ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 91/KH-UBND |
Đồng Tháp, ngày 17 tháng 4 năm 2020 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2020
Căn cứ Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của UBND Đồng Tháp về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 – 2020, UBND Tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2020 như sau:
1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu năm 2019
- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: Tính đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có 70/117 xã (đạt 59,83%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới1, tăng 16 xã so năm 2018; 8 xã đạt 19 tiêu chí (đã tổ chức thẩm tra, chuẩn bị thông qua Hội đồng cấp tỉnh); 39 xã đạt từ 13 - 18 tiêu chí2.
- Đối với huyện đạt chuẩn nông thôn mới: huyện Tháp Mười có 12/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỉnh đang hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị xét công nhân huyện đạt nông thôn mới năm 2019. Ngoài ra, Tỉnh đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hồ sơ đề nghị xét công nhận thành phố Cao Lãnh và thị xã Hồng Ngự hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn: tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019 giảm còn 2,73%, vượt chỉ tiêu kế hoạch (2,78%); 99,5% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt chỉ tiêu kế hoạch, 86,75% người dân tham gia bảo hiểm y tế, đạt chỉ tiêu kế hoạch.
- Có 117/117 xã đạt tiêu chí về quy hoạch, thủy lợi, điện, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin và truyền thông, lao động có việc làm, giáo dục và đào tạo. Các địa phương đã tập trung hỗ trợ thành lập, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, giải thể các hợp tác xã yếu kém, toàn tỉnh có 107 xã đạt tiêu chí số 13.
Tổng vốn huy động cho Chương trình trong năm 2019 đạt: 47.629,86 tỷ đồng. Trong đó:
- Vốn đầu tư trực tiếp Chương trình: 298,514 tỷ đồng, gồm:
+ Vốn Trung ương: 228,9 tỷ đồng;
+ Ngân sách địa phương: 69,614 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh: 50 tỷ đồng3 và ngân sách huyện, xã:19,614 tỷ đồng.
- Vốn lồng ghép: 857,380 tỷ đồng;
- Vốn tín dụng: 46.326,156 tỷ đồng4;
- Vốn huy động từ doanh nghiệp: 78 tỷ đồng;
- Huy động từ cộng đồng dân cư và vốn khác: 69,810 tỷ đồng.
3.1. Mặt được
- Công tác triển khai, thực hiện Chương trình luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền5. UBND Tỉnh, Ban Chỉ đạo Tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai kịp thời các văn bản của Trung ương về Chương trình xây dựng nông thôn mới; các sở, ngành Tỉnh và địa phương tích cực, chủ động xây dựng, triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả Chương trình.
- Duy trì và nâng mức độ hoàn thiện các tiêu chí về thủy lợi, điện, thông tin và truyền thông, môi trường, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân; chăm lo tốt công tác giáo dục và đào tạo, xây dựng đời sống văn hóa, góp phần giữ vững quốc phòng và an ninh trật tự xã hội.
- Tiếp tục phát huy tốt hiệu quả của các mô hình phát triển, gắn kết cộng đồng như: mô hình cộng đồng dân cư quản lý xây dựng nông thôn mới theo phương châm “3 tự - 1 nhờ”, mô hình Hội quán, mô hình nhà nước cấp vật tư, người dân đóng góp ngày công lao động trong xây dựng các công trình nông thôn gắn với nhu cầu sản xuất, dân sinh;...
- Cảnh quan môi trường nông thôn ngày càng khởi sắc từ sự lan tỏa của các mô hình xây dựng tuyến đường kiểu mẫu; sáng - xanh - sạch - an toàn; mô hình thu gom rác thải sinh hoạt, tự quản môi trường của các cấp hội, địa phương.
- Cấp huyện, xã chưa bố trí được cán bộ chuyên trách Chương trình nông thôn mới, từ đó việc theo dõi, tham mưu chưa đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ Chương trình (nhất là đã bước sang giai đoạn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu), công tác báo cáo kết quả thực hiện Chương trình chưa kịp thời, chặt chẽ.
- Một số lãnh đạo được phân công phụ trách các xã chưa dành nhiều thời gian đi thực tế để nắm thông tin và hỗ trợ tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình.
- Tiến độ thực hiện duy trì và nâng chất các tiêu chí nông thôn mới theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao vẫn còn chậm; địa phương gặp khó khăn trong huy động nguồn lực tiếp tục đầu tư duy tu, bảo dưỡng các công trình sau khi đã hoàn thành (chủ yếu tiêu chí về giao thông) khi nguồn lực ngân sách hạn chế.
- Các phong trào xây dựng nông thôn mới ở một số nơi vẫn còn mang tính hình thức, cầm chừng, công tác huy động nguồn lực, phát huy vai trò chủ thể của người dân chưa đáp ứng được xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong tình hình mới; vẫn còn trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên mới thực hiện.
- Công tác theo dõi, cập nhật và tổng kết huy động nguồn lực từ người dân, tổ chức xã hội chưa chặt chẽ; thiếu sơ kết, tổng kết, đánh giá các phong trào đã phát động cấp cơ sở để rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chương trình.
Tiếp tục thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trên tinh thần tự lực, chăm chỉ và hợp tác; tiếp tục gắn kết chặt chẽ Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và giảm nghèo bền vững, tạo nền tảng vững chắc để thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025;
- Về số xã đạt chuẩn nông thôn mới: có thêm 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới6; trong đó có 8 xã điểm, hoàn thành chỉ tiêu 37/37 xã điểm giai đoạn 2016 - 2020 đạt chuẩn NTM (đạt 100%); 12 xã diện theo đề xuất của các địa phương7, (chi tiết xem Phụ lục 4).
- Về huyện đạt chuẩn nông thôn mới: huyện Tháp Mười được công nhận huyện được công nhận đạt chuẩn; phấn đấu huyện Cao Lãnh và huyện Châu Thành hoàn thành nhiệm vụ huyện đạt nông thôn mới8.
- Duy trì các kết quả xã đạt chuẩn (trong đó các xã đạt chuẩn giai đoạn 2011 - 2015 phải hoàn thiện lại 19 tiêu chí nông thôn mới theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020), hướng đến xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Ít nhất 03 xã nông thôn mới đạt chuẩn nâng cao, hướng đến kiểu mẫu (Mỹ Đông, huyện Tháp Mười; Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh; Định Yên, huyện Lấp Vò).
- Bình quân số tiêu chí đạt trên xã ≥ 18,73 tiêu chí.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn: Tỷ lệ hộ nghèo còn 1,28%; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ≥ 90%, (Chi tiết xem Phụ lục 1).
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân về chương trình xây dựng nông thôn mới; trọng tâm khơi dậy tinh thần tự lực, hợp tác - liên kết mọi mặt của người dân nông thôn trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; Phát huy hiệu quả thực hiện Phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Đồng Tháp chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”.
- Tập trung chỉ đạo duy trì và nâng chất tiêu chí nông thôn mới đã đạt, xây dựng xã nông thôn mới nâng cao gắn với các mô hình kiểu mẫu.
- Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo việc làm, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và giảm nghèo bền vững; thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); từng bước phát triển nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 để nâng cao thu nhập cho người dân
- Huy động mọi nguồn lực tiếp tục đầu tư duy tu, bảo dưỡng các công trình sau khi đã hoàn thành, đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình; Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và đẩy mạnh việc huy động nguồn lực xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng (hạ tầng về văn hóa, giáo dục, điện), đầu tư phát triển sản xuất những sản phẩm chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường
- Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường
- Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, chất lượng các dịch vụ hành chính công và công tác quốc phòng - an ninh, trật tự xã hội; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý nhà nước, lực lượng hỗ trợ, lực lượng trực tiếp hoạt động ở các Hợp tác xã (HTX) và thành viên HTX; kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về HTX ở các cấp và đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức thường xuyên cho đội ngũ này về Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN); Phát triển các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; Thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp; Thực hiện đồng bộ các chính sách có liên quan nhằm hỗ trợ HTX phát triển bền vững.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình ở các cấp
Dự kiến kế hoạch vốn Chương trình năm 2020 là 1.166,271 tỷ đồng, (chưa bao gồm vốn tín dụng), trong đó:
- Vốn hỗ trợ của Trung ương: 408,36 tỷ đồng (gồm: vốn đầu tư phát triển: 318,26 tỷ đồng (đã bao gồm vốn dự phòng); vốn sự nghiệp: 90,1 tỷ đồng)9;
- Vốn địa phương: 83,707 tỷ đồng.
+ Vốn tỉnh: 50 tỷ đồng.
+ Vốn huyện: 33,707 tỷ đồng10.
- Vốn lồng ghép: 628,73 tỷ đồng11
- Vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: 45,474 tỷ đồng12.
(Chi tiết xem Phụ lục 2)
4. Tổ chức thực hiện: (Chi tiết xem Phụ lục 6)
Yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện tốt Kế hoạch./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.