ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8265/KH-UBND |
Đồng Nai, ngày 19 tháng 7 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” (gọi tắt là Đề án); Kế hoạch số 2116/KH-BNN-TCLN ngày 07 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”; sau khi xem xét Tờ trình số 2603/TTr-SNN ngày 09 tháng 6 năm 2021, Báo cáo số 3219/BC-SNN ngày 07 tháng 7 năm 2021 và Báo cáo số 3268/BC-SNN ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (file điện tử đính kèm); Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch thực hiện “Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu
a) Giai đoạn 2021-2025 tỉnh Đồng Nai trồng 20 triệu cây xanh, trong đó: 12 triệu cây lâm nghiệp (07 triệu cây trồng tập trung, 05 triệu cây trồng phân tán); 08 triệu cây trồng khác: cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đô thị....trồng trên đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp.
b) Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững trên địa bàn.
c) Góp phần hoàn thành “Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ.
2. Yêu cầu
a) Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; đưa việc trồng cây xanh thực sự trở thành phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả của các cấp, các ngành, trong từng khu dân cư với sự tham gia tự giác tích cực của mọi người dân.
b) Nguồn lực có sự thu hút, tham gia tích cực của mọi thành phần kinh tế và lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội, chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, chương trình xây dựng nông thôn mới để trồng 20 triệu cây xanh đến năm 2025.
c) Gắn trách nhiệm chăm sóc, quản lý, bảo vệ, đảm bảo cây xanh được trồng thuộc các đối tượng phải có chủ quản lý cụ thể, rõ ràng, đảm bảo tỷ lệ cây sống cao và phát triển ổn định.
1. Tập trung nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị, thấy rõ được tầm quan trọng của việc trồng cây xanh đối với môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân; Đồng Nai là tỉnh có nhiều Khu công nghiệp, nhiều doanh nghiệp, tốc độ đô thị hóa nhanh thì việc trồng cây xanh càng có ý nghĩa hơn, gắn giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, phát triển bền vững.
2. Tổ chức thực hiện hoàn thành trồng 20 triệu xanh trong giai đoạn 2021-2025 trong đó: 12 triệu cây lâm nghiệp (07 triệu cây trồng tập trung, 05 triệu cây trồng phân tán); 08 triệu cây trồng khác: cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đô thị....trồng trên đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, chỉ tiêu trồng cây xanh được phân bổ cụ thể cho các địa phương cả giai đoạn và hàng năm, cụ thể: Ủy ban thành phố Biên Hòa 1.486 ngàn cây, thành phố Long Khánh 1.050 ngàn cây; Ủy ban nhân dân các huyện: Nhơn Trạch 1.331 ngàn cây, Long Thành 1.180 ngàn cây, Cẩm Mỹ 2.250 ngàn cây, Trảng Bom 1.339 ngàn cây, Thống Nhất 1.871 ngàn cây, Vĩnh Cửu 1.890 ngàn cây, Xuân Lộc 2.950 ngàn cây, Định Quán 2.375 ngàn cây, Tân Phú 2.278 ngàn cây (đính kèm Phụ lục 01: Chỉ tiêu trồng cây xanh theo đơn vị hành chính cấp huyện).
3. Thực hiện rà soát tất cả các loại đất thuộc các khu vực trên địa bàn nông thôn và đô thị, xác định rõ diện tích đất có thể trồng cây xanh, trên cơ sở đó hàng năm xây dựng kế hoạch đảm bảo việc trồng cây xanh đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, diện tích đất và loài cây trồng.
4. Tập trung huy động cao nhất nguồn lực trong mọi thành phần kinh tế đảm bảo đáp ứng cho yêu cầu trồng cây xanh; trong đó, nguồn của tỉnh cân đối hỗ trợ cho trồng rừng tập trung và một phần cây phân tán đối với những huyện khó khăn về tài chính. Kinh phí còn lại các địa phương, đơn vị tự cân đối ngân sách, lồng ghép các chương trình, dự án và huy động nguồn xã hội hóa là chủ yếu.
5. Công tác trồng, chăm sóc, quản lý cây xanh được đảm bảo chặt chẽ, cây trồng phải có chủ quản lý cụ thể và có tỷ lệ sống cao; nhất là, đối với cây trồng phân tán.
III. Giải pháp chủ yếu thực hiện
1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao năng lực, nhận thức:
a) Tổ chức thực hiện tốt công tác quán triệt, tuyên truyền trong các cấp, các ngành, các đơn vị đến từng cán bộ, công chức, viên chức và người dân về vai trò ý nghĩa, tầm quan trọng của việc trồng cây xanh nói chung và thực hiện kế hoạch trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 với thông điệp “vì một Việt Nam xanh”.
b) Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền: lồng ghép qua các hội nghị, trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình), pano áp phích, hội thi trồng cây xanh, tổ chức phát động phong trào trồng cây xanh đến các cơ sở giáo dục; vận động mỗi học sinh, sinh viên, mỗi đoàn viên, hội viên trồng ít nhất 01 cây xanh..., tạo điểm nhấn và dẫn dắt chung trong thực hiện Chương trình.
c) Phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành, chủ rừng và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng, trồng cây xanh; xây dựng các tài liệu tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và trồng, chăm sóc cây xanh đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
d) Các ngành, các địa phương, đơn vị căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị hàng năm, thời điểm từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 15 tháng 6 vào dịp sinh nhật Bác và ngày Môi trường thế giới, tổ chức Lễ phát động trồng cây xanh, tuyên truyền sâu rộng trong toàn cơ quan, đơn vị và đến các tầng lớp nhân dân.
đ) Từng cơ quan, đơn vị, đoàn thể gắn với việc phát động thực hiện các phong trào thi đua, vận động cán bộ, công chức, hội viên và nhân dân bằng mọi hình thức đóng góp tham gia tích cực trồng cây xanh, hiệu quả trong toàn xã hội; kịp thời thực hiện biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có mô hình hay và đóng góp tích cực cho Chương trình.
2. Quỹ đất trồng cây xanh
a) Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức rà soát và hướng dẫn các địa phương thực hiện ngay trong năm 2021 và thực hiện rà soát, cập nhật bổ sung thường xuyên hàng năm, đảm bảo chủ động về quỹ đất cho nhiệm vụ trồng cây theo thời gian đã xác định.
b) Cấp huyện và thành phố: chỉ đạo các cơ quan liên quan như: phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc phòng Kinh tế, phòng Tài nguyên và Môi trường, Hạt Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn... tiến hành rà soát xác định quỹ đất trồng cây xanh tại địa phương nhằm chủ động quỹ đất cho công tác trồng cây trên địa bàn.
c) Về quỹ đất, thực hiện rà soát ở tất cả các loại đất như:
- Đất nông nghiệp: Đối với diện tích ven sông, bờ kênh mương thủy lợi, bờ vùng, bờ đồng, diện tích đất nhỏ phân tán, vườn nhà, trang trại; đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, cây hàng năm;
- Đất lâm nghiệp: diện tích trong quy hoạch 03 loại rừng, đất chưa có rừng, đất đã trồng rừng phòng hộ, đặc dụng nhưng chưa đủ mật độ theo thiết kế ban đầu, đất di dời dân cư ra khỏi rừng, đất thanh lý hợp đồng giao khoán đưa vào trồng rừng, trồng bổ sung trên các tuyến đường tuần tra bảo vệ, ranh lô rừng trồng sản xuất, trên các đường băng phòng chống cháy; trồng rừng đặc dụng, phòng hộ...
- Đất phi nông nghiệp: diện tích đất vỉa hè đường phố, công viên, quảng trường, Khu công nghiệp, Khu dân cư, đất dự án, đơn vị quân đội, công sở, các công trình tín ngưỡng, trường học, bệnh viện, đường giao thông, các công trình công cộng; các tuyến đường trục xã, liên xã; đường trục thôn xóm, đất quy hoạch phi nông nghiệp nhưng chưa sử dụng còn thời hạn ít nhất 05 năm.
d) Tổ chức giao đất, giao rừng, đảm bảo diện tích đất đai thuộc các đối tượng trồng cây xanh phải có chủ quản lý cụ thể, rõ ràng: cây xanh đô thị quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị; cây được trồng trên diện tích đất của các tổ chức và hộ gia đình giao cho các tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm quản lý; cây được trồng trên diện tích đất công, các công trình công cộng (đường xá, bờ kênh mương thủy lợi...).
3. Loài cây trồng
a) Lựa chọn loài cây và tiêu chuẩn cây trồng phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, phù hợp với mục đích và điều kiện sinh thái gây trồng của từng khu vực; trồng đúng mùa vụ; chú trọng áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để cây trồng có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng, phát triển tốt, sớm phát huy tác dụng về cảnh quan, môi trường, ưu tiên trồng cây 02 năm tuổi đối với cây lâm nghiệp.
b) Loài cây trồng trong đô thị được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia; loài cây trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán vùng nông thôn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Chủ động chuẩn bị cây giống đảm bảo về số lượng và chất lượng đáp ứng việc trồng cây theo thời vụ; tổ chức trồng, chăm sóc cây xanh theo hướng dẫn kỹ thuật cụ thể của từng loài cây; gắn công tác trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ đến từng khu phố và từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
4. Kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ
a) Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong việc trồng, chăm sóc, dịch chuyển cây xanh phân tán; bảo đảm việc trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển cây xanh được an toàn, hiệu quả. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu về trồng, chăm sóc, phát triển cây xanh trồng tập trung và cây xanh phân tán.
b) Xây dựng, hình thành vùng rừng trồng tập trung, áp dụng công nghệ sinh học và kỹ thuật thâm canh rừng để nâng cao năng suất rừng trồng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản; khuyến khích sử dụng các loài cây bản địa; trồng rừng hỗn loài, kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn dài ngày ở những nơi có điều kiện thích hợp.
c) Tổ chức trồng, chăm sóc cây theo quy trình trồng cây xanh đô thị; thực hiện thiết kế, trồng cây xanh theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9257:2012 đối khu vực đô thị; lựa chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa, tập quán canh tác; tổ chức trồng, chăm sóc rừng và cây xanh theo tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật cụ thể của từng loài cây đối với khu vực nông thôn.
5. Huy động cao nhất mọi nguồn lực xã hội, đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh, trong đó:
a) Tăng cường huy động vốn từ xã hội hóa, vốn đóng góp hợp pháp của các doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng cây xanh.
b) Vận động các tổ chức cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội, cơ quan, đơn vị, hộ dân... trực tiếp tham gia trồng cây xanh tại nơi ở và đóng góp kinh phí ủng hộ chung cho việc thực hiện Chương trình thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
c) Đa dạng hóa hình thức đóng góp: đóng góp kinh phí trực tiếp (bằng tiền, cây giống...) hoặc thông qua thực hiện trồng cây xanh tại một tuyến đường, khu dân cư hoặc diện tích đất trống nhất định; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân có hợp đồng nhận khoán đất lâm nghiệp, chuyển sang trồng rừng tập trung bằng cây gỗ lớn.
d) Kết hợp thực hiện lồng ghép các chương trình đầu tư công của nhà nước: Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng tại các đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; các dự án phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng Khu công nghiệp, công sở, đường giao thông; các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác,...
Kinh phí được sử dụng từ 02 nguồn: nguồn ngân sách và nguồn xã hội hóa. Tổng dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch: 607.292 triệu đồng, cụ thể:
1. Kinh phí trồng rừng tập trung: 292.300 triệu đồng, gồm:
a) Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: 203.885 triệu đồng, gồm kinh phí hỗ trợ thanh lý hợp đồng khoán (đơn giá 350 triệu đồng/ha) và kinh phí trồng, chăm sóc các năm (đơn giá 90 triệu đồng/ha).
b) Trồng rừng tập trung ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 88.445 triệu đồng (đơn giá 45 triệu đồng/ha).
2. Kinh phí cây lâm nghiệp trồng phân tán: 74.998 triệu đồng (chỉ tính phần cây giống hỗ trợ, với đơn giá bình quân 15.000 đồng/cây).
3. Kinh phí cây khác (cây công nghiệp, cây ăn trái, cây đô thị...): 239.993 triệu đồng, tính đơn giá bình quân cây giống 30.000 đồng/cây.
(Đính kèm phụ lục 02: kinh phí dự toán kế hoạch trồng cây xanh giai đoạn 2021-2025)
1. Các Sở, Ban, Ngành tỉnh.
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các cơ quan đơn vị liên quan thực hiện:
- Hàng năm đề xuất tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác” nhằm nâng cao nhận thức và tinh thần, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân, tự giác tích cực tham gia thực hiện hiệu quả Chương trình trồng cây xanh trên địa bàn.
- Nghiên cứu tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bổ sung tiêu chí về diện tích cây xanh trong bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Trong khi chờ hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước mắt năm 2021 hướng dẫn các địa phương thực hiện việc đánh giá nội dung xanh gắn với việc thực hiện Chương trình trồng cây xanh.
- Hướng dẫn các địa phương về trồng cây xanh tập trung và cây phân tán vùng nông thôn.
- Hàng năm, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện việc trồng rừng, trồng cây xanh theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sử dụng nguồn vốn trồng cây xanh từ nguồn xã hội hóa.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lồng ghép việc thực hiện Chương trình vào các nội dung phong trào thi đua của tỉnh và hướng dẫn các ngành, các địa phương, cơ quan đoàn thể, đơn vị thực hiện.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện kế hoạch đối với các địa phương, đơn vị; kịp thời giải quyết hoặc đề nghị cơ quan thẩm quyền giải quyết các khó khăn vướng mắc; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm; đề xuất biểu dương, khen thưởng, nhân rộng điển hình các tổ chức, cá nhân làm tốt; đầu mối tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện hàng năm và 05 năm.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan cân đối, bố trí nguồn vốn để phục vụ nhiệm vụ trồng rừng, trồng cây xanh cho cả giai đoạn và hàng năm.
c) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, địa phương thực hiện kịp thời việc cấp phát vốn trồng cây lâm nghiệp, trồng phân tán và hướng dẫn việc thanh quyết toán.
d) Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Kế hoạch trồng cây xanh; chủ trì, chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương thực hiện việc quản lý và phát triển cây xanh đô thị theo quy định.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đầu tư phát triển cây xanh công cộng tại các đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; rà soát diện tích và thực hiện trồng cây xanh trong các Khu công nghiệp, trong khuôn viên các nhà máy đảm bảo tỷ lệ cây xanh trên diện tích được giao quản lý theo quy định;
- Hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hợp số liệu về kết quả thực hiện trồng cây xanh đô thị gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
đ) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, địa phương chỉ đạo, thực hiện việc trồng cây xanh; kiểm tra, giám sát việc trồng, chăm sóc, quản lý cây xanh tại doanh trại, đơn vị quân đội trực thuộc; trụ sở Công an các huyện/thành phố, trụ sở Công an các xã, phường/thị trấn; vận động cán bộ, chiến sĩ tham gia đóng góp lao động cùng chính quyền địa phương trong các đợt ra quân tổ chức trồng cây xanh.
e) Sở Tài Nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện kế hoạch; chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp cho việc trồng cây xanh, đặc biệt là đất trống chưa sử dụng; dành quỹ đất ổn định, lâu dài, đúng mục đích cho phát triển cây xanh, bảo đảm các tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng theo quy định.
f) Sở Giao thông vận tải phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện kế hoạch này; phối hợp các địa phương trong việc thực hiện trồng cây xanh trên các tuyến giao thông đường bộ do địa phương quản lý để đảm bảo các tuyến đường ngoài khu vực đô thị được trồng cây xanh ở những nơi có đủ điều kiện, tạo cảnh quan, bóng mát và an toàn giao thông.
g) Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức phát động phong trào trồng cây xanh đến các cơ sở giáo dục; vận động mỗi học sinh, sinh viên trồng ít nhất 01 cây xanh.
h) Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai kêu gọi vận động các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp cùng chung sức, đồng lòng tham gia phong trào, ủng hộ tích cực đối với Chương trình và xem đây là nguồn lực xã hội hóa chủ đạo để thực hiện Chương trình.
i) Sở Nội vụ trên cơ sở ý kiến đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lồng ghép việc thực hiện Chương trình vào các nội dung phong trào thi đua của tỉnh (nếu phù hợp); phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các ngành, địa phương, cơ quan đoàn thể, đơn vị triển khai thực hiện.
k) Đề nghị Ban Tuyên giáo, Ban dân vận Tỉnh ủy; cấp ủy các địa phương chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, đơn vị nhằm huy động hiệu quả mọi nguồn lực xã hội.
l) Đề nghị Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, chính trị xã hội: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Phụ nữ tỉnh và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của trồng cây xanh là nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để góp phần bảo vệ môi trường phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên địa bàn.
m) Đài phát thanh và truyền hình Đồng Nai, Báo Đồng Nai và các cơ quan truyền thông: tập trung tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch; vai trò, tác dụng của rừng và cây xanh trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát hiện các tấm gương, điển hình tiên tiến, “người tốt việc tốt” trong phong trào trồng cây, trồng rừng để động viên, khuyến khích và nhân rộng.
n) Các sở, ngành khác có liên quan: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương triển khai thực hiện kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Căn cứ chỉ tiêu khối lượng được giao trong kế hoạch, tổ chức rà soát, xác định quỹ đất quy hoạch trồng cây xanh đô thị, đất phát triển cây xanh phân tán vùng nông thôn, xây dựng kế hoạch trồng cây giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch hàng năm.
b) Chủ động chuẩn bị đủ cây giống có chất lượng với loài cây và tiêu chuẩn cây trồng phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và từng khu vực, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
c) Bố trí vốn ngân sách và tập trung huy động nguồn xã hội hóa (nguồn xã hội hóa là chủ yếu), để thực hiện kế hoạch trồng cây xanh của địa phương đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu được giao.
d) Đề xuất đưa chỉ tiêu trồng cây xanh vào Nghị quyết của huyện ủy, thành ủy về xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương.
đ) Tổ chức, duy trì phát động phong trào “Tết trồng cây” và trồng cây nhân dân hàng năm; phát động phong trào thi đua, giao chỉ tiêu cho các địa phương, cơ quan, đơn vị, khu dân cư. Tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trồng rừng, trồng cây xanh.
e) Việc trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ cây xanh phải có chủ quản lý cụ thể, rõ ràng, có hồ sơ quản lý, theo dõi.
f) Tổ chức chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát, phân công trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ cây xanh; xử lý hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi phá hoại rừng, phá hoại cây xanh.
g) Hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương khen thưởng, nhân rộng các điển hình những tổ chức, cá nhân làm tốt; tổng hợp, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
3. Chế độ báo cáo
Các ngành, các cấp, các đoàn thể, đơn vị, địa phương liên quan có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả trồng cây xanh hàng năm trước ngày 15 tháng 10 về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện “Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, Ngành, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CHỈ TIÊU TRỒNG CÂY XANH THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
(Kèm theo Kế hoạch 8265/KH-UBND ngày 19/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT |
Đơn vị hành chính |
Tổng cộng (1.000 cây) |
Cây trồng hàng năm (1.000 cây) |
||||
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
|||
1 |
Tp. Biên Hòa |
1.486 |
221 |
261 |
306 |
335 |
364 |
1.1 |
Cây lâm nghiệp |
1.390 |
216 |
237 |
282 |
311 |
344 |
- |
Trồng tập trung |
1.330 |
213 |
222 |
267 |
296 |
332 |
- |
Trồng phân tán |
60 |
3 |
15 |
15 |
15 |
12 |
1.2 |
Cây khác |
96 |
5 |
24 |
24 |
24 |
19 |
2 |
Tp. Long Khánh |
1.050 |
53 |
263 |
263 |
263 |
208 |
2.1 |
Cây lâm nghiệp |
404 |
20 |
101 |
101 |
101 |
80 |
- |
Trồng tập trung |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
- |
Trồng phân tán |
404 |
20 |
101 |
101 |
101 |
80 |
2.2 |
Cây khác |
646 |
33 |
162 |
162 |
162 |
128 |
3 |
H. Nhơn Trạch |
1.331 |
141 |
297 |
302 |
318 |
273 |
3.1 |
Cây lâm nghiệp |
725 |
111 |
145 |
150 |
166 |
152 |
- |
Trồng tập trung |
347 |
92 |
51 |
56 |
72 |
76 |
- |
Trồng phân tán |
379 |
19 |
95 |
95 |
95 |
76 |
3.2 |
Cây khác |
606 |
30 |
151 |
151 |
151 |
122 |
4 |
H. Long Thành |
1.180 |
67 |
289 |
291 |
293 |
239 |
4.1 |
Cây lâm nghiệp |
501 |
34 |
119 |
122 |
123 |
104 |
- |
Trồng tập trung |
77 |
12 |
13 |
15 |
17 |
19 |
- |
Trồng phân tán |
424 |
21 |
106 |
106 |
106 |
85 |
4.2 |
Cây khác |
679 |
34 |
170 |
170 |
170 |
135 |
5 |
H. Cẩm Mỹ |
2.250 |
247 |
462 |
502 |
529 |
510 |
5.1 |
Cây lâm nghiệp |
1.611 |
215 |
302 |
342 |
369 |
382 |
- |
Trồng tập trung |
1.211 |
195 |
202 |
242 |
269 |
303 |
- |
Trồng phân tán |
400 |
20 |
100 |
100 |
100 |
80 |
5.2 |
Cây khác |
639 |
32 |
160 |
160 |
160 |
127 |
6 |
H. Trảng Bom |
1.339 |
77 |
328 |
331 |
333 |
271 |
6.1 |
Cây lâm nghiệp |
569 |
38 |
135 |
138 |
140 |
118 |
- |
Trồng tập trung |
88 |
14 |
15 |
18 |
20 |
22 |
- |
Trồng phân tán |
481 |
24 |
120 |
120 |
120 |
96 |
6.2 |
Cây khác |
770 |
39 |
193 |
193 |
193 |
153 |
7 |
H. Thống Nhất |
1.871 |
184 |
400 |
427 |
445 |
415 |
7.1 |
Cây lâm nghiệp |
1.221 |
152 |
237 |
264 |
282 |
285 |
- |
Trồng tập trung |
814 |
131 |
136 |
163 |
181 |
203 |
- |
Trồng phân tán |
407 |
20 |
102 |
102 |
102 |
82 |
7.2 |
Cây khác |
650 |
33 |
162 |
162 |
162 |
130 |
8 |
H. Vĩnh Cửu |
1.890 |
115 |
461 |
465 |
463 |
386 |
8.1 |
Cây lâm nghiệp |
876 |
64 |
207 |
212 |
210 |
182 |
- |
Trồng tập trung |
241 |
33 |
49 |
53 |
51 |
55 |
- |
Trồng phân tán |
634 |
32 |
158 |
158 |
158 |
127 |
8.2 |
Cây khác |
1.014 |
50 |
254 |
254 |
254 |
203 |
9 |
H. Xuân Lộc |
2.950 |
392 |
563 |
613 |
588 |
793 |
9.1 |
Cây lâm nghiệp |
2.508 |
370 |
452 |
502 |
477 |
706 |
- |
Trồng tập trung |
2.232 |
356 |
383 |
433 |
408 |
651 |
- |
Trồng phân tán |
276 |
14 |
69 |
69 |
69 |
55 |
9.2 |
Cây khác |
442 |
22 |
111 |
111 |
111 |
87 |
10 |
H. Định Quán |
2.375 |
149 |
598 |
589 |
567 |
473 |
10.1 |
Cây lâm nghiệp |
1.195 |
90 |
303 |
294 |
272 |
236 |
- |
Trồng tập trung |
458 |
53 |
119 |
110 |
88 |
88 |
- |
Trồng phân tán |
738 |
37 |
184 |
184 |
184 |
148 |
10.2 |
Cây khác |
1.180 |
59 |
295 |
295 |
295 |
237 |
11 |
H. Tân Phú |
2.278 |
135 |
560 |
556 |
559 |
467 |
11.1 |
Cây lâm nghiệp |
1.001 |
71 |
241 |
237 |
240 |
213 |
- |
Trồng tập trung |
204 |
31 |
41 |
37 |
40 |
54 |
- |
Trồng phân tán |
798 |
40 |
200 |
200 |
200 |
159 |
11.2 |
Cây khác |
1.277 |
64 |
319 |
319 |
319 |
254 |
|
Tổng cộng |
20.000 |
1.782 |
4.480 |
4.645 |
4.693 |
4.400 |
KINH PHÍ DỰ TOÁN KẾ HOẠCH TRỒNG CÂY XANH
GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch 8265/KH-UBND
ngày 19/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT |
Đơn vị hành chính |
Tổng số cây (1,000 cây) |
Cây lâm nghiệp |
Cây khác: cây CN, cây ăn trái, cây đô thị … |
Đơn giá |
Thành tiền (triệu đồng) |
|||||||
Cây tập trung |
Cây phân tán (1,000 cây) |
Cây lâm nghiệp |
Cây khác: cây CN, cây ăn trái, cây đô thị... (ngàn đồng cây) |
Tổng cộng (triệu đồng) |
Cây lâm nghiệp |
Cây khác: cây CN, cây ăn trái, cây đô thị ... |
|||||||
Diện tích (ha) |
Cây (1,000 cây) |
Trồng tập trung (triệu đồng/ha) |
Trồng phân tán (ngàn đồng/cây) |
Trồng tập trung |
Trồng phân tán |
||||||||
1 |
TP. Biên Hòa |
1.486 |
619 |
1.330 |
60 |
96 |
|
|
|
32.502 |
28.710 |
903 |
2.889 |
- |
Ngoài quy hoạch |
1.477 |
600 |
1.320 |
60 |
96 |
45 |
15 |
30 |
30.792 |
27.000 |
903 |
2.889 |
- |
Trong quy hoạch |
10 |
19 |
10 |
|
|
90 |
|
|
1.710 |
1.710 |
|
|
2 |
TP. Long Khánh |
1.050 |
|
|
404 |
646 |
|
15 |
30 |
25.442 |
0 |
6.058 |
19.385 |
3 |
H. Nhơn Trạch |
1.331 |
147 |
347 |
379 |
606 |
|
|
|
34.705 |
10.850 |
5.680 |
18.175 |
- |
Ngoài quy hoạch |
1.139 |
70 |
154 |
379 |
606 |
45 |
15 |
30 |
27.005 |
3.150 |
5.680 |
18.175 |
- |
Trong quy hoạch |
193 |
77 |
193 |
|
|
100 |
|
|
7.700 |
7.700 |
|
|
4 |
H. Long Thành |
1.180 |
35 |
77 |
424 |
679 |
45 |
15 |
30 |
28.302 |
1.575 |
6.363 |
20.363 |
5 |
H. Cẩm Mỹ |
2.250 |
550 |
1.211 |
400 |
639 |
45 |
15 |
30 |
49.946 |
24.770 |
5.994 |
19.182 |
6 |
H. Trảng Bom |
1.339 |
40 |
88 |
481 |
770 |
45 |
15 |
30 |
32.113 |
1.800 |
7.217 |
23.095 |
7 |
H. Thống Nhất |
1.871 |
370 |
814 |
407 |
650 |
45 |
15 |
30 |
42.262 |
16.650 |
6.098 |
19.514 |
8 |
H. Vĩnh Cửu |
1.890 |
200 |
241 |
634 |
1.014 |
|
|
|
130.060 |
90.115 |
9.511 |
30.434 |
- |
Ngoài quy hoạch |
1649 |
|
|
634 |
1014 |
|
15 |
30 |
39.945 |
0 |
9511 |
30434 |
- |
Trong quy hoạch |
241 |
200 |
241 |
|
|
440 |
|
|
90.115 |
90.115 |
0 |
0 |
9 |
H. Xuân Lộc |
2.950 |
930 |
2.232 |
276 |
442 |
|
|
|
73.891 |
56.490 |
4.143 |
13.258 |
- |
Ngoài quy hoạch |
1.378 |
300 |
660 |
276 |
442 |
45 |
15 |
30 |
30.901 |
13.500 |
4.143 |
13.258 |
- |
Trong quy hoạch |
1.572 |
630 |
1.572 |
0 |
0 |
|
|
|
42.990 |
42.990 |
0 |
0 |
+ |
Trồng rừng sản xuất |
1.320 |
600 |
1.320 |
|
|
45 |
|
|
27.000 |
27.000 |
|
|
+ |
Trồng rừng phòng hộ |
252 |
30 |
252 |
|
|
440 |
|
|
15.990 |
15.990 |
0 |
|
10 |
H. Định Quán |
2.375 |
235 |
458 |
738 |
1.180 |
|
|
|
58.613 |
12.150 |
11.063 |
35.400 |
- |
Ngoài quy hoạch |
1.918 |
|
|
738 |
1.180 |
|
15 |
30 |
46.463 |
|
11.063 |
35.400 |
- |
Trong quy hoạch |
458 |
235 |
458 |
|
|
|
|
|
12.150 |
12.150 |
0 |
0 |
+ |
Rừng sản xuất |
440 |
200 |
440 |
|
|
45 |
|
|
9.000 |
9.000 |
|
|
+ |
Rừng đặc dụng |
18 |
35 |
18 |
|
|
90 |
|
|
3.150 |
3.150 |
|
|
11 |
H. Tân Phú |
2.278 |
135 |
204 |
798 |
1.277 |
|
|
|
99.456 |
49.190 |
11.968 |
38.298 |
- |
Ngoài quy hoạch |
2.074 |
|
|
798 |
1.277 |
|
15 |
30 |
50.266 |
|
11.968 |
38.298 |
- |
Trong quy hoạch |
204 |
135 |
204 |
0 |
0 |
|
|
|
49.190 |
49.190 |
0 |
0 |
+ |
Rừng phòng hộ |
186 |
100 |
186 |
|
|
440 |
|
|
46.040 |
46.040 |
0 |
|
+ |
Rừng đặc dụng |
18 |
35 |
18 |
|
|
90 |
|
|
3.150 |
3.150 |
|
|
|
Tổng cộng |
20.000 |
|
7.000 |
5.000 |
8.000 |
|
|
|
607.292 |
292.300 |
74.998 |
239.993 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.