ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8997/KH-UBND |
Lâm Đồng, ngày 10 tháng 12 năm 2021 |
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Thực hiện Luật Thanh niên ngày 16 tháng 6 năm 2020; Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thanh niên; Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ Quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và Quyết định số 1113/QĐ-BNV ngày 17 tháng 10 năm 2021 của Bộ Nội vụ ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch tổ chức Chương trình đối thoại giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh với Thanh niên trên địa bàn tỉnh năm 2022, cụ thể như sau:
1. Mục đích
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh đối thoại với thanh niên để nắm bắt tình hình, lắng nghe những kiến nghị, đề xuất của thanh niên đế kịp thời chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến chính sách phát triển thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
Thông qua Chương trình gặp gỡ đối thoại nhằm phổ biến rộng rãi cho thanh niên những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm lo, phát triển thanh niên. Qua đó, tạo điều kiện để đoàn viên, thanh niên bày tỏ những nguyện vọng, sáng kiến, hiến kế, kiến nghị, đề xuất liên quan đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, giải quyết việc làm cho thanh niên.
2. Yêu cầu
Nội dung đối thoại phải sát thực tế, gắn với đối tượng và nhu cầu chính đáng của thanh niên; tinh thần đối thoại thẳng thắn, cởi mở, chân tình.
Việc tổ chức phải hiệu quả, có ý nghĩa và bảo đảm thời gian.
II. CHỦ ĐỀ, NỘI DUNG, HÌNH THỨC ĐỐI THOẠI
1. Chủ đề: “Thanh niên tỉnh Lâm Đồng với khởi nghiệp, lập nghiệp”
2. Nội dung đối thoại
a) Thông tin nhanh đến thanh niên những kết quả trong thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 -2020.
b) Khái quát tình hình thanh niên của tỉnh trong giai đoạn hiện nay, những thuận lợi, khó khăn, thách thức và định hướng một số nội trong tìm kiếm việc làm, mở rộng sản xuất, kinh doanh, nhân rộng các mô hình làm kinh tế đạt hiệu quả thông qua việc giới thiệu một số mô hình thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp tiêu biểu trên địa bàn tỉnh... và một số văn bản liên quan đến phát triển thanh niên.
c) Thanh niên đề xuất với Lãnh đạo tỉnh về các giải pháp nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, đồng thời góp ý đối với những bất cập trong thực hiện chương trình hỗ trợ khởi nghiệp trong thời gian qua và hiến kế với lãnh đạo tỉnh về các giải pháp nhằm phát huy vai trò của thanh niên đóng góp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
3. Hình thức đối thoại
Tùy theo tình hình thực tế về dịch bệnh Covid-19, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ quyết định chọn một trong hai hình thức đối thoại sau đây để tổ chức Chương trình đối thoại giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân tình với thanh niên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng:
a) Hình thức đối thoại trực tiếp: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh đối thoại trực tiếp với thanh niên (trường hợp dịch bệnh Covid-19 đã kiểm soát);
b) Hình thức đối thoại trực tuyến: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chủ trì chương trình đối thoại tại điểm cầu của tỉnh, kết nối trực tuyến với 12 điểm cầu của các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh (trường hợp dịch bệnh Covid-19 chưa được kiểm soát).
1. Thời gian
Dự kiến trong quý I năm 2022. Sau khi công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh ít nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức đối thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thanh niên (thời gian cụ thể có thông báo và giấy mời sau).
2. Địa điểm
a) Tại Hội trường 100 chỗ, tầng 4 Trung tâm hành chính tỉnh (Tổ chức trực tiếp hoặc trực tuyến);
b) Trường hợp trực tuyến thì điểm cầu các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn do các địa phương chủ động sắp xếp đảm bảo cơ sở vật chất đổ tổ chức hội nghị có hiệu quả.
1. Tại Hội trường 100 chỗ (khoảng 100 người cho hình thức trực tiếp, 50 người cho hình thức trực tuyến)
- Mời đại diện Thường trực Tỉnh ủy;
- Mời đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh: Chủ trì đối thoại;
- Đại diện Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh;
- Đại diện một số Ban đảng Tỉnh ủy;
- Đại diện lãnh đạo các cơ quan: Sở Nội vụ; Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Công an tỉnh; Tỉnh Đoàn; Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Hội LHTN Việt Nam tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh,...
- Đại diện lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN cấp huyện (trường hợp trực tiếp)
- Đại diện một số tổ chức, doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh;
- Thành phần lực lượng thanh niên trực tiếp tham gia chương trình đối thoại trực tiếp hoặc trực tuyến tại điểm cầu của tỉnh (giao Tỉnh Đoàn mời giúp, số lượng tối đa 20 người trong trường hợp tổ chức trực tiếp, 30 người trong trường hợp tổ chức trực tuyến) gồm: đại diện lãnh đạo một số Ban chuyên môn của Tỉnh đoàn; Hội LHTN Việt Nam tỉnh và các Hội trực thuộc; các đơn vị Đoàn trực thuộc Tỉnh Đoàn đóng trên địa bàn thành phố; thanh niên làm kinh tế giỏi; thanh niên công chức; thanh niên lực lượng vũ trang; thanh niên học sinh, sinh viên; thanh niên chưa có việc làm...
- Mời Báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và một số cơ quan báo thường trú tại tỉnh đến dự và đưa tin.
(Có thông báo và giấy mời đến thành phần tham dự sau)
2. Cấp huyện
a) Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Chương trình trực tiếp thi cử đại biểu tham dự tại tỉnh.
b) Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Chương trình trực tuyến thì thành phần tham dự tại điểm cầu ở cấp huyện gồm:
- Đại diện lãnh đạo Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, UBMTTQVN cấp huyện;
- Đại diện lãnh đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan; một số doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn; thanh niên làm kinh tế giỏi; thanh niên nông thôn; thanh niên công chức; thanh niên lực lượng vũ trang; thanh niên học sinh, sinh viên; thanh niên chưa có việc làm... (do UBND cấp huyện mời).
3. Tại cấp xã
Trường hợp UBND tỉnh tổ chức Chương trình trực tuyến thì tại điểm cầu cấp xã gồm:
- Đại diện lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN cấp xã;
- Các tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã có liên quan; Bí thư Chi bộ, Trưởng các thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã; đại diện thanh niên làm kinh tế giỏi; thanh niên nông thôn; thanh niên công chức; thanh niên lực lượng vũ trang; thanh niên học sinh, sinh viên; thanh niên chưa có việc làm trên địa bàn... (do UBND cấp xã mời).
1. Sở Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp với Tỉnh Đoàn và các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng kịch bản nội dung chi tiết chương trình đối thoại với thanh niên; lập dự toán kinh phí đối với các nội dung liên quan, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, để chuẩn bị các điều kiện cần thiết tổ chức tốt Chương trình.
b) Chuẩn bị nội dung phát biểu của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp các nội dung theo nhóm vấn đề để trao đổi tại cuộc đối thoại những nội dung thuộc thẩm quyền. Đối với những nội dung không thuộc thẩm quyền thì ghi nhận và gửi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
d) Tham mưu văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh kết luận nội dung đối thoại và gửi các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan xem xét, giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Thanh niên.
2. Tỉnh Đoàn
a) Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng nội dung chi tiết kịch bản của Chương trình; tổ chức tiếp nhận, tổng hợp các ý kiến, đề xuất của thanh niên (bằng phiếu, phát biểu trực tiếp tại buổi đối thoại hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng).
Chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị chuẩn bị nội dung phục vụ buổi đối thoại với thanh niên; lựa chọn, phân bổ số lượng, triệu tập đoàn viên thanh niên tham dự Chương trình và giới thiệu một số gương điển hình thanh niên có mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả.
b) Chỉ đạo các Huyện, Thành đoàn và tổ chức Đoàn trực thuộc phổ biến và định hướng cho thanh niên bám sát chủ đề đối thoại để kiến nghị với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh; Hướng dẫn đoàn cấp dưới lựa chọn, phân bổ số lượng và triệu tập đoàn viên, thanh niên tham dự đối thoại trực tiếp hoặc tại điểm cầu cấp huyện.
c) Tổ chức đăng tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin của đơn vị về Chương trình đối thoại giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh với thanh niên năm 2022.
3. Văn phòng UBND tỉnh
a) Đảm bảo các điều kiện về cơ sở, vật chất cần thiết để tổ chức tốt Chương trình đối thoại giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh với thanh niên năm 2022 (bố trí Hội trường, âm thanh, đường truyền trong trường hợp tổ chức trực tuyến...).
b) Phát hành giấy mời đại biểu.
c) Thông tin trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh về việc tổ chức Chương trình đối thoại giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh với thanh niên của tỉnh năm 2022.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sơ Nội vụ tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bổ sung kinh phí để tổ chức thực hiện Chương trình.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chuẩn bị đầy đủ các nội dung, thông tin về hỗ trợ khởi nghiệp nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của tỉnh cho thanh niên, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng Chương trình chi tiết.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chuẩn bị đầy đủ các nội dung, thông tin về nghề nghiệp, việc làm trên địa bàn tỉnh nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho thanh niên, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng Chương trình chi tiết.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Viễn thông Lâm Đồng và Trung tâm Công báo - Tin học (Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh) chuẩn bị chu đáo thiết bị, đường truyền (trong trường hợp trực tuyến) phục vụ Chương trình đối thoại.
8. Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố
a) Tổ chức đăng tin trên Trang thông tin điện tử và các bản tin của đơn vị về việc tổ chức Chương trình đối thoại giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh với thanh niên năm 2022.
b) Thủ trưởng của cơ quan, đơn vị đến dự Chương trình đối thoại chuẩn bị các nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách để trực tiếp trao đổi, trả lời ý kiến của thanh niên tại buổi đối thoại.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện (trong trường hợp UBND tỉnh tổ chức Chương trình trực tuyến)
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác tổ chức, chuẩn bị hội trường, bố trí cán bộ kỹ thuật trực tại điềm cầu trực tuyến, trang trí, phát hành giấy mời, thông báo triệu tập đại biểu, tổ chức tiếp nhận, tổng hợp các ý kiến, đề xuất của thanh niên...
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và thực hiện có hiệu quả nội dung trong Chương trình đối thoại với thanh niên toàn tỉnh trong trường hợp tổ chức Chương trình trực tuyến.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, địa phương, đơn vị căn cứ nội dung Kế hoạch này để thực hiện. Trong quá trình triển khai nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để kịp thời xem xét, giải quyết./.
|
CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.