PHỦ
THỦ TƯỚNG |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 01-UB/TL |
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 1957 |
VỀ KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỦA XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH
a) Nếu toàn bộ tài sản của các xí nghiệp quốc doanh thật đã dùng và rõ ràng, thì chỉ tiến hành soát lại. Trường hợp thấy tài sản của các xí nghiệp quốc doanh đó vẫn không đúng, thì phải kiểm kê và chỉnh lý lại.
b) Nếu giá tài sản trên sổ cũ và tiêu chuẩn đánh giá tài sản của các xí nghiệp quốc doanh trước đây đã phù hợp với nguyên tắc quy định trong bản thể lệ này, thì chỉ tiến hành soát lại. Trường hợp thấy phần lớn hay một phần giá tài sản trên sổ cũ và tiêu chuẩn đánh giá tài sản của xí nghiệp không phù hợp với nguyên tắc quy định trong bản thể lệ này, thì phải đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần tài sản đó.
Những công trình kiến thiết cơ bản và máy móc vật liệu của công trình đó, thuộc niên độ 1957 (kể cả những công trình chưa làm xong của niên độ trước được chuẩn y ghi làm công trình kiến thiết cơ bản của niên độ 1957) thì phải phân biệt rõ ràng với tài sản cố định và tài sản lưu động hiện có của xí nghiệp, và không phải kiểm kê đánh giá. Những công trình đã làm xong thuộc năm trước, dù có lập xong quyết toán hay chưa, đều phải đánh giá lại và ghi vào tài sản thực có. Những công trình thuộc năm 1957 đã làm xong và đã chuyển vào sản xuất trước khi kiểm kê, đều phải ghi vào tài sản thực có.
a) Trường hợp thuộc về tài sản cố định:
Nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị động lực, thiết bị truyền dẫn dùng cho sản xuất, máy móc thiết bị, công cụ sản xuất và những khí cụ, công cụ vận chuyển, đồ dùng trong nhà, tài sản cố định dự trữ cho sản xuất, và tiền đầu tư về đất dùng vào sản xuất, tài sản cố định dùng cho nông nghiệp và nghề phụ, tài sản cố định đúng vào việc tiêu thụ và cung cấp, nhà ở và vật kiến trúc phụ thuộc, tài sản cố định dùng cho công tác văn hóa, dùng cho công tác y tế bảo vệ sức khỏe (xem văn kiện phụ).
b) Trường hợp thuộc về tài sản lưu động:
Nguyên liệu và vật liệu chủ yếu, bán thành phẩm mua vào, vật liệu phụ, nhiên liệu, nhiên liệu, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm, đồ dự trữ dùng vào việc sửa chữa linh tinh, đồ bao bì, vật rẻ tiền mau hỏng, khoản trả trước, khoản nợ phải thu, tiền mặt tồn quỹ, v.v...
c) Trường hợp sau đây phải liệt vào tài sản lưu động:
- Vật dụng mà thời gian sử dụng dưới một năm và những thứ dễ vỡ (như đồ dùng bằng thủy tinh) thì mặc dù giá trị là bao nhiêu, đều liệt vào tài sản lưu động.
- Vật dụng mà thời gian sử dụng trên một năm nhưng giá trị đơn vị dưới 15 vạn đồng Ngân hàng thì liệt vào tài sản lưu động. Tùy theo thời hạn sử dụng, những vật dụng này sẽ phân bổ vào giá thành làm nhiều lần, và lấy tiền đã phân bổ được để mua thứ mới.
(Các Bộ chủ quản xí nghiệp có thể căn cứ vào tình hình cụ thể của xí nghiệp để đặt các tiêu chuẩn phân biệt tài sản cố định và vật rẻ tiền mau hỏng cho Bộ mình, và gửi kèm tài liệu có ghi các loại, đơn vị và giá vật rẻ tiền mau hỏng, cho Ủy ban Kiểm kê toàn quốc xét).
a) Nếu là tài sản cố định kiến trúc thì lấy phí tổn kiến trúc trong điều kiện hiện nay làm giá thành tính lại, giá đó gồm phí tổn thiết kế, phí tổn công tác chuẩn bị kiến trúc (như phí tổn xây dựng nhà ở của công nhân xây lắp, đường goòng tạm thời v.v... đã trừ tiền bán những thứ đó sau khi làm xong công trình), giá toàn bộ công trình kiến trúc, thiết bị đi mua và khoản chi về sửa sang những thiếu sót cá biệt khi công trình đã làm xong.
b) Nếu là tài sản cố định lắp đặt thì lấy phí tổn đi mua, phí tổn lắp đặt máy trong điều kiện 06 tháng đầu niên độ 1957, làm giá thành tính lại, gồm giá mua, thuế, hoa hồng, phí tổn kiểm nghiệm, phí tổn vận chuyển và phí tổn lắp đặt máy.
c) Các khoản chi về sửa chữa lớn tài sản cố định sẽ lấy ở khoản khấu hao sửa chữa lớn để bù, không được tính vào giá trên sổ làm tăng tài sản cố định.
d) Tài sản cố định dùng hỏng hoặc bị hư hỏng không dùng được nữa thì ước tính theo giá có thể bán được.
a) Nhận định số năm thực tế còn có thể sử dụng được, và căn cứ theo trình độ thực tế chưa hao mòn của tài sản, tức tỷ lệ thực tế chưa khấu hao (tỷ lệ phần trăm) để xác định toàn bộ số năm có thể sử dụng được; toàn bộ số năm có thể sử dụng được, trừ số năm còn có thể sử dụng được, tức là số năm đã sử dụng.
b) Để nhận định số năm sử dụng máy móc, đối với máy móc về luyện kim, hầm mỏ, phát điện và các máy dệt, làm giấy v.v... có tính chất liên tục, thì lấy 24 giờ làm việc trong 1 ngày đêm để làm tiêu chuẩn. Đối với máy móc các ngành xí nghiệp khác thì sẽ lấy một số giờ làm việc trong 1 ngày đêm để làm tiêu chuẩn và do Bộ chủ quản xí nghiệp quy định thống nhất gửi cho Ủy ban Kiểm kê toàn quốc xét định.
Điều 8. – Về việc đánh giá đất thì theo như quy định sau đây:
a) Trừ những xí nghiệp kinh doanh đặc biệt có quy định riêng ra, những đất như hầm mỏ, rừng rú, hồ ao, ruộng muối, ruộng nông nghiệp, bãi chăn nuôi, đường sắt, đường bộ của xí nghiệp quốc doanh, nếu đầu tư mua sau khi tiếp nhận hoặc đã làm thủ tục tài vụ để đầu tư thì giá đất là số đầu tư thực tế, hoặc số tiền ghi ở trên sổ cũ. Còn những thứ đất khác thì tạm thời không danh giá, nhưng những công trình trên mặt đất này thì phải đánh giá để liệt vào tài sản "vật kiến trúc".
b) Nền nhà và đất phụ thuộc nền nhà, nếu đầu tư mua sau khi Chính phủ tiếp tục quản hoặc đã có đánh giá ghi vào sổ rồi, thì lấy con số ghi trên sổ cũ làm giá đất, nếu chưa đánh giá thì đều phải đánh giá: tiêu chuẩn đánh giá sẽ lấy giá đất dự định của cơ quan Địa chính địa phương làm tiêu chuẩn (nếu không có cơ quan Địa chính thì do Ủy ban Hành chính tỉnh định).
c) Đất không trích khấu hao, nhưng đơn vị xí nghiệp phải ghi riêng vào hồ sơ theo dõi toàn bộ số đất và tình hình sử dụng, đồng thời phải ghi vào sổ gửi lên trên.
Nguyên tắc đánh giá như sau:
a) Nguyên liệu, vật liệu, vật liệu phụ, nhiêu liệu v.v... đánh giá theo giá thành tính lại.
b) Sản phẩm tự chế (tức là thành phẩm và bán thành phẩm tự chế) đánh giá theo giá thành thực tế. Hàng hóa và bán thành phẩm mua vào đánh giá theo giá thành tính lại.
c) Sản phẩm đang chế tạo đánh giá theo giá thành thực tế hoặc theo tỷ lệ sản phẩm đang chế tạo so với giá thành sản phẩm.
d) Khoản nợ phải thu, khoản trả trước, v.v... sẽ tính theo số kết dư ghi trong sổ.
e) Hàng hỏng, vật liệu hỏng đánh giá theo giá ước tính có thể bán ra được.
a) Hoặc theo giá chỉ đạo của Nhà nước, giá hợp đồng Mậu dịch hoặc những tài liệu về giá thị trường trong và ngoài nước.
b) Hoặc theo giá bán hoặc giá xây dựng của xí nghiệp quốc doanh.
c) Hoặc theo giá thị trường ở địa phương hoặc ở vùng lân cận.
d) Hoặc theo tỷ giá của những tài sản cùng loại theo quy cách hoặc nhãn hiệu khác nhau.
e) Hoặc nếu có giá trị tài sản trên sổ cũ thì theo giá đó nhân với chỉ số giá cả để ghi.
|
T.L.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.