ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70/KH-UBND |
Bắc Kạn, ngày 11 tháng 02 năm 2020 |
Thực hiện Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 13/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025; Quyết định số 2189/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2020 như sau:
1. Mục đích
Triển khai có hiệu quả các mục tiêu của “Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong năm 2020, đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ và giải pháp của “Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015.
Đảm bảo về số lượng, nâng cao chất lượng, năng lực của đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, nhất là đội ngũ trợ giúp viên pháp lý nhằm kịp thời đáp ứng 100% nhu cầu trợ giúp pháp lý của các đối tượng được trợ giúp pháp lý. Đồng thời bảo đảm cho các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý được cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, chất lượng tương đương với dịch vụ có thu phí do luật sư cung cấp trên thị trường.
2. Yêu cầu
Các hoạt động của Kế hoạch phải đảm bảo tính khả thi, thống nhất với các chương trình, Đề án khác có liên quan, bảo đảm sự tiếp nối trong các hoạt động đã thực hiện trong năm 2019, phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ và điều kiện kinh tế - xã hội thực tế tại địa phương.
Xác định rõ trách nhiệm phối hợp và phân công cụ thể nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan tổ chức có liên quan nhằm đảm bảo việc triển khai theo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
Đảm bảo nguồn kinh phí cho việc triển khai thực hiện đúng lộ trình của Kế hoạch, kịp thời đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của các đối tượng theo quy định của pháp luật.
1. Tăng cường hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý
Hoạt động 1: Biên soạn, in và phát hành tờ gấp thông tin pháp luật về trợ giúp pháp lý cấp phát miễn phí cho người dân, các cơ quan tổ chức có liên quan trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2020.
Hoạt động 2: Tiếp tục xây dựng và lắp đặt bảng thông tin trợ giúp pháp lý, hộp tin trợ giúp pháp lý tại trụ sở Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
- Thời gian thực hiện: Quý I - III năm 2020.
Hoạt động 3: Xây dựng chuyên trang, chuyên mục trợ giúp pháp lý trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp, Bản tin Tư pháp, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Kạn tuyên truyền về Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các hoạt động thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các huyện (Trung tâm văn hóa, Thể thao và Truyền thông), Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Kạn.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2020.
Hoạt động 4: Tiếp tục cập nhật và công bố danh sách trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên, luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp, niêm yết tại trụ sở của cơ quan tiến hành tố tụng, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn để người được trợ giúp pháp lý có thể lựa chọn người thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Quý I năm 2020 và khi có sự thay đổi.
2. Kiện toàn bộ máy tổ chức trợ giúp pháp lý
Hoạt động: Tiếp tục kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các Chi nhánh Trợ giúp pháp lý; củng cố, kiện toàn, sắp xếp bộ máy tổ chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước và các Chi nhánh.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2020.
3. Tăng cường nguồn nhân lực trợ giúp pháp lý
Hoạt động 1: Cử viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp viên pháp lý, đào tạo nghiệp vụ luật sư, bồi dưỡng ngôn ngữ, tiếng nói đồng bào dân tộc thiểu số, bồi dưỡng quản lý nhà nước, chính trị, tin học.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2020.
Hoạt động 2: Cử công chức, viên chức của Trung tâm tham gia các lớp tập huấn, hội thảo do Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2020.
Hoạt động 3: Tổ chức cho trợ giúp viên pháp lý và chuyên viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước học tập kinh nghiệm tham gia tố tụng tại các phiên tòa trong và ngoài tỉnh.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2020.
4. Nâng cao số lượng, chất lượng, hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý
Hoạt động 1: Tăng cường phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thu thập thông tin về nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân trên địa bàn tỉnh; cung cấp mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi để người được trợ giúp pháp lý thực hiện thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý.
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2020.
Hoạt động 2: Theo dõi, đôn đốc, báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu vụ việc tham gia tố tụng đối với trợ giúp viên pháp lý theo quy định của Bộ Tư pháp.
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2020.
Hoạt động 3: Tổ chức lấy ý kiến của người được trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích của họ về thái độ, trách nhiệm, chuyên môn của người thực hiện trợ giúp pháp lý và mức độ hài lòng đối với vụ việc tham gia tố tụng và vụ việc đại diện ngoài tố tụng; Thẩm định thời gian thực hiện và chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2020.
Hoạt động 4: Tổ chức đánh giá chất lượng vụ việc tham gia tố tụng và vụ việc đại diện ngoài tố tụng hoàn thành năm 2020.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2020.
5. Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động trợ giúp pháp lý
Hoạt động 1: Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động trợ giúp pháp lý tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, cán bộ đáp ứng có chất lượng đầy đủ nhu cầu của người dân.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp phối hợp với Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2020.
Hoạt động 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý;
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ngành có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2020.
6. Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển Trợ giúp pháp lý
Hoạt động: Tổng kết, đánh giá kết quả 10 năm triển khai Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý, đánh giá toàn diện về mô hình tổ chức, hoạt động trợ giúp pháp lý Nhà nước và khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân; đề xuất các phương án củng cố kiện toàn đổi mới các mô hình tổ chức, hoạt động trợ giúp pháp lý.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2020, thời gian cụ thể thực hiện theo hướng dẫn của Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo phân cấp quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị có liên quan thuộc Sở thực hiện Kế hoạch Tổng hợp và báo cáo Bộ Tư pháp hoạt động triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành có liên quan.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.
3. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố.
Phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương.
Chỉ đạo Phòng Tư pháp và các phòng, ban, đơn vị có liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước trong thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2020./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.