ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5364/KH-UBND |
Đắk Lắk, ngày 23 tháng 6 năm 2020 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 630/QĐ-TTG , NGÀY 11/5/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg , ngày 11 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
a) Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội khóa XIV về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị quyết số 99/2019/QH14), các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Xác định công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên trong công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; đồng thời, xác định rõ trách nhiệm và phân công nhiệm vụ giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và UBND các cấp trong thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
b) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ cũng như thiệt hại do cháy, nổ gây ra, không để xảy ra cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
c) Xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sâu rộng, thiết thực, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của quần chúng nhân dân về phòng ngừa cháy, nổ, sự cố, tai nạn. Tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
a) Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố phải nâng cao vai trò trách nhiệm, tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đảm bảo đúng nội dung, tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
b) Việc triển khai thực hiện phải đồng bộ, hiệu quả, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và các đơn vị, địa phương liên quan; bảo đảm về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện Nghị quyết.
II. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
a) Công an tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Khoản 33 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (hoàn thành trong năm 2021).
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của địa phương về phòng cháy, chữa cháy đối với một số loại hình cơ sở đặc thù theo từng lĩnh vực quản lý. Chủ động rà soát, nghiên cứu các vấn đề bất cập, khó khăn khi triển khai các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
b) Sở Công thương
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Công ty Điện lực Đắk Lắk rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng điện nhằm bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình.
c) Sở Xây dựng
- Rà soát, nghiên cứu, đề xuất Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan đề xuất xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy, chữa cháy đối với các loại hình công trình xây dựng hiện chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định.
- Tham gia góp ý có hiệu quả xây dựng quy chế quản lý, giám sát việc lắp đặt hệ thống, thiết bị điện phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình theo quy định của pháp luật về xây dựng nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ do sự cố hệ thống điện và thiết bị điện.
- Rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, khu chung cư, công trình xây dựng trong công tác phòng cháy, chữa cháy, công tác quản lý, sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư, bố trí nguồn kinh phí duy trì, bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật và hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
d) Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan nghiên cứu thực hiện việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong các nhà trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.
đ) Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn.
e) Các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 109-KH/TU ngày 24/9/2015 của Tỉnh ủy Đắk Lắk và Kế hoạch số 7818/KH-UBND ngày 23/10/2015 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, gắn với trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương; căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương để tham mưu các cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định về chế độ, chính sách cụ thể, phù hợp đối với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn, nhất là lực lượng dân phòng; trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia góp ý có chất lượng, hiệu quả dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
a) Công an tỉnh
- Hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, kỹ năng thoát nạn,....Tập trung vào các địa bàn trọng điểm có tính chất nguy hiểm cháy, nổ cao, các khu dân cư, khu, cụm công nghiệp; đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến theo hướng tự phòng, tự quản về an toàn phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư, khu, cụm công nghiệp; kịp thời đề xuất động viên, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đề xuất công khai các dự án, công trình vi phạm quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trên phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục, phòng ngừa chung.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng, đăng, phát các tin, bài, phóng sự tuyên truyền công tác bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, hướng dẫn người dân các biện pháp, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn khi có cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự cấp cơ sở (Công an cấp xã) phù hợp với quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, các quy định khác của pháp luật.
b) Sở Thông tin và Truyền thông
Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan Báo chí, Đài Phát Thanh - Truyền hình tỉnh phối hợp với Công an tỉnh xây dựng và đăng, phát các tin, bài có nội dung tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tăng thời lượng, ưu tiên khung giờ phát phóng sự, đưa tin, bài, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Kịp thời đưa tin gương người tốt, việc tốt cũng như việc xử lý các hành vi thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
c) Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh xây dựng tài liệu, giáo án, bài giảng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để lồng ghép vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong các nhà trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh phù hợp với từng ngành học, cấp học theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy (bắt đầu thực hiện từ năm học 2021-2022).
d) Các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm vận động cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động tự giác, tình nguyện tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
đ) UBND huyện, thị xã, thành phố
- Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho mọi tầng lớp nhân dân; tập trung xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo phương châm “bốn tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ), lấy lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành làm nòng cốt.
- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn xác định rõ cơ chế phối hợp giữa chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị về thực hiện phương châm “bốn tại chỗ” trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (hoàn thành trong quý III/2020).
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí tại địa phương phối hợp với Công an cấp huyện tăng cường xây dựng, đăng, phát các tin, bài phóng sự tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn khi có cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra.
- Nghiên cứu thí điểm giao một số nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng bảo vệ dân phố phù hợp với quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
e) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ rừng, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng và quần chúng nhân dân trong công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng.
a) Công an tỉnh
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện đồng bộ quy hoạch hạ tầng phòng cháy, chữa cháy gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chú trọng xây dựng mạng lưới giao thông và mạng lưới cấp nước đáp ứng yêu cầu công tác chữa cháy theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp Sở Công Thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, xác định các kho chứa, cơ sở chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hóa chất có nguy hiểm cháy, nổ cao, đề xuất UBND tỉnh triển khai thực hiện việc di dời, bố trí ra khỏi khu dân cư, nơi tập trung đông người đảm bảo khoảng cách an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; kịp thời phát hiện và đề xuất giải pháp xử lý dứt điểm các công trình đang còn tồn tại vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ các công trình, dự án đang triển khai có vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy cho đến khi khắc phục hoàn toàn các sai phạm; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
- Chỉ đạo lực lượng chức năng thực hiện nghiêm công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đối với các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh; phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan kịp thời phát hiện, kiên quyết không để các dự án, công trình được đầu tư xây dựng mới đưa vào sử dụng khi chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.
b) Sở Xây dựng
Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư dự án, công trình xây dựng mới, dự án xây dựng khu đô thị, khu dân cư, khu, cụm công nghiệp phải thực hiện đồng bộ các giải pháp quy hoạch về giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy và các giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy cho toàn khu vực. Quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư, xây dựng, các dự án, công trình được cấp phép xây dựng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật hiện hành.
c) Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp Công ty Điện lực Đắk Lắk và các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế quản lý về bảo đảm an toàn điện, nhất là trong lắp đặt, sử dụng các thiết bị điện tại cơ sở, hộ gia đình theo quy định Luật Điện lực, đáp ứng yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy.
- Chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, tham mưu UBND tỉnh sớm triển khai thực hiện việc di dời, bố trí các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hóa chất độc hại, nguy hiểm có nguy cơ cháy, nổ cao ra khỏi khu vực dân cư, nơi tập trung đông người theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
d) UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tập trung chỉ đạo xử lý, giải quyết dứt điểm các công trình đang còn tồn tại vi phạm pháp luật và không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, nhất là các loại hình chợ, khu dân cư, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh. Thực hiện phương châm "Lấy phòng ngừa là chính", phấn đấu hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, không để xảy ra cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
- Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan kiểm tra, xác định và sớm triển khai thực hiện việc bố trí, di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hóa chất độc hại, nguy hiểm có nguy cơ cháy, nổ cao ra khỏi khu vực dân cư, nơi tập trung đông người theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tốt việc đầu tư xây dựng, khi đề xuất cấp phép quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương phải xem xét tới quy hoạch hạ tầng về phòng cháy, chữa cháy; kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ dự án, công trình đang triển khai nhưng có vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy cho đến khi khắc phục hoàn toàn các sai phạm; chấm dứt tình trạng cơ sở, công trình xây dựng mới đưa vào sử dụng khi chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.
đ) Ban quản lý các khu, cụm công nghiệp tổ chức kiểm tra, rà soát đảm bảo các điều kiện cơ sở hạ tầng về giao thông, nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy. Yêu cầu chủ đầu tư các dự án, công trình thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy; thành lập, củng cố, kiện toàn lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại chỗ.
a) Công an tỉnh
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy phù hợp tại các địa bàn, khu vực trọng điểm nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện nghiêm túc chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu, ứng phó kịp thời với các tình huống cháy, nổ, sự cố, tai nạn có thể xảy ra.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương khảo sát, xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ có huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế tối đa các vụ cháy, nổ, nhất là cháy, nổ gây thiệt hại về người và tài sản.
- Rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về phân công, phân cấp các vấn đề liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an tỉnh, theo hướng tăng cường thẩm quyền cho cấp cơ sở trực tiếp; nghiên cứu, đề xuất giao một số nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát khu vực và Công an xã.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Đề án quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và đề xuất đầu tư, trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh.
b) UBND huyện, thị xã, thành phố
Tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn theo phương châm “bốn tại chỗ”; định kỳ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại các đơn vị trực thuộc và thực tập các phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ có sự huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia. Bố trí quỹ đất để xây dựng trụ sở làm việc, doanh trại cho các đơn vị Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa phương.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo đúng quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, Quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 12/9/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, trọng tâm là công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, chủ rừng, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng tham gia phòng cháy, chữa cháy; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, nhất là rừng phòng hộ, đặc dụng; xây dựng và tổ chức thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh quy định cơ chế phối hợp chữa cháy rừng từ cấp xã đến cấp tỉnh, phát huy phương châm “bốn tại chỗ”. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND các địa phương xây dựng, thực tập các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
a) Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ, bố trí nguồn kinh phí bảo đảm cho các hoạt động phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật, xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ngày càng chính quy, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
b) UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tham mưu Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành quy định mức chi ngân sách cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của địa phương; mức chi ngân sách hỗ trợ thường xuyên cho đội trưởng, đội phó Đội dân phòng. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cơ sở thực hiện mức chi hỗ trợ thường xuyên cho đội trưởng, đội phó Đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở, chuyên ngành.
- Bố trí kinh phí, đầu tư, mua sắm thiết bị bảo hộ, phương tiện chữa cháy cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của lực lượng này. Hỗ trợ kinh phí xây dựng, cải tạo, sửa chữa trụ sở làm việc, mua sắm, trang bị, bảo dưỡng, sửa chữa, hiện đại hóa phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đóng trên địa bàn từ nguồn ngân sách địa phương.
- Nghiên cứu, tham mưu xây dựng cơ chế khuyến khích xã hội hóa, đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy tại tỉnh.
c) Các cấp, các ngành chỉ đạo việc bố trí kinh phí cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy phù hợp với lĩnh vực được phân công quản lý; nghiên cứu triển khai thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy; có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ việc sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tiếp tục nghiên cứu sản xuất các loại vật liệu chống cháy, ngăn cháy, chất chữa cháy mới và các trang thiết bị bảo hộ cho lực lượng trực tiếp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ nội dung Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Định kỳ sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) trước ngày 15/9 hằng năm để theo dõi, tổng hợp.
2. Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp tình hình, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an theo quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.