ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 94/KH-UBND |
Sơn La, ngày 08 tháng 4 năm 2020 |
Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 12/3/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế;
Theo đề nghị của sở Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 117/TTr-SKHĐT ngày 23/3/2020,
UBND tỉnh Sơn La ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 12/3/2020 của Chính phủ với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 12/3/2020 của Chính phủ, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của các cấp, các ngành; đặc biệt là nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn lực công khai, minh bạch, hiệu quả.
2. Bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp và phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 12/3/2020 của Chính phủ nhằm góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý, phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế để phát triển bền vững.
3. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế, các cấp, các ngành có trách nhiệm chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp ban hành tại Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 26/6/2019 của UBND tỉnh và các nhiệm vụ, giải pháp bổ sung tại Kế hoạch này một cách đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình phù hợp và quyết tâm cao, hành động quyết liệt, hiệu quả.
4. Phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể: Tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu cụ thể theo Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 26/6/2019 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 146-KH/TU ngày 23/5/2019 của Ban Thường vụ tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Các nhiệm vụ đã giao tại Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 26/6/2019: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã giao nhằm sử dụng hiệu quả và phát huy tối đa các nguồn lực.
2. Các nhiệm vụ bổ sung
2.1. Đối với nguồn nhân lực
2.1.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố:
- Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao làm việc trong các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh.
- Ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu lao động để giảm dần tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
2.1.2. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố:
- Đảm bảo cơ sở vật chất cho triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới (2018) theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Chính phủ phê duyệt Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025.
- Bố trí đủ đội ngũ viên chức (giáo viên, nhân viên) theo quy định để đảm bảo đủ nhân lực cho triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới (2018) đạt hiệu quả cao và nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay một cách bền vững.
2.2. Đối với nguồn vật lực
2.2.1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố:
- Rà soát diện tích và tình hình đất đã giao cho các chủ sử dụng, nhất là doanh nghiệp nhà nước; xử lý triệt để bất cập trong quản lý, sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp, nhất là tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích, cho thuê, cho mượn, giao khoán trái pháp luật.
- Tiếp tục điều tra, đánh giá chất lượng đất, đánh giá ô nhiễm đất, tiềm năng và phân hạng đất nông nghiệp nhằm đánh giá đầy đủ, toàn diện, chính xác, khoa học về nguồn tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh; xây dựng dữ liệu chất lượng, tiềm năng đất đai tỉnh Sơn La làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp bảo vệ, định hướng khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, khắc phục tình trạng lãng phí nguồn lực đất đai.
- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá và quy hoạch tài nguyên nước; xây dựng các trạm quan trắc tài nguyên nước; giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải; triển khai các giải pháp lưu giữ và sử dụng tiết kiệm các nguồn nước.
- Điều tra, kiểm kê đa dạng sinh học, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học làm cơ sở cho công tác quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững.
- Hoàn thành việc xây dựng đồng bộ cơ sở dữ liệu ngành Tài nguyên môi trường, tạo lập hệ sinh thái điện tử nhằm cung cấp, chia sẻ, sử dụng, cập nhật thông tin dữ liệu, khai thác các giá trị của tài nguyên số về tài nguyên và môi trường làm hạ tầng cơ sở, nguồn lực cho phát triển nền kinh tế số, xã hội số của đất nước.
2.2.2. Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố:
- Tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng từ thủy điện và phát triển các nguồn vật lực khác như năng lượng gió, năng lượng mặt trời cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thương mại (trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng tiện ích; hệ thống chợ, cửa hàng xăng dầu...) theo hướng hiện đại để góp phần tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế cho địa phương.
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để tăng cường quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm.
2.2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách tăng cường huy động nguồn lực đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước tham gia đầu tư phát triển cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm sự hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng kết cấu hạ tầng. Tiếp tục hoàn thiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025; tăng cường công tác thẩm định đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư công, loại trừ ngay từ khâu thẩm định các dự án kém hiệu quả về kinh tế - xã hội.
- Rà soát tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, chấm dứt đầu tư các dự án kém hiệu quả; tập trung, ưu tiên đầu tư các công trình có tính cấp bách, quan trọng, các công trình kết cấu hạ tầng bảo đảm tính đồng bộ, tính kết nối nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
2.3. Đối với nguồn tài lực
2.3.1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố:
- Đảm bảo bố trí không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường theo đúng Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ cấu lại các khoản nợ chính quyền địa phương ở mức hợp lý; kế hoạch vay và trả nợ đảm bảo phù hợp với dự báo tình hình kinh tế xã hội, khả năng cân đối các nguồn vốn nhà nước, danh mục chương trình dự án được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và khả năng trả nợ vay của địa phương.
- Hoàn thiện cơ chế hoạt động tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực gắn với thúc đẩy lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016; Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2017 của Chính phủ.
- Chủ động rà soát toàn bộ tài sản công thuộc phạm vi quản lý; trên cơ sở đó thực hiện việc khai thác tài sản công hiệu quả, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tránh thất thoát, lãng phí.
2.3.2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Thực hiện rà soát hồ sơ quản lý, sử dụng đất đai của các đối tượng sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ theo chức năng và các nhiệm vụ được giao:
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn lực công khai, minh bạch, hiệu quả. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 26/6/2019 của UBND tỉnh và Kế hoạch này.
- Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền với các hình thức phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, phát huy tinh thần trách nhiệm, nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra tại Kế hoạch số 146-KH/TU ngày 23/5/2019 của Ban Thường vụ tỉnh ủy.
- Trong quá trình thực hiện, chủ động đề xuất sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp (nếu cần) gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2. Chế độ báo cáo:
2.1. Về báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến các nguồn lực:
Giao sở Lao động - Thương binh và xã hội chủ trì tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nguồn nhân lực; giao sở Tài nguyên chủ trì tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nguồn lực tài nguyên thiên nhiên; giao sở Tài chính chủ trì tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nguồn tài lực; giao sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nguồn lực cơ sở vật chất và hạ tầng kinh tế - xã hội.
Định kỳ ngày 20/12 hàng năm, các sở Lao động - Thương binh và xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến các nguồn lực để báo cáo các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư. Chậm nhất ngày 10/3 của năm sau, các sở Lao động - Thương binh và xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính tổng hợp chung thành các nhóm nguồn lực, gửi sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
2.2. Về báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Kế hoạch của UBND tỉnh: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đôn đốc, theo dõi, giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, kế hoạch của UBND tỉnh; định kỳ trước ngày 20/3 hàng năm (bắt đầu từ năm 2021) hoặc khi có yêu cầu đột xuất, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh tình hình thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Kế hoạch của UBND tỉnh; kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
3. UBND tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh chỉ đạo tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên cùng nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; đổi mới công tác quản lý và phương thức hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức quần chúng, xã hội, nghề nghiệp... trong phát triển nguồn nhân lực; tích cực phối hợp, tạo sự đồng thuận cao, đồng thời tăng cường giám sát xã hội, bảo đảm vai trò giám sát của cộng đồng, phát huy vai trò của các đoàn thể tổ chức xã hội trong việc giám sát chất lượng đào tạo nhân lực.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.