BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 573-NN/PTLN-CV |
Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 1996 |
Căn cứ ý kiến của Thủ tướng
Chính phủ tại văn bản 525/KTTH ngày 30/1/1996 về nhập khẩu gỗ từ Campuchia;
Sau khi đã tham khảo ý kiến các ngành và UBND tỉnh;
Theo đề nghị của Tổng công ty Lâm sản Việt Nam;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tạm thời về kiểm tra gỗ nhập
khẩu; vận chuyển gỗ có nguồn gốc từ Campuchia như sau:
Các doanh nghiệp có hoạt động nhập gỗ, vận chuyển gỗ có nguồn gốc từ Campuchia phải có các giấy tờ sau :
1.1. Giấy phép hoặc văn bản cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại.
1.2. Gỗ tròn có dấu búa của Lâm nghiệpCampuchia.
1.3. Lý lịch gỗ do Campuchia lập.
1.4. Xác nhận hoàn thành thủ tục của Hải quan cửa khẩu Campuchia.
1.5. Tờ khai nhập khẩu của cơ quan Hải quan Việt Nam.
1.6. Hợp đồng mua bán gỗ.
2. Kiểm tra gỗ nhập khẩu khi qua biên giới
a) Đối với gỗ tròn : Kiểm tra thực tế về số lượng lóng, loại gỗ, dấu búa tròn Lâm nghiệp Campuchia ở đầu mỗi lóng gỗ. Được phép kiểm tra khối lượng bằng phương pháp đo mẫu ngẫu nhiên. Khối lượng đo mẫu không dưới 20% tổng số lô gỗ. Đo kích thước từng lóng, chiều dài tính đến dm, đường kính đường giữa lóng tính đến cm. Nếu lóng có mặt cắt ngang hình elíp hoặc lóng không đều thì đo đường kính hai đầu lấy bình quân. Được phép trừ vỏ và phần không sử dụng được (vỏ, u, bướu, mục, nứt...). Khối lượng gỗ được phép sai số 10% giữa số kiểm tra và số ghi trong lý lịch. Nếu khối lượng kiểm tra vượt quá 10% so với hồ sơ, hoặc thừa số lóng, hoặc lóng gỗ không có dấu búa Lâm nghiệp Campuchia theo quy định, thì phần sai số và số lóng thừa, số lóng không có dấu búa sẽ xử lý hành chính và do Uỷ ban nhân dân tỉnh có cửa khẩu quyết định.
b) Đối với gỗ xẻ : Nếu gỗ xẻ đóng trong Container hoặc đóng thành kiện, thì kiểm tra số kiện hoặc container. Nếu gỗ xẻ hộp để rời thì đo và đếm số hộp, loại gỗ, kích thước cũng theo phương pháp đo mẫu ngẫu nhiên. Khối lượng gỗ được phép sai số 10% giữa số kiểm tra và số ghi trong lý lịch. Nếu khối lượng thực tế vượt quá 10% so với hồ sơ, thì phần sai số sẽ xử lý hành chính và do Uỷ ban nhân dân tỉnh có cửa khẩu quyết định.
c) Kết quả kiểm tra :
Sau khi kiểm tra, các nhón công tác ở cửa khẩu có biên bản xác nhận số gỗ thực tế nhập về số lượng lóng (hoặc hộp), loại gỗ, khối lượng, sai số giữa thực tế kiểm tra và hồ sơ, kết luận xử lý nếu có, kèm theo với thủ tục Hải quan Việt Nam. Khối lượng gỗ thực tế đã kiểm tra là căn cứ để tính thuế nhập khẩu, lệ phí giao thông và lưu thông tiêu thụ.
1. Gỗ và phương tiện thuộc các doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia được cấp phép xuất nhập khẩu gỗ, dịch vụ vận chuyển gỗ, phải chấp hành đầy đủ nguyên tắc, thể lệ, thủ tục xuất - nhập, hiệp định biên giới, quy chế biên giới và các văn bản khác có liên quan.
Riêng về lĩnh vực nhập khẩu gỗ, vận chuyển gỗ, còn phải chấp hành các quyết định sau:
- Các cửa khẩu nhập gỗ : Thực hiện theo văn bản số 1997/KTTH ngày 27/4/1996 của Văn phòng Chính phủ.
- Gỗ và phương tiện phải đi đúng tuyến đường và cửa khẩu quy định trong giấy phép. Phải xuất trình giấy tờ hợp lệ và chịu sự kiểm soát của lực lượng biên phòng, Hải quan làm nhiệm vụ tại cửa khẩu.
- Nếu các doanh nghiệp Campuchia có nhu cầu thuê người, phương tiện của các doanh nghiệp Việt Nam vận chuyển gỗ, phải có hợp đồng, thoả thuận. Phải có xác nhận của cấp có thẩm quyền phía Campuchia bảo đảm an toàn lao động và phương tiện cho phía Việt Nam. Đồng thời phải tổ chức thành đoàn, cung cấp danh sách và các số liệu cần thiết trước khi qua lại cho đồn biên phòng và Hải quan cửa khẩu để có cơ sở đối chứng khi kiểm soát.
2. Các quy định cụ thể do các ngành hữu quan hướng dẫn thực hiện.
3. Chấp hành quy chế biên giới :
- Nghiêm cấm chở người qua lại biên giới không có giấy tờ hợp lệ theo quy định.
- Nghiêm cấm chuyên chở các loại hàng hoá bất hợp pháp ngoài gỗ và lâm sản theo giấy phép.
- Nghiêm cấm tiến hành các hoạt động gây mất trật tự trị an ở khu vực biên giới.
- Không được tập kết gỗ đã nhập khẩu tại khuvực biên giới, cửa khẩu theo quy định của biên phòng.
4. Về giao thông vận tải:
Thực hiện theo các quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh và thống nhất với Bộ Giao thông Vận tải trong việc xử lý quá khổ, quá tải và thu lệ phí đường biên giới.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh tổ công tác liên ngành của địa phương tổng hợp và phản ánh kịp thời cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét xử lý.
|
Nguyễn Văn Đẳng (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.