ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 99/KH-UBND |
Kiên Giang, ngày 06 tháng 5 năm 2021 |
Căn cứ Quyết định số 687/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/02/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản giai đoạn 2020-2030; Kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 13/11/2020 của UBND tỉnh Kiên Giang về hành động quản lý rác thải nhựa và rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản giai đoạn 2021-2030, với các nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu chung
Giảm thiểu rác thải nhựa trong sản xuất ngành thủy sản, từng bước quản lý rác thải nhựa đại dương theo tiếp cận từ đầu nguồn tới đại dương; nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng nông, ngư dân, các doanh nghiệp về rác thải nhựa, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021 đến 2025
- Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về việc giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành thủy sản:
+ Từ 70% trở lên cán bộ quản lý thủy sản các cấp; nông, ngư dân tại các huyện, thành phố ven biển, hải đảo, vùng nuôi tập trung được phổ biến tuyên truyền, tập huấn về quản lý và hành động giảm thiểu rác thải nhựa;
+ Từ 80% trở lên cán bộ quản lý Khu Bảo tồn biển được tập huấn, tuyên truyền về quản lý và hành động giảm thiểu rác thải nhựa.
- Giảm thiểu sử dụng loại vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng nhựa dùng một lần:
+ Từ 20% trở lên tàu khai thác thủy sản và cơ sở nuôi trồng thủy sản thay thế một số vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng vật liệu thân thiện môi trường hoặc nhựa sử dụng nhiều lần;
+ Giảm 30% sử dụng phao xốp trong nuôi biển;
+ Từ 30% trở lên cơ sở chế biến thủy sản quy mô nhỏ thay thế 30% túi nhựa dùng một lần bằng vật liệu thân thiện môi trường hoặc nhựa sử dụng nhiều lần;
- Nâng cao tỷ lệ thu gom, phân loại, tái sử dụng, xử lý rác thải nhựa từ các hoạt động sản xuất thủy sản:
+ Từ 50% trở lên tàu khai thác thủy sản thu gom rác thải nhựa (sinh hoạt, sản xuất) mang về bờ, tập trung tại các điểm thu gom, chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;
+ Từ 70% trở lên cơ sở nuôi trồng thủy sản tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thu gom, phân loại rác thải nhựa chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;
+ Từ 50% trở lên cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ thu gom, phân loại rác thải nhựa tại cơ sở trước khi chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;
+ 100% các cơ sở chế biến xuất khẩu và 50% trở lên cơ sở chế biến quy mô nhỏ thu gom, phân loại rác thải nhựa tại nguồn trước khi chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;
+ Từ 70% trở lên các cảng cá tổ chức thu gom, phân loại rác thải nhựa, chuyển các đơn vị có chức năng xử lý.
- Vườn Quốc gia Phú Quốc xây dựng kế hoạch giám sát rác thải biển và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng trong và xung quanh Khu Bảo tồn biển về giảm rác thải nhựa.
b) Giai đoạn 2026-2030
- Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về việc giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành thủy sản:
+ 100% cán bộ quản lý thủy sản các cấp; nông, ngư dân tại các vùng ven biển, vùng nuôi tập trung được phổ biến tuyên truyền, tập huấn về quản lý và hành động giảm thiểu rác thải nhựa;
+ 100% cán bộ quản lý Khu Bảo tồn biển được tập huấn, tuyên truyền về quản lý và hành động giảm thiểu rác thải nhựa.
- Giảm thiểu sử dụng loại vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng nhựa dùng một lần:
+ Phấn đấu từ 40% trở lên tàu khai thác thủy sản và cơ sở nuôi trồng thủy sản thay thế một số vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng vật liệu thân thiện môi trường hoặc nhựa sử dụng nhiều lần;
+ Giảm 50% sử dụng phao xốp trong nuôi biển;
+ Từ 80% trở lên cơ sở chế biến thủy sản quy mô nhỏ thay thế 30% túi nhựa dùng một lần bằng vật liệu thân thiện môi trường hoặc nhựa sử dụng nhiều lần;
- Nâng cao tỷ lệ thu gom, phân loại, tái sử dụng, xử lý rác thải nhựa từ các hoạt động sản xuất thủy sản:
+ 100% tàu khai thác thủy sản thu gom rác thải nhựa (sinh hoạt, sản xuất) mang về bờ, tập trung tại các điểm thu gom, chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;
+ 100% cơ sở nuôi trồng thủy sản tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thu gom, phân loại rác thải nhựa chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;
+ Từ 70% trở lên cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ thu gom, phân loại rác thải nhựa tại cơ sở trước khi chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;
+ 80% trở lên cơ sở chế biến quy mô nhỏ thu gom, phân loại rác thải nhựa tại nguồn trước khi chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;
+ 100% các cảng cá tổ chức thu gom, phân loại rác thải nhựa, chuyển các đơn vị có chức năng xử lý.
a) Nội dung
- Xây dựng Đề án truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức quản lý rác thải nhựa đến cộng đồng dân cư ven biển, đặc biệt với nông, ngư dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất thủy sản;
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành thủy sản từ tỉnh đến cơ sở, các hội, hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội có liên quan về các quy định pháp luật về quản lý chất thải nói chung, rác thải nhựa nói riêng;
- Biên soạn tài liệu cho các lớp tập huấn, tài liệu tuyên truyền đảm bảo dễ hiểu, cụ thể, phù hợp với từng loại đối tượng, từng loại nghề, xây dựng, in ấn tờ rơi, biểu ngữ... phân phát cho người dân, đặt ở nơi tập trung của cộng đồng;
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và lồng ghép nội dung tuyên truyền về rác thải nhựa trong các đợt tuyên truyền bảo vệ môi trường trong các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến ngư;
- Phát huy vai trò của các tổ chức thanh thiếu niên, phụ nữ, hội nghề nghiệp... làm đầu tàu gương mẫu, tổ chức thường xuyên các đợt làm sạch môi trường biển, ven biển, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, cảng cá, các khu bảo tồn biển trên địa bàn;
- Tuyên truyền, đẩy mạnh các hoạt động áp dụng mô hình 5R (gia hạn- Renew, từ chối- Refuse, giảm thiểu- Reduce, tái sử dụng- Reuse và tái chế- Recycle) trong hoạt động sản xuất thủy sản và cộng đồng ngư dân ven biển;
- Nhân rộng mô hình “Nói không với túi ni-lông và sản phẩm nhựa dùng một lần” tại Khu Bảo tồn biển Phú Quốc.
b) Thời gian và trách nhiệm thực hiện
- Thời gian thực hiện: 2021-2030
- Trách nhiệm thực hiện:
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Tổng cục Thủy sản biên soạn các tài liệu tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ quản lý. Chủ trì tổ chức và biên soạn tài liệu cho các đợt tuyên truyền, tập huấn cán bộ các cấp, cộng đồng nông ngư dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và tổ chức các phong trào làm sạch môi trường biển trọng tâm, trọng điểm;
+ Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng Đề án truyền thông nâng cao nhận thức quản lý rác thải nhựa đại dương trong ngành thủy sản;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các UBND các huyện, thành phố ven biển phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch hành động, nhằm nâng cao nhận thức, năng lực để quản lý rác thải nhựa cho cán bộ địa phương, cộng đồng nông, ngư dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội…;
+ Vườn Quốc gia Phú Quốc chủ trì thực hiện mô hình “Nói không với túi ni-lông và sản phẩm nhựa dùng một lần” tại Khu Bảo tồn biển thuộc Vườn Quốc gia Phú Quốc.
a) Nội dung chủ yếu
- Tham gia đóng góp ý kiến và các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các chính sách pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với tàu cá, cơ sở nuôi trồng, cơ sở chế biến nhằm giảm thiểu sử dụng các loại vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng nhựa dùng một lần, tuổi thọ thấp;
- Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật xử phạt hành chính đối với hành vi xả thải rác thải nhựa đối với các hoạt động thủy sản.
b) Thời gian và trách nhiệm thực hiện
- Thời gian thực hiện: 2021-2030
- Trách nhiệm thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Vườn Quốc gia Phú Quốc, các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu chủ động rà soát, sửa đổi bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật địa phương; đề xuất các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, ưu đãi trên địa bàn tỉnh.
a) Nội dung
- Điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng, phát thải túi ni-lông, sản phẩm nhựa dùng một lần trên các tàu cá, cảng cá và các cơ sở chế biến thủy sản;
- Đánh giá, nghiên cứu khả năng loại bỏ các loại vật tư, dụng cụ chuyên dùng sử dụng nhựa dùng một lần, giảm thiểu phát sinh rác thải nhựa trong khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản;
- Tổ chức rộng rãi việc cam kết của các chủ tàu cá, cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biển không xả thải rác thải nhựa xuống biển và thu gom rác thải nhựa mang về bờ chuyển giao cho các đơn vị có chức năng xử lý;
- Phát triển các mô hình xã hội hóa thu gom, phân loại, thu đổi rác thải nhựa linh hoạt, hiệu quả tại cảng cá, vùng nuôi thủy sản, khu tập trung cơ sở chế biến phù hợp với điều kiện, tập quán của nông ngư dân từng địa phương;
- Xây dựng mô hình tổ đội tàu khai thác, nuôi trồng thủy sản (trên biển và đất liền), cơ sở chế biến quy mô nhỏ, mô hình quản lý cộng đồng sử dụng vật tư, dụng cụ chuyên dùng, bao gói thủy sản bằng các loại thân thiện với môi trường, hoặc nhựa sử dụng nhiều lần và thu gom, thu đổi, phân loại rác thải nhựa tại các vùng ven biển, gắn với tiêu chí nông thôn mới, xây dựng làng cá văn minh, sạch đẹp và phát triển dịch vụ du lịch làng nghề;
- Xây dựng và thực hiện đề án thu gom các ngư cụ bị mất, bị thải bỏ trên biển tại các khu bảo tồn, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các vùng biển khác;
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch giám sát và tổ chức thu gom, phân loại rác thải nhựa tại khu bảo tồn biển;
- Xã hội hóa, hợp tác công tư trong tái chế, tái sử dụng rác thải nhựa, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, thúc đẩy xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh;
- Thí điểm hình thành tổ chức trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng nhựa trong ngành thủy sản.
b) Thời gian và trách nhiệm thực hiện:
- Thời gian thực hiện: 2021-2030
- Trách nhiệm thực hiện:
+ Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc xây dựng, thực hiện Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản; chủ trì điều tra đánh giá hiện trạng sử dụng, phát thải túi ni-lông, sản phẩm nhựa dùng một lần trên các tàu cá, cảng cá và các cơ sở chế biến thủy sản.
+ Vườn Quốc gia Phú Quốc chủ trì xây dựng các đề án: thu gom các ngư cụ bị mất, bị thải bỏ trên các bãi biển thuộc Khu Bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
- Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước: tổ chức vận động ngư dân cam kết thu gom rác thải nhựa bảo vệ môi trường, từng bước thay thế các vật dụng bằng nhựa, phát triển các tổ chức thu gom, xử lý rác thải; nhân rộng các mô hình thu gom, thay thế, tái sử dụng và tái chế; mô hình quản lý cộng đồng và mô hình xã hội hóa tổ chức thu gom, thu đổi, phân loại rác thải nhựa tại các vùng ven biển;
- Xây dựng kế hoạch giám sát rác thải nhựa đại dương; tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường bảo vệ đa dạng sinh học trong và xung quanh Khu Bảo tồn biển Phú Quốc.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động vệ sinh các bãi biển, các rạn san hô thuộc Khu bảo tồn biển.
a) Nội dung
- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ thay thế các loại vật tư, dụng cụ chuyên dùng trong khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản nhằm giảm thiểu sử dụng nhựa dùng một lần hoặc nâng cao tuổi thọ sử dụng, phù hợp với từng ngành nghề, với loại sản phẩm, đặc điểm tự nhiên;
- Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất, xử lý nhằm giảm thiểu rác thải nhựa đại dương trong ngành thủy sản.
b) Thời gian và trách nhiệm thực hiện:
- Thời gian thực hiện: 2021-2030
- Trách nhiệm thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành phố, Hội Nghề cá thành phố Rạch Giá, các doanh nghiệp, đơn vị có liên quan.
- Từ nguồn ngân sách tỉnh được bố trí từ dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị; các đề án, dự án khác có liên quan khác thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Nguồn đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và các tổ chức quốc tế.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; định kỳ, đột xuất tổng hợp, sơ, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động trên địa bàn tỉnh cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh..
- Thực hiện tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về quản lý rác thải nhựa đại dương trong hoạt động sản xuất thủy sản; thí điểm và phát triển các mô hình quản lý rác thải nhựa trong hoạt động sản xuất thủy sản; kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý rác thải nhựa trong sản xuất thủy sản nói riêng.
2. Sở Tài chính.
Hàng năm, trên cơ sở Kế hoạch được duyệt, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ, xây dựng dự toán chi tiết gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, gửi Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí theo quy định Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan trong khả năng cân đối nguồn ngân sách.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với sở, ngành và UBND các huyện, thành phố có liên quan tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh đề xuất các dự án, đề tài nghiên cứu phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến trong khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản nhằm giảm thiểu rác thải nhựa.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vườn Quốc gia Phú Quốc, các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý rác thải nhựa cho đội ngũ cán bộ quản lý thủy sản từ cấp tỉnh đến cơ sở, cán bộ quản lý Khu Bảo tồn biển Phú Quốc, ngư dân, người nuôi trồng và chế biến thủy sản.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan xây dựng và triển khai thực hiện Đề án truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức quản lý rác thải nhựa đến cộng đồng dân cư ven biển, đặc biệt với nông, ngư dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất thủy sản.
6. Vườn Quốc gia Phú Quốc
Chủ động xây dựng và thực hiện các hoạt động giám sát rác thải nhựa trong Khu Bảo tồn biển; lồng ghép hoạt động giám sát rác thải nhựa vào các hoạt động chung của Vườn Quốc gia Phú Quốc.
7. Đề nghị các sở, ban ngành cấp tỉnh có liên quan và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của rác thải nhựa và phối hợp với chính quyền địa phương tham gia các hoạt động cụ thể giảm thiểu rác thải nhựa.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với đặc điểm của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản trên địa bàn;
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng ngư dân bảo vệ môi trường, nêu gương người tốt việc tốt; các chương trình làm sạch các bãi biển, thu gom, phân loại vận chuyển, xử lý rác thải nhựa tại các cảng cá, bến cá, khu tập trung dân cư ven biển, nuôi trồng thủy sản... phù hợp với điều kiện của địa phương.
Quá trình tổ chức thực hiện, có khó khăn, vướng mắc đề nghị các sở, ngành chức năng có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo, kiến nghị về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để được xem xét, giải quyết kịp thời. Định kỳ hàng năm và 5 năm (trước ngày 15/11), tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN, NHIỆM VỤ CỦA KẾ
HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ RÁC THẢI NHỰA ĐẠI DƯƠNG NGÀNH THỦY SẢN, GIAI ĐOẠN
2021-2030 TỈNH KIÊN GIANG
(Kèm theo Kế hoạch số 99/KH-UBND
ngày 06/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
TT |
Đề án, dự án, nhiệm vụ |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Giai đoạn thực hiện |
Ghi chú |
|
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và thay đổi của cộng đồng ngư dân và các bên có liên quan |
|
|
|
|
||
1 |
Xây dựng Đề án truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức quản lý rác thải nhựa đến cộng đồng dân cư ven biển, đặc biệt với nông, ngư dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất thủy sản. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Vườn Quốc gia Phú Quốc. - UBND các huyện, thành phố. |
2021-2022 |
|
|
2 |
Thực hiện truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức quản lý rác thải nhựa đến cộng đồng dân cư ven biển, đặc biệt với nông, ngư dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất thủy sản |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Sở Tài nguyên và Môi trường. - Các cơ quan truyền thông. - UBND các huyện, thành phố. |
2021-2030 (hàng năm) |
|
|
3 |
Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý rác thải nhựa cho đội ngũ cán bộ quản lý thủy sản từ cấp tỉnh đến cơ sở, các hội, tổ chức xã hội có liên quan, ngư dân, người nuôi trồng, chế biến thủy sản. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố, các Hiệp hội, Hội nghề cá tỉnh và các doanh nghiệp. |
2021-2025 (hàng năm) |
|
|
4 |
Biên soạn, in ấn tài liệu, sổ tay hướng dẫn cho các lớp tập huấn, tài liệu tuyên truyền |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Tổng cục Thủy sản; Các sở, ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan; UBND các huyện, thành phố. |
2021-2025 (hàng năm) |
|
|
Xây dựng và hoàn thiện văn bản quản lý nhà nước về quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản |
||||||
5 |
Tham gia đóng góp ý kiến và các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các chính sách pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với tàu cá, cơ sở nuôi trồng, cơ sở chế biến nhằm giảm thiểu sử dụng các loại vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng nhựa dùng một lần, tuổi thọ thấp. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan; UBND các huyện, thành phố. |
2021-2030 |
|
|
6 |
Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật xử phạt hành chính đối với hành vi xả thải rác thải nhựa đối với các hoạt động thủy sản. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan; UBND các huyện, thành phố. |
2021-2023 |
|
|
7 |
Điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng, phát thải túi ni-lông, sản phẩm nhựa dùng một lần trên các tàu cá, cảng cá, các cơ sở chế biến thủy sản và điều tra, khảo sát rác thải nhựa trong hoạt động thủy sản trên biển. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan; UBND các huyện, thành phố. |
2021-2030 |
|
|
8 |
Mô hình xã hội hóa thu gom, phân loại, thu đổi rác thải nhựa linh hoạt, hiệu quả tại cảng cá, vùng nuôi thủy sản, khu tập trung cơ sở chế biến phù hợp với điều kiện, tập quán của nông, ngư dân từng địa phương |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Tổng cục Thủy sản; các sở, ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan; UBND các huyện, thành phố. |
2021-2030 |
|
|
9 |
Mô hình thí điểm quản lý cộng đồng sử dụng vật tư, dụng cụ chuyên dùng thân thiện với môi trường trong hoạt động thủy sản |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Tổng cục Thủy sản; các sở, ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan; UBND các huyện, thành phố. |
2021-2030 |
|
|
10 |
Mô hình vật liệu nổi thân thiện với môi trường thay phao xốp trong nuôi biển |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Tổng cục Thủy sản; các sở, ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan; UBND các huyện, thành phố. |
2025-2030 |
|
|
11 |
Xây dựng đề án thu gom các ngư cụ bị mất, bị thải bỏ trên biển, trên các bãi biển. |
Vườn Quốc gia Phú Quốc |
Các sở, ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan; UBND các huyện, thành phố. |
2021-2022 |
|
|
12 |
Thực hiện đề án thu gom các ngư cụ bị mất, bị thải bỏ trên biển tại cá khu bảo tồn, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản |
Vườn Quốc gia Phú Quốc |
Các sở, ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan; UBND các huyện, thành phố. |
2022-2030 (hàng năm) |
|
|
13 |
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát và tổ chức thu gom, phân loại rác thải nhựa tại khu bảo tồn biển |
Vườn Quốc gia Phú Quốc |
Các sở, ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan; UBND các huyện, thành phố. |
2022-2030 (hàng năm) |
|
|
14 |
Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ thay thế các loại vật tư, dụng cụ chuyên dùng trong khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản nhằm giảm thiểu sử dụng nhựa dùng một lần hoặc nâng cao tuổi thọ sử dụng, phù hợp với từng ngành nghề, với loại sản phẩm, đặc điểm tự nhiên |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Tổng cục Thủy sản; các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố và các nhà tài trợ. |
2021-2030 |
|
|
15 |
Ứng dụng, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất, xử lý nhằm giảm thiểu rác thải nhựa đại dương trong ngành thủy sản. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Tổng cục Thủy sản; các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan; UBND các huyện, thành phố.. |
2021-2025 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.