BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG |
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM |
Số: 55-KH/BCSĐ |
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2011 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 07-CT/TW NGÀY 03 THÁNG 10 NĂM 2011 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 28-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA X) VỀ TIẾP TỤC XÂY DỰNG CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG THÀNH KHU VỰC PHÒNG THỦ VỮNG CHẮC TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 03 tháng 10 năm 2011 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Xây dựng khu vực phòng thủ có tiềm lực và sức mạnh toàn diện, nhằm ngăn ngừa, làm thất bại âm mưu và hoạt động "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xử lý có hiệu quả các tình huống về quốc phòng, an ninh.
2. Tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết số 28-NQ-TW của Bộ Chính trị (khóa X) về nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tham gia xây dựng khu vực phòng thủ, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, chủ động chuẩn bị cho đất nước và từng địa phương sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhân dân; giữ vững chủ quyền biên giới, biển đảo, vùng trời của Tổ quốc; góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
II. NỘI DUNG
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao năng lực tham mưu công tác quân sự, quốc phòng của các cơ quan, đơn vị, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoạt động của khu vực phòng thủ trong thời bình và thời chiến.
2. Thường xuyên kiện toàn và bảo đảm các chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ của ban chỉ huy quân sự, dân quân, tự vệ, bảo vệ cơ quan. Coi trọng việc đào tạo, bố trí, sử dụng nguồn cán bộ tại chỗ. Gắn trách nhiệm của bí thư cấp ủy và lãnh đạo đơn vị trong việc chỉ đạo xây dựng khu vực phòng thủ, định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
3. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng, an ninh, có các hình thức phù hợp để tuyên truyền, phổ cập những vấn đề cơ bản của khu vực phòng thủ, trước hết là đối với cán bộ chủ chốt các cấp, coi trọng việc phổ biến kinh nghiệm của các ngành, các địa phương.
4. Xây dựng tổ chức đảng, chính quyền các cấp đoàn kết, thống nhất, có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức điều hành xây dựng và hoạt động khu vực phòng thủ, trước hết là trong phòng, chống "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn, lật đổ; xây dựng các tổ chức quần chúng hoạt động đúng chức năng, có hiệu quả. Coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiền phong, gương mẫu, có phẩm chất, đạo đức, lối sống trong sạch. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng để xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh trong khu vực phòng thủ.
5. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ, đảng viên với quần chúng; củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, chính quyền, xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc. Thực hiện tốt các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh ở các vùng chiến lược; chăm lo hơn nữa công tác xóa đói, giảm nghèo, từng bước thu hẹp sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi.
6. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trong khu vực phòng thủ phải được thực hiện ngay từ khâu xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và trong từng công trình, từng dự án; kết hợp theo lĩnh vực, ngành, vùng lãnh thổ phù hợp với thế trận phòng thủ. Đầu tư, phát triển các khu kinh tế - quốc phòng gắn với xây dựng các khu dân cư, tập trung vào các khu vực biên giới đất liền, biển đảo.
7. Tận dụng các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân và từng bước tích lũy cho quốc phòng, an ninh. Phát triển các ngành kinh tế gắn với tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp quốc phòng, sẵn sàng chuyển sang phục vụ yêu cầu quốc phòng, an ninh khi cần thiết.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tham gia xây dựng khu vực phòng thủ và tổ chức thực hiện tốt công tác quân sự, quốc phòng của cơ quan, đơn vị, chỉ đạo các đơn vị cấp dưới tích cực tham gia xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ ở địa phương.
2. Xây dựng kế hoạch chuyển hoạt động của cơ quan, đơn vị sang trạng thái quốc phòng và có kế hoạch huy động các nguồn lực cho khu vực phòng thủ bảo đảm cho hoạt động tác chiến, đảm bảo an ninh và các hoạt động xã hội.
Các đơn vị thuộc Bộ phổ biến Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 03 tháng 10 năm 2011 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới, tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị trên cơ sở Kế hoạch này đến từng chi bộ và cán bộ, đảng viên./.
Nơi nhận: |
TM. BAN CÁN SỰ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.