BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80/KH-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2014 |
Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên như sau:
1. Mục đích
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn tại tổ chuyên môn, trường và cụm trường (sau đây gọi chung là SHCM) theo hướng nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn trong các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực quản lí cho cán bộ quản lí (CBQL) giáo dục và nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên (GV) nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh.
2. Yêu cầu
Việc tổ chức thực hiện phải đảm bảo tính khoa học, thiết thực và phù hợp đối với CBQL, GV từng cấp học. Coi trọng việc trang bị cho CBQL, GV các kỹ năng cơ bản, cần thiết trong SHCM để đảm bảo cho hoạt động này thực sự thiết thực và có hiệu quả.
a) Nội dung tài liệu (gồm 2 phần):
Phần 1. Các kỹ năng tổ chức SHCM theo tổ/trường/cụm trường
- Kĩ năng xây dựng kế hoạch/nội dung/chủ đề/chuyên đề SHCM.
- Kĩ năng chủ trì, điều hành thảo luận trong SHCM.
- Kĩ năng chia sẻ, trao đổi trong SHCM.
- Kĩ năng chia sẻ, trao đổi trong SHCM qua mạng (trực tuyến).
Phần 2. Nhiệm vụ và nội dung chủ yếu trong SHCM
- Triển khai các công việc chung liên quan đến nhiệm vụ năm học và các công việc liên quan đến các hoạt động giáo dục, giảng dạy của các cơ sở giáo dục.
- Các nội dung chủ yếu trong SHCM tập trung vào phân tích hoạt động học tập của học sinh
+ SHCM dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh là gì? Sự khác nhau giữa SHCM truyền thống và SHCM dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh.
+ Làm thế nào để đổi mới SHCM dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh? Công tác chuẩn bị, các bước thực hiện SHCM dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh.
+ Một số kỹ năng thực hiện SHCM dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh: Kĩ năng quan sát giờ học; kĩ thuật chụp ảnh, quay video giờ học; một số gợi ý về chuẩn bị, xây dựng bài minh họa.
- Một số nội dung cụ thể trong SHCM đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa:
* Cấp tiểu học
+ Các nội dung liên quan đến tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học theo mô hình trường tiểu học mới (VNEN).
+ Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực.
+ Lộ trình chuyển đổi, lập kế hoạch và quản lí dạy học cả ngày.
+ Các nội dung liên quan đến chương trình, sách giáo khoa mới.
* Cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên
+ Các nội dung liên quan đến tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học theo mô hình trường học mới.
+ Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực.
+ Phương pháp phát triển chương trình nhà trường.
+ Phương pháp giảng dạy tích hợp các môn học.
+ Phương pháp xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp liên môn.
+ Các dạng chuyên đề trong nhà trường phổ thông. Cách xây dựng các chuyên đề chuyên môn.
+ Các nội dung liên quan đến chương trình, sách giáo khoa mới.
b) Hình thức tài liệu:
- Tài liệu in trên giấy.
- Tài liệu trên mạng.
- Băng/đĩa video.
- Bài giảng trực tuyến.
c) Thời gian thực hiện: Từ tháng 02/2014 - tháng 05/2014.
2. Tập huấn nâng cao năng lực SHCM cho CBQL,GV
a) Tập huấn cốt cán (do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức)
- Thành phần: Gồm CBQL,GV cốt cán các trường phổ thông và TTGDTX trên toàn quốc (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, TTGDTX); giảng viên cốt cán các cơ sở đào tạo giáo viên.
- Thời gian: Mỗi khóa tập huấn 04 ngày, thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 5-6/2014. Ngoài ra, trong suốt giai đoạn triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức các khóa tập huấn để cập nhật những nội dung mới và nâng cao năng lực cho đội ngũ cốt cán.
- Địa điểm: Tổ chức 3 miền tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.
- Hình thức tập huấn: Tập huấn tập trung.
b) Tập huấn đại trà (do các sở giáo dục đào tạo/phòng giáo dục đào tạo và các cơ sở được giao nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên tổ chức)
- Thành phần và số lượng: Gồm tất cả CBQL,GV các trường phổ thông, giáo dục thường xuyên trên toàn quốc.
- Thời gian: Mỗi khóa tập huấn khoảng từ 03 – 05 ngày, bắt đầu thực hiện từ tháng 7- 2014.
- Địa điểm: Do các địa phương lựa chọn.
- Hình thức tập huấn: Do các địa phương lựa chọn, bao gồm:
+ Tập huấn tập trung.
+ Tập huấn qua mạng.
+ Kết hợp giữa tập huấn qua mạng và tập huấn tập trung.
3. Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện đổi mới SHCM
a) Mục đích
Nắm được tình hình tổ chức triển khai thực hiện đổi mới SHCM ở các địa phương để có những chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của SHCM với việc nâng cao chất lượng dạy và học.
b) Nội dung kiểm tra, đánh giá
- Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện của các địa phương.
- Công tác tập huấn đổi mới SHCM của các địa phương.
- Dự sinh hoạt chuyên môn ở một số cơ sở giáo dục.
- Đánh giá tác động của đổi mới sinh hoạt chuyên môn với việc nâng cao chất lượng dạy học.
c) Đối tượng và thành phần kiểm tra, đánh giá
- Đối tượng kiểm tra: Các sở giáo dục và đào tạo/phòng giáo dục và đào tạo/các cơ sở giáo dục.
- Thành phần kiểm tra, đánh giá: Đại diện các Vụ, Cục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; các chuyên gia của Đại học sư phạm, Viện KHGDVN; các GV cốt cán.
d) Sản phẩm: Báo cáo kết quả kiểm tra việc tổ chức đổi mới SHCM; văn bản hướng dẫn, chỉ đạo.
e) Thời gian kiểm tra: Mỗi đợt kiểm tra khoảng 03 ngày, thời gian cụ thể thực hiện theo kế hoạch kiểm tra.
4. Hội nghị đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện
a) Mục đích: Nhằm kiểm điểm, đánh giá tình hình triển khai thực hiện đổi mới SHCM, chia sẻ những mô hình tốt, cách làm tốt, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và những định hướng để thực hiện có hiệu quả hơn.
b) Nội dung: Kiểm điểm, đánh giá tình hình triển khai thực hiện đổi mới SHCM và những tác động của đổi mới SHCM trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
c)Thành phần:
- Đại diện Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo; Lãnh đạo, chuyên viên các Vụ, Cục và các đơn vị thuộc Bộ; Lãnh đạo các sở giáo dục và đào tạo; Lãnh đạo một số cơ sở đào tạo giáo viên; các chuyên gia và giáo viên cốt cán. Tổng số khoảng 50 người.
- Lãnh đạo, chuyên viên sở giáo dục và đào tạo/phòng giáo dục và đào tạo/đại diện cán bộ quản lý, giáo viên toàn quốc. Tổng số khoảng 200 người.
d) Thời gian: 02 ngày, trong khoảng từ tháng 11- 12/2014.
e) Địa điểm: Hà Nội hoặc các tỉnh gần Hà Nội.
g) Sản phẩm: Tài liệu hội nghị; báo cáo tham luận; các mô hình tốt, cách làm tốt, bài học kinh nghiệm và các kết luận hội nghị.
1. Kinh phí biên soạn tài liệu; tập huấn cốt cán; kiểm tra, đánh giá; tổ chức hội thảo cấp trung ương và các chi phí khác liên quan do Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) bố trí.
2. Kinh phí tổ chức tập huấn cho CBQL, GV; kiểm tra, giám sát; hội nghị, hội thảo của các địa phương do các sở giáo dục và đào tạo bố trí.
1. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục chủ trì phối hợp với các Vụ, Cục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến đổi mới SHCM trong trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Xây dựng kế hoạch tập huấn; văn bản triệu tập, giấy mời.
- Chủ trì xây dựng nội dung, tài liệu, chương trình tập huấn, hội thảo. Triển khai đưa tài liệu tập huấn lên mạng.
- Chủ trì xây dựng văn bản chỉ đạo thực hiện.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá các địa phương trong việc triển khai thực hiện.
- Phối hợp với Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) xây dựng dự toán kinh phí.
- Tổ chức tập huấn cốt cán.
- Tổ chức hội thảo.
- Báo cáo Lãnh đạo kết quả thực hiện.
2. Vụ Giáo dục Tiểu học; Vụ Giáo dục Trung học, Vụ giáo dục thường xuyên và các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan có trách nhiệm phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo trong việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, văn bản chỉ đạo và tổ chức tập huấn, hội thảo, kiểm tra, đánh giá.
3. Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) chủ trì xây dựng dự toán và bố trí kinh phí chi các hoạt động xây dựng nội dung, tài liệu, tập huấn cốt cán, kiểm tra đánh giá, hội thảo và các chi phí liên quan; phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong các công việc liên quan đến xây dựng dự toán kinh phí, biên tập tài liệu, tập huấn, kiểm tra đánh giá, hội thảo.
4. Trường ĐHSP Hà Nội (Trung tâm học liệu) phối hợp xây dựng hệ thống bài giảng trực tuyến và tổ chức thực hiện tập huấn qua mạng.
5. Các sở giáo dục và đào tạo: Chọn cử giáo viên, giảng viên cốt cán tham dự tập huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đổi mới SHCM tại địa phương; tập huấn CBQL,GV; kiểm tra, giám sát các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục trực thuộc trong việc triển khai thực hiện.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các đơn vị, cá nhân cần phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) để chỉ đạo, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.