ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5069/KH-UBND |
Bến Tre, ngày 25 tháng 08 năm 2021 |
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030.
Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29 tháng 01 năm 2021 của Tỉnh ủy về việc xây dựng vùng sản xuất tập trung, gắn phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Nghị quyết 07 của Tỉnh ủy).
Căn cứ Chương trình số 08-CT/TU ngày 29 tháng 01 năm 2021 của Tỉnh Ủy về phát triển công nghiệp chủ lực, lực lượng doanh nghiệp của tỉnh giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 (gọi tắt là Chương trình 08 của Tỉnh ủy).
Căn cứ Kế hoạch số 4374/KH-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch xuất khẩu tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2025.
Nhằm cụ thể hóa Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre với nội dung như sau:
1. Mục đích
Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các mục tiêu theo Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 và các văn bản có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Xác định danh mục công việc cụ thể của các sở, ngành, các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xuất khẩu nông lâm thủy sản của tỉnh.
2. Yêu cầu
Các sở, ngành, các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung của Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030. Bám sát vào các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Đề án đã đề ra, tập trung thực hiện đầy đủ các nội dung để đảm bảo thực hiện có hiệu quả việc xuất khẩu nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Xây dựng vùng sản xuất tập trung, gắn với tổ chức lại dân cư nông thôn, ứng dụng công nghệ cao và chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp, gồm: 20.000 ha dừa hữu cơ; 1.500 - 2.000 ha cây ăn trái đặc sản; 300 - 500 ha nhóm sản phẩm cây giống - hoa kiểng; 4.000 ha nuôi tôm công nghệ cao; trong đó, có 80% diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn GAP hoặc tương đương.
Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực được sản xuất theo các quy trình thực hành sản xuất tốt (GAP) và tương đương đạt trên 20%; được thực hiện liên kết đạt 30% và tốc độ tăng thu nhập sản phẩm từ chế biến ≥ 5%/năm.
Giá trị sản xuất các chuỗi giá trị đạt cụ thể như sau: Dừa 01 tỷ đô la, tôm 01 tỷ đô la; bò 500 triệu đô la; cây giống - hoa kiểng 500 triệu đô la.
Phát triển ít nhất 43 HTX nông nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị, nâng tổng số HTX nông nghiệp lên 167 HTX (trong đó có 91 HTX tham gia vào chuỗi giá trị; tỷ lệ HTX từ khá, tốt đạt trên 80%); có 10 HTX đạt doanh thu trên 100 tỷ đồng, 100 HTX đạt doanh thu trên 10 tỷ đồng.
Nâng giá trị sản phẩm trên 01 ha diện tích trồng trọt đạt 180 triệu/ha, thủy sản đạt 450 triệu/ha, cây giống đạt 01 tỷ đồng/ha.
Nhóm hàng rau quả: tỉnh Bến Tre có vùng nguyên liệu dừa và trái cây như bưởi da xanh, sầu riêng, chôm chôm, nhãn…với một số nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như Công ty TNHH Chế Biến Dừa Lương Quới, Nhà máy chế biến dừa tươi Kim Thanh, Công ty TNHH XNK Trái cây Chánh Thu, Công ty TNHH XNK nông sản Bảo Thạnh,…sẽ tạo nguồn hàng dồi dào cho xuất khẩu.... dự kiến đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ đạt 165 triệu USD, tăng bình quân 6,99%/năm.
Nhóm hàng thủy hải sản chế biến: Nhóm mặt hàng bao gồm các mặt hàng cá, nghêu, tôm,…trong thời gian qua gặp không ít khó khăn về nguyên liệu, tuy nhiên tỉnh có nghêu đã được chứng nhận của Hội đồng biển quốc tế (MSC) và tôm, có nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng trong những năm qua chưa xuất khẩu được, do đó cần ưu tiên đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới. Dự kiến đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sẽ đạt 105 triệu USD, tăng bình quân 11,38%/năm; trường hợp đến năm 2025 diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đạt 4.000ha với sản lượng 144.000 tấn và có doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến và xuất khẩu thì kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này phấn đấu đạt 1.200 triệu USD, tăng bình quân 72,64%/năm.
(Đính kèm Phụ lục II - Kế hoạch xuất khẩu nông lâm sản và thủy sản giai đoạn 2021-2025).
Tiếp tục xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, số hóa góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị khép kín, bền vững và tổ chức nhân rộng cho các sản phẩm nông nghiệp khác. Phấn đấu đến cuối năm 2030, có ít nhất 04 chuỗi giá trị nông sản đạt giá trị tỷ đô la.
Giá trị sản xuất của ngành sản xuất chế biến dừa tăng bình quân 15,74%/năm, chiếm tỷ trọng 15% so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu dừa tăng bình quân 14,87%/năm, đạt khoảng 2.000 triệu USD, chiếm tỷ trọng 33,33% so với kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Giá trị sản xuất của ngành sản xuất chế biến thuỷ sản tăng bình quân 17,38%/năm, chiếm 24,76% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản tăng bình quân 15,81%/năm, đạt khoảng 2.500 triệu USD, chiếm tỷ trọng 41,67% so với kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Để đạt được mục tiêu về sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh, các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:
1. Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến
Thường xuyên cập nhật thông tin, các quy định về xuất khẩu nông lâm thủy sản của các quốc gia trên thế giới để thông tin, chuyển kịp thời đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh để biết, thực hiện. Đồng thời, vận động, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông lâm thủy sản, qua đó góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh nhà.
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị các nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh, phải tạo ra sự khác biệt giữa điều kiện sản xuất và đời sống giữa người dân tham gia chuỗi giá trị với người dân không tham gia. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết là 30%.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích đầu tư vào chế biến, bảo quản nông sản đã ban hành: Luật số 04/2017/QH14 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, thu hút doanh nghiệp đầu tư hình thành các cụm chế biến công nghệ cao, khép kín tại vùng chuyên canh chính, có cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần để tăng hiệu quả kết nối sản xuất - thị trường; phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ thương mại nông sản chủ lực.
Tập trung xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp đủ mạnh, chủ động tham gia vào chuỗi giá trị nông sản, giữ vai trò hạt nhân kết nối thị trường; chia sẻ lợi ích, rủi ro giữa các tác nhân trong chuỗi; xây dựng quy chuẩn sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường. Duy trì đối thoại hàng năm giữa doanh nghiệp với các cơ quan hành chính nhà nước để tìm giải pháp giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông lâm thủy sản.
Tăng cường hoạt động khuyến công, công tác hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ chế biến nông sản, thủy sản có giá trị gia tăng cao. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU ngày 29/01/2021 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp chủ lực, lực lượng doanh nghiệp của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2030.
Ưu tiên cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp triển khai các chương trình, đề án, dự án phát triển ngành chế biến, bảo quản nông sản, giảm thất thoát sau thu hoạch.
Xây dựng ít nhất 6 mô hình điểm về vùng sản xuất tập trung gắn với chuỗi giá trị hoạt động có hiệu quả để nhân rộng.
3. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ chế biến, bảo quản nông sản
Xây dựng cơ sở dữ liệu về trình độ công nghệ chế biến, bảo quản nông sản để tiến tới hình thành thị trường khoa học công nghệ gắn với định hướng đầu tư phát triển bền vững.
Khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác cơ quan nghiên cứu khoa học, trong việc nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ hiện đại chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao.
Đẩy nhanh việc ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào quá trình sản xuất, chế biến nông sản: Tích hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào công nghiệp chế biến nông sản nhằm tạo ra các quy trình sản xuất, liên kết và tiêu thụ.
4. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm nông sản, thủy sản từ khâu sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm theo đúng quy định pháp luật.
Xây dựng, áp dụng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, truy xuất nguồn gốc cho các ngành hàng nông lâm thủy sản; áp dụng công nghệ tin học, tự động kết nối điện thoại thông minh, xây dựng các phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản, tăng niềm tin của người tiêu dùng và trách nhiệm, uy tín nhà sản xuất.
Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong các cơ sở chế biến nông sản, nhất là các cơ sở chế biến xuất khẩu để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
5. Đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, xúc tiến thương mại
Nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường trong nước và trên thế giới về các sản phẩm nông lâm thủy sản để cung cấp kịp thời đến doanh nghiệp.
Phát triển hạ tầng thương mại (trung tâm cung ứng nông sản, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, điểm dừng chân, điểm trưng bày,...), hệ thống logicstic kết nối giữa người sản xuất với nhà phân phối, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong mua bán, giới thiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, lựa chọn, giới thiệu và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong và ngoài nước, kết nối cung cầu,... để giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng.
Tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm mới của Bến Tre tới các tỉnh, thành phố trên cả nước và xuất khẩu nước ngoài. Tăng cường thông tin, tuyên truyền cho người tiêu dùng nhận biết, tiêu dùng các sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.
6. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tổ chức, phối hợp với các cơ quan, tổ chức mở các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ, công chức, viên chức làm công tác liên quan lĩnh vực nông lâm thủy sản. Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức hoặc phối hợp với doanh nghiệp ngành nông lâm thủy sản mở các lớp đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân...đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và thế giới.
7. Tiếp tục ban hành, đổi mới cơ chế, chính sách
Tổ chức thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông lâm thủy sản hiện có của tỉnh và trung ương; đồng thời tham mưu đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách mới phù hợp với thực tiễn ngành nông lâm thủy sản tỉnh nhà, trong đó, chú trọng đến chính sách hỗ trợ tạo mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản.
Nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý lĩnh vực chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản, gắn bó chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp trong việc đảm bảo nguyên liệu cho chế biến và quyền lợi của nông dân.
Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp chế biến quy mô nhỏ và vừa để tiêu thụ sản phẩm nông sản tại chỗ cho người nông dân; hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư đối với từng địa bàn có tính đặc thù của từng địa phương, ngành hàng.
Tăng cường tiếp cận thông tin và công tác cảnh báo sớm về các rào cản thương mại của các nước nhập khẩu; thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại, đồng thời tận dụng tốt các quy định quốc tế về chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ, đăng ký bản quyền, thương hiệu để bảo vệ doanh nghiệp và sản phẩm của tỉnh trong cạnh tranh thương mại.
8. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các đơn vị quản lý công tác chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản theo quy định của Trung ương và của tỉnh. Đẩy mạnh thực hiện việc cải cách các thủ tục hành chính có liên quan đến xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh.
Nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước: Hàng năm, các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện và dự toán kinh phí theo các nhiệm vụ được giao, gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt theo đúng quy định.
Nguồn vốn xã hội hóa (vốn của các tổ chức, cá nhân, Hợp tác xã, doanh nghiệp, nguồn viện trợ, tài trợ hợp pháp khác (nếu có)).
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện kế hoạch này, định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Căn cứ chức năng và nhiệm vụ được giao, các sở, ngành tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu được phân công tại Phụ lục II kèm theo Kế hoạch này.
UBND các huyện, thành phố: Xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; nâng cao năng lực quản lý nhà nước của địa phương về nông nghiệp, nông thôn; tập trung chỉ đạo thực hiện tốt quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất và đầu tư, phát triển các sản phẩm có thế mạnh của từng địa phương, đề xuất các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể để phát triển xuất khẩu nông lâm thủy sản trên địa bàn gắn với vùng nguyên liệu, thế mạnh của từng địa phương, phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre, trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung. Đề nghị các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố chủ động gửi ý kiến về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Kèm theo Kế hoạch số 5069/KH-UBND ngày 25 tháng 08 năm 2021 của UBND tỉnh Bến
Tre)
STT |
Nhiệm vụ |
Cơ quan chủ trì thực hiện |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian hoàn thành |
1 |
|
|
|
|
|
Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 thông qua các cuộc họp, hội nghị, các phương tiện thông tin đại chúng |
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội; các sở, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố |
Các cơ quan có liên quan |
2021-2030 |
|
Thường xuyên cập nhật thông tin, các quy định về xuất khẩu nông lâm thủy sản của các quốc gia trên thế giới để thông tin, chuyển kịp thời đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh |
Sở Công thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố có liên quan |
2021-2030 |
|
Định hướng các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản, thủy sản của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng đến người tiêu dùng trong và ngoài nước |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Công thương; Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố có liên quan |
2021-2030 |
2 |
|
|
|
|
|
Rà soát, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm đặc sản của địa phương gắn với xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Đề án của tỉnh có liên quan |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Công Thương; UBND các huyện, thành phố |
Các sở, ngành tỉnh và các cơ quan có liên quan |
2021-2030 |
|
Củng cố, phát triển và tổ chức hoạt động hiệu quả các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Liên minh Hợp tác xã |
Các sở, ngành tỉnh và các cơ quan có liên quan; UBND các huyện, thành phố |
2021-2030 |
|
Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và ngành nghề dịch vụ ở nông thôn, ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh đủ điều kiện xuất khẩu |
Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố |
Các sở, ngành tỉnh và các cơ quan có liên quan |
2021-2030 |
|
Tăng cường xây dựng mối liên kết 6 nhà (nhà nông - nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà băng - nhà khoa học - nhà phân phối) với nòng cốt chính là liên kết giữa nhà nông - nhà doanh nghiệp |
Sở Nông nghiệp và PTNT; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bến Tre; UBND các huyện, thành phố; doanh nghiệp |
Các sở, ngành tỉnh và các cơ quan có liên quan |
2021-2030 |
|
Đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông lâm thủy sản của tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố |
Các sở, ngành tỉnh và các cơ quan có liên quan |
2021-2030 |
|
Kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh; xây dựng chuỗi an toàn dịch bệnh sản phẩm nông sản, thủy sản; Triển khai Chương trình, dự án cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp, HTX |
Các sở, ngành tỉnh và các cơ quan có liên quan |
2021-2030 |
|
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái |
Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp, HTX |
Các sở, ngành tỉnh và các cơ quan có liên quan |
2021-2030 |
3 |
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ chế biến, bảo quản nông sản |
|
|
|
|
Xây dựng cơ sở dữ liệu về trình độ công nghệ chế biến, bảo quản nông sản để tiến tới hình thành thị trường khoa học công nghệ gắn với định hướng đầu tư phát triển bền vững. |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Công thương; Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố |
Các sở, ngành tỉnh và các cơ quan có liên quan |
2021-2030 |
|
Khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác cơ quan nghiên cứu khoa học, trong việc nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ hiện đại chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao. |
Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Công thương; UBND các huyện, thành phố |
Các sở, ngành tỉnh và các cơ quan có liên quan, doanh nghiệp, HTX |
2021-2030 |
|
Đẩy nhanh việc ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào quá trình sản xuất, chế biến nông sản: Tích hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào công nghiệp chế biến nông sản nhằm tạo ra các quy trình sản xuất, liên kết và tiêu thụ. |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Công thương; Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố |
Các sở, ngành tỉnh và các cơ quan có liên quan |
2021-2030 |
4 |
|
|
|
|
|
Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản từ khâu sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm theo đúng quy định pháp luật. |
Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Công thương |
Các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố có liên quan |
2021-2030 |
|
Truy xuất nguồn gốc cho các ngành hàng nông sản và thủy sản; áp dụng công nghệ tin học, tự động kết nối điện thoại thông minh, xây dựng các phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản |
Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Công Thương; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Nông nghiệp và PTNT; cơ sở SX và doanh nghiệp |
Các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố có liên quan |
2021-2030 |
|
Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong các cơ sở chế biến nông sản, nhất là các cơ sở chế biến xuất khẩu để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. |
Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và PTNT; cơ sở SX và doanh nghiệp |
Các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố có liên quan |
2021-2030 |
5 |
Đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, xúc tiến thương mại |
|
|
|
|
Trình UBND tỉnh ban hành và theo dõi, thực hiện tốt kế hoạch xúc tiến thương mại và kế hoạch xuất khẩu 5 năm; riêng hàng năm lồng ghép trong Kế hoạch của Sở Công thương. |
Sở Công Thương |
Các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố |
2021-2030 |
|
Nghiên cứu, dự báo thông tin thị trường trong nước và trên thế giới về các sản phẩm nông lâm thủy sản để cung cấp kịp thời đến doanh nghiệp. |
Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố |
2021-2030 |
|
Triển khai thực hiện tốt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Công Thương |
Các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố |
2021-2030 |
|
Hỗ trợ phát triển mối liên kết giữa các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp, hợp tác xã với các tập đoàn thương mại trong và ngoài nước về nông lâm thủy sản của tỉnh |
Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và PTNT; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh |
Các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố |
2021-2030 |
|
Xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông và dịch vụ logistics tạo điều kiện thuận lợi để lưu thông hàng hóa |
Sở Giao thông vận tải; UBND các huyện, thành phố |
Các sở, ngành tỉnh |
2021-2031 |
6 |
|
|
|
|
|
Xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ trên cơ sở nhu cầu trong thực hiện các nhiệm vụ xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Nội vụ; Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố |
Các cơ quan có liên quan |
2021-2030 |
7 |
|
|
|
|
|
Tổ chức thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông lâm thủy sản hiện có của tỉnh và trung ương; đồng thời tham mưu đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách mới phù hợp với thực tiễn ngành nông lâm thủy sản tỉnh nhà |
Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố có liên quan |
2021-2030 |
|
Cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện các Chương trình, dự án, đề án đã được UBND tỉnh, HĐND tỉnh phê duyệt bảo đảm theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; Luật Đầu tư công và quy định tại các văn bản có liên quan |
Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố có liên quan |
2021-2030 |
8 |
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước |
|
|
|
|
Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các đơn vị quản lý công tác chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản theo quy định. Đẩy mạnh thực hiện việc cải cách các thủ tục hành chính có liên quan đến xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh |
Sở Tư pháp; Sở Nội vụ; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố có liên quan |
2021-2030 |
KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN GIAI ĐOẠN
2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 5069/KH-UBND ngày 25 tháng 08 năm 2021 của UBND tỉnh Bến
Tre)
Stt |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
TH 2016- 2020 |
Mục tiêu KH 2020- 2025 |
Thực hiện 2020 |
Kế hoạch |
Tốc độ TTBQ |
||||
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
|||||||
1 |
Phân theo nhóm hàng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Hàng rau quả |
Tr.USD |
492 |
722 |
118 |
125 |
132 |
145 |
155 |
165 |
6.99% |
|
- Hàng thủy hải sản |
Tr.USD |
326 |
423 |
61 |
65 |
73 |
85 |
95 |
105 |
11.38% |
2 |
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thủy sản chế biến các loại |
1000 tấn |
179 |
205 |
32 |
37 |
39 |
41 |
43 |
45 |
6.99% |
|
- Các sản phẩm từ dừa |
|
1,300 |
2,400 |
347 |
390 |
445 |
485 |
520 |
560 |
10.05% |
|
+ Chỉ xơ dừa |
1000 tấn |
227 |
176 |
45 |
30 |
32 |
35 |
38 |
41 |
-1.81% |
|
+ Cơm dừa nạo sấy |
1000 tấn |
99 |
106 |
23 |
18 |
19 |
21 |
23 |
25 |
2.09% |
|
+ Nước cốt dừa |
Triệu lít |
291 |
340 |
66 |
64 |
66 |
68 |
70 |
72 |
1.85% |
|
+ Nước dừa đóng lon |
Triệu lít |
136 |
200 |
35 |
36 |
38 |
40 |
42 |
44 |
4.74% |
|
+ Than hoạt tính |
1000 tấn |
60 |
74 |
14 |
14 |
14 |
15 |
16 |
16 |
3.46% |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.