ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/KH-UBND |
Thái Bình, ngày 29 tháng 4 năm 2020 |
BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH, GIAI ĐOẠN 2020 - 2025.
Thực hiện Quyết định số 3729/QĐ-BNN-TCTL ngày 27/9/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên bàn địa tỉnh Thái Bình, với các nội dung sau:
- Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
- Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;
- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thủy lợi;
- Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 26/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủy lợi;
- Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Quyết định số 3729/QĐ-BNN-TCTL ngày 27/9/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Đề án tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý”;
- Các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình: Số 722/QĐ-UBND ngày 20/4/2009, số 277/QĐ-UBND ngày 30/01/2013 và số 693/QĐ-UBND ngày 24/3/2017 về phân cấp quản lý và điều chỉnh danh mục công trình Thủy lợi tỉnh Thái Bình; số 08/2017/QĐ-UBND ngày 20/7/2017 ban hành Quy định phân cấp quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thái Bình; số 18/2018/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 về việc phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Thái Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035.
1. Mục đích:
- Tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi; hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, từng bước cải thiện chất lượng nước, tiến tới đảm bảo chất lượng nguồn cấp nước đáp ứng yêu cầu của sản xuất, dân sinh.
- Quản lý việc cấp phép và kiểm tra việc thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ.
- Phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi.
- Nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về bảo vệ chất lượng nước và thực hiện nghiêm quy định về bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi.
2. Yêu cầu:
- Xác định cụ thể nội dung công việc, thời gian thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan trong việc thực hiện bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi.
- Các sở, ngành, địa phương trong tỉnh và tổ chức, cá nhân được giao quản lý khai thác công trình thủy lợi phải nâng cao trách nhiệm, tích cực, chủ động triển khai Kế hoạch theo đúng nội dung, tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
- Các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, nghiêm túc triển khai đồng bộ các giải pháp để bảo vệ và phát triển bền vững chất lượng nước trong các công trình thủy lợi.
III. NỘI DUNG, THỜI GIAN, KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nội dung thực hiện:
1.1. Triển khai, thực hiện pháp luật về thủy lợi:
a) Tham mưu xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
b) Tổ chức xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị ở địa phương: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công an tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường; các sở, ngành khác có liên quan; Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình; Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình; chính quyền các cấp (thành phố, huyện, thị trấn, xã...) trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi.
1.2. Tổ chức thống kê các nguồn xả thải, thực hiện cấp phép:
a) Hàng năm, tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng và xác định nguồn xả thải chủ yếu gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi. Báo cáo đột xuất khi có sự cố phát sinh, phát hiện các nguồn nước xả thải mới, mức độ ảnh hưởng lớn hoặc khi phát hiện các hành vi vi phạm của chủ nguồn xả thải.
b) Thực hiện cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định tại Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ. Kiểm soát, không cấp phép xả thải vào công trình cho các tổ chức, cá nhân xả nước thải không đạt quy chuẩn cho phép theo quy định.
1.3. Truyền thông nâng cao nhận thức:
a) Tổ chức thực hiện thông tin, truyền thông điểm, định kỳ về thực trạng chất lượng nước, tình hình vi phạm và xử lý vi phạm.
b) Công khai hóa các thông tin, dữ liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm và các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm nguồn nước công trình thủy lợi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1.4. Tăng cường các biện pháp quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm:
a) Các biện pháp quản lý chất lượng nước trong công trình thủy lợi:
- Tổ chức quan trắc chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi được giao quản lý.
- Cập nhật số liệu về bảo vệ chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi tỉnh Thái Bình vào hệ thống cơ sở dữ liệu chung do Tổng cục Thủy lợi xây dựng.
- Tăng cường giám sát các tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi, yêu cầu nước thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định trong giấy phép trước khi thải ra môi trường.
b) Các biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm:
- Tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất; có sự phối hợp của các cơ quan liên quan để ngăn ngừa, xử lý vi phạm theo thẩm quyền, địa phận quản lý. Phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong kiểm tra, xử lý vi phạm nước thải vào công trình thủy lợi thuộc địa bàn phụ trách, không để phát sinh các vụ vi phạm mới. Xử lý kiên quyết, dứt điểm từng vụ vi phạm không để kéo dài, tái vi phạm.
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào kiểm soát, giám sát ô nhiễm môi trường nước.
1.5. Thu gom nguồn xả, xử lý trước khi xả vào công trình thủy lợi: Huy động các nguồn lực, tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng và duy trì vận hành hiệu quả các nhà máy, trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung để thu gom nước thải với các tổ chức, cá nhân có hoạt động nước xả thải, kiểm soát đảm bảo chất lượng nước thải phải được xử lý đạt Quy chuẩn trước khi xả thải vào công trình thủy lợi theo Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
2. Kinh phí triển khai, thực hiện: Được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau như: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn thu của các công ty khai thác công trình thủy lợi, đóng góp của các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác.
3. Thời gian thực hiện:
- Thực hiện trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025 theo Quyết định số 3729/QĐ-BNN-TCTL ngày 27/9/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Kế hoạch này được triển khai, thực hiện từ khi được ký ban hành đến những năm tiếp theo; được điều chỉnh trong quá trình thực hiện cho phù hợp với yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi và các nhiệm vụ khác được giao trong Kế hoạch; kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc các đơn vị triển khai, thực hiện Kế hoạch để đảm bảo mục đích, yêu cầu, nội dung và tiến độ thời gian đã đề ra. Định kỳ tháng 12 hàng năm, tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả thực hiện.
2. Sở Tài chính: Thẩm định dự toán kinh phí do các đơn vị lập, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt và bố trí kinh phí để triển khai, thực hiện Kế hoạch. Kinh phí triển khai, thực hiện nhiệm vụ tại Kế hoạch này được bố trí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Bám sát nhiệm vụ trong Kế hoạch, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ tại địa phương và nghiêm túc triển khai đồng bộ các giải pháp, đảm bảo thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển bền vững chất lượng nước trong công trình thủy lợi; xây dựng quy chế phối hợp giữa địa phương, cơ quan, đơn vị trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp, tiến hành kiểm tra, theo dõi, phát hiện và ngăn chặn kịp thời tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về xả nước thải vào công trình thủy lợi đặc biệt tại các bệnh viện, khu, cụm công nghiệp, các làng nghề và cơ sở sản xuất chăn nuôi...; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về xả nước thải vào công trình thủy lợi trên địa bàn địa phương quản lý; định kỳ 03 tháng một lần hoặc đột xuất khi có sự cố phát sinh hoặc khi phát hiện các nguồn nước xả thải mới có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng phải báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chỉ đạo xây dựng phương án chi tiết triển khai, thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công, đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
4. Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình, các đơn vị khai thác công trình thủy lợi tại các địa phương:
- Chịu trách nhiệm thống kê, tổng hợp các nguồn xả thải chủ yếu, nguồn gây ô nhiễm vào công trình thủy lợi thuộc địa phận quản lý; báo cáo hiện trạng chất lượng nước, tình hình vi phạm và xử lý vi phạm về xả nước thải gây ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi; định kỳ 03 tháng một lần hoặc đột xuất khi có sự cố phát sinh hoặc khi phát hiện các nguồn nước xả thải mới có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng phải báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tổ chức ký kết, thực hiện hợp đồng dịch vụ tiêu thoát nước, thỏa thuận việc cấp phép và giám sát thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi thuộc địa phận quản lý.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chỉ đạo xây dựng phương án chi tiết triển khai, thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công, đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
5. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan, đơn vị có liên quan: Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về xả nước thải vào công trình thủy lợi theo pháp luật hiện hành; có trách nhiệm tổ chức, thực hiện các nội dung được phân công tại Kế hoạch này kịp thời, hiệu quả. Định kỳ 03 tháng gửi kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh (có Phụ lục phân công nhiệm vụ triển khai, thực hiện kèm theo).
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, các cấp và các đơn vị có liên quan nghiêm túc tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.