ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/KH-UBND |
Bạc Liêu, ngày 20 tháng 4 năm 2020 |
TỔ CHỨC DẠY HỌC QUA INTERNET VÀ TRÊN TRUYỀN HÌNH
Căn cứ Công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH ngày 25/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường vì Covid-19 năm học 2019 - 2020 và Công văn số 1007/BGDĐT-GDTrH ngày 23/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc đóng góp bài giảng và tổ chức dạy học trên truyền hình, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức dạy học qua Internet và trên truyền hình như sau:
- Giúp học sinh, học viên (gọi chung là học sinh) được học theo chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian nghỉ học ở trường để phòng, chống Covid-19
- Phát triển năng lực tự học của người học và nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình của giáo viên.
- Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức và hỗ trợ học sinh trong học tập.
- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Xác định được nội dung chương trình, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với từng khối lớp; chuẩn bị các điều kiện về nguồn lực, hạ tầng kỹ thuật để triển khai thực hiện có hiệu quả, phù hợp việc tổ chức dạy học qua Internet và trên truyền hình.
- Phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục triển khai đồng bộ, phát huy sự chủ động sáng tạo, sự phối hợp trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong tổ chức dạy học qua Internet và trên truyền hình.
I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
a. Tổ chức dạy học trên truyền hình
Giao Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ (GDKHCN) phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức biên tập và xây dựng 25 chủ đề dạy học đối với hai môn Tiếng Việt và Toán lớp 5 theo chương trình giáo dục phổ thông và các quy định, hướng dẫn của Bộ GDĐT, với thời lượng phát sóng mỗi chủ đề 30 phút, cụ thể như sau:
- Môn Tiếng Việt: Với số tiết học còn lại của chương trình được biên soạn thành 15 chủ đề dạy học, cụ thể:
+ Phân môn Tập đọc: 04 chủ đề;
+ Phân môn Luyện từ và Câu: 05 chủ đề;
+ Phân môn Tập làm văn: 06 chủ đề.
- Môn Toán: Với số tiết học còn lại của chương trình được biên soạn thành 10 chủ đề dạy học.
b. Tổ chức dạy học qua Internet
Ngoài hai môn Tiếng Việt và Toán lớp 5 được dạy học trên truyền hình, các môn học, hoạt động giáo dục ở các lớp còn lại giao Sở GDKHCN chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh lựa chọn công cụ, tổ chức dạy học qua Internet theo đúng văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ GDĐT và phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường.
2. Đối với Giáo dục trung học và Giáo dục thường xuyên
a. Tổ chức dạy học trên truyền hình
Giao Sở GDKHCN phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức biên tập và xây dựng 122 chủ đề dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông và các quy định, hướng dẫn của Bộ GDĐT, với thời lượng phát sóng mỗi chủ đề 30 phút, cụ thể theo từng khối lớp như sau:
- Đối với các lớp 6, 7, 8, 9, 10 và 11: Tổ chức 96 chủ đề dạy học trên truyền hình đối với các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh. Cụ thể:
Lớp |
Tổng số tiết còn lại |
Số chủ đề dạy học |
|||||
Ngữ văn |
Toán |
Tiếng Anh |
Ngữ văn |
Toán |
Tiếng Anh |
Cộng |
|
6 |
48 |
48 |
36 |
8 |
8 |
6 |
22 |
7 |
48 |
48 |
36 |
8 |
8 |
6 |
22 |
8 |
48 |
48 |
36 |
8 |
8 |
6 |
22 |
9 |
60 |
48 |
24 |
4 |
4 |
4 |
12 |
10 |
24 |
24 |
24 |
3 |
3 |
3 |
9 |
11 |
24 |
24 |
24 |
3 |
3 |
3 |
9 |
Cộng |
252 |
240 |
180 |
34 |
34 |
28 |
96 |
- Đối với lớp 12: Tổ chức 26 chủ đề dạy học trên truyền hình đối với các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh và các tổ hợp môn KHTN, KHXH. Cụ thể:
|
Ngữ văn |
Toán |
Tiếng Anh |
Vật lí |
Hóa học |
Sinh học |
Lịch sử |
Địa lí |
GDCD |
Cộng |
Số chủ đề |
4 |
4 |
3 |
3 |
3 |
3 |
2 |
2 |
2 |
26 |
b. Tổ chức dạy học qua Internet
Đối với các môn không tổ chức dạy học trên truyền hình ở tất cả các khối lớp, giao Sở GDKHCN chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, trường học xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học qua Internet chi tiết, cụ thể, đúng theo văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ GDĐT và phù hợp với thực tế từng địa phương, đơn vị.
3. Sử dụng các ứng dụng hoặc dịch vụ của Internet để hỗ trợ dạy học
Trong thời gian chờ xây dựng hệ thống dạy học qua Internet, Giao Sở GDKHCN chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, trường học:
- Lựa chọn công cụ dạy học qua Internet phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của từng trường để hỗ trợ tổ chức dạy học qua Internet đảm bảo có chất lượng, hiệu quả. Trong đó, ưu tiên khai thác các tiện ích, ứng dụng, địa chỉ website hỗ trợ tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá miễn phí qua internet (Microsoft Teams, Google Forms, Classroom, Zoom, VNPT E-learning, vnEdu Teacher, vnEdu Connect, VioEdu, https://olm.vn, https://toliha.vn/,.... hoặc các Blog, website do giáo viên tự thiết kế, các trang mạng xã hội khác như Zalo, facebook,...).
- Tiếp tục thông tin tuyên truyền và triển khai lịch phát sóng các bài học (do Bộ GDĐT phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng) trên Kênh truyền hình giáo dục quốc gia (kênh VTV7 và một số kênh truyền hình trung ương khác) và các kênh truyền hình được công bố trên cổng thông tin của Bộ GDĐT (tại địa chỉ http://www.moet.gov.vn).
Giao Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch khẩn trương xây dựng hệ thống dạy học qua Internet nhằm triển khai thống nhất toàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học qua Internet.
II. YÊU CẦU VỀ BÀI HỌC, HỌC LIỆU VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Yêu cầu về bài học và học liệu
a. Đối với dạy học qua Internet
- Được xây dựng theo chương trình giáo dục phổ thông theo các quy định, hướng dẫn của Bộ GDĐT, bao gồm sách giáo khoa, bài giảng, tài liệu, học liệu, câu hỏi, bài tập để tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với đối tượng học sinh theo từng cấp học.
- Được tổ chuyên môn, lãnh đạo các cơ sở giáo dục góp ý trước khi đưa vào sử dụng.
b. Đối với dạy học trên truyền hình
- Bài học trên truyền hình do Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ (GDKHCN) lựa chọn giáo viên có kinh nghiệm dạy học, ghi hình để tổ chức dạy học trên truyền hình theo chương trình giáo dục phổ thông và các quy định, hướng dẫn của Bộ GDĐT.
- Học liệu được sử dụng trong dạy học bao gồm sách giáo khoa, tài liệu, học liệu, câu hỏi, bài tập để tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các bài học trên truyền hình, bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với đối tượng học sinh theo từng cấp học.
- Được Ban biên tập và Bộ phận xây dựng các chủ đề dạy - học góp ý trước khi đưa vào sử dụng.
a. Đối với dạy học qua Internet
a1. Đối với cơ sở giáo dục
- Xây dựng kế hoạch dạy học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo các quy định, hướng dẫn của Bộ GDĐT; chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng các bài học, học liệu để tổ chức dạy học qua Internet theo kế hoạch của nhà trường; góp ý nội dung bài học và học liệu được tổ chức dạy học qua Internet.
- Bảo đảm yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật để tổ chức và quản lý hoạt động dạy học qua Internet của giáo viên và học sinh của nhà trường.
- Phối hợp với gia đình trong việc tổ chức dạy học qua Internet.
a2. Đối với giáo viên và cán bộ hỗ trợ kỹ thuật
- Giáo viên có kĩ năng xây dựng và lựa chọn học liệu; biết cách sử dụng công cụ hoặc dịch vụ công nghệ thông tin để tổ chức dạy học qua Internet; tổ chức các hoạt động học cho học sinh bao gồm: Thực hiện nhiệm vụ học tập, trao đổi, thảo luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên; kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học qua Internet khi học sinh đi học trở lại; tổ chức tập, bổ sung, củng cố kiến thức cho học sinh trước khi dạy các bài học tiếp theo trong chương trình.
- Cán bộ kỹ thuật có kĩ năng về quản trị kỹ thuật hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ giáo viên tổ chức dạy học; sử dụng các công cụ công nghệ thông tin để hỗ trợ cả giáo viên và học sinh khi cần thiết.
a3. Đối với học sinh
- Được hướng dẫn về kỹ năng sử dụng ứng dụng hoặc dịch vụ công nghệ thông tin trên Internet học tập trước khi tham gia bài học.
- Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập theo yêu cầu của giáo viên; hoàn thành và nộp sản phẩm học tập để được kiểm tra, đánh giá.
a4. Đối với gia đình học sinh
- Có trách nhiệm giám sát, hỗ trợ quá trình học tập qua Internet của học sinh.
- Phối hợp, hướng dẫn học sinh hoàn thành nhiệm vụ và nộp sản phẩm học tập cho giáo viên để kiểm tra, đánh giá.
b. Đối với dạy học trên truyền hình
b1. Đối với cơ sở giáo dục
- Xây dựng kế hoạch dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông và các quy định, hướng dẫn của Bộ GDĐT; chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể của từng lớp học, môn học, theo lịch phát sóng các bài học; phân công, giao nhiệm vụ cho giáo viên phụ trách môn học theo lớp học xây dựng kế hoạch bài học để tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các bài học được phát trên truyền hình.
- Thông báo thời khóa biểu theo lịch phát sóng các bài học cho giáo viên, học sinh, gia đình học sinh để phối hợp tổ chức cho học sinh học các bài học trên truyền hình.
- Quản lý, giám sát, đánh giá, công nhận kết quả học tập của học sinh trong việc tổ chức dạy học trên truyền hình.
b2. Đối với giáo viên
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn học sinh học các bài được phát trên truyền hình, bao gồm tài liệu hướng dẫn, câu hỏi bài tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo nội dung bài học trên truyền hình.
- Gửi tài liệu hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập cho học sinh theo các bài học trước khi bài học được phát trên truyền hình; liên hệ với gia đình để phối hợp tổ chức, hướng dẫn, giám sát học sinh học tập trên truyền hình.
- Tiếp nhận báo cáo kết quả học tập trên truyền hình; nhận xét, đánh giá kết quả học tập thông qua báo cáo kết quả học tập của học sinh.
- Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học trên truyền hình khi học sinh đi học trở lại; tổ chức ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức cho học sinh trước khi dạy các bài học tiếp theo trong chương trình giáo dục.
b3. Đối với học sinh
- Được hướng dẫn đầy đủ về nhiệm vụ học tập trước khi học các bài học được phát trên truyền hình.
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập trước, trong và sau khi học các bài học trên truyền hình; nộp báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập theo bài học trên truyền hình cho giáo viên để được nhận xét, đánh giá.
b4. Đối với cha mẹ học sinh
- Phối hợp với giáo viên để hỗ trợ học sinh tiếp nhận nhiệm vụ học tập, tài liệu hướng dẫn học theo bài học trên truyền hình; giám sát, hỗ trợ học sinh thực hiện các bài học trên truyền hình.
- Hỗ trợ học sinh hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao và gửi báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập theo bài học trên truyền hình cho giáo viên để được nhận xét, đánh giá.
III. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
a. Đánh giá thường xuyên
- Trong quá trình tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình, giáo viên phụ trách môn học trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra trên hệ thống dạy học qua Internet và các phương pháp, kĩ thuật, công cụ khác nhau phù hợp với tình hình thực tế và đúng quy định.
- Kết quả đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học qua Internet, trên truyền hình được thay thế cho kết quả đánh giá thường xuyên theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 29/8/2016 của Bộ GDĐT về đánh giá học sinh tiểu học.
- Các cơ sở giáo dục tiểu học quản lí, theo dõi, giám sát việc đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh qua Internet, trên truyền hình bảo đảm công bằng, khách quan, trung thực.
b. Đánh giá định kỳ
- Khi học sinh đi học trở lại, các cơ sở giáo dục tiểu học tổ chức cho học sinh ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức đã học qua Internet, trên truyền hình; thực hiện việc đánh giá định kì theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 29/8/2016 của Bộ GDĐT về đánh giá học sinh tiểu học và hướng dẫn của Sở GDKHCN.
- Đối sánh kết quả đánh giá định kì và đánh giá thường xuyên để có giải pháp phù hợp giúp học sinh củng cố, bổ sung kiến thức.
2. Đối với Giáo dục trung học và Giáo dục thường xuyên
a. Kiểm tra thường xuyên
- Trong quá trình tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình, giáo viên phụ trách môn học trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra trên hệ thống dạy học qua Internet; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với dạy học trên truyền hình bằng các hình thức phù hợp.
- Kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học qua Internet, trên truyền hình được sử dụng thay cho các bài kiểm tra thường xuyên theo quy định của Bộ GDĐT.
- Các cơ sở giáo dục quản lý, theo dõi, giám sát việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh qua Internet, trên truyền hình bảo đảm công bằng, khách quan, trung thực.
b. Kiểm tra định kỳ và kiểm tra học kỳ
- Khi học sinh đi học trở lại, các cơ sở giáo dục tổ chức cho học sinh ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức đã học qua Internet, trên truyền hình; thực hiện việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra học kỳ theo quy định của Sở GDKHCN và Bộ GDĐT
- Đối sánh kết quả kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ và kiểm tra thường xuyên để có giải pháp phù hợp giúp học sinh củng cố, bổ sung kiến thức.
1. Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí triển khai thực hiện dạy học qua Internet, trên truyền hình được bố trí từ:
- Nguồn ngân sách Nhà nước phù hợp theo quy định và được bố trí cho các cơ quan, đơn vị thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành.
- Nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án, dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Các nguồn tài trợ, viện trợ và nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có).
2. Căn cứ nhiệm vụ được giao theo quy định tại Kế hoạch này, các Sở, Ngành, địa phương, đơn vị có trách nhiệm lập dự toán kinh phí thực hiện và gửi cơ quan tài chính đồng cấp thẩm định, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ
- Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ là đơn vị đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học qua Internet, trên truyền hình.
- Thành lập Ban biên tập và Bộ phận xây dựng các chủ đề dạy - học trên truyền hình. Lựa chọn giáo viên thực hiện các bài giảng trên truyền hình; xây dựng kế hoạch phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu tổ chức ghi hình bài giảng để dạy học trên truyền hình.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng GDĐT và các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện các nội dung sau:
+ Xây dựng kế hoạch và các điều kiện đảm bảo chất lượng tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình;
+ Tổ chức bồi dưỡng về phương pháp và kỹ năng cần thiết cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về dạy học qua Internet, trên truyền hình;
+ Tổ chức dạy học; kiểm tra, giám sát việc tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập qua Internet, trên truyền hình bảo đảm chất lượng, công bằng, khách quan, trung thực.
2. Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với Sở GDKHCN, các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung sau:
- Hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của toàn xã hội nhằm tạo sự thống nhất và đồng thuận trong tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình.
- Xây dựng và triển khai hệ thống tổ chức dạy học qua Internet (bao gồm hệ thống quản lý học tập, hệ thống quản lý nội dung học tập và hệ thống dạy học trực tuyến) đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật theo quy định của Bộ GDĐT; bảo đảm tính mở, tính kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin trong và ngoài ngành giáo dục; bảo đảm không độc quyền, không vi phạm các quy định về an toàn, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Hướng dẫn cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh sử dụng hệ thống tổ chức dạy học qua Internet để tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Kịp thời thông báo các gói hỗ trợ cho các đơn vị, trường học trong ngành giáo dục để triển khai thực hiện.
Chủ trì, phối hợp với Sở GDKHCN, các Sở, Ngành và cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao dự toán ngân sách, kinh phí thực hiện dạy học qua Internet, trên truyền hình theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn các đơn vị có liên quan căn cứ nội dung công việc cụ thể theo Kế hoạch và xây dựng dự toán hoạt động theo nhiệm vụ thực hiện dạy học qua Internet, trên truyền hình; thẩm định các nội dung, mức chi, tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bạc Liêu
Chủ trì, phối hợp Sở GDKHCN, các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung sau:
- Gửi các video bài giảng đã thực hiện ghi hình, phát sóng về Sở GDKHCN (chia sẻ qua Google Drive của e-mail: phongGDTrH.sobaclieu@moet.edu.vn) để Sở GDKHCN gửi về Bộ GDĐT (để chọn lựa phát sóng).
Kỹ thuật file video của các bài giảng như sau:
+ Quy định đặt tên file video theo mẫu:
Môn học_lớp_tên bài học (ví dụ: Toan 9_Bat_dang_thuc.mp4)
+ Kỹ thuật ghi hình, ghi tiếng của file video:
Chuẩn video theo format: mxf, OP-1a; Preset: XDCAM HD 50 PAL 50i;
Chuẩn mức tiếng: từ -20dBFS đến -10dBFS;
Định dạng xuất file video: .mp4
+ Thời gian gửi file đến hết tháng 4/2020.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức tiếp sóng và phát lại các chương trình dạy học của Đài Truyền hình Việt Nam được thông báo trên cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT (www.moet.gov.vn).
- Xây dựng kế hoạch tổ chức ghi hình, phát sóng các bài giảng trên truyền hình.
- Tổ chức thông tin tuyên truyền, mở các chuyên mục tuyên truyền về tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình; tuyên dương kịp thời những cá nhân, tập thể tham gia tích cực, hiệu quả về tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình phù hợp với kế hoạch của tỉnh cho các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này; đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, trường học thuộc phạm vi quản lý tổ chức dạy học, kiểm tra, giám sát việc tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh qua Internet, trên truyền hình.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
Quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các Sở, Ngành và cơ quan, đơn vị tham gia thực hiện Kế hoạch này cần kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở GDKHCN) để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.