ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 451/KH-UBND |
Bắc Kạn, ngày 16 tháng 7 năm 2021 |
TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 NĂM 2021-2022
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;
- Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016;
- Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
- Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19;
- Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 08/6/2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2021;
- Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
- Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 8/7/2021 của Bộ Y tế về triển khai chiến dịch tiêm vắc xin COVID năm 2021 - 2022;
- Kế hoạch số 1019/KH-BYT ngày 09/7/2021 của Bộ Y tế về triển khai công tác an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19;
1. Mục tiêu chung
Phòng, chống dịch chủ động bằng việc sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ và cho cộng đồng.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2021;
- Trên 70% dân số được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đến hết quý I/2022;
- Đảm bảo an toàn tiêm chủng khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
III. NGUYÊN TẮC, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI
1. Nguyên tắc
- Chiến dịch triển khai tại tất cả các xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) trên toàn tỉnh;
- Sử dụng đồng thời tất cả các loại vắc xin từ nguồn vắc xin được Bộ Y tế phân bổ theo tùng đợt để tăng độ bao phủ của vắc xin cho người dân; khi có đủ và cùng loại vắc xin, ưu tiên tiêm mũi 2 cho các đối tượng tham gia tuyến đầu chống dịch;
- Đảm bảo tiêm hết số lượng vắc xin trước khi hết hạn sử dụng tránh để lãng phí trong tiêm vắc xin;
- Huy động cả hệ thống chính trị tham gia chiến dịch tiêm chủng; huy động tối đa các lực lượng bao gồm các cơ sở trong và ngoài ngành y tế, lực lượng công an, quân đội, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội hỗ trợ triển khai tiêm chủng.
- Đảm bảo tỷ lệ đạt trên 90% đối tượng sau khám sàng lọc đủ điều kiện tiêm phòng COVID-19 được tiêm vắc xin COVID-19.
- Đảm bảo tối đa an toàn tiêm chủng.
2. Thời gian triển khai: Từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022.
3. Đối tượng tiêm
Toàn bộ người dân trong độ tuổi được chỉ định sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trong đó ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế, gồm:
a) Người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế (công lập và tư nhân);
b) Người tham gia phòng chống dịch (thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ COVID dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...);
c) Lực lượng Quân đội;
d) Lực lượng Công an;
đ) Người làm công tác ngoại vụ của tỉnh, người làm việc trong các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam đang cư trú và làm việc tại tỉnh;
e) Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;
f) Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước;
g) Giáo viên, người làm việc, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; lực lượng bác sỹ trẻ; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá... thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
h) Người mắc các bệnh mạn tính; người trên 65 tuổi;
i) Người sinh sống tại các vùng có dịch;
J) Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;
k) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh;
l) Các đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tín dụng, du lịch...), cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế...cơ sở bán lẻ, bán buôn, chợ, công trình xây dựng, người dân ở vùng, khu du lịch;
m) Các chức sắc, chức việc các tôn giáo;
n) Người lao động tự do;
o) Các đối tượng khác theo Quyết định của Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
(Đối tượng tiêm chủng thuộc các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp nêu trên bao gồm cả nhà nước và tư nhân).
4. Phạm vi triển khai
Trên quy mô toàn tỉnh, trong đó ưu tiên tiêm chủng trước cho các đối tượng ở địa bàn đang có dịch và phụ thuộc vào số lượng vắc xin do Bộ Y tế phân bổ theo từng đợt.
5. Hình thức triển khai
Tổ chức tiêm chủng chiến dịch tại các các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện ở tất cả các tuyến (tại các điểm tiêm, chủng cố định và tiêm chủng lưu động).
IV. TIẾP NHẬN, VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN VẮC XIN
- Đảm bảo toàn bộ hệ thống dây chuyền lạnh tại tuyến tỉnh, huyện, thành phố bảo quản đạt tiêu chuẩn GSP.
- Triển khai các hoạt động tập huấn về tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin và kỹ thuật tiêm vắc xin.
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp nhận vắc xin từ các kho lạnh của Trung ương vận chuyển thẳng theo kế hoạch của Bộ Y tế.
- Trung tâm y tế các huyện, thành phố tiếp nhận vắc xin, vật tư tiêm chủng từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hoặc từ các kho lạnh của khu vực vận chuyển thẳng theo kế hoạch của Bộ Y tế đến các điểm tiêm chủng.
- Nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp;
- Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác;
- Nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vắc xin tự nguyện chi trả.
1. Văn phòng thường trực Chiến dịch tiêm chủng theo Quyết định số 1230/QĐ-UBND ngày 14/7/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn
Chỉ đạo, giám sát chiến dịch tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng theo quy định, tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin, tiêm chủng an toàn, an toàn tiêm chủng, giám sát chất lượng vắc xin, ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và truyền thông.
2. Sở Y tế
- Tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 tỉnh Bắc Kạn. Trong đó: Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực Văn hóa xã hội làm trưởng ban; lãnh đạo các đơn vị: Y tế, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm phó trưởng ban; lãnh đạo các đơn vị: Công an, Giao thông vận tải, Thông tin truyền thông và Tỉnh Đoàn làm ủy viên. Các tiểu ban gồm: Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin; Tiêm chủng; An toàn tiêm chủng; ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID- 19 và truyền thông; Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo;
- Thực hiện tiếp nhận, phân bổ, bảo quản vắc xin phòng COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế cấp cho tỉnh theo các đợt;
- Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai tiêm vắc xin COVID-19 từng đợt theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế;
- Xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 triển khai thực hiện theo quy định;
- Lập dự toán kinh phí tiêm phòng vắc xin COVID-19 gửi Sở Tài chính thẩm định trình cấp có thẩm quyền theo quy định;
- Tổ chức tập huấn chuyên môn cho nhân viên y tế các tuyến triển khai thực hiện tiêm chủng vắc xin COVID-19;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền hoặc tham mưu. cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh kiểm tra, giám sát quá trình triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh;
- Lập danh sách các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện và xây dựng kế hoạch huy động các cơ sở tiêm chủng tư nhân trên địa bàn tham gia triển khai chiến dịch.
3. Sở Tài chính
Thẩm định dự toán kinh phí hỗ trợ các hoạt động tiêm chủng theo đề xuất của Sở Y tế, báo cáo và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông chủ động phối hợp với ngành y tế thực hiện tốt hoạt động truyền thông liên quan đến Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tỉnh Bắc Kạn.
- Chủ động theo dõi, cung cấp thông tin và phối hợp với Công an tỉnh phát hiện, xử lý các thông tin tiêu cực, sai sự thật về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của Chiến dịch tiêm chủng trên địa bàn.
5. Công an tỉnh
Đảm bảo an ninh trật tự; kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin sai sự thật về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của Chiến dịch tiêm chủng trên địa bàn (nếu có).
6. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động của Văn phòng thường trực Chiến dịch tiêm chủng;
- Chủ trì vận chuyển vắc xin do Bộ Quốc phòng phối hợp với Dự án tiêm chủng Quốc gia sau khi có quyết định phân bổ vắc xin của Bộ Y tế, tiếp nhận vắc xin từ kho quốc gia, phối hợp với Sở Y tế để cấp phát cho các đơn vị tiêm chủng trên địa bàn theo kế hoạch.
7. Các Sở, ban, ngành khác và các hội, đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, chủ động phối hợp ngành y tế và các đơn vị có liên quan triển khai các nội dung của Chiến dịch tiêm chủng theo thẩm quyền được giao.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Thành lập Ban chỉ đạo triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại huyện, thành phố;
- Xây dựng Kế hoạch và triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin tại địa phương đảm bảo hiệu quả, an toàn, tuyệt đối không để lãng phí;
- Chỉ đạo các đơn vị quân đội, công an, y tế,... phối hợp trong việc triển khai Chiến dịch tiêm chủng tại địa phương;
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện; nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, chủ động báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Y tế) để chỉ đạo và điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
(Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 209/KH-UBND ngày 15/4/2021 của UBND tỉnh)./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.