ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 06 tháng 4 năm 2020 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
Thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia ngày 14/6/2019; Nghị định số 24/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (gọi tắt là kế hoạch) như sau:
1. Mục đích
Tuyên truyền, phổ biến và thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành có liên quan đến Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Yêu cầu
- Triển khai đồng bộ các biện pháp tuyên truyền từ cấp tỉnh, đến huyện, xã và thôn bản về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
- Các ngành, các cấp thi hành nghiêm quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia theo đúng Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các văn bản quy định chi tiết thi hành liên quan.
- Có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong triển khai thực hiện Kế hoạch địa bàn tỉnh.
II. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI
1. Thời gian
Bắt đầu từ quý II năm 2020 và các năm tiếp theo để duy trì và phát huy hiệu quả của việc tuyên truyền, phổ biến và thực thi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh.
2. Phạm vi triển khai
Triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn toàn tỉnh.
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của rượu, bia (hoặc cử bộ phận đầu mối theo dõi tham mưu, chỉ đạo); có quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị nhằm bảo đảm triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia tại cơ quan, đơn vị.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các văn bản quy định chi tiết Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia bằng các hình thức phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị và từng đối tượng, địa bàn.
- Triển khai đào tạo, tập huấn các quy định liên quan đến Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
3. Các hoạt động giảm mức tiêu thụ rượu, bia
3.1. Kiểm soát nhu cầu sử dụng rượu, bia
- Kiểm soát việc sử dụng rượu, bia để tạo dựng môi trường xã hội an toàn, lành mạnh, giảm thiểu và phòng ngừa tác hại của lạm dụng rượu, bia.
- Tăng cường thực hiện và kiểm tra, xử lý vi phạm quy định cấm sử dụng rượu, bia trước và trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, trong bữa ăn giữa hai buổi trong ngày, ngày trực và đưa nội dung quy định về cấm sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác vào nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị và tổ chức, giám sát việc thực hiện.
- Tăng cường biện pháp phòng ngừa, không sử dụng rượu, bia đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, người đang có bệnh lý. Hạn chế, tiến tới không sử dụng lao động dưới 18 tuổi làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, bia.
- Chính quyền địa phương tăng cường phát động cộng đồng không lạm dụng rượu, bia trong việc cưới, việc tang và lễ hội; quản lý hộ gia đình nấu rượu; gia đình và khu dân cư không có người nghiện rượu, bia và đồ uống có cồn khác; không điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.
3.2. Biện pháp giảm tác hại của rượu, bia
- Sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia; can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe ở cộng đồng.
- Phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia như: tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn người sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông; người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông; người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông; cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông.
3.3. Thực hiện địa điểm không uống rượu, bia
- Cơ sở y tế.
- Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.
- Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
- Cơ sở bảo trợ xã hội.
- Công viên, nhà chờ xe buýt, rạp chiếu phim.
- Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
3.4. Thực hiện địa điểm không bán rượu, bia
- Cơ sở y tế.
- Cơ sở giáo dục.
- Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
- Cơ sở bảo trợ xã hội.
- Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
3.5. Quản lý việc khuyến mại rượu, bia
- Kiểm soát chặt chẽ quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại rượu, bia theo quy định.
- Tăng cường quản lý việc khuyến mại rượu, bia có độ cồn dưới 15 độ, việc quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ, việc quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên, việc tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia.
- Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm hành vi khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
4. Các hoạt động về kiểm soát kinh doanh cung cấp rượu, bia
- Kiểm soát kinh doanh rượu thủ công: quản lý chặt chẽ việc cấp phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, quản lý quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm và nhãn hàng hóa đối với rượu thủ công; xây dựng cơ chế để tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công thuộc địa phận có làng nghề tham gia làng nghề sản xuất rượu; tăng cường kiểm soát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hộ gia đình, làng nghề, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
- Kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, bia: tăng cường kiểm tra và thực hiện nghiêm việc cấp giấy phép kinh doanh rượu, bia; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, lộ trình khả thi, biện pháp quản lý phù hợp với cấp phép sản xuất, kinh doanh rượu, bia.
- Tăng cường biện pháp kiểm soát, kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với rượu, bia sản xuất trong nước, nhập khẩu; rượu, bia được kinh doanh, lưu hành tại Việt Nam phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều bị tịch thu, xử lý theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra, xử lý và công khai các vi phạm pháp luật về kiểm soát nguồn cung cấp rượu, bia.
4. Các hoạt động về nghiên cứu khoa học
- Hình thành và duy trì hệ thống thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu có liên quan đến sản xuất, kinh doanh, sử dụng rượu, bia nhằm cung cấp bằng chứng để xây dựng chính sách, pháp luật.
- Nghiên cứu, khảo sát thường kỳ, thống kê, đánh giá thực trạng sử dụng rượu, bia, tác hại của rượu, bia đến sức khỏe con người, kinh tế - xã hội, mối liên quan giữa lạm dụng rượu, bia với tác hại về sức khỏe con người và kinh tế - xã hội để đề xuất biện pháp can thiệp phù hợp và khả thi.
- Các chính sách can thiệp giảm tác hại của rượu, bia phải được giám sát, đánh giá hiệu quả thực thi để kịp thời điều chỉnh.
- Ưu tiên bố trí các nguồn lực để nghiên cứu đưa ra các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm tăng hiệu quả trong hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.
IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
- Từ nguồn ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp ngân sách hiện hành.
- Huy động từ các nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác.
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong tỉnh triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch bảo đảm mục tiêu đề ra.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có liên quan xây dựng Kế hoạch thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trong ngành Y tế.
- Kịp thời nắm bắt và giải quyết theo thẩm quyền đối với những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo đối với những vấn đề vượt thẩm quyền. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về UBND tỉnh, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan theo quy định.
- Căn cứ các chế độ quy định tại các văn bản, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự toán thực hiện Kế hoạch, gửi Sở Tài chính thẩm định.
- Định kỳ tổng hợp báo cáo, sơ kết, tổng kết thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về nội dung quảng cáo, khuyến mãi rượu, bia theo thẩm quyền. Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về nội dung các cơ sở sản xuất, kinh doanh, mua bán, vận chuyển rượu, bia không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Hướng dẫn, thực hiện hoạt động cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp; Giấy phép bán buôn rượu; Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh; Giấy phép bán lẻ rượu bảo đảm đúng quy định hiện hành và thực hiện các chức năng quản lý khác được quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu; Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương; Thông tư số 26/2019/TT-BCT ngày 24/12/2019 của Bộ Công Thương quy định biểu mẫu kê khai của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về quảng cáo rượu, bia thuộc thẩm quyền phụ trách; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện về cấm bán rượu, bia trong các cơ sở vui chơi giải trí, nơi biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao.
- Quản lý chặt chẽ, tăng cường kiểm tra việc cấp phép hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, lễ hội, bảo đảm các hoạt động này không có quảng cáo, tiếp thị và tài trợ của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu, bia.
- Hướng dẫn các huyện, thành phố, cộng đồng dân cư cam kết không lạm dụng rượu, bia trong đám tang, đám cưới, lễ hội và đưa vào hương ước, quy chế nội bộ của làng, khu vực, thôn xóm.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, phòng Văn hóa thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông các huyện, thành phố thông tin, tuyên truyền đăng tải tin, bài, phổ biến các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên các trang thông tin điện tử của các địa bàn, trên các trang mạng xã hội, trên hệ thống truyền thông của tỉnh để tất cả người dân đều biết được quy định.
- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức thực hiện tuyên truyền hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác; thực hiện truyền thông, đăng tải thông tin về sử dụng rượu, bia bảo đảm phù hợp quy định của pháp luật; cảnh báo tác hại của rượu, bia; phổ biến các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các văn bản quy định, hướng dẫn có liên quan.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia vào các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống, giáo dục chính trị tư tưởng và tích hợp vào môn học phù hợp với tâm sinh lý học sinh.
- Kiểm tra việc thực thi các quy định của pháp luật về cấm bán rượu, bia trong trường học.
6. Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán do cơ quan chủ trì xây dựng và khả năng cân đối ngân sách, tham mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch.
7. Công an tỉnh
- Chỉ đạo kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về nồng độ cồn trong máu và khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới. Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của việc rượu, bia.
- Phối hợp với Sở Y tế tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, mua bán, vận chuyển bia, rượu và đồ uống có cồn không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp uống rượu, bia và đồ uống có cồn vi phạm pháp luật.
8. Các sở, ban, ngành khác
Theo chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tác hại lạm dụng rượu, bia và các văn bản hướng dẫn liên quan và thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện, tổ chức sơ kết, tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện về Sở Y tế (cơ quan thường trực) theo quy định.
9. UBND các huyện, thành phố
- Căn cứ Kế hoạch này và tình hình thực tế xây dựng, ban hành Kế hoạch để triển khai thực hiện trên địa bàn; bố trí ngân sách theo phân cấp để tổ chức thực hiện đạt mục tiêu Kế hoạch đề ra.
- Thường xuyên theo dõi kiểm tra việc thực hiện tại địa bàn phụ trách.
- Sơ kết, tổng kết và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện hàng năm theo quy định.
10. Đề nghị Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể tỉnh
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động kết hợp việc thực hiện “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với các biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế và UBND tỉnh./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.