ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/KH-UBND |
Nam Định, ngày 21 tháng 6 năm 2021 |
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư 140/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ Công an Quy định về triển khai các hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân;
Căn cứ Thông tư 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Kế hoạch số 71/KH-C07-P5 ngày 13/4/2021 của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH - Bộ Công an về việc huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của Công an các địa phương để xử lý tình huống cháy, sự cố, tai nạn có quy mô lớn, diễn biến phức tạp; hướng dẫn số 07/HD-BCA- C07 ngày 31/3/2021 của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH về việc huy động lực lượng phương tiện và tài sản để xử lý các tình huống cháy, sự cố, tai nạn có quy mô lớn, diễn biến phức tạp khi vượt quá khả năng ứng phó của lực lượng phương tiện thuộc phạm vi quản lý;
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành kế hoạch huy động, lực lượng, phương tiện và tài sản để xử lý tình huống cháy, sự cố, tai nạn có quy mô lớn, diễn biến phức tạp cụ thể, như sau:
1. Thực hiện thống nhất, kịp thời về chỉ huy, điều hành và sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong xử lý các tình huống cháy, sự cố, tai nạn có quy mô lớn, diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ động lực lượng, phương tiện và tài sản, tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do cháy, nổ, sự cố, tai nạn gây ra, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương.
3. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia khi có yêu cầu huy động. Thực hiện nghiêm túc mệnh lệnh chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy; chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và phương tiện trong thời gian tham gia chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (CNCH).
1.1. Huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân ở địa phương nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn
- Trường hợp huy động: Khi tình huống cháy, sự cố, tai nạn vượt quá khả năng ứng phó của lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý của mình mà cần phải huy động lực lượng, phương tiện khác (xe cứu thương, xe cẩu, xe xúc, xe ủi, xe chở nước, xe phá dỡ, xà lan, ca nô, xuồng, thuyền, máy bơm nước, bình chữa cháy...) và tài sản của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Thẩm quyền huy động:
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch UBND cấp xã được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì phải đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định.
+ Chủ tịch UBND cấp huyện được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì phải đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình và lực lượng quân đội đóng ở địa phương. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện đó biết.
- Trình tự huy động:
+ Khi xác định tình huống cháy, sự cố, tai nạn vượt quá khả năng xử lý của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, cần phải huy động ngay lực lượng, phương tiện và tài sản của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn cấp xã, cấp huyện nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, người chỉ huy chữa cháy (Lãnh đạo phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh) đề nghị người có thẩm quyền huy động các lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý phương tiện và tài sản đó biết.
+ Khi xác định tình huống cháy, sự cố, tai nạn vượt quá khả năng ứng phó của lực lượng, phương tiện thuộc phạm vi quản lý của Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; Giám đốc Công an tỉnh báo cáo tình hình và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
+ Kết thúc hoạt động xử lý tình huống cháy, sự cố, tai nạn, người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu người có thẩm quyền huy động ban hành quyết định huy động bằng văn bản, đề xuất hoàn thiện các thủ tục và tổ chức hoàn trả tài sản, bồi thường thiệt hại về tài sản do việc trưng dụng, huy động để chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản.
1.2. Huy động lực lượng, phương tiện của lực lượng Công an
- Trường hợp huy động: Khi xác định tình huống cháy, sự cố, tai nạn vượt quá khả năng xử lý của lực lượng Công an và các cơ quan, tổ chức ở địa phương, cần huy động lực lượng, phương tiện chuyên dùng của các đơn vị Công an trong tỉnh mà ở địa phương xảy ra vụ việc không có hoặc có nhưng hiệu quả xử lý không cao để tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và đảm bảo an ninh, trật tự tại nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn.
- Thẩm quyền huy động:
+ Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng phòng cháy, chữa cháy do mình quản lý. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định.
+ Trưởng Công an cấp huyện được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng Công an do mình quản lý. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định.
+ Giám đốc Công an tỉnh được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng Công an thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định.
- Trình tự huy động:
+ Khi cần huy động lực lượng, phương tiện của Công an cấp huyện hoặc các phòng thuộc Công an tỉnh (lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Hậu cần...), Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (chỉ huy chữa cháy) báo cáo tình hình và đề xuất Giám đốc Công an tỉnh huy động lực lượng tham gia chữa cháy, CNCH và bảo đảm an ninh, trật tự nơi xảy ra vụ việc.
+ Khi xác định tình huống cháy, sự cố, tai nạn vượt quá khả năng ứng phó của lực lượng, phương tiện của lực lượng Công an và các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bản tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH tham mưu Giám đốc Công an tỉnh báo cáo tình hình và đề nghị lãnh đạo Bộ Công an, Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH huy động lực lượng, phương tiện của các đơn vị trực thuộc Bộ và lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH thuộc Công an các tỉnh lân cận chi viện. Khi đề nghị chi viện, phải nêu rõ nhu cầu về số lượng lực lượng và chủng loại phương tiện cần chi viện.
+ Kết thúc hoạt động xử lý tình huống cháy, sự cố, tai nạn, người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu người có thẩm quyền huy động ban hành quyết định huy động bằng văn bản, đề xuất hoàn thiện các thủ tục và tổ chức hoàn trả tài sản, bồi thường thiệt hại về tài sản do việc trưng dụng, huy động để chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản.
Thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 23, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy:
- Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy phải được thể hiện bằng Lệnh huy động, điều động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy; trường hợp khẩn cấp, lệnh huy động có thể bằng lời nói, nhưng chậm nhất không quá 03 ngày làm việc phải thể hiện lệnh đó bằng văn bản. Người ra lệnh huy động bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, đồng thời phải nêu rõ căn cứ huy động và yêu cầu về người, phương tiện, tài sản cần huy động, thời gian, địa điểm tập kết;
- Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi quản lý, người chỉ huy chữa cháy báo cáo đề xuất và được người có thẩm quyền huy động đồng ý thì được phép huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó để chữa cháy nhưng sau đó phải tham mưu cho người có thẩm quyền huy động ban hành quyết định huy động bằng văn bản.
3. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khi được huy động
- Khi nhận được lệnh huy động, điều động đi chi viện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của người có thẩm quyền, các đơn vị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình phải khẩn trương điều động đủ lực lượng, phương tiện tham gia chi viện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo lệnh huy động.
- Trường hợp tại địa phương, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình được huy động khả năng bố trí lực lượng, phương tiện đi chi viện ít hơn so với yêu cầu huy động, phải báo cáo ngay người có thẩm quyền huy động biết để huy động lực lượng, phương tiện từ nơi khác.
- Lực lượng được huy động, điều động đi chi viện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải thường xuyên mở máy thông tin liên lạc (bộ đàm, điện thoại di động, điện thoại vệ tinh...) trên đường đi chi viện để nắm tình hình, diễn biến đám cháy, sự cố, tai nạn và chuẩn bị phương án phối hợp tác chiến; chủ động chuẩn bị sẵn sàng về tự trang, nhiên liệu, chất chữa cháy, kinh phí, hậu cần bảo đảm phục vụ sinh hoạt cho lực lượng của cơ quan, đơn vị mình.
- Khi đến hiện trường, chỉ huy lực lượng chi viện phải liên hệ ngay với Ban chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để nhận và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công. Nếu thời gian thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kéo dài, chỉ huy lực lượng đi chi viện phải chủ động đề xuất Ban chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bảo đảm công tác hậu cần chiến đấu cho lực lượng, phương tiện của cơ quan, đơn vị mình để việc chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được liên tục và hiệu quả.
- Khi kết thúc nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chỉ huy đơn vị chi viện thu hồi lực lượng, phương tiện trở về đơn vị mình theo mệnh lệnh của Ban Chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Đồng thời, người chỉ huy đơn vị đi chi viện phải báo cáo cấp trên trực tiếp và người huy động về tình hình, kết quả thực hiện theo lệnh huy động.
- Tổ chức nắm chính xác tình hình vụ việc; thành lập Ban Chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; quyết định các phương pháp, biện pháp chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, thực hiện công tác thông tin báo cáo theo quy định.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để chỉ đạo toàn diện công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Thành phần Ban chỉ đạo chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm:
+ Đ/c Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh- Trưởng ban;
+ Đ/c Lãnh đạo Công an tỉnh- Phó trưởng ban thường trực;
+ Thành viên gồm: Đại diện Lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan; Lãnh đạo các đơn vị được huy động; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn); đồng chí Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH.
- Tham mưu cấp có thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân ở địa phương hoặc của Công an các đơn vị, địa phương khác được huy động chi viện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
- Tổ chức tiếp nhận lực lượng, phương tiện và tài sản của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động đến hiện trường cháy, sự cố, tai nạn và thống nhất về chế độ thông tin chỉ huy, điều hành, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng.
- Tổ chức các hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; đảm bảo an ninh, trật tự, phân luồng giao thông phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tổ chức bảo vệ, khám nghiệm hiện trường, điều tra xác định nguyên nhân vụ cháy, sự cố, tai nạn.
- Thiết lập hệ thống thông tin liên lạc; tổ chức công tác hậu cần phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (cung cấp nhiên liệu, thức ăn, nước uống, trang thiết bị y tế, chiếu sáng, thông tin liên lạc...) khi tổ chức chữa cháy lâu dài hoặc có người bị nạn. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện dự trữ, hỗ trợ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.
- Kịp thời báo cáo tình hình vụ việc với lãnh đạo cấp trên và cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, truyền thông theo thẩm quyền; phối hợp với các đơn vị chức năng của địa phương và trung ương tuyên truyền, khuyến cáo và tổ chức cho người dân sơ tán ra khỏi vùng nguy hiểm nếu cần thiết (trường hợp có nguy cơ phát nổ, phát tán chất khí, hóa chất độc; sạt lở đất đá, ngập lụt...); thông tin, phổ biến các mối nguy hiểm do cháy, sự cố, tai nạn tác động và hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, nhất là nguy cơ bị nhiễm độc qua đường hô hấp, qua da, nhiễm độc nguồn nước...
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các Sở, ngành, đơn vị, địa phương xây dựng các kế hoạch, phương án đảm bảo sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất các cấp khen thưởng động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thành phố, các đồn biên phòng, lực lượng dân quân tự vệ địa phương sẵn sàng tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Huy động lực lượng, phương tiện theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp với các lực lượng tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Huy động bộ phận kỹ thuật (công binh, hóa học) để phối hợp trong việc xử lý chất nổ, chất độc (nếu có)...
- Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, xe cứu thương, thiết bị y tế, cơ số thuốc phục vụ công tác cứu người bị nạn và chăm sóc sức khỏe cho CBCS, nhân dân tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Phối hợp với các lực lượng cứu nạn, cứu hộ sơ cấp cứu ban đầu, phân loại vận chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế để điều trị.
- Chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế thuộc thẩm quyền ưu tiên chữa trị cho các nạn nhân, nhất là các nạn nhân bị thương nặng.
- Huy động cán bộ kỹ thuật, các thiết bị đo lường, phối hợp xác định tình trạng của các cấu kiện xây dựng và các công trình xây dựng dưới tác động của nhiệt độ khi cháy để phục vụ cho chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Kiểm tra tính hợp pháp của công trình phục vụ việc giải quyết thiệt hại do cháy, tai nạn, sự cố.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương phối hợp với Công an tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí cho hoạt động PCCC theo phân cấp ngân sách nhà nước.
- Phối hợp với Công an tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn thiện thủ tục hoàn trả tài sản, bồi thường thiệt hại về tài sản được huy động để chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản.
6. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định
Nắm chắc và lập danh sách thống kê về lực lượng, phương tiện, nguồn nước của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; chủ động có phương án huy động lực lượng, phương tiện của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi được yêu cầu, gửi về Công an tỉnh (qua Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH) để tập hợp, theo dõi.
- Chỉ đạo điện lực các huyện, thành phố phân công cán bộ kỹ thuật và đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để ngắt điện khu vực bị cháy, tai nạn, sự cố; tiếp địa cho các thiết bị tĩnh điện đảm bảo an toàn cho công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; chuẩn bị nguồn điện dự phòng phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (chiếu sáng, thoát nạn, sử dụng các thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ...).
- Xây dựng phương án đóng ngắt điện phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân xung quanh khu vực xảy ra vụ việc.
8. Các công ty cung cấp nước sạch, công ty có xe bồn chở nước
- Tăng áp lực bơm nước cho các trụ nước chữa cháy đảm bảo lưu lượng nước phục vụ công tác chữa cháy, đặc biệt là các trụ nước ở gần khu vực xảy ra cháy, tai nạn, sự cố.
- Có phương án huy động xe bồn chở nước phục vụ công tác tiếp nước chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định
- Tổ chức rà soát, thống kê, lập danh sách các đơn vị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có lực lượng, phương tiện có thể huy động tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo địa bàn quản lý, gửi về Công an tỉnh (qua Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH) để tập hợp, theo dõi.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức ra soát, lập danh sách các đơn vị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có lực lượng, phương tiện có thể huy động tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo địa bàn quản lý, gửi về Công an tỉnh (qua Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH) để tập hợp, theo dõi; xây dựng các kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn phụ trách.
- Chỉ đạo củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của đội dân phòng, chủ động huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn phụ trách và chi viện cho các địa phương lân cận theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
- Khi nhận được lệnh huy động lực lượng, phương tiện chi viện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện đến nơi xảy ra vụ việc.
- Báo cáo Ban Chỉ huy chữa cháy, nhận mệnh lệnh và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo phân công của Ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Ban chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
1. Căn cứ kế hoạch này, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh) trước ngày 30 tháng 7 năm 2021 để theo dõi, tổng hợp.
2. Giao Công an tỉnh chủ trì, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch này; tổng hợp tình hình, kết quả báo cáo Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
3. Quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) để hướng dẫn, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.