ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 685/KH-UBND |
Bình Thuận, ngày 28 tháng 02 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HÒA GIẢI VIÊN Ở CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2019 - 2022” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2020
Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-BTP ngày 13/02/2020 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” năm 2020 (gọi tắt là Đề án), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” trên địa bàn tỉnh năm 2020, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo đúng tiến độ, phù hợp với chủ trương định hướng năm 2020 của Đảng, Nhà nước và điều kiện thực tế của địa phương nhằm từng bước thực hiện các mục tiêu của Đề án và nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động đề ra phải đúng mục tiêu, sát với nội dung của Đề án, yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các đối tượng của Đề án.
- Xác định rõ nội dung công việc, tiến độ thực hiện và trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
- Kết hợp các hoạt động của Đề án với các Chương trình, Đề án khác đang được thực hiện tại các sở, ngành, đoàn thể và địa phương để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Xây dựng và trình ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2020
Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Tháng 3/2020.
Kết quả công việc: Kế hoạch của UBND tỉnh.
2. Xây dựng Bộ tài liệu bồi dưỡng kỹ năng hòa giải ở cơ sở dành cho đội ngũ Hòa giải viên ở cơ sở; các tài liệu hỗ trợ, tham khảo dành cho Hòa giải viên
Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Quý II, III/2020.
Kết quả công việc: Bộ tài liệu được biên soạn, phát hành.
3. Thực hiện chỉ đạo điểm
Sở Tư pháp phối hợp với 04 huyện thực hiện các nội dung sau tại 06 đơn vị cấp xã được chọn làm điểm (Xã Tân Thắng, xã Tân Nghĩa - huyện Hàm Tân; xã Trà Tân, thị trấn Đức Tài - huyện Đức Linh; xã Phan Hòa, xã Hòa Thắng - huyện Bắc Bình):
- Hướng dẫn rà soát, kiện toàn Tổ hòa giải ở cơ sở.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kiến thức pháp luật hòa giải viên.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên.
- Xây dựng mô hình Tổ hòa giải tiêu biểu, xuất sắc.
- Cấp phát Bộ tài liệu bồi dưỡng kỹ năng hòa giải ở cơ sở, các tài liệu hỗ trợ, tham khảo dành cho hòa giải viên.
- Hỗ trợ, huy động nguồn lực xã hội nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên.
- Hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ nghiệp vụ thực hiện hòa giải các vụ việc phức tạp, tranh chấp tài sản có giá trị lớn và các trường hợp vi phạm pháp luật nhưng được miễn trách nhiệm hình sự do người bị hại tự nguyện hòa giải theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; hướng dẫn, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ nghiệp vụ thực hiện thủ tục đề nghị Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
- Thực hiện đánh giá hiệu quả công tác chỉ đạo điểm; biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với Tổ hòa giải, hòa giải viên, cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực, hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Đơn vị phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 04 huyện được chọn điểm.
Thời gian thực hiện: Cả năm.
Kết quả công việc: Các hoạt động chỉ đạo điểm được thực hiện.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Năm 2020.
Kết quả công việc: Xây dựng chuyên mục về hòa giải ở cơ sở; thường xuyên đăng tải, cập nhật kịp thời các tài liệu, tin bài, ấn phẩm về công tác hòa giải ở cơ sở trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp.
5. Tổ chức Hội thảo, tọa đàm về khó khăn, vướng mắc, kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Đơn vị phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện và cá nhân có liên quan.
Thời gian thực hiện: Năm 2020.
Kết quả công việc: Các Hội thảo, tọa đàm được tổ chức và có báo cáo kết quả.
6. Kiểm tra việc thực hiện Đề án
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Đơn vị phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan.
Thời gian thực hiện: Năm 2020.
Kết quả công việc: Báo cáo kết quả kiểm tra.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2020 tại địa phương.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí triển khai các hoạt động thực hiện Đề án theo nội dung Kế hoạch từ nguồn ngân sách Nhà nước trong dự toán kinh phí hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương và các nguồn kinh phí khác thực hiện theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp (Phòng Nghiệp vụ 3, điện thoại: 0252.3827225) để được hướng dẫn thực hiện./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.