ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92/KH-UBND |
Hậu Giang, ngày 03 tháng 11 năm 2014 |
Căn cứ Quyết định số 1152/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2012 “Về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang”; Quyết định số 1066/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Về việc Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đến năm 2025. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đến năm 2025, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích:
- Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức cho các cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trong vùng dự án tạo sự đồng thuận cao trong việc thực hiện nền nông nghiệp từng bước theo hướng công nghệ cao, tạo động lực thúc đẩy thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội.
- Hình thành Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (UDCNC) với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại thông qua các hoạt động nghiên cứu, trình diễn, quảng bá những thành tựu khoa học công nghệ; xây dựng hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất đồng bộ, trước hết là giống cây con; thu hút các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao (DNNNCNC) vào đầu tư từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực; đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực, ươm tạo DNNNCNC nhằm đưa vùng khó khăn, kém phát triển với nền sản xuất truyền thống hiệu quả thấp trở thành vùng sản xuất nông nghiệp hiện đại, hiệu quả cao, cơ sở hạ tầng đồng bộ, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân khu vực dự án, đồng thời là mô hình để lan tỏa sang các khu vực khác của Hậu Giang và vùng bán đảo Cà Mau.
2. Yêu cầu:
- Việc phát triển Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nhiệm vụ trọng tâm, các cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hậu Giang, các ban, ngành và đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở cần xác định rõ trách nhiệm của mình tạo sự đồng thuận trong dân, triển khai và phối hợp thực hiện thường xuyên, liên tục để xây dựng, hình thành Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Cụ thể hóa các nhiệm vụ và phân kỳ thực hiện, có bước đi cụ thể, xác định nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhằm thực hiện tốt Quyết định 1066/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
- Từng bước hình thành Khu trung tâm - Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, làm hạt nhân lan tỏa cho Khu sản xuất, làm nền tảng ứng dụng trong toàn tỉnh và vùng Bán đảo Cà Mau.
1.1. Về quy hoạch và xây dựng:
- Tổ chức công bố, công khai quy hoạch: họp báo công bố quy hoạch theo Quyết định 1066/QĐ-TTg. Công khai đồ án quy hoạch cho nội bộ Ban chấp hành Huyện ủy Long Mỹ và các xã trong vùng dự án; công khai ra dân trong vùng dự án và niêm yết công khai bản đồ tại vùng dự án.
- Ban hành các quyết định theo nội dung Quyết định 1152/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2012 và Quyết định 1066/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2014:
+ Quyết định ban hành kèm theo Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đến năm 2025.
+ Quyết định ban hành kèm theo Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc cho Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đến năm 2025.
+ Quyết định giao đất cho Ban Quản lý để tổ chức xây dựng, phát triển Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Lập các đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng để cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chung làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư xây dựng.
- Lập các dự án đầu tư xây dựng mang tính bức xúc, tạo tiền đề cho việc phát triển và mời gọi đầu tư: trụ sở Ban Quản lý, đường giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc.
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang.
- Chuẩn bị các bước, gắn với mời gọi một số nhà đầu tư để tiến hành Lễ khởi công dịp 30/4 năm 2015.
- Chỉ đạo các sở, ngành và huyện Long Mỹ giải quyết dứt điểm các khiếu nại của các hộ dân trong Khu đất 300ha, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ để bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư.
1.2. Về công tác quản lý và định hướng phát triển sản xuất:
- Thu hút đầu tư: Xây dựng các quy chế, cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư trên cơ sở vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách của nhà nước ban hành vào thực tế Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước có công nghệ mới, độc đáo đến trình diễn, chuyển giao hoặc đầu tư sản xuất - chế biến tại các Khu mời gọi đầu tư. Cụ thể là ban hành các quyết định theo nội dung Quyết định 1152/QĐ-TTg ngày 27/8/2012: Quyết định ban hành kèm theo Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Xây dựng các tiêu chí cụ thể và quy chế, chính sách để thu hút đầu tư, cơ chế sử dụng đất giao đất cho nhà đầu tư và quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao vào đầu tư tại các tiểu khu hướng ngoại. Thực hiện các hình thức xúc tiến đầu tư như hội nghị, quảng cáo trên trang Web…. để khuyến khích các tổ chức khoa học trong và ngoài nước đầu tư các cơ sở nghiên cứu ứng dụng, trình diễn, chuyển giao cũng như tổ chức sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.
- Tổ chức hội thảo để lấy ý kiến các chuyên gia đầu ngành và các nhà quản lý khoa học, nông nghiệp về định hướng phát triển công nghệ, sản phẩm, quy hoạch phát triển nông nghiệp....cho Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang.
2. Nhiệm vụ từ năm 2015 đến năm 2020:
2.1. Về quy hoạch và xây dựng:
- Giai đoạn này triển khai thực hiện giai đoạn 1 (2015-2020) theo quy hoạch: Tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cho Khu vực trung tâm giai đoạn 1 (275,49ha) đưa vào vận hành và đầu tư hạ tầng thiết yếu phục vụ cho khu vực phía Bắc sông Nước Trong và phía Nam kênh Tô Ma của Khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2.880ha).
+ Khái toán vốn đầu tư giai đoạn 2015 – 2020
(Chi tiết thể hiện trong Phụ biểu 01)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
Hạng mục |
Yêu cầu GĐ 2015-2020 |
Nguồn vốn NSNN |
N. vốn khác |
||
Tổng số |
NS tỉnh |
NSTW |
||||
1 |
Chuẩn bị kỹ thuật |
510.089 |
434.710 |
86.942 |
347.768 |
75.379 |
2 |
Các DAXD công trình |
96.853 |
96.853 |
19.371 |
77.482 |
|
3 |
Giao thông |
558.665 |
391.066 |
78.213 |
312.852 |
167.600 |
4 |
Điện |
93.371 |
|
|
|
93.371 |
5 |
Cấp nước |
97.664 |
48.832 |
14.650 |
34.182 |
48.832 |
6 |
Thủy lợi |
857.497 |
600.248 |
120.050 |
480.198 |
257.249 |
7 |
Thoát nước |
383.575 |
383.575 |
76.715 |
306.860 |
|
8 |
Thông tin liên lạc |
2.000 |
|
|
|
2.000 |
|
Cộng |
2.599.714 |
1.955.283 |
395.941 |
1.559.342 |
644.431 |
+ Nguồn vốn sự nghiệp tỉnh chi cho chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2015-2020 là 4.599 triệu đồng.
Trong đó, các dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư:
(Chi tiết thể hiện trong Phụ biểu 02)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
Hạng mục |
Tổng số |
NSNN |
Trong đó |
N. vốn khác |
|
|
|
|
|
NSĐP |
NSTW |
|
I |
Khu vực trung tâm |
737.514 |
678.682 |
135.736 |
542.945 |
58.832 |
1 |
Giải phóng mặt bằng gđ 1 |
330.000 |
330.000 |
66.000 |
264.000 |
|
2 |
Rà phá bom mìn |
16.500 |
16.500 |
3.300 |
13.200 |
|
3 |
Dự án HTKT đồng bộ |
294.161 |
235.329 |
47.066 |
188.263 |
58.832 |
4 |
Các DAXD công trình |
96.853 |
96.853 |
19.371 |
77.482 |
|
II |
Khu vực SXNNUDCNC |
140.279 |
105.371 |
21.074 |
84.297 |
34.908 |
4 |
Đê bao-đường ĐH11 |
37.768 |
30.214 |
6.043 |
24.172 |
7.554 |
5 |
Đê bao L.Mỹ-Vị thanh |
39.991 |
31.993 |
6.399 |
25.594 |
7.998 |
6 |
Giao thông kết nối ĐT930B |
59.520 |
41.664 |
8.333 |
33.331 |
17.856 |
7 |
Trạm bơm điện |
3.000 |
1.500 |
300 |
1.200 |
1.500 |
|
Cộng |
877.793 |
784.053 |
156.811 |
627.242 |
93.740 |
Nguồn vốn sự nghiệp tỉnh chi cho chuẩn bị đầu tư cho các dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư là 1.442 triệu đồng.
2.2. Về công tác quản lý và định hướng phát triển sản xuất:
- Thành lập Hội đồng khoa học để lựa chọn các nhà đầu tư và các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị xúc tiến đầu tư để mời gọi các công ty, các doanh nghiệp đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang.
- Nghiên cứu ban hành thêm các chính sách ưu đãi hơn để thu hút đầu tư, nhất là chính sách đất đai và thuế phù hợp với điều kiện cụ thể từng thời kỳ.
- Thành lập trang web riêng của Ban Quản lý Khu, liên kết với các cổng thông tin điện tử của các sở, ban, ngành trong tỉnh.
- Đề nghị thành lập 2 phòng mới là (1) Phòng Đầu tư và Hợp tác quốc tế và (2) Phòng Chế biến và Dịch vụ trực thuộc Ban Quản lý Khu.
- Liên kết, hợp tác với các tổ chức khoa học công nghệ (viện, trường, trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ), các nhà khoa học trong và ngoài nước trong việc nghiên cứu thực nghiệm, đào tạo nhân lực và hợp đồng chuyển giao công nghệ mới cho các cơ sở sản xuất chế biến nông lâm sản.
- Liên kết với Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long và Trường Đại học Cần thơ chọn tạo và nhân được 2-3 giống lúa mới chất lượng cao, có tính chống chịu mặn, hạn cao để cung cấp cho Khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và vùng Bán đảo Cà Mau để tăng sản lượng và giá trị sản xuất lúa cao hơn 15-20% so với 2015. Nghiên cứu và chuyển giao 1-2 quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn ViêtGAP, lúa hữu cơ cho Khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và một số địa phương trong vùng Bán đảo Cà Mau, nhất là các vùng lúa luân xen canh với tôm.
- Liên kết với Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam sản xuất giống chuối cấy mô và quy trình sản xuất để cải tạo vườn tạp, đưa diện tích chuối lên 300 ha, sản lượng 150 ngàn tấn trong Khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 1.000 ha cho các khu vực lân cận, tạo thành vùng chuối xuất khẩu lớn.
- Liên kết với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, chọn tạo và nhân giống cũng như quy trình sản xuất 2-3 giống thủy sản và thủy đặc sản nước ngọt để phát triển 400-500 ha nuôi.
- Liên kết với Viện Chăn nuôi chọn tạo, nhân giống và xây dựng quy trình nuôi an toàn sinh học để tổ chức nuôi tập trung 3,5-4 triệu con vịt thường xuyên trong Khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 5 triệu con cho các vùng lân cận.
- Liên kết với Viện Di truyền giống nghiên cứu, chọn tạo và xây dựng quy trình sản xuất nấm để phát triển nghề trồng nấm đạt 800 tấn hàng năm trong Khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 1.000 tấn các vùng lân cận.
- Đối với Khu vực trung tâm: kêu gọi các Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao vào đầu tư theo các tiêu chí của Khu về sản phẩm, trình độ công nghệ, khả năng tài chính và quản lý kinh doanh, đảm bảo đầu tư từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ, sản phẩm phải có thương hiệu. Ưu tiên cho các doanh nghiệp có mối liên kết với vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các vùng xung quanh.
- Tiến hành các nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp và các công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ cao.
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: ứng dụng công nghệ cao để sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao (lúa đặc sản chất lượng cao, nấm các loại, sản phẩm gia cầm, thủy sản nước ngọt...) sản xuất cây con giống chất lượng cao cũng như sản phẩm đầu vào của sản xuất nông nghiệp; tổ chức hội chợ triển lãm, trình diễn sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thực hiện dịch vụ công nghệ cao trong nông nghiệp, dịch vụ cung ứng vật tư, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm; thực hiện dịch vụ dân sinh.
- Liên kết, hợp tác với các tổ chức khoa học công nghệ (viện, trường, trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ), các nhà khoa học trong và ngoài nước trong việc nghiên cứu thực nghiệm, đào tạo nhân lực và hợp đồng chuyển giao công nghệ mới cho các cơ sở sản xuất chế biến nông lâm sản.
- Thu hút đầu tư: Xây dựng các quy chế, cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư trên cơ sở vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách của nhà nước ban hành vào thực tế Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước có công nghệ mới, độc đáo đến trình diễn, chuyển giao hoặc đầu tư sản xuất - chế biến tại các Khu mời gọi đầu tư.
- Hỗ trợ Khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong Khu và các địa phương có nhu cầu.
- Đối với Khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
Cây trồng chính
+ Lúa đặc sản chất lượng cao, sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP;
+ Cây ăn quả: đạt tiêu chuẩn Viet GAP;
Vật nuôi chính: Thủy cầm, chủ yếu là vịt (siêu thịt, chuyên trứng) nuôi khép kín đảm bảo an toàn sinh học và vệ sinh thú y.
Thủy sản và thủy đặc sản: Tập trung vào một số loại thủy sản bản địa có giá trị cao, nuôi bằng phương thức công nghiệp và chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng Eurep GAP, Global GAP, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu…
Nấm: Các loại nấm theo nhu cầu thị trường.
Áp dụng nhiều hình thức tổ chức sản xuất nhưng phải đảm bảo tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng và giá trị cao, có thương hiệu và công bằng trong phân chia quyền lợi giữa các bên tham gia quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp đầu tư trong Khu vực trung tâm sẽ là hạt nhân trong mối liên kết với nông dân trong Khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các hình thức tổ chức sản xuất chính có thể áp dụng từ thấp lên cao là:
+ Trước mắt, xây dựng các lô mẫu lớn và hình thành dịch vụ sản xuất đồng bộ về giống, vật tư, kỹ thuật canh tác, tưới tiêu, cơ giới hóa… (có thể hình thành hợp tác xã dịch vụ hoặc doanh nghiệp đảm nhiệm khâu này), các hộ nông dân sản xuất theo quy trình thống nhất và bán sản phẩm cho doanh nghiệp tiêu thụ có thương hiệu.
+ Các hộ nông dân liên kết hình thành hợp tác xã cổ phần trên cơ sở góp đất đai (quyền sử dụng đất vẫn của từng hộ nông dân) và tư liệu sản xuất trên các lô đồng mẫu, liên kết với các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp trong Khu vực trung tâm), thực hiện sản xuất theo quy trình thống nhất với thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp thu mua sản phẩm cho hợp tác xã.
- Cánh đồng mẫu lớn trồng lúa được quy hoạch thành 24 lô mẫu có diện tích từ 19 đến 316 ha. Toàn bộ diện tích lúa trong vùng dự án được coi là cánh đồng mẫu lớn với diện tích canh tác lúa 2.570 ha đến năm 2020.
- Bước đầu hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân quảng bá sản phẩm sản xuất và sản phẩm công nghệ.
2.3. Đào tạo nguồn nhân lực:
- Trước mắt liên kết chặt chẽ với Trường Đại học Cần Thơ, Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long, Viện Cây ăn quả Miền Nam. Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước ngọt đồng bằng sông Cửu Long (thuộc Viện Nuôi trồng thủy sản II), Trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang, các viện trường trong khu vực, trong và ngoài nước để được hỗ trợ, liên kết về nhân sự, khoa học công nghệ, giống....
- Phối hợp với các Viện, Trường, các đơn vị có năng lực trong và ngoài nước tổ chức đào tạo cho cán bộ công chức, viên chức, cán bộ quản lý, nghiên cứu, kỹ thuật viên thuộc các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp và nông dân đủ tiêu chuẩn theo quy định, có khả năng đáp ứng yêu cầu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.
- Đào tạo thông qua các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từ ngân sách nhà nước, từ các chương trình tài trợ, hỗ trợ về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao .....Trên cơ sở đó, đào tạo được tiến sĩ, thạc sĩ, các chuyên gia, kỹ thuật viên, các tổ chức, cá nhân có liên quan về tiếp nhận chuyển giao công nghệ... từ các đề tài, dự án phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
- Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp, ưu tiên hợp tác đào tạo sau đại học, đào tạo chuyển giao công nghệ về các kỹ thuật, công nghệ cao, về quản lý sản xuất hiệu quả trong các lĩnh vực có liên quan, phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.
- Hàng năm tổ chức và tham gia 10-15 khóa đào tạo ngắn hạn cho cán bộ quản lý, kỹ thuật viên, doanh nghiệp, nông dân trong Khu nhằm nâng cao kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng về quản lý chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hành sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, tổ chức 02-03 khóa đào tạo ngoại ngữ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận những công nghệ và kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Giai đoạn 2015 - 2020, tổ chức đào tạo hoặc thu hút được 02 tiến sĩ, 05 thạc sĩ tại các nước tiên tiến về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trong nước về các lĩnh vực liên quan đến việc phát triển nông nghiệp cao của tỉnh.
- Trong đó, tập trung đào tạo và thu hút nguồn nhân lực cho các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn theo quy định.
- Số lao động hiện tại vùng dự án gần 10 ngàn người, trong đó nông nghiệp hơn 7 ngàn người. Nếu theo tiêu chí Phát triển nông thôn đến 2020 lao động nông nghiệp phải giảm còn 40% thì lượng lao động nông nghiệp phải chuyển sang ngành khác hơn 3 ngàn người. Cần thiết phải có chương trình đào tạo nghề cho số lao động này theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Nhiệm vụ từ năm 2021 đến 2025:
3.1. Về quy hoạch và xây dựng:
- Giai đoạn này triển khai thực hiện giai đoạn 2 (2021-2025) theo quy hoạch: Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư giai đoạn 1 và đầu tư mở rộng giai đoạn 2 của Khu vực trung tâm đưa vào hoạt động ổn định và đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cho Khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để phục vụ sản xuất theo mục tiêu đã đề ra.
+ Khái toán vốn đầu tư giai đoạn 2021 – 2025
(Chi tiết thể hiện trong Phụ biểu 03)
TT |
Hạng mục |
Yêu cầu |
Nguồn vốn NSNN |
N. vốn khác |
||
|
|
GĐ 2021-2025 |
Tổng số |
NS tỉnh |
NSTW |
|
1 |
Chuẩn bị kỹ thuật |
176.400 |
101.021 |
20.204 |
80.817 |
75.379 |
2 |
Giao thông |
263.401 |
184.381 |
36.876 |
147.505 |
79.020 |
3 |
Điện |
37.869 |
|
|
|
37.869 |
4 |
Cấp nước |
7.232 |
3.616 |
1.085 |
2.531 |
3.616 |
5 |
Thủy lợi |
290.939 |
203.657 |
40.731 |
162.926 |
87.282 |
6 |
Thông tin liên lạc |
832 |
|
|
|
832 |
|
Cộng |
776.673 |
492.675 |
98.897 |
393.778 |
283.998 |
+ Nguồn vốn sự nghiệp tỉnh chi cho chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2021-2025 là 1.372 triệu đồng.
3.2. Về công tác quản lý và định hướng sản xuất:
- Đề nghị Thành lập 2 tổ chức hoạt động độc lập là: (1) Trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp và (2) Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao và du lịch tri thức, hoạt động như là một tổ chức sự nghiệp khoa học thời kỳ đầu và tiến tới hạch toán khi có điều kiện.
- Tạo mối liên kết và quảng bá để thu hút các tổ chức, cá nhân có công nghệ vào thử nghiệm, trình diễn và chuyển giao. Tạo điều kiện để công nghệ được thương mại hóa, đồng thời hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tiếp nhận được công nghệ.
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao (lúa đặc sản chất lượng cao, nấm các loại, sản phẩm gia cầm, thủy sản nước ngọt...) sản xuất cây con giống chất lượng cao cũng như sản phẩm đầu vào của sản xuất nông nghiệp; tổ chức hội chợ triển lãm, trình diễn sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thực hiện dịch vụ công nghệ cao trong nông nghiệp, dịch vụ cung ứng vật tư, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm; thực hiện dịch vụ dân sinh.
- Mặt ruộng mỗi lô được san phẳng (có thể dùng bằng thiết bị lazer), đảm bảo độ dốc mặt ruộng là 5‰ với khối lượng đất san ủi trung bình 100 m3/ha, đồng thời xây dựng hệ thống thủy nông nội đồng đảm bảo tưới tiêu chủ động và tưới tiết kiệm nước. Giải pháp thi công chủ yếu bằng cơ giới.
- Áp dụng mô hình chuồng trại nuôi vịt khép kín đảm bảo an toàn sinh học
đã được Viện chăn nuôi khuyến cáo.
- Mô hình thiết kế mẫu với diện tích 2 ha xây dựng các công trình: chuồng và kho chứa thức ăn (khung nhà tiền chế lợp vật liệu ít hấp thụ nhiệt) 1.350 m2, sân nuôi vịt ngoài trời 450 m2 và cầu dẫn xuống ao 450 m2, ao nuôi 13.500 m2, ao lắng xử lý nước thải 450 m2, độ sâu ao 2,5 m. Xung quanh chuồng trại và ao nuôi trồng cây lâu năm ở ba phía, một phía làm đường giao thông nội đồng.
- Áp dụng mô hình mẫu thiết kế ao nuôi thủy sản, thủy đặc sản đã được Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II đưa ra trên cơ sở tổng kết từ thực tiễn ở ĐBSCL như sau: Diện tích xây dựng ao nuôi bình quân rộng 2 ha, chia ra: ao lắng 850 m2, ao xử lý 1.275 m2, ao nuôi 13.175 m2, bờ bao kết hợp trồng cây lâu năm và đường nội đồng: 4.700 m2.
- Đất vườn tạp và đất trồng cây lâu năm hiện chiếm diện tích khá lớn, đã được lên líp trồng các loại cây chuối, khóm, dừa, bạch đàn… hiệu quả kinh tế thấp.
- Để nâng cao hiệu quả kinh tế vườn trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao cần đầu tư cải tạo theo mô hình chung như sau: Xây dựng líp đôi: mặt líp 7-8 m, mương 2-3 m, độ cao líp 0,8-0,9 m so với cao trình tự nhiên, mương sâu 1,5-2 m. Xung quanh vườn làm bờ bao mặt 2,5-3 m, cao 1 m, dưới đặt 2 cống điều tiết nước. Mô hình này cho líp trồng chuối, bờ bao xung quanh trồng dừa và dưới mương nuôi thủy sản. Giải pháp thi công chủ yếu là thủ công kết hợp với cơ giới.
1. Ban quản lý Khu NNUDCNC Hậu Giang
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quyết định này một cách cụ thể. Phối hợp với các sở, ngành, huyện, thị, thành phố có liên quan thực hiện các nội dung trên.
Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách thúc đẩy xây dựng, hoạt động và phát triển Khu.
Phối hợp với Viện, Trường và các đơn vị có liên quan tổ chức đào tạo, hỗ trợ nguồn nhân lực và triển khai các nghiên cứu phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.
Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung chọn lựa và phát triển công nghệ cho Khu, tranh thủ nguồn sự nghiệp khoa học công nghệ hàng năm của tỉnh và từ các chương trình hỗ trợ có mục tiêu của ngành để ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào Khu.
Quản lý, tổng hợp, định hướng công nghệ cho nhà đầu tư trong Khu về lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
2. Sở Khoa học và Công nghệ
Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung chọn lựa và phát triển công nghệ từ nguồn sự nghiệp khoa học công nghệ hàng năm của tỉnh và từ các chương trình hỗ trợ có mục tiêu của ngành. Ưu tiên nguồn vốn ngân sách sự nghiệp khoa học các đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện trong Khu NNUDCNC Hậu Giang.
Chủ trì phối hợp với các viện, trường trong và ngoài tỉnh, các sở, ban, ngành trên địa bàn thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thực nghiệm ứng dụng công nghệ cao đối với các nông sản chủ lực của tỉnh; ưu tiên triển khai thực hiện và chuyển giao kỹ thuật các đề tài, dự án có liên quan đến nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp với Ban quản lý Khu NNUDCNC Hậu Giang và các đơn vị có liên quan, tổ chức thực hiện nội dung về Qui hoạch và tổ chức phát triển vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới,...
Nghiên cứu, hoàn thiện và ban hành quy trình kỹ thuật sản xuất các nông sản bằng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; tổ chức tập huấn, chuyển giao, xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
4. Sở Nội vụ
Phối hợp với các sở, ban ngành xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ lâu dài; xác định cụ thể nhu cầu, lĩnh vực, ngành nghề cần đào tạo.
Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành và địa phương có liên quan tổ chức thực hiện nội dung về đào tạo và thu hút nguồn nhân lực; phối hợp với Ban quản lý Khu NNUDCNC Hậu Giang xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt chính sách về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt chú trọng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.
5. Sở Công Thương
Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và địa phương có liên quan tổ chức thực hiện nội dung về Xúc tiến hợp tác, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển các dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp.
Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện nội dung về Xúc tiến hợp tác, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thực hiện công tác xúc tiến thương mại, liên kết, tìm kiếm các nhà phân phối hỗ trợ tiêu thụ nông sản; xây dựng hệ thống thông tin thị trường; tổ chức vận động các doanh nghiệp tham gia hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Nghiên cứu, đề xuất thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, chú trọng các thị trường đang có và mở rộng các thị trường mới, dự báo giá cả thị trường; tiếp tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang xây dựng danh mục đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương có liên quan tổ chức xúc tiến đầu tư các chương trình hợp tác quốc tế, hợp tác với các tổ chức quốc tế, các địa phương thuộc các quốc gia có tiềm năng hợp tác với Hậu Giang trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Chủ trì và phối hợp với Sở Tài chính cùng các ngành có liên quan phân bổ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định.
7. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và địa phương có liên quan triển khai thực hiện các giải pháp về tổ chức nguồn vốn được nêu trong nội dung kế hoạch này và các kế hoạch có liên quan; Xây dựng danh mục và bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước cho cả giai đoạn và cụ thể từng năm để thực hiện chương trình này.
Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan đảm bảo nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện theo quy định.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương, cơ quan báo chí… có liên quan thực hiện nội dung về tổ chức thông tin và truyền thông, định hướng nội dung tuyên truyền cho Đài truyền thanh huyện, xã để xây dựng kế hoạch tuyên truyền các nội dung được nêu trong chương trình này.
Chủ động phối hợp với các sở, ngành, các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp thường xuyên cung cấp thông tin, tuyên truyền về các cơ chế, chính sách, tình hình và kết quả tái cơ cấu kinh tế, nhất là những biện pháp, cách làm sáng tạo, đạt hiệu quả cao.
Nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin vào quy trình sản xuất, cải tiến sản phẩm, tiêu thụ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường và tiến đến nền nông nghiệp hiện đại.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và địa phương tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách, trình tự thủ tục giao đất và cho thuê đất trong Khu nông nghiệp công nghệ cao.
Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định về sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường.
10. Sở Xây dựng
Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc thẩm định, phê duyệt quy hoạch; ban hành các quy định về quản lý theo quy hoạch được duyệt.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thẩm định các dự án xây dựng trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và kiểm tra việc triển khai thực hiện quy hoạch.
11. Sở Giao thông vận tải
Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường thủy và an toàn giao thông.
Chủ trì phối hợp với các sở, ngành thẩm định hoặc làm chủ đầu tư các dự án giao thông trong việc xây dựng và phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
12. Các viện, trường
Phối hợp, hỗ trợ với các đơn vị có liên quan tổ chức đào tạo, hỗ trợ nguồn nhân lực và triển khai các nghiên cứu phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.
13. Sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh
Phối hợp theo dõi, giám sát đảm bảo văn bản quy phạm pháp luật phục vụ phát triển Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được soạn thảo theo đúng tiến độ; chủ trì thẩm tra, thẩm định đảm bảo nội dung dự thảo chương trình phù hợp với mục tiêu, quan điểm, nội dung và giải pháp của kế hoạch này.
Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành các đề án, chính sách đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
14. Ủy ban nhân dân huyện Long Mỹ
Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm của địa phương gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tổ chức thực hiện quy hoạch các vùng, khu và sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại địa phương.
Lồng ghép các chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
15. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
Phối hợp các sở, ngành, địa phương xây dựng mô hình thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị ở các vùng chuyên canh tập trung, cánh đồng mẫu lớn.
16. Hội Nông dân tỉnh và Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật
Theo chức năng nhiệm vụ của mỗi đơn vị, tổ chức vận động các thành viên thực hiện các mô hình, dự án tổ chức sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao năng lực của các thành viên về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tổ chức giám sát, đánh giá, phản biện xã hội đối với chính sách, đề án, dự án, công trình trọng điểm phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Quyết định 1066/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Về việc Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đến năm 2025. Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban ngành có liên quan và địa phương tùy theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, phát sinh thì báo cáo kịp thời về Ban chỉ đạo Chương trình Phát triển Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đến năm 2025 (Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang) để tổng hợp, báo cáo, đề xuất trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.