ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8994/KH-UBND |
Đồng Nai, ngày 29 tháng 7 năm 2021 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
Căn cứ Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021 - 2030; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh, như sau:
1. Mục đích
Phát triển công tác xã hội tại các ngành, các cấp trong các lĩnh vực, cơ sở trợ giúp xã hội để tham gia giải quyết các vấn đề khó khăn của cá nhân, gia đình và cộng đồng, đặc biệt là các nhóm đối tượng yếu thế, một cách hiệu quả và thiết thực, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
Chương trình phát triển công tác xã hội phải đa dạng, có sự tham gia của nhiều tổ chức, đơn vị, cộng đồng, cá nhân liên quan. Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác xã hội là những người được đào tạo, bồi dưỡng bài bản, chuyên nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện chức năng phòng ngừa, can thiệp, phục hồi và phát triển đối với nhóm cộng đồng, cá nhân yếu thế.
1. Mục tiêu chung
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác xã hội tại các ngành, các cấp, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng giai đoạn; đảm bảo nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội trên các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng, hạnh phúc, văn minh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021 - 2025
- Mục tiêu 1: Có 60% số cơ quan, tổ chức, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, các cơ quan tư pháp, trường học và bệnh viện công lập, các xã, phường, thị trấn và đơn vị liên quan thực hiện phân công, bố trí nhân sự làm công tác xã hội, trong đó mỗi đơn vị có 01 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh chuyên trách, không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp hàng tháng tối thiểu bằng mức lương cơ bản do Chính phủ quy định.
- Mục tiêu 2: Có 30% số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn, các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, trường học và bệnh viện công lập, hệ thống tư pháp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội các cấp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng công tác xã hội.
- Mục tiêu 3: Có 50% số cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở liên quan khác trong quy hoạch có cung cấp dịch vụ công tác xã hội; tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ công tác xã hội năm 2025 tăng 20% so với năm 2020.
- Mục tiêu 4: Trên 90% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được trợ giúp xã hội và được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp từ nguồn lực xã hội hóa.
b) Giai đoạn 2026 - 2030
- Mục tiêu 1 : Có 90% số cơ quan, tổ chức, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, các cơ quan tư pháp, trường học, bệnh viện công lập, xã, phường, thị trấn và đơn vị liên quan thực hiện phân công, bố trí nhân sự làm công tác xã hội, trong đó mỗi đơn vị có 01 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh chuyên trách, không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp hàng tháng tối thiểu bằng mức lương cơ bản do Chính phủ quy định.
- Mục tiêu 2: Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 60% số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội các cấp.
- Mục tiêu 3: Có 60% số cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở khác trong quy hoạch có cung cấp dịch vụ công tác xã hội; tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ công tác xã hội và quản lý ca tăng tối thiểu 30% so với năm 2025.
- Mục tiêu 4: Bảo đảm 100% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được trợ giúp xã hội và được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp từ nguồn lực xã hội hóa.
1. Triển khai, hướng dẫn các văn bản của Trung ương về công tác xã hội
a) Triển khai, hướng dẫn thực hiện các văn bản của các Bộ, ngành Trung ương về phát triển công tác xã hội. Tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp các dịch vụ công tác xã hội và giúp đỡ, hỗ trợ các cá nhân, nhóm, cộng đồng đang gặp hoàn cảnh khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
b) Đề xuất, kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến phát triển công tác xã hội như: Cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong các lĩnh vực bảo trợ xã hội, cai nghiện ma túy, giáo dục, y tế, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, tư pháp, lao động - thương binh và xã hội và trong các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội; ban hành tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và áp dụng ngạch, bậc lương, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp đặc thù cho người làm công tác xã hội; khuyến khích xã hội hóa để thu hút đầu tư phát triển và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho các đối tượng yếu thế và người dân.
2. Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội
a) Tiếp tục quy hoạch và phát triển mạng lưới các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong các ngành, lĩnh vực và tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức, cá nhân được phép thành lập theo hướng thực hiện trợ giúp toàn diện và bền vững.
b) Hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật và mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm Công tác xã hội tỉnh đạt tiêu chuẩn theo quy định, đảm bảo có các phân khu chức năng, hạng mục đáp ứng hoạt động chăm sóc, phục hồi chức năng, trị liệu và cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
c) Hỗ trợ xây dựng, vận hành và nhân rộng các mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, hệ thống, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, ngôi nhà tạm lánh, mô hình nuôi con nuôi, mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi có thời hạn và mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng, hỗ trợ sinh kế cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
3. Bố trí nguồn nhân lực làm công tác xã hội
Thống kê, rà soát, sắp xếp, phân công cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên làm công tác xã hội tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp, các cơ sở giáo dục, bệnh viện và các cơ sở của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó ưu tiên các lĩnh vực trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, cai nghiện ma túy, hỗ trợ phạm nhân hoàn lương và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc khác.
4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội
a) Điều tra, rà soát, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; các đối tượng và dịch vụ công tác xã hội; kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ, nhân viên công tác xã hội; nâng cao năng lực thu thập, xử lý thông tin về công tác xã hội, phục vụ yêu cầu chỉ đạo, quản lý.
b) Hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học về công tác xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội theo nhu cầu thực tế của các ngành, địa phương và chỉ tiêu phân bổ của các Bộ, ngành Trung ương.
c) Tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội về chăm sóc, phục hồi, trợ giúp đối tượng đặc thù, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và người chưa thành niên; công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp, nông thôn miền núi và một số lĩnh vực đặc thù khác.
5. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và sơ, tổng kết chương trình phát triển công tác xã hội, đặc biệt là công tác xã hội trong các lĩnh vực bảo trợ xã hội, cai nghiện ma túy, y tế, giáo dục, tư pháp, lao động - thương binh và xã hội
a) Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá các cơ sở, trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội, đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội bảo đảm tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và chính sách, pháp luật về công tác xã hội.
b) Sơ, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển công tác xã hội để rút kinh nghiệm và đề xuất, kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương hoàn thiện cơ chế, chính sách và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội.
6. Tuyên truyền, thông tin nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về công tác xã hội
a) Đa dạng các hoạt động thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của ngành công tác xã hội, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các đối tượng yếu thế khác.
b) In nhân bản tài liệu, sổ tay hướng dẫn kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên làm công tác xã hội.
c) Tổ chức hội nghị, hội thảo, biểu dương, họp mặt kỷ niệm để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và phổ biến pháp luật về lĩnh vực công tác xã hội cho các cơ quan, đơn vị liên quan, cơ sở trợ giúp xã hội và cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội.
1. Từ nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp quy định về ngân sách nhà nước; lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án, dự án khác để thực hiện chương trình.
2. Từ nguồn đóng góp, hỗ trợ hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.
3. Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương lập dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện chương trình và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nội dung về công tác xã hội của kế hoạch.
b) Chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan chỉ đạo hoạt động xây dựng mạng lưới tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội và mạng lưới nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội trên địa bàn tỉnh.
c) Tăng cường thực hiện trợ giúp xã hội và cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, người già, người nghèo.
d) Phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Mục tiêu 1, 2, 3, 4 thuộc điểm a, b khoản 2 Mục II và khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Mục III của Kế hoạch.
đ) Tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hàng năm theo quy định. Tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 05 năm vào cuối năm 2025 và tổng kết 10 năm vào cuối năm 2030.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì thẩm định, phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh xem xét, phê duyệt việc tiếp nhận các nguồn hỗ trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài để thực hiện các chương trình phát triển công tác xã hội. Trên cơ sở danh mục các dự án đầu tư công liên quan chương trình phát triển công tác xã hội do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh về chủ trương đầu tư, khả năng cân đối bố trí nguồn vốn để thực hiện các dự án theo quy định của Luật Đầu tư công.
3. Sở Tài chính
Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh về kinh phí để triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh theo quy định.
4. Sở Nội vụ
Triển khai các văn bản của Trung ương về ngạch viên chức công tác xã hội, chế độ phụ cấp lương, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với công chức, viên chức làm công tác xã hội. Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện khoản 1, 2, 3, 4 Mục III của Kế hoạch.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan triển khai chương trình công tác xã hội trong trường học. Phối hợp xây dựng các tài liệu tuyên truyền, tờ gấp, tờ rơi cho học sinh, sinh viên, học viên; thiết lập mạng lưới cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm thực hiện công tác xã hội trong các trường học gắn với nhân sự và hoạt động của tổ tư vấn tâm lý trong trường học, thường xuyên tập huấn chuyên đề bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ này. Tổ chức thực hiện các nội dung liên quan của ngành giáo dục tại Mục tiêu 1, 2, 3 thuộc điểm a, b khoản 2 Mục II và Mục III của Kế hoạch.
6. Công an tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nội dung liên quan của ngành công an tại Mục tiêu 1, 2 thuộc điểm a, b khoản 2 Mục II và Mục III của Kế hoạch.
7. Sở Tư pháp
Phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác xã hội. Tổ chức thực hiện các nội dung liên quan của ngành tư pháp tại Mục tiêu 1, 2 thuộc điểm a, b, khoản 2 Mục II và Mục III của Kế hoạch.
8. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan triển khai dịch vụ công tác xã hội trong các bệnh viện, cơ sở y tế theo quy định. Tổ chức thực hiện các nội dung liên quan của ngành y tế tại Mục tiêu 1, 2, 3 thuộc điểm a, b khoản 2, Mục II và Mục III của Kế hoạch.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng, chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh trong các cuộc họp giao ban báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
10. Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan
Có trách nhiệm triển khai thực hiện chương trình phát triển công tác xã hội trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
Phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch để góp phần đạt các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Chỉ đạo các đoàn, hội cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân về giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề công tác xã hội, lợi ích từ các hoạt động công tác xã hội mang lại cho cộng đồng; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội ở cơ sở; tập hợp, vận động đoàn viên, hội viên tình nguyện tích cực tham gia công tác xã hội tại địa phương.
12. UBND các huyện, thành phố
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, mục tiêu nhằm cụ thể hóa chương trình phát triển công tác xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 của địa phương. Chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch trên địa bàn quản lý.
b) Bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất thực hiện chương trình phát triển công tác xã hội. Lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các kế hoạch, đề án liên quan trên địa bàn để thực hiện hiệu quả chương trình.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030. Đề nghị các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 01/12 hàng năm, để tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh. Trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.