ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 3 năm 2020 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2020
Căn cứ Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định 2636/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020;
Căn cứ Quyết định 13/2018/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2018 của UBND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1162/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2019 của UBND tỉnh ban hành Danh mục sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2020 và giải pháp phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020, với các nội dung sau:
1. Mục tiêu chung:
- Nâng cao nhận thức về tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng;
- Hỗ trợ đăng ký, khai thác, áp dụng thực tiễn cho các sáng chế, giải pháp hữu ích của tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
- Hình thành và nâng cao giá trị thương hiệu, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của tỉnh thông qua việc hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ (TSTT), trong đó ưu tiên hỗ trợ các đặc sản, sản phẩm lợi thế có tiềm năng xuất khẩu và tiềm năng phát triển du lịch để hình thành và phát triển một số thương hiệu mạnh của tỉnh góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập của người dân và doanh nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Tổ chức 06 chương trình truyền thông (Truyền hình) và 02 chuyên mục trên Báo Thừa Thiên Huế hoặc các tờ báo chuyên ngành, 04 Hội thảo, 02 lớp đào tạo, tập huấn (phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ) nâng cao nhận thức, năng lực phát triển TSTT trên địa bàn tỉnh; tổ chức 03 lớp tập huấn tại các địa phương;
- Hỗ trợ các sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, giống cây trồng mới cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh (theo đề xuất của các tổ chức, cá nhân được cấp văn bằng bảo hộ);
- Hỗ trợ tạo lập, bảo hộ và quảng bá cho 20 nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể;
- Hỗ trợ để thực hiện 04 dự án quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể;
- Hỗ trợ thực hiện 02 dự án xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý;
- Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài cho 01 sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực địa phương; các sản phẩm TTCN, ngành nghề nông thôn - ưu tiên các sản phẩm có khả năng xuất khẩu;
- Một số nhiệm vụ nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên địa bàn.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên thực hiện theo Quyết định 2636/QĐ-UBND ngày 07/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020; các nhiệm vụ theo Quyết định số 1162/QĐ-UBND ngày 13/5/2019 của UBND tỉnh ban hành Danh mục sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2020 và giải pháp phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; và một số nhiệm vụ phát sinh do yêu cầu thực tiễn đặt ra và chỉ đạo của UBND tỉnh.
2. Các sản phẩm có khả năng lan tỏa góp phần phát triển du lịch - dịch vụ;
3. Các sản phẩm đã có thương hiệu và dễ nhân rộng thành các mô hình điểm.
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng qua các chuyên đề, chuyên mục: Xây dựng và phát sóng 06 chương trình trên truyền hình (VTV8, TRT) (Trong đó có 01 chương trình tuyên truyền cho Cuộc thi Sở hữu trí tuệ tại Trường Đại học Luật) và 02 chuyên mục trên Báo Thừa Thiên Huế/ hoặc báo chuyên ngành phù hợp.
b) Biên soạn và ấn hành “Cẩm nang giới thiệu các thương hiệu đặc sản địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế”.
c) Tổ chức 04 Hội thảo khoa học cấp tỉnh, dự kiến:
- Hội thảo khoa học: “Huế - Kinh đô Áo dài” (Tổ chức gắn với chuỗi các sự kiện “Ngày Hội áo dài Huế” trong dịp Festival Huế 2020).
- Hội thảo khoa học “Phát triển chuỗi giá trị và nâng cao khả năng thương mại hóa cho các sản phẩm hải sản vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”;
- Hội thảo khoa học “Thúc đẩy hoạt động sáng chế, giải pháp hữu ích phục vụ phát triển thị trường KHCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” (Phối hợp với Đại học Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh);
d) Tổ chức đào tạo, tập huấn:
- Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức 02 lớp tập huấn, đào tạo cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh về tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ qua 2 hình thức:
(1) Tập huấn tại chỗ: Chủ đề: Xây dựng, tạo lập, phát triển các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức DN trên địa bàn;
(2) Gửi cán bộ quản lý khoa học và công nghệ của các sở, ngành, các địa phương và doanh nghiệp đi đào tạo tại Cục Sở hữu trí tuệ (9 lượt người).
- Phối hợp với các địa phương tổ chức 03 lớp tập huấn về nâng cao nhận thức xây dựng và quản lý thương hiệu các đặc sản địa phương tại các huyện, thị xã: Huyện Quảng Điền, Huyện Nam Đông, Huyện A Lưới.
2. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ
a) Hỗ trợ tạo lập và đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và giống cây trồng mới.
- Hỗ trợ sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và giống cây trồng mới cho các tổ chức, cá nhân có văn bằng bảo hộ được cấp từ ngày 20 tháng 02 năm 2018. (Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh);
- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các đặc sản trên địa bàn (Dự kiến hỗ trợ các nội dung: đăng ký bảo hộ, quảng bá NHTT, và xây dựng 01 bộ nhận diện mẫu mã sản phẩm để thương mại hóa cho 2 đến 3 đặc sản, sản phẩm đặc trưng của địa phương), dự kiến gồm: Gừng Kim Long (thành phố Huế); Dầu lạc Quảng Thọ (huyện Quảng Điền); Quýt Hương Cần (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà); Dưa Lưới Vinh Hưng (huyện Phú Lộc) (4 NHTT x 30-50 triệu đồng/sản phẩm - tùy theo đề xuất của đơn vị) - Các sản phẩm có thể thay đổi theo thực tế;
- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ ra nước ngoài 01 đến 02 NHTT hoặc nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất đặc sản địa phương, sản phẩm chủ lực địa phương; các sản phẩm TTCN, ngành nghề nông thôn - ưu tiên các sản phẩm có khả năng xuất khẩu (thông báo các doanh nghiệp đăng ký đủ điều kiện).
b) Hỗ trợ triển khai các dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương.
- Tổ chức triển khai thực hiện dự án “Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Dầu tràm Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế” (dự án giao trực tiếp thuộc Chương trình phát triển TSTT do trung ương quản lý, thực hiện từ năm 2019).
- Theo dõi, hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh năm 2019 (các dự án thuộc chương trình Phát triển TSTT đề xuất, đang triển khai):
(1) Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Áo dài Huế” cho sản phẩm áo dài tỉnh Thừa Thiên Huế” do Phòng Kinh tế thành phố Huế chủ trì thực hiện.
(2) Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Sen Huế” cho các sản phẩm sen của tỉnh Thừa Thiên Huế” do Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì thực hiện.
(3) Dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm quả Thanh trà của tỉnh Thừa Thiên Huế” do Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản chủ trì thực hiện.
(4) Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Huế - Kinh đô ẩm thực” cho các sản phẩm đặc sản ẩm thực Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế do Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì thực hiện;
(5) Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho điểm đến du lịch “Chợ quê Cầu Ngói Thanh Toàn” xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” do Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Hương Thủy - UBND thị xã Hương Thủy chủ trì thực hiện;
(6) Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Hương xưa làng cổ Phước Tích” cho làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế do Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Phong Điền - UBND huyện Phong Điền chủ trì thực hiện.
(7) Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm thịt bò vàng huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế do Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì thực hiện.
- Nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh do UBND tỉnh đặt hàng đưa vào Danh mục thực hiện trong năm 2020:
(1) Dự án Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận: “Tam Giang - Thượng phẩm Hải sản đầm phá” cho các sản phẩm hải sản vùng Tam Giang Cầu Hai của tỉnh Thừa Thiên Huế (Tên gọi sẽ được điều chỉnh phù hợp khi thông qua thuyết minh nhiệm vụ) (giao Chi cục Thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh chủ trì thực hiện);
(2) Dự án Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Đệm Bàng Phò Trạch” cho sản phẩm đệm bàng của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Giao Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phong Điền chủ trì thực hiện);
(3) Dự án Phát triển chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu “Rau hữu cơ Vinh Mỹ” tại xã Vinh Mỹ huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Giao Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Phú Lộc chủ trì thực hiện);
(4) Dự án Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho điểm đến Du lịch A Nor huyện A Lưới (Giao UBND huyện A Lưới chủ trì);
c) Hỗ trợ triển khai các dự án KHCN cấp cơ sở nhằm xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương.
- Theo dõi, hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở năm 2019 (các dự án thuộc chương trình phát triển TSTT đề xuất, đang triển khai):
(1) Dự án “Tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm ruốc Huế”;
(2) Dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu mây tre đan của Hợp tác xã mây tre đan Bao La, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền”;
(3) Dự án “Tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm cá vẩu ở đầm Cầu Hai - Phú Lộc”;
(4) Dự án “Tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu tập thể “Hương trầm Huế” cho sản phẩm hương trầm Thủy Xuân, thành phố Huế”;
(5) Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Rượu vang vả Bạch Mã” cho sản phẩm rượu vang vả của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
- Nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở do UBND tỉnh đặt hàng đề nghị đưa vào danh mục thực hiện trong năm 2020:
(1) Dự án “Tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu tập thể Bánh Lựu Bảo tại phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà”;
(2) Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Mộc Mỹ Xuyên tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền”;
(3) Nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển thương hiệu “Huế - Kinh đô áo dài” - Đặt hàng cho Sở Khoa học và Công nghệ - Cơ quan thường trực Chương trình Phát triển TSTT tỉnh thực hiện.
3. Hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ
- Hỗ trợ tổ chức triển lãm / Phiên chợ đặc sản Huế gắn với Lễ hội tiến Vua các đặc sản Huế / Hoặc tổ chức trong sự kiện Lễ hội thanh trà Huế (Theo thực tế - có dự toán riêng);
- Phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp BSA (TP Hồ Chí Minh) tổ chức chuỗi sự kiện triển lãm các sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế tại TP HCM với chủ đề “Đặc sản Huế trong lòng Sài Gòn” (do ngành Khoa học và Công nghệ chủ trì, tiếp tục thực hiện theo Kế hoạch của năm 2019 - có dự toán riêng).
4. Hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân được hình thành từ thực tiễn.
a) Hỗ trợ áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các đặc sản trên địa bàn kể cả sáng chế của nước ngoài không bảo hộ tại Việt Nam (xây dựng quy trình hành chính và thông báo cho doanh nghiệp đề xuất để tuyển chọn).
Hỗ trợ 01 doanh nghiệp ứng dụng sáng chế/giải pháp hữu ích được bảo hộ để phát triển thương mại hóa sản phẩm hoặc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các đặc sản/ sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh (đăng ký hỗ trợ của Chương trình phát triển TSTT hoặc hỗ trợ dự án từ chính sách của tỉnh).
b) Triển khai các hoạt động hỗ trợ truy xuất nguồn gốc các sản phẩm đặc sản (thực hiện theo Kế hoạch thực hiện đề án truy xuất nguồn gốc sản phẩm). Lồng ghép các dự án hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và ODA để ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
a) Tiếp tục xây dựng, bổ sung để hoàn thiện các cơ chế, chính sách của tỉnh triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn.
- Xây dựng Đề án Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 (Quý II/2020).
- Xây dựng Đề án quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2025 (Quý III/2020).
b) Tổ chức hỗ trợ, vận động, triển khai thành lập Hội sản xuất, kinh doanh dầu tràm Huế để làm chủ thể quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm dầu tràm Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế.
c) Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm quản lý, phát triển tài sản trí tuệ giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh (Thành lập đoàn, mời các ngành địa phương tham gia);
d) Xây dựng các cơ sở pháp lý (điều lệ, kế hoạch, thành lập BTC...) để tổ chức Giải thưởng Khoa học và Công nghệ “SÁNG TẠO NỮ CỐ ĐÔ HUẾ” bắt đầu tổ chức năm 2020 (chuyển tiếp Kế hoạch của năm 2019 - dự toán riêng).
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN (dự kiến)
Tổng kinh phí: 990.000.000 đồng (từ nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN cấp cho Sở Khoa học và Công nghệ) (Phụ lục kèm theo)
1. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các địa phương liên quan triển khai Kế hoạch đảm bảo yêu cầu, đúng quy định;
- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí bổ sung ngân sách để triển khai thực hiện Kế hoạch;
- Tổ chức tuyên truyền, cung cấp thông tin, tổ chức quảng bá các hoạt động thực hiện Kế hoạch nhằm đáp ứng đầy đủ, chính xác và kịp thời nhu cầu thông tin của các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân;
- Lồng ghép các Chương trình được triển khai trên địa bàn để thực hiện Kế hoạch một cách có hiệu quả.
2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ và các ngành tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách để triển khai thực hiện Kế hoạch.
3. Quỹ Phát triển KHCN: Tiến hành thủ tục để triển khai các nhiệm vụ đặt hàng của Kế hoạch này theo quy định tại Quyết định 29/2016/QĐ-UBND về các nhiệm vụ đặt hàng của UBND tỉnh.
4. Các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan: Chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để triển khai hiệu quả các nội dung của kế hoạch.
5. Các đơn vị, tổ chức dự kiến là chủ sở hữu các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận thực hiện hoặc phối hợp với các tổ chức liên quan xây dựng hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành, địa phương phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
NHIỆM VỤ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN
TÀI SẢN TRÍ TUỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2020
(Nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN năm 2020)
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2020 của UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế)
STT |
Danh mục nhiệm vụ |
Tổng kinh phí |
Kinh phí SN KHCN |
Địa bàn triển khai |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Ghi chú/Thời gian thực hiện |
1 |
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ các đặc sản địa phương |
594 |
594 |
|
|
|
|
1.1 |
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng qua các chuyên đề, chuyên mục. |
|
|
|
|
|
|
1.1.1 |
Xây dựng và phát sóng 06 chương trình trên truyền hình (06 chương trình x 20 triệu/chương trình) (Trong đó có 01 chương trình tuyên truyền cho Cuộc thi Sở hữu trí tuệ tại Trường Đại học Luật) |
|
|
Toàn tỉnh |
Sở KHCN |
TRT, VTV8 |
Từ tháng 4 - 10/2020 (1 tháng 1 chuyên đề) |
* |
Xây dựng và phát sóng 03 chương trình trên VTV8 (03 chương trình x 20 triệu/chương trình) |
60 |
60 |
|
|
|
|
* |
Xây dựng và phát sóng 03 chương trình trên TRT (03 chương trình x 20 triệu/chương trình) |
60 |
60 |
|
|
|
|
1.1.2 |
Thực hiện 02 chuyên mục trên Báo Thừa Thiên Huế hoặc báo chuyên ngành (02 chuyên mục x 8 triệu/chuyên mục) |
16 |
16 |
Toàn tỉnh |
Sở KHCN |
Báo TTH Báo chuyên ngành |
|
1.2 |
Biên soạn và ấn hành “Cẩm nang giới thiệu các thương hiệu đặc sản địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế” |
45 |
45 |
|
Sở KHCN |
Cục SHTT (Bộ KHCN) |
Hoàn thành trước tháng 8/2020 |
1.3 |
Tổ chức 04 cuộc hội thảo cấp tỉnh về xây dựng, quảng bá và phát triển tài sản trí tuệ đối với đặc sản địa phương. (4 HT 100-150 người x 60 triệu đồng/HT); |
240 |
240 |
Toàn tỉnh |
Sở KHCN |
Các sở, ngành, địa phương, DN trong tỉnh |
Theo QĐ số 28/2018/QĐ-UBND |
* |
(1) Hội thảo khoa học: Phát triển thương hiệu áo dài Huế với chủ đề “Huế - Kinh đô Áo dài” (Tổ chức gắn với chuỗi các sự kiện “Ngày Hội áo dài Huế” trong dịp Festival Huế 2020). |
|
|
|
|
|
Quý II |
* |
(2) Hội thảo khoa học “Phát triển chuỗi giá trị và nâng cao khả năng thương mại hóa cho các sản phẩm hải sản vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”; |
|
|
|
|
|
Quý III |
* |
(3) Hội thảo khoa học “Thúc đẩy hoạt động sáng chế, giải pháp hữu ích phục vụ phát triển thị trường KHCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” (Phối hợp với Đại học Huế, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh); |
|
|
|
|
|
Quý III |
1.4 |
Tổ chức đào tạo, tập huấn |
|
|
|
|
|
|
1.4.1 |
(1) Phối hợp với Cục SHTT và các cơ quan trung ương tổ chức 01 lớp tập huấn cho về SHTT trên địa bàn: "Xây dựng, tạo lập, phát triển các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức DN trên địa bàn" (Lớp 100 người, dành cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh các sản phẩm chủ lực trên địa bàn); |
35 |
35 |
Toàn tỉnh |
Sở KHCN |
Cục SHTT; Các sở, ngành, địa phương, các DN trong tỉnh |
Theo QĐ 46/2019/QĐ- UBND (theo KH của Cục SHTT) |
1.542 |
Phối hợp với các địa phương tổ chức 03 lớp tập huấn về xây dựng và quản trị tài sản trí tuệ cho các tổ chức, cơ sở SXKD tại H Quảng Điền H Nam Đông, H A Lưới (03 lớp x 25 triệu/lớp 70 học viên) |
75 |
75 |
H Quảng Điền, H Nam Đông, H A Lưới |
Sở KHCN |
UBND H Quảng Điền, H Nam Đông, H A Lưới |
Theo QĐ 46/2019/QĐ- UBND (Quý II) |
1.4.3 |
Phối hợp với Cục SHTT để gửi cán bộ quản lý KHCN của các địa phương đào tạo về SHTT tại Cục SHTT (9 người x 7 triệu/người). |
63 |
63 |
Cục SHTT |
Sở KHCN |
Cục SHTT; các địa phương |
Theo QĐ 13/2018/QĐ- UBND (theo KH của Cục SHTT) |
2 |
Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với đặc sản địa phương |
280 |
280 |
|
|
|
|
|
Hỗ trợ tạo lập và đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và giống cây trồng mới: |
|
|
|
|
|
|
a) |
Hỗ trợ sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và giống cây trồng mới. (dự kiến 10 văn bằng bảo hộ, nếu phát sinh sẽ đề nghị bổ sung) |
100 |
100 |
Toàn tỉnh |
Sở KHCN |
Các tổ chức, cá nhân liên quan |
Sở KHCN tổng hợp nhu cầu vào tháng 6 và tháng 11 và báo cáo UBND tỉnh để thực hiện |
b) |
Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các đặc sản trên địa bàn (Dự kiến hỗ trợ các nội dung: đăng ký bảo hộ, quảng bá NHTT, và xây dựng 1 bộ nhận diện mẫu mã sản phẩm để thương mại hóa cho 2-3 đặc sản, sản phẩm đặc trưng của địa phương), dự kiến gồm: Gừng Kim Long (thành phố Huế), dầu lạc Quảng Thọ (huyện Quảng Điền), quýt Hương Cần (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà), Dưa Lưới Vinh Hưng (huyện Phú Lộc) (4 NHTT x 30-50 triệu đồng/sản phẩm - tùy theo đề xuất của đơn vị) |
120 |
120 |
Toàn tỉnh |
Các tổ chức SXKD đặc sản |
Sở KHCN, các địa phương liên quan |
Triển khai hướng dẫn thủ tục trong tháng 4/2020 |
c) |
Hỗ trợ đăng ký bảo hộ ra nước ngoài (đăng ký tại thị trường Mỹ hoặc EU) 01 NHTT hoặc nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất đặc sản địa phương, sản phẩm chủ lực địa phương; các sản phẩm TTCN, ngành nghề nông thôn - ưu tiên các sản phẩm có khả năng xuất khẩu (thông báo các doanh nghiệp đăng ký đủ điều kiện) |
60 |
60 |
Toàn tỉnh |
Các tổ chức SXKD đặc sản |
Sở KHCN, Sở Công thương |
Theo QĐ 13/2018/QĐ- UBND / Triển khai hướng dẫn thủ tục trong tháng 4/2020 |
3 |
Hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ |
0 |
0 |
|
|
|
|
|
Hỗ trợ giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác cho các tài sản trí tuệ như hội chợ, triển lãm, phiên chợ giới thiệu các đặc sản, sản phẩm làng nghề phù hợp với Chương trình xúc tiến thương mại, Chương trình phát triển thị trường đặc sản của tỉnh. |
|
|
|
|
|
|
(1) |
Hỗ trợ tổ chức triển lãm / Phiên chợ đặc sản Huế gắn với Lễ hội tiến Vua các đặc sản Huế / Hoặc tổ chức trong sự kiện Lễ hội thanh trà Huế |
|
|
Các DN trong tỉnh |
|
Sở KHCN, các sở, ngành liên quan |
Theo QĐ 13/2018/QĐ- UBND Có kế hoạch và dự toán riêng Dự kiến tháng 7-8/2020 |
(2) |
Phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp BSA (TP Hồ Chí Minh) tổ chức chuỗi sự kiện kết nối thị trường và triển lãm các sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế tại TP HCM (do ngành Khoa học và Công nghệ chủ trì). |
|
|
Các DN trong tỉnh |
Sở KHCN |
Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp, Sở CT, các sở, ngành liên quan |
Có kế hoạch và dự toán riêng Dự kiến tháng 6-9/2020 |
3 |
Tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý, thực thi quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác về sở hữu trí tuệ |
116 |
116 |
|
|
|
|
3.1 |
Xây dựng hoặc bổ sung để hoàn thiện các cơ chế, chính sách của tỉnh triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn. |
|
|
|
|
|
Quý II, Quý III |
* |
Xây dựng Đề án Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 (Quý II/2020). |
10 |
10 |
|
Sở KHCN |
Các sở, ngành, địa phương. |
Theo TT 338/2016/TT- BTC |
* |
Xây dựng Đề án quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2025 (Quý III/2020). |
10 |
10 |
|
Sở KHCN |
Các sở, ngành, địa phương. |
Theo TT 338/2016/TT-BTC |
3.2 |
Tổ chức hỗ trợ, vận động, triển khai thành lập Hội sản xuất, kinh doanh dầu tràm Huế để làm chủ thể quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm dầu tràm của tỉnh Thừa Thiên Huế. |
46 |
46 |
|
Sở KHCN |
Các sở, ngành, địa phương, |
Tháng 3-4/2020 |
3.3 |
Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm quản lý, phát triển tài sản trí tuệ giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh: Tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận tại một số tỉnh |
50 |
50 |
|
Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên |
Các sở, ngành, địa phương, DN trong tỉnh |
Tháng 6-8/2020 |
3.4 |
Xây dựng các cơ sở pháp lý (điều lệ, kế hoạch, thành lập BTC...) để tổ chức Giải thưởng KH&CN- SÁNG TẠO NỮ CỐ ĐÔ HUẾ. Bắt đầu tổ chức năm 2019-2020. |
|
|
Toàn tỉnh |
Sở KHCN |
Các sở, ngành, địa phương, |
Có kế hoạch và dự toán riêng/ Hoàn thành trước 30/8/2020 |
|
Tổng cộng |
990 |
990 |
|
|
|
|
Tổng kinh phí thực hiện 990 triệu đồng
Trong đó: - Nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN là: 990 triệu đồng
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.