ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 02 năm 2020 |
Thực hiện Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025” và Quyết định số 1506/QĐ-BGDĐT ngày 31/5/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2025 cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện trong trường học để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng nhân cách con người Việt Nam yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trách nhiệm, trung thực, đoàn kết và sáng tạo.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Năm 2020
- 100% trường học xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học theo quy định quy tắc ứng xử do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; phù hợp với điều kiện, đặc trưng vùng miền của mỗi nhà trường và hằng năm được điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện.
- 100% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh được tuyên truyền, phổ biến, học tập các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử, môi trường văn hóa trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
- Có ít nhất 90% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, cán bộ Công đoàn giáo dục, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên trong nhà trường được bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và có năng lực tốt trong tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học.
- Có ít nhất 90% trường học đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, sáng, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện, góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường.
b) Giai đoạn 2021 - 2025
- Có ít nhất 95% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, cán bộ Công đoàn Ngành Giáo dục, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên trong nhà trường được bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và có năng lực tốt về tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học.
- Có ít nhất 95% trường học đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, sáng, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện, góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường.
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học
a) Nội dung tuyên truyền
- Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, học sinh, gia đình và cộng đồng về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong trường học.
- Mục đích, ý nghĩa, biện pháp, trách nhiệm của nhà trường, gia đình người học, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương đối với việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học.
- Thái độ, hành vi, ngôn ngữ, chuẩn mực của người học, người dạy, cán bộ quản lý, nhân viên trong trường học. Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, yêu thương con người và truyền thống văn hóa ứng xử của dân tộc.
- Nêu gương cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử, các cá nhân điển hình, mô hình nhà trường thực hiện tốt công tác xây dựng văn hóa ứng xử.
b) Hình thức tuyên truyền:
- Trên các loại hình báo, tạp chí và các phương tiện thông tin như Website, mạng xã hội, câu lạc bộ, đội, nhóm của nhà trường; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về văn hóa ứng xử trong trường học.
- Tổ chức cuộc thi, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn về ứng xử văn hóa trong trường học cho nhà giáo, người học tham gia.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền.
- Phát động phong trào thi đua thực hiện văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2020-2025.
2. Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học
Căn cứ bộ quy tắc ứng xử được ban hành kèm theo Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên để tổ chức thực hiện tại đơn vị, trong đó vừa đảm bảo quy tắc ứng xử chung, đồng thời vừa đảm bảo quy tắc ứng xử cụ thể đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học, cha mẹ người học và khách đến cơ sở giáo dục trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.
3. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học
Bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em, học sinh, học viên, trong các cơ sở giáo dục; thể hiện được sự thân thiện - tích cực, tự trọng - tôn trọng, trung thực - trách nhiệm phù hợp với từng cấp học, bậc học, trình độ đào tạo, vùng miền; giáo dục nội dung về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để nâng cao phẩm chất, năng lực ứng xử cho nhà giáo, người học cụ thể như sau:
a) Nội dung giáo dục văn hóa ứng xử
- Các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông thường xuyên giáo dục học sinh thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng; giáo dục, hình thành cho học sinh các đức tính “Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” và giúp học sinh thực hiện tốt việc “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, văn hóa giao tiếp với “4 xin” (xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép); phát huy triết lý “Tôn sư trọng đạo” trong toàn ngành, tạo nên nét đẹp của Ngành Giáo dục. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, ứng xử thân thiện với môi trường gắn với triển khai các nội dung, hoạt động thực hiện Đề án Ngày Chủ nhật xanh “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng” và phong trào “Nói không với túi ni lông, sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần”.
- Đối với cơ sở giáo dục mầm non: Bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo dục văn hóa ứng xử trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non để hình thành và phát triển ở trẻ em ý thức, hành vi ứng xử phù hợp với độ tuổi (lễ phép, kính trọng, yêu thương thầy, cô giáo, ông bà, cha mẹ, anh, chị; nhân ái, tự trọng bản thân, tôn trọng, hợp tác, trách nhiệm với bạn bè, nhường nhịn em nhỏ, quan tâm, chia sẻ, bao dung; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu cái đẹp); thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt trường lớp mầm non, trong cộng đồng gần gũi với trẻ; hình thành thói quen chăm sóc, vệ sinh cá nhân, bỏ rác đúng nơi quy định.
- Đối với giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên:
+ Kế thừa và phát huy các nội dung giáo dục của bậc học mầm non; bổ sung nội dung giáo dục văn hóa ứng xử trong các môn học/hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, lựa chọn các nội dung giáo dục văn hóa ứng xử, lối sống văn hóa có giá trị và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm của học sinh; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và các hoạt động trải nghiệm để hình thành các phẩm chất nhân ái, tự trọng bản thân, tôn trọng, trách nhiệm với bạn bè, chia sẻ, bao dung của người học, tình yêu tổ quốc, đồng bào, quê hương, đất nước.
+ Xây dựng quy định, hướng dẫn cụ thể trong thực hiện nếp sống, thói quen văn minh, lịch sự đối với các chủ thể trong trường học, như: văn hóa xếp hàng nơi công cộng, triển khai nguyên tắc tự giáo dục (tự phục vụ) trong các hoạt động liên quan (thư viện, căng tin, trực nhật...); ứng xử với cảnh quan, môi trường, thiên nhiên như tham gia các hoạt động lao động vệ sinh, trồng cây xanh, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong khuôn viên trường lớp, nơi công cộng.
b) Phương pháp, hình thức trong giáo dục văn hóa ứng xử:
- Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực người học, trong đó đặc biệt coi trọng phương pháp trải nghiệm, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa của người học.
- Có quy định để khuyến khích học sinh tích cực, chủ động tham gia các hoạt động tập thể, cuộc thi, diễn đàn, tọa đàm, đối thoại, ... về các hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử; đặc biệt phát huy vai trò hướng dẫn về ứng xử văn hóa của các học sinh khóa trên, đội ngũ cán bộ lớp, chi đoàn đối với các học sinh khóa sau.
- Đa dạng hóa hình thức giáo dục văn hóa ứng xử: Thông qua các hoạt động tập thể, các câu lạc bộ, hội thi, diễn đàn, tọa đàm, đối thoại, hoạt động ngoại khóa,...
- Bố trí bảng ghi 5 điều Bác Hồ dạy ở vị trí trang trọng nhất trong phòng/lớp học để thường xuyên nhắc nhở, giáo dục học sinh ghi nhớ, học và làm theo.
- Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, tổ chức đa dạng hình thức giáo dục ứng xử văn hóa, thể hiện tinh thần yêu nước, tôn trọng giá trị lịch sử truyền thống văn hóa tốt đẹp cho học sinh thông qua hoạt động hát Quốc ca, Lễ chào cờ Tổ quốc và các hoạt động tập thể.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục góp phần trong công tác thi đua xây dựng trường học văn hóa, văn hóa ứng xử, thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh thiết thực, thường xuyên, hiệu quả trong mỗi năm học.
- Khuyến khích học sinh tham gia tuyên truyền về trường học văn hóa, những hành vi ứng xử đẹp, phê phán hành vi chưa đẹp của những người xung quanh; nâng cao thẩm mỹ, nghệ thuật cho học sinh, học viên thông qua các hoạt động giáo dục và quan tâm đến các sự kiện thời sự - chính trị của đất nước, quốc tế.
- Tạo cơ chế để học sinh phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập, rèn luyện và tham gia giám sát các hoạt động nhà trường, việc thực hiện văn hóa ứng xử và dân chủ trong trường học; ngăn chặn các hành vi vi phạm quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.
- Tăng cường giáo dục, định hướng để học sinh sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin mạng xã hội trong học tập, rèn luyện, hướng nghiệp, khởi nghiệp, giải trí lành mạnh và thể hiện ứng xử văn hóa trên môi trường mạng Internet, các mạng xã hội; thực hiện nghiêm Luật An ninh mạng.
4. Nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử
- Tổ chức triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh của đơn vị.
- Tập huấn về năng lực ứng xử văn hóa cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đội ngũ cán bộ công tác giáo dục chính trị, học sinh, sinh viên, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập.
- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp, bậc học, giáo viên, nhân viên, cán bộ Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên trong trường học.
- Xây dựng chuyên đề, tổ chức triển khai bộ tài liệu văn hóa ứng xử do Bộ GD&ĐT chủ trì biên soạn.
5. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử
a) Nhà trường:
- Chịu trách nhiệm xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh và phòng chống bạo lực học đường hiệu quả.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho người học thông qua các môn học chính khóa, hoạt động ngoại khóa; nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực tổ chức giáo dục ứng xử văn hóa của cán bộ, nhà giáo, nhân viên nhà trường.
- Xây dựng, công khai và triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 và Công văn số 2126/SGDĐT-CTTT-HSSV của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức trao đổi về xây dựng văn hóa ứng xử trong các cuộc họp, sinh hoạt tập thể; gặp gỡ với gia đình người học để phối hợp, thông tin, xử lý trong quá trình tổ chức giáo dục.
- Chủ động đề xuất, phối hợp với các đơn vị, tổ chức trên địa bàn để tuyên truyền, xây dựng môi trường văn hóa, phối hợp tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, học viên trong và ngoài trường học; biểu dương kịp thời cá nhân, tập thể thực hiện tốt quy tắc ứng xử văn hóa trường học; nhân rộng điển hình nói lời hay, cử chỉ đẹp.
- Xây dựng và phát huy hiệu quả trang thông tin điện tử của nhà trường, các hình thức phản ánh, trao đổi, thu thập, xử lý thông tin từ người học, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, gia đình học sinh, các cá nhân có liên quan khác về văn hóa ứng xử trong trường học và trên môi trường mạng; góp phần thực hiện dân chủ trong điều kiện hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Thiết lập cơ chế tiếp nhận thông tin, xử lý kịp thời, đạt hiệu quả giáo dục đối với các hành vi bạo lực học đường, vi phạm quy tắc ứng xử cần xử lý.
- Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập trong việc tổ chức các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa, văn hóa ứng xử trong nhà trường.
- Xử lý các cá nhân có hành vi vi phạm bộ quy tắc ứng xử, công bố công khai kết quả xử lý các vụ việc liên quan.
- Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo, học sinh trong việc thực hiện Đề án “Ngày Chủ nhật xanh” và Phong trào “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng 01 lần” do UBND tỉnh phát động nhằm đảm bảo xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Sáng - Đẹp, “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng 01 lần”; giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và vệ sinh cá nhân. Tổ chức học sinh trồng cây xanh, bồn hoa trong khuôn viên nhà trường, tại địa phương trong dịp Tết trong cây.
b) Gia đình:
- Có trách nhiệm chính trong giáo dục văn hóa ứng xử, mẫu mực, làm gương trong ứng xử văn hóa tại gia đình và cộng đồng; không có lời nói thô tục, hành vi bạo lực trong gia đình, nhất là khi có học sinh; “Tham gia thực hiện và tuyên truyền nội dung Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành”.
- Phối hợp với nhà trường cập nhật, trao đổi thông tin, tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học; tham gia tích cực trong các buổi họp, gặp gỡ trao đổi, xử lí các tình huống có liên quan.
- Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, nêu gương cho người học trong ứng xử văn hóa.
- Tôn trọng và tạo điều kiện để học sinh tham gia đầy đủ, hiệu quả, nghiêm túc kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, nhất là các hoạt động liên quan đến xây dựng văn hóa ứng xử.
- Có hình thức phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ cảnh quan môi trường.
- Phối hợp với nhà trường xây dựng và thực hiện các nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong gia đình cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông trong từng năm học.
c) Chính quyền địa phương:
- Xác định nhiệm vụ xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học là nội dung quan trọng của công tác xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương; chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học theo thẩm quyền.
- Có trách nhiệm chính trong tuyên truyền, vận động, phối hợp các lực lượng trên địa bàn, tạo điều kiện để xây dựng văn hóa ứng xử cho người học tại cộng đồng; hỗ trợ người học gặp khó khăn, xử lí kịp thời các vi phạm, đảm bảo an toàn cho người học.
- Đưa nội dung xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học trên địa bàn thành một trong các nội dung công tác của đơn vị và được tổng kết, đánh giá hằng năm.
- Huy động và sử dụng các thiết chế văn hóa tại địa phương, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa ngoài nhà trường.
- Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện văn hóa ứng xử trong các nhà trường; có hình thức động viên khen thưởng các trường học thực hiện tốt quy tắc ứng xử văn hóa trường học; xử lý đối với các đơn vị để xảy ra các vấn đề về bạo lực học đường, ứng xử thiếu văn hóa.
- Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương trong công tác tổ chức cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường theo hướng an toàn, xanh, sạch, sáng, đẹp, thân thiện.
- Tăng cường chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, xử lí các tệ nạn xã hội, tội phạm, ma túy, mại dâm, cờ bạc, các hoạt động phản văn hóa làm ảnh hưởng, tác động xấu đến việc xây dựng môi trường văn hóa và văn hóa ứng xử trong trường học.
Kinh phí thực hiện từ nguồn chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước; nguồn thu của các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề; kinh phí huy động từ nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
- Chủ trì triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2025 và bộ quy tắc ứng xử trong trường học, sử dụng từ năm 2019 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện tiêu chuẩn trường học xanh, sạch, sáng, đẹp; trường học kiểu mẫu.
- Phát động phong trào thi đua thực hiện văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2020 - 2025.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các phòng Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội địa phương, đơn vị.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Công đoàn Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh quán triệt, triển khai Kế hoạch đến nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động, học sinh trong các cơ sở giáo dục.
- Tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về xây dựng văn hóa học đường và văn hóa ứng xử trong trường học.
- Tuyên dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học;
- Phối hợp, tham mưu bố trí nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch.
- Tham mưu tổ chức sơ kết Kế hoạch thực hiện Đề án vào năm 2022; tổng kết Đề án vào năm 2025, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả triển khai Đề án và đề xuất nội dung xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học trong giai đoạn tiếp theo.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thể trong tỉnh và các địa phương tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2020-2025” của UBND tỉnh trong hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
- Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo khung quy định chung và hướng dẫn của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện văn hóa ứng xử trong trường học; cử cán bộ, nhà giáo tham gia bồi dưỡng về xây dựng dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhà giáo về văn hóa ứng xử trong trường học; hướng dẫn thực hiện văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong toàn ngành để phát huy vai trò nêu gương của đoàn viên công đoàn; tuyên truyền các mô hình ứng xử văn hóa trường học cho học sinh sinh viên và đội ngũ nhà giáo trẻ, năng động, cán bộ làm công tác Đoàn thể trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3. Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai kế hoạch thực hiện Đề án liên quan đến công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong trường học.
- Chủ trì triển khai các nội dung tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức về văn hóa ứng xử đối với cán bộ Đoàn, Hội, Đội. Tổ chức các hoạt động tạo môi trường văn hóa trong nhà trường; tuyên truyền các mô hình văn hóa ứng xử cho học sinh và đội ngũ giáo viên, cán bộ Đoàn, Hội, Đội trong trường học.
- Chủ trì triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động của tổ chức Đoàn, Hội, Đội để thực hiện xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai sách, tài liệu về giáo dục văn hóa ứng xử cho thanh thiếu niên và nhi đồng tại cộng đồng thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật; định hướng phát triển các hoạt động văn hóa, sáng tác văn học, nghệ thuật và quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các tổ chức, đơn vị và văn nghệ sỹ; thông qua hoạt động biểu diễn tuyên truyền về chuẩn mực đạo đức, lối sống văn hóa, văn hóa ứng xử cho thế hệ trẻ.
- Triển khai các nội dung Kế hoạch thực hiện Đề án trong hệ thống các trường thuộc phạm vi phân cấp quản lý.
- Tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng Đề án "Tuyên truyền về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng đến năm 2020"; lồng ghép nội dung văn hóa ứng xử trong trường học vào Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các phong trào thi đua yêu nước và các đề án khác.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống bạo lực học đường; phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong học sinh.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai tập huấn, tuyên truyền các nội dung liên quan công tác phòng chống bạo lực học đường, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh ở các cơ sở giáo dục.
- Phát hiện, ngăn chặn các hành vi tuyên truyền, phát tán văn hóa phẩm, xuất bản phẩm có nội dung xấu, độc hại trong nhà trường; quản lí, giáo dục thanh, thiếu niên có hành vi vi phạm pháp luật.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở về văn hóa ứng xử trong trường học và hành vi ứng xử trong trường học thể hiện tại gia đình, cộng đồng; phòng chống tác động tiêu cực của mạng Internet, trò chơi trực tuyến đến học sinh.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực truyền thông:
+ Quản lý chặt chẽ nội dung các văn hóa phẩm, báo chí, internet và các chương trình phát thanh, truyền hình.
+ Quản lý chặt chẽ hoạt động, các không gian mạng, các trang mạng xã hội có liên quan đến văn hóa trong trường học.
+ Kiểm tra, rà soát nội dung trò chơi trực tuyến và các dịch vụ trực tuyến (online) bảo đảm giữ gìn thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp người Việt Nam.
+ Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền về văn hóa ứng xử trong học sinh tại cộng đồng.
+ Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền về xây dựng văn hóa ứng xử của học sinh và gia đình, dòng họ tại khu dân cư.
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí ngân sách nhà nước để thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật.
8. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành và đoàn thể liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2025 phù hợp tại đơn vị.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố
Xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai, chỉ đạo thực hiện Kế hoạch trên địa bàn; bố trí kinh phí để các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học và giáo dục nghề nghiệp thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học” giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn huyện/thị/thành phố.
10. Công đoàn Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo quán triệt, triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án đến nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động trong các cơ sở giáo dục.
Trên đây là Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, lãnh đạo các địa phương tổ chức triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.