ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5731/KH-UBND |
Bến Tre, ngày 30 tháng 10 năm 2020 |
PHÒNG CHỐNG, ỨNG PHÓ HẠN MẶN TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2025
Để chủ động ứng phó với tình hình xâm nhập mặn, thiếu nước vào mùa khô, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch phòng chống, ứng phó hạn mặn trên địa bàn tỉnh, như sau:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN VÀ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
I. DIỄN BIẾN VÀ THIỆT HẠI DO XÂM NHẬP MẶN GIAI ĐOẠN 2015-2020
Công tác phòng chống, ứng phó xâm nhập mặn vào mùa khô hàng năm đều được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, huy động cả hệ thống chính trị cùng toàn thể nhân dân tập trung thực hiện rất nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại do hạn, mặn gây ra. Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, bất thường đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống, sản xuất của nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; cụ thể:
- Trong mùa khô năm 2015 - 2016, mặn tăng cao đột ngột và xâm nhập rất sâu, vào cuối tháng 3/2016, độ mặn 4‰ đã xâm nhập cách các cửa sông khoảng từ 50 - 70km, độ mặn 1‰ xâm nhập trên phạm vi gần như toàn tỉnh (162/164 xã, phường, thị trấn). Ước tính giá trị thiệt hại của riêng ngành nông nghiệp là 1.800 tỷ đồng, trong đó có khoảng 30.000 ha đất sản xuất nông nghiệp và 1.800 ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng; 41.325 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.
- Mùa khô năm 2019 - 2020, tỉnh Bến Tre đang phải đối mặt với đợt xâm nhập mặn có thể nói là khốc liệt nhất trong lịch sử, mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với đợt mặn lịch sử mùa khô năm 2015 - 2016. Ngay từ giữa tháng 11/2019 mặn đã bắt đầu xâm nhập vào các cửa sông chính, đến đầu tháng 12/2019 mặn xâm nhập nhanh và rất sâu, độ mặn 2‰ hầu như bao phủ toàn tỉnh Bến Tre; so với trung bình nhiều năm, mặn xâm nhập sớm hơn từ 2 - 3 tháng (tùy vị trí trên các sông); so với mùa khô năm 2015 - 2016, độ mặn cao nhất các trạm cao hơn từ 1 - 7‰; độ mặn 4‰ xâm nhập mặn sâu hơn so với năm 2016 từ 10 - 25 km trên các sông chính. Độ mặn cao và duy trì từ tháng 12/2019 làm cho nguồn nước trên sông Hàm Luông và Cửa Đại không có nước ngọt, riêng trên sông Cổ Chiên xuất hiện những đợt nước độ mặn thấp từ tháng 3 có thể phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân (chủ yếu các xã ven sông thuộc huyện Chợ Lách và Mỏ Cày Bắc).
Theo số liệu thống kê, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 - 2020 đã gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, sản xuất của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; cụ thể: 5.401 ha lúa vụ Đông Xuân 2019 -2020 (vụ 3) chết (tỉnh đã có khuyến cáo không sản xuất nhưng do người dân tự ý xuống giống); rau màu bị ảnh hưởng 168 ha; 27.985 ha cây ăn trái trên địa bàn tỉnh đều bị ảnh hưởng (trong đó: 6.674 ha diện tích ảnh hưởng từ 30 - 70%, 2.603 ha thiệt hại trên 70% và 274 ha cây ăn trái có nguy cơ chết); khoảng 600 ha cây giống và 1,2 triệu cây hoa kiểng các loại bị ảnh hưởng; tất cả diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn đều bị ảnh hưởng, trong đó diện tích bị ảnh hưởng nặng là 2.110,1 ha; có khoảng 86.896 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Một số lĩnh vực khác cũng bị ảnh hưởng như: các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực chế biến; lĩnh vực thi công xây dựng, đô thị; du lịch;…
Được sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, trong những năm qua tỉnh Bến Tre đã được đầu tư xây dựng một số công trình quan trọng thuộc dự án Hệ thống thủy lợi Bắc - Nam Bến Tre; công trình Cống đập Ba Lai; hồ chứa nước Kênh Lấp, huyện Ba Tri; nhiều tuyến đê sông, đê bao cục bộ, đê bao các cồn,… Các công trình được đầu tư đã phát huy hiệu quả ngăn mặn, trữ ngọt trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, hệ thống công trình thủy lợi vẫn chưa được khép kín như: hệ thống thủy lợi Bắc và Nam Bến Tre đầu tư còn dở dang và Dự án quản lý nước (JICA3) vừa triển khai giai đoạn thiết kế và đấu thầu xây lắp,… do đó tỉnh chưa thể chủ động kiểm soát được nguồn nước ngọt trong tình huống xâm nhập mặn diễn biến gay gắt, điển hình như mùa khô năm 2019 - 2020 vừa qua, thì các địa phương trong tỉnh đều bị ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng, độ mặn trên 20/00 đã bao phủ toàn tỉnh.
- Nhằm tiếp tục phát huy tính chủ động, tích cực của các ngành, các cấp địa phương và người dân trong công tác phòng chống, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn.
- Tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn; đảm bảo thực hiện tốt việc ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.
- Phấn đấu đến năm 2023 cơ bản sẽ kiểm soát được nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, vận động mỗi hộ gia đình chủ động trữ nước ngọt để phục vụ sinh hoạt, sản xuất trong mùa hạn mặn; đồng thời, phát huy tính sáng tạo, nhân rộng các biện pháp, mô hình hay để thực hiện trữ nước ngọt trong từng xóm, ấp và từng xã.
- Bố trí lịch thời vụ phù hợp với dự báo tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn hàng năm; khuyến cáo người dân không sản xuất ở những khu vực có nguy cơ thiếu nước tưới để tránh bị thiệt hại.
- Trong giai đoạn các công trình thủy lợi chưa được đầu tư khép kín cần tiếp tục thực hiện các giải pháp công trình đập tạm ngăn mặn, bờ bao cục bộ để tích trữ tối đa nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân.
- Tiếp tục đầu tư các đoạn còn lại của tuyến đê ven sông Hàm Luông, sông Tiền và các công trình cống thuộc huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú và thành phố Bến Tre để kết hợp với các công trình đã và đang đầu tư tạo thành hệ thống khép kín cho cả hai Tiểu vùng Bắc - Nam Bến Tre giúp kiểm soát được nguồn nước, ngăn mặn xâm nhập từ các sông Tiền, Hàm Luông và Cổ Chiên, trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.
- Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện hệ thống cấp nước sinh hoạt, nhất là Dự án cấp nước sinh hoạt cho dân cư Cù Lao Minh trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng; đầu tư xây dựng các hồ chứa nước ngọt phục vụ cho dân cư khu vực ven biển.
Qua 02 đợt xâm nhập mặn mùa khô năm 2015 - 2016 và mùa khô năm 2019 - 2020 vừa qua cho thấy tình hình xâm nhập mặn đang ngày càng diễn biến hết sức gay gắt, bất thường, không theo quy luật, trước đây mặn thường đạt đỉnh và duy trì trong tháng 3 sau đó giảm dần nhưng trong năm 2019 vừa qua mặn lại ở mức rất cao ngay từ tháng 12 và tiếp tục duy trì khoảng 5 tháng. Như vậy, với tình huống xâm nhập mặn bất lợi như năm 2019 - 2020 thì tỉnh Bến Tre chỉ còn khoảng trên dưới 6 tháng trong năm là có thể lấy, dự trữ nguồn nước ngọt phục vụ cho tất cả các hoạt động sản xuất, dân sinh trong mùa hạn mặn.
Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố bất lợi dẫn đến tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường và gây thiệt hại rất lớn trong những năm qua; cụ thể như:
- Do tỉnh nằm ở cuối nguồn sông Mê Kông, hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư hoàn chỉnh, chưa khép kín, nên chưa chủ động được nguồn nước ngọt.
- Ảnh hưởng của các công trình thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông gây thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nước cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Bến Tre, cùng sự kết hợp với biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm cho mặn ngày càng xâm nhập sâu vào trong các cửa sông.
- Nguồn nước thô phục vụ cho các nhà máy nước đều lấy từ nguồn nước mặt (tỉnh Bến Tre không sử dụng nguồn nước ngầm) nên xâm nhập mặn gay gắt như mùa khô năm 2019 - 2020 thì toàn bộ các nhà máy nước trên địa bàn tỉnh đều bị ảnh hưởng, độ mặn vượt ngưỡng cho phép, không thể phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt, sản xuất,...
Rút kinh nghiệm trong đợt hạn mặn mùa khô năm 2015 - 2016 và mùa khô năm 2019 - 2020 đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các lĩnh vực đời sống, sản xuất của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất là đặc biệt nghiêm trọng; do đó, nội dung kế hoạch cần phải đưa ra những giải pháp để chuẩn bị ứng phó trong tình huống xâm nhập mặn bất lợi nhất nhằm thực hiện đạt mục tiêu đến năm 2023 tỉnh Bến Tre cơ bản sẽ kiểm soát được nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG, ỨNG PHÓ HẠN MẶN ĐẾN NĂM 2023 – 2025
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tích cực, chủ động trong công tác chuẩn bị phòng chống xâm nhập mặn, thực hiện có hiệu quả đồng thời 02 giải pháp phi công trình và công trình, cụ thể:
I. CÁC GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH
1. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong hệ thống chính trị và nhân dân hưởng ứng phong trào “Đồng Khởi” trữ nước mưa, nước ngọt do Tỉnh ủy phát động năm từ năm 2016, vận động mỗi hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp chủ động trữ nước ngọt để phục vụ sinh hoạt, sản xuất trong mùa hạn mặn; đồng thời, phát huy tính sáng tạo, nhân rộng các biện pháp, mô hình hay để thực hiện trữ nước ngọt trong từng xóm, ấp và từng xã; khuyến khích các hộ gia đình có điều kiện tự trang bị thêm dụng cụ trữ nước đủ để ăn uống, sinh hoạt trong điều kiện xâm nhập mặn kéo dài khoảng 4-5 tháng như mùa khô năm 2019 - 2020.
2. Bố trí lịch thời vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với từng vùng, từng địa phương và chống chịu được với tình hình hạn mặn diễn biến ngày càng gay gắt; từng bước xây dựng và phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn chất lượng cao, hiện đại, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật cao vào quá trình sản xuất nông nghiệp, các biện pháp tưới tiết kiệm nước,...
3. Tập trung nghiên cứu tìm ra các giống cây mới chịu hạn, chịu mặn; xây dựng đề án phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai. Đặc biệt trong đề án cần phân lập rõ từng vùng có độ mặn khác nhau để tiến hành quy hoạch lâu dài; các chương trình, dự án của các năm sau phải chú ý đến việc thích nghi với điều kiện xâm nhập mặn.
4. Nâng cao hiệu quả công tác cảnh báo, dự báo tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn, trong đó chú trọng thực hiện dự báo sớm, dài hạn để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và khuyến cáo lịch thời vụ sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, tránh bị động. Nâng cao năng lực trong công tác dự báo, cảnh báo sớm, cập nhật thông tin kịp thời về tình hình nguồn nước và xâm nhập mặn hàng năm, đồng thời từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng công tác dự báo để các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng sớm có sự chuẩn bị ứng phó nhằm hạn chế thiệt hại cho người dân.
5. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân trong phòng chống, ứng phó xâm nhập mặn:
- Hướng dẫn người nông dân các biện pháp phòng chống, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn trong các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,...; hướng dẫn người dân trữ nước để phục vụ sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi.
- Vận động nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ, chống ô nhiễm nguồn nước trong các sông, kênh rạch, hệ thống công trình thủy lợi;…
- Các cơ quan báo, đài tổ chức xây dựng và phát sóng các chuyên mục, các bài viết hướng dẫn, tuyên truyền biện pháp phòng chống, ứng phó xâm nhập mặn để người dân biết và thực hiện.
- Thông tin rộng rãi nội dung các bản tin dự báo, cảnh báo tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn; các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh đến các ngành, các cấp địa phương và người dân bằng nhiều hình thức như: nhắn tin SMS, các trang mạng xã hội, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đồng Khởi và Đài Truyền thanh các địa phương,...
6. Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước:
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí nguồn tài nguyên nước trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích các hoạt động tái xử lý, tái sử dụng đối với nước thải sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn theo quy định ở các đơn vị sản xuất, đặc biệt là trong giai đoạn xảy ra hạn, mặn.
- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tài nguyên nước, đặc biệt là quy hoạch phân bổ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh để đảm bảo nguồn tài nguyên nước được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm; xây dựng cơ chế thông thoáng, thuận lợi để thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng cấp nước, ưu tiên cấp nước sinh hoạt, công nghệ xử lý tiên tiến, hiệu quả.
- Các đơn vị cấp nước xây dựng phương án dự phòng nguồn nước thay thế và phương án đấu nối, chia sẻ nguồn nước giữa các nhà máy cấp nước để kịp thời đưa nguồn nước ngọt đến phục vụ sinh hoạt cho nhân dân trong mùa hạn mặn.
- Tại các khu vực dự trữ nước, công trình thủy lợi hoặc các khu vực đắp đập tạm cần tăng cường quan trắc chất lượng nguồn nước, kịp thời thông báo kết quả, các thông tin dự báo, cảnh báo rộng rãi đến nhân dân, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước. Bổ sung vào mạng lưới quan trắc môi trường định kỳ trên địa bàn tỉnh đối với các hồ chứa nước ngọt, các khu vực dự trữ nước, các công trình thủy lợi; Tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận Tổ Quốc, đoàn thể các cấp và nhân dân, kịp thời phản ánh đến các cơ quan chức năng đối với các hành vi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, đặc biệt là trong thời gian hạn, mặn diễn ra.
- Các đơn vị có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với đơn vị vận hành các công trình thủy lợi để có phương án khai thác, sử dụng và xả nước thải phù hợp đảm bảo khả năng tiêu thoát nước, không làm ô nhiễm, suy thoái nguồn nước; tăng cường theo dõi, giám sát hệ thống xử lý nước thải đảm bảo hoạt động ổn định, hiệu quả, có phương án phòng ngừa, ứng phó đối với trường hợp nước thải không đạt chuẩn theo quy định, nguồn tiếp nhận nước thải không còn khả năng tiếp nhận.
- Đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi cần phải có phương án vận hành công trình linh hoạt vừa đáp ứng yêu cầu ngăn mặn, trữ ngọt vừa thực hiện nhiệm vụ tiêu thoát nguồn nước bị ô nhiễm; tăng cường kiểm tra, giám sát việc xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi, kịp thời phát hiện và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xử lý các trường hợp vi phạm.
1. Các công trình thực hiện giai đoạn 2019 - 2023 (đã có kế hoạch vốn)
- Năm 2019: Dự án đầu tư xây dựng công trình ngăn mặn lưu vực cống Thủ Cửu đã hoàn thành đưa vào sử dụng các cống: Năm Huồng, Mười Cầu, Bà Phong, Ủy ban Xã, Ba Mới, Cầu Bún, Sơn Phú thuộc huyện Giồng Trôm.
- Năm 2020:
+ Dự án Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre giai đoạn 1 dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng 29 cống hở, 16 cống hộp; một số đoạn đê bao ven sông Tiền, ven sông Hàm Luông thuộc các huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Bình Đại và Thành phố Bến Tre;
+ Dự án Hệ thống cống kiểm soát mặn các huyện Ba Tri, Mỏ Cày Nam và Chợ Lách;dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng cống Kênh trục 418 thuộc huyện Ba Tri.
- Năm 2021:
+ Dự án Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre giai đoạn 1 dự kiến sẽ tiếp tục hoàn thành đưa vào sử dụng cống Kênh Cũ, thành phố Bến Tre và tuyến đê bao ven sông Hàm Luông từ cống Cái Mít đến cống Cầu Kinh thuộc huyện Giồng Trôm.
+ Dự án hệ thống thủy lợi Nam Bến Tre dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng 11 cống gồm: Cái Cá, Nhà Thờ, Cả Ráng Dòng, Tàng Dù, Cả Ráng Giữa, Bến Luông, Giồng Luông, Năm Lai, Xẻo Ngang thuộc huyện Thạnh Phú và các cống Tân Ngãi, Tân Tập - Cầu Đất thuộc huyện Mỏ Cày Nam.
+ Dự án Hệ thống cống kiểm soát mặn các huyện Ba Tri, Mỏ Cày Nam và Chợ Lách tỉnh Bến Tre dự kiến sẽ tiếp tục hoàn thành đưa vào sử dụng cống Kênh Lộ thuộc huyện Chợ Lách và các cống Giồng Võ, Sa Kê thuộc huyện Mỏ Cày Nam.
+ Dự án Cấp nước sinh hoạt cho dân cư Cù Lao Minh trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng dự kiến sẽ hoàn thành giai đoạn 1: Xây dựng tuyến ống có đường kính D350 ÷ D500 tải nước ngọt với chiều dài 44,3km từ huyện Mỏ Cày Nam đến nhà máy nước Thạnh Phú và các trạm bơm tăng áp dọc tuyến thuộc các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và Thạnh Phú.
+ Dự án Xây dựng tuyến ống cấp nước khu vực cù lao Long Thành, xã Sơn Phú và Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trạm bơm tăng áp công suất 960m3/ngày; đường vào trạm bơm tăng áp và tuyến ống cấp nước dài 18,23km thuộc Sơn Phú và xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm.
- Năm 2022 - 2023: Dự án Quản lý nước Bến Tre (JICA3) dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng các cống Tân Phú, Bến Rớ, An Hóa huyện Châu Thành, cống Bến Tre thành phố Bến Tre, cống Thủ Cửu huyện Giồng Trôm, cống Cái Quao và Vàm Thơm huyện Mỏ Cày Nam và cống Vàm Nước Trong huyện Mỏ Cày Bắc.
* Tổng kinh phí thực hiện: 8.413,56 tỷ đồng; trong đó:
- Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 9 làm chủ đầu tư: 6.191,3 tỷ đồng (Dự án quản lý nước- JICA3);
- Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 làm chủ đầu tư: 499 tỷ đồng;
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư: 1.723,26 tỷ đồng.
* Với tiến độ thực hiện hệ thống công trình nêu trên:
- Đến năm 2021,2022:
+ Tiểu vùng Bắc Bến Tre cơ bản sẽ kiểm soát được nguồn nước từ sông Tiền Giang và sông Hàm Luông vào sông Ba Lai thuộc huyện Châu Thành. Nếu diễn biến mặn như năm 2015-2016 hoặc 2019-2020 thì tiến hành đắp đập tạm ở Ba Lai và Tân Phú. Đồng thời, cống Trung Nhuận và Xẻo Rắn đưa vào hoạt động sẽ kiểm soát được nguồn nước một phần huyện Giồng Trôm phía Ba Lai và huyện Ba Tri (chủ yếu lấy nước từ Ba Lai).
+ Tiểu vùng Nam Bến Tre: Phía sông Hàm Luông sẽ kiểm soát được nguồn nước từ Thạnh Phú đến Vàm Cái Quao; phía sông Cổ Chiên sẽ kiểm soát được nguồn nước từ Thạnh Phú đến Vàm Thom. Đồng thời, Dự án Cấp nước sinh hoạt Cù Lao Minh giai đoạn 1 sẽ hoàn thành cung cấp nước ngọt cho các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và Thạnh Phú.
- Đến năm 2023: dự án Quản lý nước - JICA3 hoàn thành thì cơ bản quản lý được nguồn nước của tiểu vùng Bắc Bến Tre; vùng Nam Bến Tre sẽ kiểm soát được nguồn nước ở các huyện Thạnh Phú, Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc. Đối với huyện Chợ Lách tiếp tục củng cố hệ thống công trình hiện có và tiến hành đắp các đập tạm để trữ ngọt nếu mặn gay gắt như 2019-2020.
(Chi tiết theo phụ lục 1)
2. Danh mục các công trình thủy lợi quan trọng cần tiếp tục đầu tư thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 nhằm đảm bảo đạt mục tiêu chủ động được nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
Nhằm phát huy hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi và kiểm soát được nguồn nước ngọt trên địa bàn tỉnh, cần tiếp tục đầu tư các công trình sau:
a) Đối với tiểu vùng Bắc Bến Tre
- Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình: khép kín các tuyến đê ven sông Hàm Luông, sông Tiền thuộc các huyện Châu Thành và Giồng Trôm; 04 cống hở (B=3 ÷ 7,5m); 08 cống hộp và 40 cống tròn thuộc các huyện Châu Thành, Giồng Trôm và thành phố Bến Tre; hồ chứa nước ngọt Lạc Địa, xã Phú Lễ và khảo sát, đề xuất xây dựng thêm hồ chứa nước ở một số khu vực khác thuộc huyện Ba Tri; hồ chứa nước xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại để đảm bảo phục vụ cho dân cư ven biển.
- Phân kỳ đầu tư: nhằm đạt mục tiêu kết hợp với các cống lớn thuộc Dự án Quản lý nước Bến Tre (JICA3) phục vụ kiểm soát mặn trong khu vực; đảm bảo ngọt hóa sông Ba Lai kết hợp với Trạm bơm Tân Phú (Dự án JICA3) để tạo nguồn cấp phục vụ sản xuất và phục vụ các nhà máy nước thuộc Công ty Cổ phần Cấp thoát nước tỉnh, các nhà máy nước nông thôn trong khu vực; đồng thời, tạo nguồn cho Dự án cấp nước sinh hoạt cho dân cư Cù Lao Minh trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng giai đoạn 1 (đang chuẩn bị thực hiện). Do đó, cần ưu tiên đầu tư các công trình theo danh mục nêu trên trong giai đoạn 2021 - 2023 để đảm bảo khép kín khu vực Tiểu vùng Bắc Bến Tre.
- Dự kiến kinh phí tiếp tục đầu tư giai đoạn 2021 - 2023: khoảng 520 tỷ đồng.
b) Đối với tiểu vùng Nam Bến Tre
- Tiếp tục đầu tư xây dựng 65 công trình cống ngăn mặn thuộc các huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú, trong đó: 50 công trình cống phục vụ ngăn mặn xâm nhập từ sông Hàm Luông và 15 công trình cống phục vụ ngăn mặn xâm nhập từ sông Cổ Chiên; nâng cấp đê sông Hàm Luông từ sông Tân Hương đến vàm Nước Trong dài 13,5 km thuộc huyện Mỏ Cày Nam; nạo vét tuyến kênh Đìa Cừ; tuyến kênh Cả Ráng Sâu và ao tự nhiên hiện hữu thuộc khu vực thị trấn Thạnh Phú để tạo thành hồ chứa nước ngọt.
- Phân kỳ đầu tư:
+ Giai đoạn 2021 - 2023: đề xuất JICA tiếp tục hỗ trợ giai đoạn 2 để ưu tiên đầu tư xây dựng 33 công trình cống thuộc 03 huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc và Thạnh Phú, dự kiến kinh phí khoảng 2.411,4 tỷ đồng (danh mục các cống theo Tờ trình số 1696/TTr-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh) để khép kín, đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt bảo vệ diện tích cây ăn trái đặc sản, sản xuất cây giống - hoa kiểng trong khu vực (gồm Khu thủy lợi Tây Chợ Lách và Khu thủy lợi Chợ Lách - Mỏ Cày Bắc theo quy hoạch thủy lợi); nạo vét tuyến kênh Đìa Cừ; tuyến kênh Cả Ráng Sâu và ao tự nhiên hiện hữu thuộc khu vực thị trấn Thạnh Phú để tạo thành hồ chứa nước ngọt, dự kiến kinh phí khoảng 80 tỷ đồng;
+ Giai đoạn 2023 - 2025: tiếp tục đầu tư xây dựng 32 công trình cống thuộc huyện Mỏ Cày Nam và nâng cấp đê sông Hàm Luông từ sông Tân Hương đến Nước Trong dài 13,5 km thuộc huyện Mỏ Cày Nam để đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt trong khu vực; kết hợp với các công trình được đầu tư giai đoạn 2021 - 2023 sẽ hình thành trục dẫn ngọt từ Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú để cung cấp nước phục vụ sản xuất, phục vụ các nhà máy nước nông thôn trong khu vực; đồng thời, tạo nguồn cho Dự án Cấp nước sinh hoạt cho dân cư Cù Lao Minh trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng giai đoạn 2 dự kiến hoàn thành năm 2025. Dự kiến kinh phí khoảng 500 tỷ đồng.
- Dự kiến kinh phí tiếp tục đầu tư giai đoạn 2021 - 2025: khoảng 2.991,4 tỷ đồng.
c) Nhu cầu kinh phí cần được Trung ương tiếp tục hỗ trợ thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 là 3.511,4 tỷ đồng, cụ thể:
- Giai đoạn 2021 - 2023: 3.011,4 tỷ đồng (Bắc Bến Tre: 520 tỷ; Nam Bến Tre: đề xuất JICA tiếp tục hỗ trợ giai đoạn 2 là 2.411,4 tỷ đồng và đầu tư hồ chứa nước Thạnh Phú là 80 tỷ đồng).
- Giai đoạn 2023 - 2025: 500 tỷ đồng (Nam Bến Tre); trong đó: Tỉnh đã có các văn bản trình Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành Trung ương xem xét hỗ trợ:
+ Báo cáo số 71/BC-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, bố trí tiếp cho tỉnh 850 tỷ đồng để triển khai đầu tư các hạng mục còn lại của Dự án thủy lợi Nam - Bắc Bến Tre; bố trí vốn khoảng 250 tỷ đồng để tỉnh đầu tư hồ chứa nước ngọt, tổng dung tích 1,5 triệu m3 ở 3 huyện ven biển nhằm đảm bảo khả năng trữ nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân vùng ven biển.
+ Tờ trình số 1696/TTr-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc khảo sát nghiên cứu một số hạng mục công trình trên sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên kiến nghị bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và JICA sớm triển khai nghiên cứu xây dựng các cống tại các cửa sông, rạch lớn cho khu vực Nam Bến Tre tại huyện Chợ Lách, huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Thạnh Phú, đảm bảo khép kín vòng ngăn mặn trữ ngọt, nhằm ổn định đời sống nhân dân, phát triển bền vững kinh tế xã hội (đề xuất JICA tiếp tục hỗ trợ giai đoạn 2 từ năm 2021-2023), với tổng kinh phí dự kiến là 2.411,40 tỷ đồng.
(Chi tiết theo Phụ lục 2, 3)
3. Đầu tư các hệ thống giám sát và quan trắc để theo dõi chất lượng nguồn nước, kịp thời xử lý góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm khi vận hành công trình trữ nước trong mùa khô những năm tiếp theo:
a) Hoàn thành xây dựng và vận hành hệ thống quan trắc dự báo độ mặn và giám sát chất lượng nước tự động (Dự án AMD hỗ trợ);
b) Lắp đặt 56 trạm quan trắc thuộc Dự án Quản lý nước Bến Tre (Jica3), thời gian dự kiến hoàn thành năm 2023.
Căn cứ Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục, Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai một số biện pháp cấp bách để chủ động ứng phó thiên tai và Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 11 năm 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về chủ động triển khai các biện pháp ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô 2020-2021 ở Đồng bằng sông Cửu Long; nghiên cứu các ý kiến đề xuất, khuyến cáo, hướng dẫn của chuyên gia tại Hội nghị về giải pháp phòng chống, ứng phó thiên tai, hạn mặn để tổ chức thực hiện trong thời gian tới; Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư; Kế hoạch số 253-KH/TU ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch số 3793/KH-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh, các văn bản có liên quan và nội dung Kế hoạch này, yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các nội dung có liên quan; xây dựng kế hoạch cụ thể hóa từng nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của ngành, đại phương phụ trách; đồng thời, rà soát xây dựng/hoàn thiện/bổ sung phương án phòng chống, ứng phó xâm nhập mặn trong phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị; chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp phi công trình, công trình từng bước nâng cao nhận thức của Nhân dân về công tác phòng chống hạn mặn, tiếp tục hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo đến năm 2023 - 2025 sẽ chủ động được nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Trong đó, cần lưu ý khi các công trình thủy lợi chưa được đầu tư khép kín, cần chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó với tình huống xâm nhập mặn diễn biến bất lợi như mùa khô năm 2019 -2 020, nhất là đảm bảo cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho người dân, doanh nghiệp, tuyệt đối không để người dân bị thiếu nước uống.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ động phối hợp với các ngành có liên quan và địa phương thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nội dung Kế hoạch này của các ngành, địa phương; đột xuất và định kỳ hàng năm (vào tháng 10 hàng năm) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
- Bố trí cơ cấu sản xuất, mùa vụ, thời điểm xuống giống lúa phù hợp, bảo đảm hạn chế tác động của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng; khuyến cáo, hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những diện tích thiếu nước; tăng cường sử dụng các giống cây trồng thích ứng với điều kiện hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn nhằm nâng cao nhận thức người dân trong việc sử dụng nước tiết kiệm; vận động nhân dân chủ động lấy, trữ nước và sử dụng nước hiệu quả.
- Tổ chức hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế thiệt hại do ảnh hưởng của hạn mặn trong các lĩnh vực: thủy lợi, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, cấp nước sinh hoạt cho nhân dân,…; thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn.
- Thực hiện tốt công tác tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong chỉ đạo, điều hành phòng chống, ứng phó xâm nhập mặn, đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
- Đề xuất, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy lợi hỗ trợ tỉnh đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án/ công trình thủy lợi để sớm đưa vào phục vụ ngăn mặn, kiểm soát nguồn nước (Dự án Quản lý nước Bến Tre (JICA3), Dự án hệ thống thủy lợi Bắc - Nam Bến Tre,…).
- Trong giai đoạn hệ thống công trình thủy lợi chưa được đầu tư khép kín: phối hợp với các đơn vị có liên quan và địa phương tổ chức khảo sát, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cho chủ trương thực hiện các giải pháp công trình tạm để triển khai thực hiện sớm ngay từ cuối năm nhằm tích trữ được nguồn nước ngọt; trong đó cần lưu ý tiếp tục duy trì đắp các đập tạm ngăn mặn đã phát huy hiệu quả trong mùa khô năm 2019 - 2020.
- Kiểm tra, kiểm soát việc xả chất thải, nước thải vào công trình thủy lợi
- Phối hợp với Sở Tài chính, các ngành có liên quan và địa phương, doanh nghiệp, đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh xây dựng giá nước qua hệ thống lọc RO để cung cấp nước ngọt cho người dân sử dụng trong mùa hạn, mặn.
2. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ động phối hợp với Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 9 và Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 triển khai thực hiện các dự án đúng theo kế hoạch đã đề ra.
- Đảm bảo tiến độ thi công xây dựng đối với các dự án/công trình thủy lợi, cấp nước được giao làm chủ đầu tư theo đúng kế hoạch; đồng thời phối hợp với các ngành có liên quan và địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh để sớm triển khai thi công hoàn thành đưa vào sử dụng phục vụ ngăn mặn.
3. Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
- Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc phân bổ, huy động nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch; kiến nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, Ngành Trung ương xem xét đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 danh mục các dự án/công trình thủy lợi, cấp nước theo kế hoạch nêu trên để triển khai thực hiện nhằm hoàn thiện hệ thống thủy lợi bảo đảm đồng bộ, hiệu quả phục vụ ngăn mặn, giữ ngọt đạt mục tiêu đến năm 2023 - 2025 sẽ chủ động được nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất chính sách để tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp hợp tác công - tư về phòng chống hạn mặn; tăng cường thu hút, vận động khu vực tư nhân đầu tư, xây dựng mới, mở rộng hệ thống cấp nước, các hồ chứa nước ngọt (kể cả hồ chứa đa mục tiêu quy mô nhỏ cho các địa bàn xung yếu) nhằm thích ứng với điều kiện xâm nhập mặn.
- Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành có liên quan và địa phương, doanh nghiệp, đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh xây dựng giá nước qua hệ thống lọc RO để cung cấp nước ngọt cho người dân sử dụng trong mùa hạn, mặn.
4. Sở Xây dựng
- Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch/kế hoạch cấp nước của tỉnh trong thời gian tới cho phù hợp với quy hoạch cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã được Chính phủ phê duyệt và tình hình thực tế tại địa phương, chú ý đến công tác bảo vệ nguồn nước.
- Xây dựng kế hoạch triển khai Đề án cấp nước sinh hoạt để đảm bảo đạt chỉ tiêu cấp nước khu vực thành thị, nông thôn và công nghiệp theo định hướng, quy hoạch của tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp, đơn vị cấp nước có kế hoạch, phương án chủ động nguồn nước, đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt đạt theo tiêu chuẩn hiện hành.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan và địa phương thực hiện tốt các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước theo nội dung kế hoạch; tăng cường quản lý chất lượng các nguồn nước; thực hiện quan trắc môi trường nước, đặc biệt là quan trắc các điểm có lưu lượng xả thải cao như khu, cụm công nghiệp, khu đô thị,..; kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm để bảo vệ môi trường nước;... tránh xảy ra tình trạng ô nhiễm khi vận hành công trình trữ nước trong mùa khô những năm tiếp theo.
- Nâng cao năng lực công tác quan trắc, dự báo, cảnh báo về tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn, đặc biệt là dự báo sớm để kịp thời phục vụ trong công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống, ứng phó, bố trí thời vụ sản xuất, có kế hoạch vận hành công trình thủy lợi phù hợp,...
- Khẩn trương triển khai thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường nêu trên để ứng phó biến đổi khí hậu và góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm khi vận hành công trình trữ nước trong mùa khô.
- Lập hành lang bảo vệ các nguồn nước nhằm góp phần phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước.
- Thiết lập và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt bảo vệ nguồn nước trong điều kiện xâm nhập mặn và ô nhiễm môi trường.
- Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Bến Tre để đưa ra giải pháp quản lý phù hợp, bền vững cho giai đoạn 2020-2025.
6. Công an tỉnh
Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi và các địa phương kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đến nguồn nước.
7. Sở Y tế
Kiểm soát chất lượng nước ở các nhà máy, cơ sở cung cấp nước, đảm bảo đúng theo quy định; xây dựng kế hoạch ứng phó hạn mặn cho các cơ sở y tế công lập; hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch ứng phó hạn mặn đối với cơ sở y tế ngoài công lập. Xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống dịch bệnh do hạn mặn gây ra.
8. Sở Khoa học và Công nghệ
- Đề xuất các giải pháp, ứng dụng khoa học - công nghệ trong công tác phòng chống thiên tai; đặc biệt là ứng dụng các mô hình sử dụng tiết kiệm nước; mô hình trữ nước ngọt phù hợp với điều kiện, tình hình của địa phương.
- Chuyển giao khoa học - công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
9. Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi Bến Tre
- Xây dựng quy trình vận hành công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, khi xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn theo quy định tại Điều 24, 25, 26 của Luật Thủy lợi; đặc biệt, đối với các hệ thống công trình chưa được khép kín cần phải có phương án chi tiết, cụ thể phù hợp với tình hình của địa phương.
- Tổ chức vận hành hiệu quả hồ chứa nước Kênh Lấp, đảm bảo tích trữ nguồn nước theo thiết kế và chất lượng nước để phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân trong mùa hạn mặn hàng năm.
- Chủ động phối hợp với các ngành có liên quan và địa phương tham mưu, đề xuất giải pháp nhằm tích trữ tối đa nguồn nước ngọt trong giai đoạn hệ thống công trình thủy lợi chưa được đầu tư khép kín: đắp đập tạm, phương án vận hành hệ thống cống linh hoạt, phù hợp với diễn biến tình hình thực tế xâm nhập mặn; đề xuất, lắp đặt các trạm bơm, thuyền bơm, trạm quan trắc tự động để theo dõi độ mặn, kịp thời bơm cấp nước bổ sung vào hệ thống công trình thủy lợi, các hồ chứa tạm, công trình đập tạm,...
- Thực hiện tốt công tác duy tu, sửa chữa các công trình bị hư hỏng, xuống cấp; thực hiện việc nạo vét khu vực cửa cống lấy nước, hệ thống kênh mương, đắp đập tạm ngăn mặn,... để tận dụng tối đa nguồn nước, giảm thất thoát, lãng phí; đặc biệt là các cửa cống phải đảm bảo an toàn, hiệu quả trong việc ngăn mặn, trữ ngọt.
- Thực hiện các quy định về quản lý nước được quy định tại khoản 01 Điều 20 của Luật Thủy lợi; kịp thời phát hiện và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xử lý các hành vi đổ chất thải, rác thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; xả nước thải trái quy định của pháp luật vào công trình thủy lợi; các hành vi khác làm ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi.
10. Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, các doanh nghiệp, cơ sở cấp nước trên địa bàn tỉnh
- Tăng cường công tác kiểm tra, duy tu bảo dưỡng hệ thống cấp nước tại các nhà máy; chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng kịp thời khắc phục những hư hỏng trên tuyến, đảm bảo vận hành các nhà máy nước liên tục phục vụ sinh hoạt cho nhân dân; nạo vét các ao chứa nước thô nhằm tăng lượng dự trữ nước ngọt; tiếp tục đầu tư trạm bơm nước thô, hệ thống chuyển tải nước thô, đầu tư nâng công suất các nhà máy và mở rộng mạng lưới cấp nước,... để đảm bảo đạt chỉ tiêu cấp nước khu vực thành thị, nông thôn và công nghiệp giai đoạn đến năm 2023 - 2025.
- Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án đảm bảo nguồn nước, cung cấp nước sinh hoạt đạt theo quy định hiện hành.
- Phối hợp xây dựng phương án đấu nối, chia sẻ nguồn nước thô giữa các nhà máy để chuyển nước từ khu vực có độ mặn thấp đến khu vực bị mặn cao hơn nhằm giảm bớt ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt của người dân.
- Thực hiện tốt công tác bảo dưỡng các hệ thống lọc nước RO đã được trang bị và các điểm cấp nước tập trung; kịp thời đưa vào vận hành tối đa công suất của các hệ thống lọc RO để cung cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho người dân và triển khai phương án mua, vận chuyển nước để cung cấp cho các bệnh viện, trường học, nhà hàng, khách sạn, các doanh nghiệp,... trong tình huống mặn diễn biến gay gắt, nhất là giai đoạn từ năm 2021 - 2023.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra chất lượng nguồn nước tại các nhà máy, đảm bảo chất lượng nguồn nước cấp đạt tiêu chuẩn theo quy định không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ có liên quan.
11. Công ty Điện lực Bến Tre
Phối hợp Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, các tổ chức, cơ sở cấp nước sạch, đảm bảo nguồn điện cung cấp đủ, kịp thời để vận hành hệ thống công trình thủy lợi và các nhà máy nước, đặc biệt trong mùa hạn mặn.
12. Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre, Báo Đồng Khởi
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh) tuyên truyền, hướng dẫn, vận động các tổ chức, cá nhân chủ động, tích cực trữ nước mưa, nước ngọt để phục vụ sinh hoạt, sản xuất; tuyên truyền, hướng dẫn xây dựng các phương án phòng ngừa, ứng phó hạn mặn, đặc biệt là các giải pháp phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương.
- Thường xuyên đưa tin dự báo, cảnh báo về tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh, các Đoàn thể tỉnh
- Hỗ trợ các ngành và địa phương tổ chức tuyên truyền công tác phòng chống, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn; vận động, hướng dẫn nhân dân chủ động dự trữ nước mưa, nước ngọt để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và chăn nuôi, nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và tích cực bảo vệ nguồn nước.
- Đồng thời, tổ chức vận động, tiếp nhận nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm khắc phục hậu quả hạn mặn khi có thiệt hại xảy ra.
14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Trên cơ sở kế hoạch này, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch điều tiết, sử dụng nguồn nước hợp lý, hiệu quả; phải có kế hoạch, phương án đầu tư hệ thống thủy lợi thuộc trách nhiệm quản lý, nhất là hệ thống thủy lợi nội đồng đảm bảo trữ nước ngọt hiệu quả để đạt mục tiêu chung của tỉnh là đến năm 2023 cơ bản sẽ kiểm soát được nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
- Một số việc cần làm ngay và thường xuyên như sau:
+ Kiên quyết không để người dân sản xuất ở những vùng có nguy cơ thiếu nước, có khả năng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn và ngoài vùng quy hoạch; chỉ đạo sản xuất theo đúng lịch thời vụ.
+ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tổ chức kiểm tra, rà soát hệ thống công trình thủy lợi tại địa phương (cống, đập ngăn mặn,...) để kịp thời duy tu, sửa chữa nếu có hư hỏng; trong trường hợp vượt quá khả năng, đề nghị các địa phương có báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét.
+ Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn khảo sát, những vùng cần đắp đập thời vụ ngăn mặn cục bộ để có chủ động thực hiện khi mặn xâm nhập.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn: đắp đập tạm, bờ bao cục bộ,... để ngăn mặn, trữ ngọt, thực hiện các biện pháp trữ nước trong mương vườn và các biện pháp dân gian khác để phục vụ sản xuất, chăn nuôi; tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên còn lại sau mùa mưa từ ao, hồ, sông, kênh rạch để cung cấp cho sản xuất; sử dụng các phương tiện vận chuyển nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất (xà lan, ghe, xe các loại) khi mặn diễn biến gay gắt.
- Chỉ đạo thực hiện các quy định về bảo vệ chất lượng nguồn nước theo Luật Thủy lợi; xử lý nghiêm các hành vi đổ chất thải, rác thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; xả nước thải trái quy định của pháp luật vào công trình thủy lợi; các hành vi khác làm ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi theo thẩm quyền.
- Chỉ đạo Đài Truyền thanh của địa phương: xây dựng các chuyên mục tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của người dân trong việc trữ nước mưa, nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và chăn nuôi; thường xuyên thông tin về diễn biến tình hình xâm nhập mặn để người dân biết.
- Kịp thời thống kê, báo cáo tình hình thiệt hại do hạn, mặn (nếu có) theo Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp giúp người dân sớm khắc phục thiệt hại (nếu có) do hạn, mặn theo chủ trương của Trung ương và Tỉnh ban hành.
Trên đây là Kế hoạch phòng chống, ứng phó hạn mặn tỉnh Bến Tre đến năm 2025; trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Kế hoạch, Giám đốc/thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ trì, chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản hồi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo./.
Nơi nhận: (kèm PL) |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
I. DỰ KIẾN CÁC CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH ĐƯA VÀO SỬ DỤNG TRONG TỪNG NĂM
Thời gian dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng |
Danh mục các dự án/ công trình thủy lợi, cấp nước |
Năm 2019 |
Dự án đầu tư xây dựng công trình ngăn mặn lưu vực cống Thủ Cửu đã hoàn thành đưa vào sử dụng các cống: Năm Huồng, Mười Cầu, Bà Phong, Ủy ban Xã, Ba Mới, Cầu Bún, Sơn Phú thuộc huyện Giồng Trôm; |
Năm 2020 |
- Dự án Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng 29 cống hở, 16 cống hộp; một số đoạn đê bao ven sông Tiền, ven sông Hàm Luông thuộc các huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Bình Đại và Thành phố Bến Tre; - Dự án Hệ thống cống kiểm soát mặn các huyện Ba Tri, Mỏ Cày Nam và Chợ Lách dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng cống Kênh trục 418 thuộc huyện Ba Tri; |
Năm 2021 |
- Dự án Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre giai đoạn 1 dự kiến tiếp tục hoàn thành đưa vào sử dụng cống Kênh Cũ thuộc thành phố Bến Tre và tuyến đê bao ven sông Hàm Luông từ cống Cái Mít đến cống Cầu Kênh huyện Giồng Trôm; - Dự án hệ thống thủy lợi Nam Bến Tre dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng 11 cống gồm: Cái Cá, Nhà Thờ, Cả Ráng Dòng, Tàng Dù, Cả Ráng Giữa, Bến Luông, Giồng Luông, Năm Lai, Xẻo Ngang thuộc huyện Thạnh Phú và các cống Tân Ngãi, Tân Tập-Cầu Đất thuộc huyện Mỏ Cày Nam (Danh mục các cống theo Quyết định số 1698/QĐ-BNN-KH ngày 13/5/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư); - Dự án Hệ thống cống kiểm soát mặn các huyện Ba Tri, Mỏ Cày Nam và Chợ Lách dự kiến tiếp tục hoàn thành đưa vào sử dụng cống Kênh Lộ thuộc huyện Chợ Lách và các cống Giồng Võ, Sa Kê thuộc huyện Mỏ Cày Nam; - Dự án Cấp nước sinh hoạt cho dân cư Cù Lao Minh trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng dự kiến hoàn thành giai đoạn 1: Xây dựng tuyến ống có đường kính D350 ÷ D500 tải nước ngọt với chiều dài 44,3km từ huyện Mỏ Cày Nam đến nhà máy nước Thạnh Phú và các trạm bơm tăng áp dọc tuyến thuộc các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và Thạnh Phú; - Dự án Xây dựng tuyến ống cấp nước khu vực cù lao Long Thành, xã Sơn Phú và Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trạm bơm tăng áp công suất 960m3/ngày; đường vào trạm bơm tăng áp và tuyến ống cấp nước dài 18,23km thuộc Sơn Phú và xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm; |
Năm 2022 |
Dự án Quản lý nước Bến Tre (Jica 3) dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng các cống Tân Phú, Bến Rớ thuộc huyện Châu Thành; |
Năm 2023 |
Dự án Quản lý nước Bến Tre (Jica 3) dự kiến tiếp tục hoàn thành đưa vào sử dụng các cống An Hóa huyện Châu Thành, cống Bến Tre thành phố Bến Tre, cống Thủ Cửu huyện Giồng Trôm, cống Cái Quao và Vàm Thơm huyện Mỏ Cày Nam và cống Vàm Nước Trong huyện Mỏ Cày Bắc; |
|
Tổng kinh phí thực hiện: 8.413,56 tỷ đồng. Trong đó: - Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 9 làm chủ đầu tư: 6.191,3 tỷ đồng; - Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 làm chủ đầu tư: 499 tỷ đồng; - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư: 1.723,26 tỷ đồng. |
II. BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH
STT |
Tên dự án/ công trình |
Địa điểm xây dựng |
Phục vụ ngăn mặn |
Thời gian hoàn thành (dự kiến) |
Ghi chú |
||
Sông Tiền |
Sông Hàm Luông |
Sông Cổ Chiên |
|||||
A |
Tiểu vùng Bắc Bến Tre |
|
|
|
|
|
|
I |
Dự án Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre giai đoạn 1 |
|
|
|
|
|
|
|
Các công trình do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 499 tỷ đồng. |
|
|
|
|
|
|
1 |
Xây dựng 12 cống ven sông Tiền, gồm: Cái Xếp 1, Cái Xếp 2, Vàm Nhựa, Phú Thành, Cầu Chùa, Cầu Chợ, Cái Chuối, Thủ Trị, Kinh Điều, Cái Sơn, Bà Héc, Ông Đa. |
huyện Châu Thành |
X |
|
|
Năm 2020 |
|
2 |
Xây dựng 15 cống ven sông Hàm Luông, gồm: Thành Triệu, Tre Bông, An Hiệp, Bà Lái, Cây Bàng, Rạch Chùa, Rạch Đình, Cái Cùng, Bà Sen, Sáu Chiến, Cây Sung, Sáu Cống, Sáu Búp, Bà Quýt, Cả Quảng. |
huyện Châu Thành |
|
X |
|
Năm 2020 |
|
3 |
Cống Trung Nhuận |
Xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm |
|
X |
|
Năm 2020 |
|
|
Các công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư với tổng kinh phí khoảng 476 tỷ đồng. |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cống An Thuận 1, An Thuận 2, An Thuận 3 |
Xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre |
|
X |
|
Năm 2020 |
|
2 |
Cống Sông Mã, cống Vàm Ngãi Hiên |
Xã Bình Phú, thành phố Bến Tre |
|
X |
|
Năm 2020 |
|
3 |
Xây dựng, lắp đặt thiết bị cống Rạch Lồ Ô, Rạch Miễu, Rạch Kinh, Rạch Trôm, Vàm Hồ, Bảy Nhật, Sáu Em, Liên Ấp và Sáu Hóa |
Thành phố Bến Tre |
|
X |
|
Năm 2020 |
|
4 |
Xây dựng, lắp đặt thiết bị cống Cầu Vĩ, cống Cả Quảng |
Huyện Châu Thành |
|
X |
|
Năm 2020 |
|
5 |
Một số đoạn đê bao ven sông Tiền, sông Hàm Luông |
Các huyện Bình Đại và Châu Thành |
X |
X |
|
Năm 2020 |
|
6 |
Xây dựng, lắp đặt thiết bị cống Kênh Cũ và đê bao ven sông Hàm Luông từ cống Cái Mít đến cống Cầu Kinh |
Thành phố Bến Tre – huyện Giồng Trôm |
|
X |
|
Năm 2021 |
|
II |
Dự án đầu tư xây dựng công trình ngăn mặn lưu vực cống Thủ Cửu |
|
|
|
|
|
|
|
Các công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư với tổng kinh phí khoảng 15 tỷ đồng. |
|
|
|
|
|
|
|
Đầu tư xây dựng các cống: Năm Huồng, Mười Cầu, Bà Phong, Ủy ban Xã, Ba Mới, Cầu Bún, Sơn Phú |
Huyện Giồng Trôm |
|
X |
|
Năm 2019 |
|
III |
Dự án Quản lý nước Bến Tre (Jica 3) |
|
|
|
|
|
|
|
Các công trình do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 9 làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 6.191,3 tỷ đồng. Trong đó các công trình thuộc Tiểu vùng Bắc Bến Tre gồm: |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cống Tân Phú |
Xã Tân Phú, huyện Châu Thành |
X |
|
|
Tháng 12/2022 |
|
2 |
Cống Bến Rớ |
Xã Tiên Long, huyện Châu Thành |
|
X |
|
Tháng 12/2022 |
|
3 |
Cống An Hóa |
Xã Giao Hòa, huyện Châu Thành |
X |
|
|
Tháng 12/2023 |
|
4 |
Cống Bến Tre |
Xã Phú Hưng, Thành phố Bến Tre |
|
X |
|
Tháng 12/2023 |
|
5 |
Cống Thủ Cửu |
Xã Phước Long, huyện Giồng Trôm |
|
X |
|
Tháng 12/2023 |
|
6 |
Trạm bơm điện Tân Phú thuộc Cống Tân Phú |
Xã Tân Phú, huyện Châu Thành |
|
|
|
|
|
B |
Tiểu vùng Nam Bến Tre (Cập nhật Danh mục theo Quyết định số 1698/QĐ-BNN-KH ngày 13/5/2020 v/v phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư) |
|
|
|
|
|
|
I |
Dự án hệ thống thủy lợi Nam Bến Tre |
|
|
|
|
|
|
|
Các công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư với tổng kinh phí khoảng 298,76 tỷ đồng. |
|
|
|
|
|
|
1 |
Các cống: Cái Cá, Nhà Thờ, Cả Ráng Dòng, Tàng Dù, Cả Ráng Giữa, Bến Luông |
Huyện Thạnh Phú |
|
|
X |
Năm 2021 |
|
2 |
Các cống: Giồng Luông, Năm Lai, Xẻo Ngang |
Huyện Thạnh Phú |
|
X |
|
Năm 2021 |
|
3 |
Cống Tân Ngãi, cống Tân Tập-Cầu Đất |
Huyện Mỏ Cày Nam |
|
X |
|
Năm 2021 |
|
II |
Hệ thống cống kiểm soát mặn các huyện Ba Tri, Mỏ Cày Nam và Chợ Lách tỉnh Bến Tre |
|
|
|
|
|
|
|
Các công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư với tổng kinh phí khoảng 150 tỷ đồng. |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cống Kênh trục 418 |
Huyện Ba Tri |
|
X |
|
Năm 2020 |
|
2 |
Cống Kênh Lộ |
Huyện Chợ Lách |
|
X |
|
Năm 2021 |
|
3 |
Cống Giồng Võ |
Huyện Mỏ Cày Nam |
|
|
X |
Năm 2021 |
|
4 |
Cống Sa Kê |
Huyện Mỏ Cày Nam |
|
|
X |
Năm 2021 |
|
III |
Dự án Quản lý nước Bến Tre (Jica 3) |
|
|
|
|
|
|
|
Các công trình do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 9 làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 6.191,3 tỷ đồng. Trong đó các công trình thuộc Tiểu vùng Nam Bến Tre gồm: |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cống Cái Quao |
Xã Bình Khánh Đông, huyện Mỏ Cày Nam |
|
X |
|
Tháng 12/2023 |
|
2 |
Cống Vàm Thơm |
Xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam |
|
|
X |
Tháng 12/2023 |
|
3 |
Cống Vàm Nước Trong |
Xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc |
|
X |
|
Tháng 12/2023 |
|
C |
Các dự án cấp nước |
|
|
|
|
|
|
II |
Dự án Cấp nước sinh hoạt cho dân cư Cù Lao Minh trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng |
|
|
|
|
|
|
|
Các công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư với tổng kinh phí khoảng 752,5 tỷ đồng. |
|
|
|
|
|
|
1 |
Giai đoạn 1: Xây dựng tuyến ống có đường kính D350 ÷ D500 tải nước ngọt với chiều dài 44,3km từ cầu Hàm Luông đến nhà máy nước Thạnh Phú và các trạm bơm tăng áp dọc tuyến |
Các huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và Thạnh Phú tỉnh Bến Tre |
|
|
|
Năm 2021 |
|
2 |
Giai đoạn 2: Xây dựng công trình thu Cái Mơn công suất 55.700m3/ngày và tuyến ống chuyển tải D800 ÷ D700 từ Cái Mơn về thị trấn Mỏ Cày, tuyến ống từ Thạnh Phú về ngã ba mũi tàu (đi xã Thạnh Phong, Thạnh Hải) có đường kính D300 ÷ D400 |
|
|
|
|
Năm 2025 |
|
III |
Dự án Xây dựng tuyến ống cấp nước khu vực cù lao Long Thành, Sơn Phú và Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre |
|
|
|
|
|
|
|
Các công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư với tổng kinh phí khoảng 31 tỷ đồng. |
|
|
|
|
|
|
|
Gồm các hạng mục: trạm bơm tăng áp công suất 960m3/ngày; đường vào trạm bơm tăng áp và tuyến ống cấp nước dài 18,23km |
Xã Sơn Phú và xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm |
|
|
|
Năm 2021 |
|
STT |
Tên dự án/ công trình |
Địa điểm xây dựng |
Phục vụ ngăn mặn |
Tổng mức đầu tư dự kiến (tỷ đồng) |
Phân kỳ thực hiện |
||
Sông Tiền |
Sông Hàm Luông |
Sông Cổ Chiên |
|||||
1 |
Cống Vàm Xã (cái Mơn) |
Huyện Chợ Lách |
|
|
X |
262,65 |
GĐ 2021-2023 |
2 |
Cống Cái Hàng |
Huyện Chợ Lách |
|
|
X |
221,25 |
GĐ 2021-2023 |
3 |
Cống Vàm Mơn |
Huyện Chợ Lách |
|
X |
|
337,65 |
GĐ 2021-2023 |
4 |
Cống Cái Gà |
Huyện Chợ Lách |
|
X |
|
221,25 |
GĐ 2021-2023 |
5 |
Cống Cái Tre (Cầu Mới) |
Huyện Chợ Lách |
|
|
X |
221,25 |
GĐ 2021-2023 |
6 |
Cống Vàm Tắc (Thanh Trung) |
Huyện Chợ Lách |
|
|
X |
28,8 |
GĐ 2021-2023 |
7 |
Cống Mỹ Sơn |
Huyện Chợ Lách |
|
X |
|
43,2 |
GĐ 2021-2023 |
8 |
Cống Cầu Quan |
Huyện Chợ Lách |
|
X |
|
28,8 |
GĐ 2021-2023 |
9 |
Cống Hòa An (Cống Đá) |
Huyện Chợ Lách |
|
X |
|
28,8 |
GĐ 2021-2023 |
10 |
Cống Cái Sơn (Thanh Tịnh) |
Huyện Chợ Lách |
|
|
X |
57,15 |
GĐ 2021-2023 |
11 |
Cống Hưng Hòa |
Huyện Chợ Lách |
|
X |
|
28,8 |
GĐ 2021-2023 |
12 |
Cống Sông Dọc |
Huyện Chợ Lách |
|
X |
|
43,2 |
GĐ 2021-2023 |
13 |
Cống Kênh Lai Phụng |
Huyện Chợ Lách |
|
|
X |
43,2 |
GĐ 2021-2023 |
14 |
Cống cầu Kênh 2/9 |
Huyện Chợ Lách |
|
|
X |
43,2 |
GĐ 2021-2023 |
15 |
Cống cầu Kênh Cũ |
Huyện Chợ Lách |
|
X |
|
43,2 |
GĐ 2021-2023 |
16 |
Cống Rạch Cái |
Huyện Chợ Lách |
|
X |
|
28,8 |
GĐ 2021-2023 |
17 |
Cống Vàm Cái Dọc |
Huyện Mỏ Cày Bắc |
|
X |
|
43,2 |
GĐ 2021-2023 |
18 |
Cống Vàm Ông Thảo |
Huyện Mỏ Cày Bắc |
|
X |
|
43,2 |
GĐ 2021-2023 |
19 |
Cống Rạch Ông Thung |
Huyện Mỏ Cày Bắc |
|
X |
|
43,2 |
GĐ 2021-2023 |
20 |
Cống Rạch Cầu Thủ |
Huyện Mỏ Cày Bắc |
|
X |
|
43,2 |
GĐ 2021-2023 |
21 |
Cống Rạch Chợ Mới |
Huyện Mỏ Cày Bắc |
|
X |
|
43,2 |
GĐ 2021-2023 |
22 |
Cống Tân Thông 2 |
Huyện Mỏ Cày Bắc |
|
X |
|
43,2 |
GĐ 2021-2023 |
23 |
Cống Rạch Thanh Hà |
Huyện Mỏ Cày Bắc |
|
X |
|
28,8 |
GĐ 2021-2023 |
24 |
Cống Chợ Xếp |
Huyện Mỏ Cày Bắc |
|
X |
|
68,7 |
GĐ 2021-2023 |
25 |
Cống Ông Nhân |
Huyện Mỏ Cày Bắc |
|
|
X |
28,8 |
GĐ 2021-2023 |
26 |
Cống Rạch Bà Liên |
Huyện Mỏ Cày Bắc |
|
|
X |
43,2 |
GĐ 2021-2023 |
27 |
Cống Bà Yến |
Huyện Mỏ Cày Bắc |
|
|
X |
28,8 |
GĐ 2021-2023 |
28 |
Cống Rạch Cây Mai |
Huyện Mỏ Cày Bắc |
|
|
X |
43,2 |
GĐ 2021-2023 |
29 |
Cống Bến Xoài |
Huyện Mỏ Cày Bắc |
|
|
X |
57,15 |
GĐ 2021-2023 |
30 |
Cống Cầu Kênh Số 2 |
Huyện Mỏ Cày Bắc |
|
|
X |
28,8 |
GĐ 2021-2023 |
31 |
Cống Tân Hòa (Cầu kênh số 1) |
Huyện Mỏ Cày Bắc |
|
|
X |
57,15 |
GĐ 2021-2023 |
32 |
Cống điều tiết Kênh Phụ Nữ |
Huyện Thạnh Phú |
|
|
X |
43,2 |
GĐ 2021-2023 |
33 |
Cống điều tiết Kênh 9 Thước |
Huyện Thạnh Phú |
|
X |
|
43,2 |
GĐ 2021-2023 |
|
TỔNG KINH PHÍ: |
|
|
|
|
2.411,4 |
|
Ghi chú: Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Tờ trình số 1696/TTr-UBND ngày 09/4/2020 kiến nghị xin hỗ trợ.
STT |
Tên dự án/ công trình |
Địa điểm xây dựng |
Phục vụ ngăn mặn |
Tổng mức đầu tư dự kiến (tỷ đồng) |
Phân kỳ thực hiện |
||
Sông Tiền |
Sông Hàm Luông |
Sông Cổ Chiên |
|||||
I |
Tiểu vùng Bắc Bến Tre |
|
|
|
|
520 |
|
1 |
Tiếp tục đầu tư xây dựng khép kín các tuyến đê ven sông Hàm Luông, sông Tiền với chiều dài khoảng 35km |
Các huyện Châu Thành và Giồng Trôm |
X |
X |
|
215 |
GĐ 2021-2023 |
2 |
Đầu tư 04 cống hở (B=3 ÷ 7,5m); 08 cống hộp và 40 cống tròn |
Huyện Châu Thành, Giồng Trôm và thành phố Bến Tre |
|
X |
|
135 |
GĐ 2021-2023 |
3 |
Hồ chứa nước ngọt Lạc Địa, xã Phú Lễ và khảo sát, đề xuất xây dựng thêm hồ chứa nước ở một số khu vực khác thuộc huyện Ba Tri |
Huyện Ba Tri |
|
|
|
85 |
GĐ 2021-2023 |
4 |
Hồ chứa nước xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại. |
Huyện Bình Đại |
|
|
|
85 |
GĐ 2021-2023 |
II |
Tiểu vùng Nam Bến Tre |
|
|
|
|
580 |
|
1 |
Cống Cái Bè cạn |
Huyện Mỏ Cày Nam |
|
X |
|
30,24 |
GĐ 2023-2025 |
2 |
Cống Cái Bè sâu |
Huyện Mỏ Cày Nam |
|
X |
|
60,01 |
GĐ 2023-2025 |
3 |
Cống Thơ Đa |
Huyện Mỏ Cày Nam |
|
X |
|
45,36 |
GĐ 2023-2025 |
4 |
Cống Bảy Rết (Tân Định) |
Huyện Mỏ Cày Nam |
|
X |
|
45,36 |
GĐ 2023-2025 |
5 |
Cống Vàm Cui |
Huyện Mỏ Cày Nam |
|
X |
|
30,24 |
GĐ 2023-2025 |
6 |
Cống Thành Thới A |
Huyện Mỏ Cày Nam |
|
|
X |
60,01 |
GĐ 2023-2025 |
7 |
Đầu tư xây dựng 26 vị trí cống nhỏ ven sông Hàm Luông |
Huyện Mỏ Cày Nam |
|
X |
|
75,74 |
GĐ 2023-2025 |
8 |
Nâng cấp đê sông Hàm Luông từ sông Tân Hương đến vàm Nước Trong dài 13,5 km |
Huyện Mỏ Cày Nam |
|
|
|
153,03 |
GĐ 2023-2025 |
9 |
Nạo vét tuyến kênh Đìa Cừ; tuyến kênh Cả Ráng Sâu và ao tự nhiên hiện hữu thuộc khu vực thị trấn Thạnh Phú để trữ ngọt. |
Huyện Thạnh Phú |
|
|
|
80 |
GĐ 2021-2023 |
|
TỔNG KINH PHÍ: |
|
|
|
|
1.100 |
|
Ghi chú: Ủy ban nhân dân tỉnh đã kiến nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét bố trí kinh phí để tỉnh Tre tiếp tục đầu tư (Báo cáo số 71/BC-UBND ngày 06/3/2020 của UBND tỉnh).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.