ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/KH-UBND |
Lào Cai, ngày 28 tháng 02 năm 2020 |
ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TỈNH LÀO CAI NĂM 2020
1. Tình hình nghiện ma túy
Tính đến ngày 30/10/2019 toàn tỉnh Lào Cai hiện có 3.582 đối tượng có hồ sơ quản lý (Nam 3.447 và Nữ 133), trong đó ở trong các cơ sở cai nghiện: 738; trong các trại, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng: 74; ngoài xã hội đang có mặt tại địa phương: 2498; ngoài xã hội đi làm ăn ở nơi khác: 272.
2. Tình hình dịch HIV/AIDS
Tỉnh Lào Cai phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 12/1996 tại xã Cốc Lầu - huyện Bắc Hà. Tính đến ngày 31/12/2019, số người nhiễm HIV còn sống là 1.590 (Lũy tích: 3.099); số bệnh nhân AIDS còn sống là 1.066 (Lũy tích: 2.575); lũy tích số bệnh nhân AIDS tử vong là 1.509. Các huyện, thành phố có số người nhiễm mới cao là huyện Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai. Số người nhiễm HIV/AIDS có ở 9/9 huyện, thị xã, thành phố, 132/152 xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV, trong đó có thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng và huyện Bảo Yên là 3 địa phương có 100% số xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV
Tỷ lệ hiện mắc/100.000 dân là 0,23; tỷ lệ người nhiễm HIV ở nam giới chiếm tỷ lệ 78,15%, nữ giới chiếm 21,85%. Phân bố người nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm 20 - 39 tuổi chiếm 79% số người nhiễm HIV; tỷ lệ người nhiễm HIV lây truyền qua đường máu chiếm khoảng 63,12%, lây truyền qua đường tình dục chiếm khoảng 26,78%.
1. Tình hình xây dung các cơ sở điều trị và lộ trình đưa vào hoạt động
- Lộ trình hoạt động: Từ năm 2015-2020 việc triển khai điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 26/3/2015 của UBND tỉnh. Hằng năm UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đế các đơn vị có căn cứ triển khai điều trị Methadone cho bệnh nhân.
- Về cơ sở vật chất: Bắt đầu từ năm 2013 Cơ sở xã hội hóa thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đi vào hoạt động, các cơ sở điều trị thuộc ngành y tế quản lý được thành lập trên cơ sở nâng cấp sửa chữa của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện đa khoa các huyện và Phòng khám đa khoa khu vực với sự hỗ trợ kinh phí của Tổ chức FHI360, UBND tỉnh, UBND các huyện.
- Về trang thiết bị: Được hỗ trợ kinh phí của Tổ chức FHI360, UBND tỉnh và cấp các trang thiết bị của dự án ADB. Năm 2017, Dự án ADB cấp bổ sung trang thiết bị cho 05 cơ sở cấp phát thuốc Methadone thuộc quản lý tại Bệnh viện Đa khoa huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, Sa Pa (này là thị xã Sa Pa).
- Về kinh phí: Hoạt động tại các Cơ sở điều trị và Cơ sở cấp phát thuốc Methadone từ năm 2015-2019 với tổng kinh phí: 53.999 triệu đồng (Theo phụ lục số 01 đính kèm).
- Về nhân lực: Ngành Y tế tuyển 43/44 định xuất, Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tuyển được 32/32 định xuất.
- Về công tác tập huấn: Các viên chức tham gia điều trị Methadone của các đơn vị đều được đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc được phân công.
2. Tình hình tuyên truyền, vận động đối tượng nghiện tham gia điều trị
UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các sở, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cụ thể:
- Sở Y tế ban hành Kế hoạch số 39/KH-SYT ngày 06/5/2015 về việc: triển khai tuyên truyền, vận động người nghiện ma túy tham gia điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch số 13/KH-LĐTBXH ngày 26/3/2013 về việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến chương trình Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone theo mô hình xã hội hóa năm 2013.
- Các ngành thường xuyên phối hợp với Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và hiệu quả của điều trị Methadone; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh xã, phường và in ấn các áp phích tuyên truyền về lợi ích của điều trị Methadone.
3. Công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở điều trị
Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên và hỗ trợ kỹ thuật của ngành y tế đối với các cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc Methadone.
4. Kết quả điều trị Methadone tính đến ngày 31/12/2019
(Có Phụ lục số 01 đính kèm)
5.1. Thuận lợi:
- Có sự hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị và hỗ trợ thuốc Methadone của Bộ Y tế và Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
- Cán bộ được giao nhiệm vụ có trách nhiệm cao với công việc, khắc phục khó khăn, chủ động bố trí thời gian để vừa hoàn thành nhiệm vụ.
5.2. Khó khăn:
- Số bệnh nhân bỏ trị nhiều (1.839 bệnh nhân) do các nguyên nhân khác nhau (như: bỏ điều trị, bị bắt do tiếp tục còn sử dụng các chất gây nghiện bất hợp pháp khác và tử vong) vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng điều trị của các cơ sở điều trị. Năm 2019, chưa triển khai điều trị cho bệnh nhân tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy số 1 và Trung tâm Giáo dục, Lao động và Xã hội thành phố Lào Cai.
- Nhân lực triển khai điều trị Methadone tại các đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước thiếu chủ yếu vẫn phải kiêm nhiệm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị tại tuyến cơ sở (Mặc dù đã được bổ sung 5-6/8 nhân sự cho 01 cơ sở điều trị nhưng vẫn còn thiếu so với Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016).
- Các cơ sở điều trị và cấp phát thuốc thuộc ngành y tế đa số được tận dụng các cơ sở có sẵn của các đơn vị nên việc bố trí sắp xếp các phòng chưa được phù hợp theo quy định.
- Một số bệnh nhân ngừng điều trị (vì có hoàn cảnh khó khăn, không có tiền nộp phí điều trị) dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và chỉ tiêu điều trị tại các cơ sở.
- Tuyên truyền, vận động người nghiện trên địa bàn tham gia điều trị thay thế bằng Methadone ở các cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, chưa có sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền cấp xã, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể xã hội, ngành liên quan còn ít nên hiệu quả thu dung người nghiện vào điều trị chưa cao.
KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CDTP BẰNG THUỐC METHADONE NĂM 2020
1. Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
2. Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
3. Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác, phòng chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới;
4. Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30/8/2010 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone;
5. Quyết định số 3509/QĐ-BYT ngày 21/8/2015 của Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn tổ chức thực hiện điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone tại cơ sở cấp phát thuốc Methadone”.
6. Quyết định số 493/QĐ-BYT ngày 18/02/2016 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn điều trị Methadone trong các cơ sở cai nghiện ma túy;
7. Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
8. Công văn số 6974/BYT-AIDS ngày 05/12/2017 của Bộ Y tế về việc tăng cường điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone;
9. Thông báo số 2822-TB/TU ngày 21/01/2019 của Tỉnh ủy Lào Cai thông báo ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy về việc thực hiện nhiệm vụ phòng chống ma túy;
10. Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 26/3/2015 của UBND tỉnh Lào Cai, về việc triển khai điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2015 - 2020;
11. Quyết định số 52/2015/QĐ-UBND ngày 21/10/2015 UBND tỉnh về ban hành quy định mức giá một số dịch vụ điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc thay thế và mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các đối tượng chính sách tham gia điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc thay thế tại các cơ sở điều trị của Nhà nước thuộc tỉnh Lào Cai quản lý.
1. Mục tiêu chung
Mở rộng và duy trì bền vững Chương trình điều trị nghiện các CDTP bằng Methadone, phấn đấu đạt chỉ tiêu về số người điều trị được Chính phủ giao. Giảm tần suất sử dụng và tiến tới ngừng sử dụng CDTP trong nhóm đối tượng tham gia điều trị; góp phần giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện các CDTP và từ nhóm người nghiện các CDTP ra cộng đồng, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.
2. Mục tiêu cụ thể
- 100% cán bộ trực tiếp tham gia điều trị cho người nghiện tại các cơ sở điều trị bằng thuốc Methadone được đào tạo, tập huấn và có chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone theo quy định Nghị định 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
- Duy trì 07 cơ sở điều trị và 09 cơ sở cấp phát thuốc Methadone để đảm bảo điều trị cho 1.350 người nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone.
(Chi tiết theo Phụ lục số 02 đính kèm)
- Tổ chức triển khai điều trị Methadone cho bệnh nhân tại Cơ sở điều trị cai nghiện ma túy số 1 và Trung tâm Chữa bệnh, Giáo dục và Lao động xã hội thành phố Lào Cai.
1.1. Tại cộng đồng:
- Tăng cường công tác truyền thông bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích, quy trình, thủ tục của người bệnh khi tham gia vào điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone.
- Tăng cường công tác truyền thông trực tiếp, tư vấn vận động người nghiện ma túy tại cộng đồng tham gia điều trị tại các cơ sở điều trị.
1.2. Tại các cơ sở điều trị:
- Tổ chức tư vấn nhóm, tư vấn cá nhân cho người bệnh điều trị tại các cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc Methadone theo đúng quy định của Bộ Y tế.
- Tư vấn cho gia đình người bệnh trong việc phối hợp điều trị tại cơ sở điều trị, chăm sóc người bệnh tại gia đình.
Tổ chức đào tạo, tập huấn (có chứng chỉ) cho cán bộ theo chức năng nhiệm vụ của từng cơ sở và từng vị trí làm việc của các nhân viên làm việc tại các cơ sở điều trị.
3. Mở rộng triển khai thêm tại cơ sở mới
Tổ chức triển khai điều trị tự nguyện cho bệnh nhân bằng thuốc Methadone tại cơ sở cai nghiện thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
4. Tổ chức triển khai hoạt động của các cơ sở
4.1. Cơ sở lồng ghép dịch vụ 3 trong 1, tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Bệnh viện Đa khoa các huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn và thị xã Sa Pa:
a. Thực hiện nhiệm vụ của tư vấn xét nghiệm: Cung cấp dịch vụ cho đối tượng có nhu cầu tư vấn xét nghiệm HIV, gồm:
- Tiến hành tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện cho khách hàng theo quy định Bộ Y tế đã ban hành.
- Tư vấn và giới thiệu khách hàng HIV dương tính tới cơ sở điều trị đảm bảo chăm sóc và theo dõi sức khỏe lâu dài.
b. Thực hiện nhiệm vụ của Cơ sở điều trị ARV: Cung cấp dịch vụ cho người nhiễm HIV.
c. Thực hiện nhiệm vụ của Cơ sở điều trị Methadone: Cung cấp cho tất cả đối tượng sử dụng ma túy có nhu cầu và đủ tiêu chuẩn, gồm:
- Tổ chức điều trị thay thế bằng thuốc Methadone cho người bệnh theo “Hướng dẫn Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện” do Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30/8/2010.
- Tổ chức theo dõi người bệnh tuân thủ điều trị. Cán bộ y tế phải giám sát người bệnh uống thuốc và đảm bảo cho người bệnh uống thuốc hàng ngày. Thực hiện tốt các biện pháp tư vấn hỗ trợ tuân thủ điều trị.
- Thực hiện tốt các quy chế hồ sơ, bệnh án; lưu trữ đầy đủ và an toàn.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện một số biện pháp hỗ trợ tâm lý, xã hội để nâng cao hiệu quả điều trị.
- Lập kế hoạch nhu cầu thuốc Methadone của cơ sở điều trị gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để tổng hợp và báo cáo Bộ Y tế. Nhập, bảo quản, và sử dụng thuốc Methadone theo đúng Thông tư số 14/TT-BYT ngày 25/6/2015 của Bộ Y tế.
- Xây dựng quy chế hoạt động của cơ sở điều trị Methadone, cán bộ nhân viên được phân công nhiệm vụ và chức trách rõ ràng. Quản lý cán bộ nhân viên, tài chính, cơ sở vật chất theo quy định Nhà nước.
- Triển khai ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý điều trị Methadone.
4.2. Cơ sở điều trị nghiện bằng thuốc Methadone xã hội hóa thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Tổ chức điều trị thay thế bằng thuốc Methadone cho người bệnh theo “Hướng dẫn Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện” do Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30/8/2010.
- Thực hiện việc tiếp nhận, tư vấn, xét nghiệm, điều trị cho người nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone; tư vấn hỗ trợ tâm lý cho bản thân và gia đình người nghiện ma túy.
- Lập kế hoạch nhu cầu thuốc Methadone của cơ sở điều trị gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để tổng hợp và báo cáo Bộ Y tế. Nhập, bảo quản và sử dụng thuốc Methadone theo đúng Thông tư số 14/TT-BYT ngày 25/6/2015 của Bộ Y tế.
- Tổ chức tham vấn, tư vấn tâm lý, tư vấn hướng nghiệp, kết nối các dịch vụ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho các đối tượng điều trị bằng thuốc Methadone tại Cơ sở và cộng đồng theo quy định. Tổ chức tư vấn, tham vấn cá nhân và gia đình đối với người nghiện ma túy tại cộng đồng một cách chuyên nghiệp.
- Tổ chức, triển khai chương trình phối hợp quản lý người nghiện tham gia điều trị bằng thuốc Methadone giữa Cơ sở điều trị với các lực lượng chức năng và chính quyền cấp xã ngay tại nơi người nghiện cư trú, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, sau điều trị cho bệnh nhân nghiện.
- Chuyển tuyến điều trị các bệnh cơ hội khác đối với bệnh nhân điều trị bằng thuốc Methadone; chuyển tuyến điều trị tới các cơ sở điều trị Methadone khác theo yêu cầu của bệnh nhân.
- Quản lý cán bộ, nhân viên, người lao động; quản lý các tài sản trang thiết bị tại cơ sở theo đúng quy định.
- Thực hiện tốt các quy chế hồ sơ, bệnh án; lưu trữ đầy đủ và an toàn.
- Triển khai ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý điều trị Methadone.
4.3. Cơ sở cấp phát thuốc Methadone (bộ phận thuộc Cơ sở điều trị):
Có nhiệm vụ thực hiện việc cấp phát thuốc thay thế cho người đang tham gia điều trị nghiện CDTP dựa trên các nguyên tắc:
- Tiếp nhận bệnh nhân sinh sống trên địa bàn (đang điều trị tại cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn huyện và các vùng lân cận) và chỉ thực hiện việc cấp phát thuốc Methadone tại cơ sở cấp phát thuốc cho người bệnh đã đạt liều điều trị duy trì.
- Tổ chức làm việc hàng ngày bao gồm cả thứ 7, chủ nhật, các ngày nghỉ lễ và ngày Tết, tùy điều kiện từng cơ sở, số lượng người bệnh nhận thuốc hàng ngày tại cơ sở cấp phát thuốc để quy định thời gian cấp phát thuốc phù hợp.
- Tổ chức theo dõi người bệnh tuân thủ điều trị. Cán bộ y tế phải giám sát người bệnh uống thuốc và đảm bảo cho người bệnh uống thuốc hàng ngày. Thực hiện tư vấn hỗ trợ tuân thủ điều trị hoặc chuyển gửi về tuyến trên nếu bệnh nhân không tuân thủ hoặc có các biểu hiện bất thường.
- Thực hiện tốt các quy chế hồ sơ, bệnh án; lưu trữ đầy đủ và an toàn.
- Thực hiện bảo quản, cấp phát thuốc Methadone theo đúng các quy định hiện hành.
- Xây dựng quy chế hoạt động của cơ sở phát thuốc Methadone, cán bộ tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, cấp phát thuốc Methadone phải được phân công nhiệm vụ và chức trách rõ ràng. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Tổ chức hoạt động chuyên môn tại cơ sở cấp phát thuốc theo đúng Quyết định số 3509/QĐ-BYT ngày 21/8/2015 của Bộ Y tế.
- Triển khai ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý điều trị Methadone.
4.4. Tiếp tục nghiên cứu việc triển khai điều trị tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 2822-TB/TU ngày 21/01/2019 về việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy, bảo đảm đúng các quy định hiện hành.
5. Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên cho các cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc
6. Chế độ báo cáo: Hàng tuần, tháng, quý, năm theo quy định.
IV. Kinh phí thực hiện: Dự toán tại Phụ lục số 3 kèm theo.
1. Nguồn kinh phí thực hiện
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí chi trả lương cho cán bộ và duy trì bộ máy;
- Ngân sách huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị để triển khai mở rộng cơ sở cấp phát thuốc Methadone trên địa bàn;
- Ngân sách chi thường xuyên của các đơn vị thực hiện;
- Nguồn viện trợ và các nguồn hợp pháp khác;
- Nguồn thu từ dịch vụ y tế, thu từ sự đóng góp của người bệnh các khoản: Theo Quyết định số 52/QĐ-UBND ngày 21/10/2015.
2. Sử dụng kinh phí
Các đơn vị triển khai hoạt động Methadone lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hoạt động và xây dựng dự toán thu, chi, tổng hợp chung vào dự toán năm của đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
1. Sở Y tế
Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch:
- Thẩm định hồ sơ và công bố các cơ sở đủ điều kiện để điều trị và cấp phát thuốc Methadone theo đúng quy định của Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
- Căn cứ vào tình hình thực hiện kết quả 6 tháng đầu năm 2020 chủ động, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh chỉ tiêu điều trị Methadone cho phù hợp.
- Chỉ đạo việc tổ chức hoạt động và hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của các cơ sở điều trị và các cơ sở cấp phát thuốc trong toàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nội vụ đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ, viên chức, người lao động làm việc tại các Cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc (thuộc Ngành quản lý).
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: Phối hợp với các ngành có liên quan trong công tác thông tin giáo dục truyền thông về việc triển khai kế hoạch; kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn của các cơ sở điều trị Methadone, cơ sở cấp phát thuốc Methadone trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa các huyện, thị xã: Quản lý trực tiếp các cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc Methadone; phối hợp với cơ quan công an địa phương để đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự tại các Cơ sở 3/1 và các Cơ sở cấp phát thuốc Methadone; đề xuất với UBND cấp huyện cấp kinh phí cho các cơ sở cấp phát thuốc trên địa bàn.
- Báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh, đề xuất khó khăn vướng mắc.
2. Sở Tài chính
- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối các nguồn vốn cấp kinh phí để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ điều trị Methadone tại tỉnh.
- Chỉ đạo phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thẩm định dự toán duyệt cấp sớm kinh phí để chi trả lương, chế độ độc hại và ưu đãi ngành cho cán bộ làm việc tại các cơ sở 3/1 và các cơ sở cấp phát thuốc Methadone.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính cân đối các nguồn vốn cấp kinh phí để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ điều trị Methadone tại tỉnh.
- Phối hợp với Sở Y tế điều chỉnh chỉ tiêu điều trị Methadone cho phù hợp sau khi có kết quả đánh giá 6 tháng đầu năm.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì tổ chức, triển khai điều trị Methadone cho bệnh nhân tự nguyện tại Cơ sở điều trị nghiện do Ngành quản lý.
- Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề, dịch vụ việc làm liên kết với các Cơ sở điều trị Methadone tạo điều kiện cho người tham gia điều trị được tư vấn, học nghề, có việc làm, ổn định cuộc sống, phòng chống tái nghiện ma túy hiệu quả.
- Chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện phối hợp với cơ sở điều trị xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu điều trị Methadone đến các xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
- Chỉ đạo Cơ sở điều trị Methadone xã hội hóa tổ chức triển khai điều trị Methadone đúng theo các quy định hiện hành.
5. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ, viên chức, người lao động làm việc tại các Cơ sở điều trị và Cơ sở cấp phát thuốc Methadone.
6. Công an tỉnh
- Chỉ đạo các lực lượng công an trên địa bàn phối hợp bảo đảm an ninh trật tự cho các Cơ sở điều trị Methadone, các cơ sở cấp phát thuốc; tăng cường lực lượng hỗ trợ khi cần thiết.
- Điều tra truy quét các tụ điểm tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy; ngăn chặn kịp thời các hành vi lôi kéo, dụ dỗ hoặc ngăn cản bệnh nhân tham gia điều trị nghiện bằng thuốc Methadone.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền; chỉ đạo lực lượng công an xã, phường, thị trấn phối hợp vận động người nghiện, gia đình người nghiện tham gia điều trị Methadone.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Trên cơ sở kế hoạch của tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu giao năm 2020.
- Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn có liên quan, Công an, UBND các xã, phường, thị trấn giao chỉ tiêu tuyên truyền, vận động người nghiện các CDTP tự nguyện tham gia điều trị tại các Cơ sở điều trị Methadone.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bảo đảm an ninh trật tự cho các Cơ sở điều trị thay thế nghiện CDTP bằng thuốc Methadone, điểm cấp phát thuốc tại địa bàn đóng trú được an toàn. Có kế hoạch phối hợp với các Cơ sở điều trị tăng cường quản lý các đối tượng trước, trong và sau khi điều trị bằng thuốc Methadone. Tạo việc làm ổn định cuộc sống phòng chống tái nghiện cho các đối tượng tại địa phương nơi cư trú.
Các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương, đơn vị liên quan căn cứ Kế hoạch triển khai thực hiện./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ METHADONE TÍNH ĐẾN NGÀY
31/12/2019
(Kèm theo Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 28/02/2020 của UBND tỉnh)
TT |
Tên cơ sở điều trị |
Chỉ tiêu giao 2019 |
Thời gian bắt đầu thực hiện |
Số BN hiện đang điều trị |
Lũy tích BN điều trị |
Tỷ lệ % đạt so với chỉ tiêu giao (tính theo số hiện đang điều trị) |
Tỷ lệ % đạt so với chỉ tiêu giao (tính theo số lũy tích) |
1 |
H. Bát Xát |
235 |
6/2014 |
214 |
523 |
91,1 |
222,6 |
2 |
H. Văn Bàn |
270 |
6/2014 |
289 |
566 |
107,0 |
209,6 |
3 |
H. Bảo Thắng |
190 |
5/2015 |
192 |
416 |
101,1 |
218,9 |
4 |
H. Bảo Yên |
105 |
6/2015 |
109 |
153 |
103,8 |
145,7 |
5 |
Thị xã Sa Pa |
125 |
3/2015 |
127 |
241 |
101,6 |
192,8 |
6 |
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật |
95 |
3/2015 |
99 |
283 |
104,2 |
297,9 |
7 |
Cơ sở XHH |
380 |
10/2013 |
411 |
1098 |
108,2 |
288,9 |
|
Tổng |
1.400 |
|
1.441 |
3.280 |
102,9 |
234,3 |
CHỈ TIÊU ĐIỀU TRỊ METHADONE THEO TỪNG CƠ
SỞ NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 28/02/2020 của UBND tỉnh)
TT |
Đơn vị triển khai |
Đơn vị tính |
Chỉ tiêu giao |
1 |
BVĐK huyện Bát Xát |
Bệnh nhân |
230 |
2 |
BVĐK huyện Văn Bàn |
Bệnh nhân |
270 |
3 |
BVĐK huyện Bảo Thắng |
Bệnh nhân |
170 |
4 |
BVĐK huyện Bảo Yên |
Bệnh nhân |
100 |
5 |
BVĐK huyện Sa Pa |
Bệnh nhân |
120 |
6 |
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật |
Bệnh nhân |
80 |
7 |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Bệnh nhân |
380 |
|
Tổng |
|
1.350 |
KINH PHÍ TẠI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC CƠ SỞ
CẤP PHÁT THUỐC METHADONE
(Kèm theo Kế hoạch số: 71/KH-UBND ngày 28/02/2020 của UBND tỉnh)
ĐVT: Triệu đồng
TT |
Tên cơ sở 3/1 |
Năm 2015 |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Dự toán Năm 2020 |
Tổng |
||||||||||||
Ngân sách tỉnh |
KP thu từ bệnh nhân |
Thuốc MMT do TW và dự án cấp |
Ngân sách tỉnh |
KP thu từ bệnh nhân |
Thuốc MMT do TW và dự án cấp |
Ngân sách tỉnh |
KP thu từ bệnh nhân |
Thuốc MMT do TW và dự án cấp |
Ngân sách tỉnh |
KP thu từ bệnh nhân |
Thuốc MMT do TW và dự án cấp |
Ngân sách tỉnh |
KP thu từ bệnh nhân |
Thuốc MMT do TW và dự án cấp |
Ngân sách tỉnh |
KP thu từ bệnh nhân |
Thuốc MMT do TW và dự án cấp |
|||
|
Ngành Y tế |
1.543 |
495 |
1.483 |
3.230 |
2.377 |
1.445 |
4.394 |
2.132 |
2.189 |
3.299 |
2.539 |
609 |
3.622 |
2.911 |
992 |
4.385 |
2.957 |
752 |
41.354 |
1 |
Huyện Bát Xát |
152 |
0 |
21 |
633 |
503 |
22 |
1015 |
490 |
496 |
816 |
689 |
131 |
1180 |
643 |
149 |
928 |
673 |
150 |
8.691 |
2 |
Huyện Bảo Thắng |
489 |
149 |
304 |
779 |
393 |
639 |
506 |
495 |
302 |
688 |
383 |
185 |
511 |
676 |
138 |
759 |
676 |
140 |
8.212 |
3 |
Huyện Bảo Yên |
309 |
33 |
80 |
139 |
94 |
87 |
267 |
238 |
372 |
490 |
241 |
48 |
298 |
291 |
96 |
503 |
291 |
100 |
3.977 |
4 |
Huyện Sa Pa |
317 |
0 |
240 |
241 |
221 |
106 |
1032 |
169 |
240 |
485 |
262 |
50 |
391 |
305 |
104 |
387 |
300 |
100 |
4.950 |
5 |
Huyện Văn Bàn |
153 |
218 |
616 |
1035 |
654 |
411 |
861 |
363 |
601 |
698 |
604 |
183 |
1060 |
692 |
454 |
1263 |
700 |
202 |
10.768 |
6 |
Trung tâm KSBT tỉnh |
123 |
95 |
222 |
403 |
512 |
180 |
713 |
377 |
178 |
122 |
360 |
12 |
182 |
304 |
51 |
545 |
317 |
60 |
4.756 |
|
Ngành Lao động |
1.479 |
520 |
477 |
2.324 |
1.459 |
463 |
2.825 |
1.130 |
376 |
2.208 |
1.453 |
423 |
3.588 |
1.550 |
464 |
4.454 |
1.350 |
464 |
27.007 |
|
Tổng |
3.022 |
1.015 |
1.960 |
5.554 |
3.836 |
1.908 |
7.219 |
3.262 |
2.565 |
5.507 |
3.992 |
1.032 |
7.210 |
4.461 |
1.456 |
8.839 |
4.307 |
1.216 |
68.361 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.