ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 623/KH-UBND |
Bắc Giang, ngày 29 tháng 11 năm 2021 |
CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA NĂM 2021-2022
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018;
Căn cứ Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/2/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;
Căn cứ Quyết định số 586/QĐ-BNN-TT ngày 12/02/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đến năm 2020; Quyết định số 4712/QĐ-BNN-TT ngày 09/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2019-2020; Quyết định số 3963/QĐ-BNN-TT ngày 07/10/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2021;
Căn cứ nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của các địa phương và đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 170/TTr-SNN ngày 29/10/2021 và Báo cáo số 499/BC-SNN ngày 24/11/2021 về thực trạng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa năm 2021-2022, với các nội dung chính như sau:
1. Mục đích
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản nhưng vẫn thống kê là đất lúa theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/2/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
- Xây dựng và mở rộng các các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi, tạo thành các vùng hàng hóa hiệu quả cao, phục vụ tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm khai thác tốt hơn lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên của từng địa phương, tạo thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đa dạng hóa các sản phẩm nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, ổn định sản xuất và đời sống cho người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
2. Yêu cầu
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải tuân thủ các quy định của Luật Đất đai, Luật Trồng trọt, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/2/2019 của Chính phủ, các quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT và của UBND tỉnh về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu. Không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhưng vẫn phải duy trì quỹ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Khi chuyển đổi phải bám sát theo nhu cầu thị trường, khai thác được lợi thế về đất đai, lợi thế về vị trí địa lý, tập quán và kỹ thuật canh tác của nông dân, sản phẩm có khả năng tiêu thụ tốt, ổn định; gắn liền với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, đảm bảo cho hiệu quả kinh tế cao, ổn định và bền vững; bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.
1. Nguyên tắc chuyển đổi
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 56 Luật Trồng trọt; Khoản 1, Điều 13 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/2/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển nông, lâm nghiệp được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi. Không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
- Trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cm so với mặt ruộng.
- Đất trồng lúa sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy định, được thống kê là đất trồng lúa.
2. Kế hoạch diện tích chuyển đổi: Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2021-2022 là 6.519 ha, trong đó: Chuyển đổi sang cây lâu năm là 6.033 ha, chuyển đổi sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản là 486 ha (Chi tiết theo phụ biểu đính kèm).
3. Địa điểm, thời gian thực hiện
- Địa điểm thực hiện: Tại các huyện trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2021-2022.
III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản gửi 01 bản đăng ký (theo Mẫu số 04.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ) đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã phải hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung bản đăng ký.
3. Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất.
4. Trường hợp không đồng ý, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản (theo Mẫu số 05.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ- CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ).
1. Giải pháp về tuyên truyền
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình về trình tự, thủ tục đăng ký khi thực hiện chuyển đổi; các chính sách, quy hoạch, đề án liên quan đến kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng tới các hộ nông dân để biết và tổ chức thực hiện.
- Vận động các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, gắn với liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả và ổn định sản xuất.
- Vận động khuyến khích nông dân tham gia Tổ hợp tác, Hợp tác xã, liên kết sản xuất nhằm tích tụ ruộng đất sản xuất tập trung, thuận lợi trong tiếp cận khoa học kỹ thuật mới, tiếp cận nguồn vốn vay, thị trường tiêu thụ, giảm rủi ro, tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích.
2. Giải pháp về quy hoạch: Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh các địa phương tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất để xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phù hợp với địa phương. Khuyến khích đẩy mạnh các hình thức tập trung tích tụ ruộng đất tại các vùng chuyển đổi để sản xuất có hiệu quả.
3. Giải pháp về khoa học công nghệ: Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật khoa học công nghệ vào sản xuất. Cơ giới hóa đồng bộ từ khâu sản xuất đến bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm đối với vùng chuyển đổi. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
4. Giải pháp về tiêu thụ: Tăng cường xúc tiến thương mại kết nối cung- cầu sản phẩm hàng hóa nông sản. Đẩy mạnh xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hình thức hợp đồng liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện triển khai Kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất lúa đạt hiệu quả.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi và tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc.
- Phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện kết nối cung cầu, hội chợ thương mại…để giới thiệu, quảng bá, tạo điều kiện thuận lợi để tiêu thụ các loại nông sản hàng hóa cho nông dân.
- Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất lúa. Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh kết quả thực hiện chuyển đổi theo quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa theo quy định.
- Theo dõi, cập nhật diện tích chuyển đổi vào kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thành phố. Rà soát, thống kê chi tiết các loại đất cho phù hợp với thực tế của các địa phương.
3. UBND các huyện
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn tỉnh; căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn huyện.
- Căn cứ vào nhu cầu chuyển đổi của tổ chức, cá nhân trên địa bàn và kế hoạch chuyển đổi của cấp huyện xây dựng kế hoạch chuyển đổi, chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn ban hành kế hoạch chuyển đổi thực hiện đảm bảo hiệu quả và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra, hướng dẫn chuyển đổi ở các địa phương. Nếu phát hiện chuyển đổi sai quy định phải chỉ đạo dừng ngay và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật. Tuyệt đối không để nông dân chuyển đổi tự phát, ngoài quy hoạch, kế hoạch.
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình về trình tự, thủ tục đăng ký khi thực hiện chuyển đổi; các chính sách, quy hoạch, đề án liên quan đến kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng tới các hộ nông dân để biết và tổ chức thực hiện.
- Vận động các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp tham gia chung sức vào nhiệm vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, gắn với liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả và ổn định sản xuất.
- Vận động khuyến khích nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất nhằm tích tụ ruộng đất sản xuất tập trung, thuận lợi trong tiếp cận khoa học kỹ thuật mới, tiếp cận nguồn vốn vay, thị trường tiêu thụ, giảm rủi ro, tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích.
- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh theo quy định.
Trên đây là kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa năm 2021-2022, yêu cầu các Sở ngành, UBND các huyện triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BIỂU KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA NĂM 2021-2022
(Kèm theo KH số 623/KH-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh)
TT |
Đơn vị |
Tổng diện tích (ha) |
Trong đó, diện tích đất trồng lúa chuyển: |
|
Chuyển sang cây lâu năm (ha) |
Chuyển sang trồng lúa kết hợp NTTS (ha) |
|||
1 |
Lục Ngạn |
2.607 |
2.607 |
- |
2 |
Lục Nam |
1.470 |
1.430 |
40 |
3 |
Sơn Động |
188 |
185 |
3 |
4 |
Yên Thế |
252 |
210 |
42 |
5 |
Hiệp Hòa |
239 |
110 |
129 |
6 |
Lạng Giang |
140 |
100 |
40 |
7 |
Tân Yên |
1.273 |
1.223 |
50 |
8 |
Việt Yên |
183 |
133 |
50 |
9 |
Yên Dũng |
167 |
35 |
132 |
Tổng |
6.519 |
6.033 |
486 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.