.
Điều 64. Nếu đương sự không đồng ý với việc xét xử thì trong vòng bảy ngày sau khi nhận được quyết định xét xử có thể yêu cầu cơ quan đã xét xử hoặc Cơ quan Quản lý rượu cấp trên xét lại, phải gửi kèm theo bản sao quyết định xét xử cũ, đồng thời gửi cho cơ quan đã xét xử một bản sao đơn xin xét lại. Khi nhận được bản sao đơn xin xét lại, cơ quan đã xét xử trước phải báo cáo quá trình vụ phạm pháp, nói rõ lý do xử phạt và gửi các tài liệu có liên quan lên cấp trên để kiểm tra lại.
Điều 65. Cơ quan có thẩm quyền xử lại sẽ quyết định căn cứ vào đơn xin xét lại và các tài liệu có liên quan do cấp dưới gửi lên. Sau khi quyết định, phải gửi thông tri quyết định cho đương sự và chuyển bản sao cho cơ quan đã xét xử trước để thi hành. Nếu đương sự vẫn không đồng ý thì có thể khiếu nại lên cấp cao hơn, nhưng trong khi chờ đợi giải quyết, vẫn phải thi hành quyết định của cơ quan đã xử lại.
Trong mọi trường hợp Sở Rượu trung ương là cơ quan quyết định cuối cùng.
Điều 66. Quyền giải thích thể lệ chi tiết này thuộc Bộ Tài chính.
Điều 67. Thể lệ chi tiết này thi hành kể từ ngày công bố.
|
K.T.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.