ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 382/KH-UBND |
Bắc Ninh, ngày 30 tháng 6 năm 2021 |
Căn cứ Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23./3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025;
Căn cứ Công văn số 4275/BYT-TCDS ngày 26/5/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn II), cụ thể như sau:
1. Căn cứ pháp lý
- Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025;
- Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
- Quyết định số 1472/QĐ-BYT ngày 20/4/2016 của Bộ Y tế ban hành Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025;
- Công văn số 4275/BYT-TCDS ngày 26/5/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025;
- Chương trình hành động số 45-CTr/TU ngày 26/01/2018 của Tỉnh ủy Bắc Ninh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
- Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 04/6/2018 của UBND tỉnh, Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới;
- Kế hoạch số 510/KH-UBND ngày 26/11/2020 của UBND tỉnh về Kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025 của tỉnh Bắc Ninh thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
2. Cơ sở thực tiễn
- Ngày 26/6/2017, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2020 (giai đoạn I - gọi tắt là Kế hoạch 188), với mục tiêu đưa tỷ số giới tính khi sinh về dưới 115/100 năm 2020.
- Tỉnh Bắc Ninh đã triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện Đề án, tuy nhiên tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) hằng năm vẫn chưa giảm đều và có nguy cơ tăng trở lại (năm 2017: 117,6 bé trai/100 bé gái; năm 2018: 116,1/100; năm 2019: 118,8/100; Năm 2020: 117,7/100 - cao thứ 3/63 tỉnh/thành phố), chưa đạt mục tiêu Kế hoạch 188 đề ra. Nguyên nhân chủ yếu:
+ Mức sinh giảm nhưng chưa vững chắc, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ hằng năm lớn, trong khi đó tâm lý muốn đông con và phải có con trai vẫn còn tồn tại phổ biến trong cộng đồng.
+ Nhận thức của người dân chưa đồng đều, vẫn còn một bộ phận Nhân dân chưa hiểu hoặc đã hiểu nhưng bất chấp các hệ luỵ của mất cân bằng GTKS. Phong tục tập quán còn nặng nề, tư tưởng coi trọng con trai hơn con gái vẫn tồn tại ở nhiều gia đình, nhiều dòng họ.
+ Kỹ năng tuyên truyền, tư vấn của cán bộ dân số, cộng tác viên Dân số - Y tế còn hạn chế cùng sự biến động liên tục của đội ngũ này nên một bộ phận người dân chưa nhận thức được những hậu quả, hệ lụy của mất cân bằng GTKS.
+ Chưa có chính sách cụ thể và nguồn kinh phí để động viên, khuyến khích các gia đình sinh 2 con là gái trong việc học tập và cơ hội tìm kiếm việc làm.
+ Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện nhưng khó phát hiện các dấu hiệu vi phạm lựa chọn giới tính thai nhi (GTTN).
Như vậy, mất cân bằng GTKS tại tỉnh Bắc Ninh có tính chất phức tạp, điều này sẽ dẫn đến những hệ lụy xấu ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh. Căn cứ kết quả thực hiện Kế hoạch Đề án giai đoạn 2017 - 2020, nên việc tiếp tục ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 - 2025 là hết sức cần thiết.
1. Mục tiêu chung
Khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số GTKS, tiến tới đưa tỷ số GTKS trở lại mức cân bằng tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đưa tỷ số GTKS của tỉnh về mức 111/100 vào năm 2025, và ở mức 109/100 vào năm 2030.
1. Tăng cường cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và mất cân bằng GTKS cho người dân, trước hết là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, những người cung cấp dịch vụ siêu âm và dịch vụ nạo phá thai, những người có uy tín trong cộng đồng nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với việc sinh đẻ theo quy luật tự nhiên.
- 100% cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và những người có uy tín, có hiểu biết đúng về hậu quả của mất cân bằng GTKS đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.
- 95% người dân trong tỉnh có hiểu biết cơ bản về hậu quả tình trạng mất cân bằng GTKS; hiểu biết việc lựa chọn GTTN là hành vi vi phạm pháp luật.
- 95% nam nữ thanh niên trước khi kết hôn được tuyên truyền, tư vấn về giới tính và hậu quả của mất cân bằng GTKS.
- Trên 95% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có hiểu biết đầy đủ về hậu quả mất cân bằng GTKS đối với việc kết hôn của con cái họ trong tương lai.
- 100% người cung cấp dịch vụ siêu âm, nạo phá thai, xét nghiệm có hiểu biết về hậu quả của mất cân bằng GTKS và hiểu đúng quy định của pháp luật nghiêm cấm lựa chọn GTTN khi tham gia cung cấp các dịch vụ này.
2. Chỉ tiêu về thực thi và hoàn thiện hệ thống Pháp luật về các nội dung liên quan đến GTKS.
- 100% các quy định, quy ước ở thôn/khu phố có nội dung không lựa chọn GTTN để phù hợp với quy luật sinh đẻ theo tự nhiên.
- 100% các cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm, nạo phá thai cam kết không thông báo GTTN, không hỗ trợ người dân thực hiện lựa chọn GTTN.
- 100% các hành vi vi phạm pháp luật về lựa chọn GTTN bị phát hiện được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi: 8/8 huyện, thị xã, thành phố và 126/126 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.
2. Đối tượng
- Đối tượng đích: Vị thành niên, thanh niên, nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ; phụ nữ có thai đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh.
- Đối tượng tác động: Mọi người dân trong toàn xã hội; Lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể; cán bộ y tế, dân số; tổ chức, cá nhân in ấn, sản xuất, kinh doanh sách và vật phẩm văn hóa.
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2025.
V. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Với tỷ số GTKS 117,7/100 năm 2020, tỉnh Bắc Ninh đứng thứ 3 (sau Sơn La: 118,2 và Hưng Yên: 118,1) và nằm trong số 25 tỉnh nhóm I có tỷ số GTKS rất cao trên 112/100.
Các tỉnh nhóm I có nhiệm vụ trọng tâm của Đề án giai đoạn 2021-2025:
+ Tiếp tục triển khai mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ các hoạt động truyền thông vận động, thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhằm nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở cung cấp các dịch vụ có liên quan đến lựa chọn GTTN, hoàn thiện việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lựa chọn GTTN.
+ Tổ chức chiến dịch, hoạt động vận động tại cộng đồng ở địa bàn trọng điểm (số lượng đơn vị hành chính cấp xã triển khai do cấp huyện lựa chọn).
1. Tuyên truyền vận động, tạo môi trường đồng thuận của xã hội
- Cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí các cấp về thực trạng, nguyên nhân và hệ lụy của mất cân bằng GTKS, các văn bản quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn GTTN và các văn bản liên quan.
- Sản xuất, phát sóng, đăng tải các chương trình về nghiêm cấm lựa chọn GTTN; hệ lụy của mất cân bằng GTKS đối với gia đình và xã hội... trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức các Hội nghị nói chuyện chuyên đề về thực trạng, nguyên nhân, hệ lụy của mất cân bằng GTKS, các văn bản quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn GTTN cho lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, những người có uy tín trong cộng đồng, dòng họ.
- Tổ chức truyền thông, tư vấn, nới chuyện chuyên đề về kiểm soát mất cân bằng GTKS tại cộng đồng, nhằm thay đổi nhận thức và chuyển đổi hành vi của các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, nam/nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn, mới kết hôn, người cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn GTTN.
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động trực tiếp về kiểm soát mất cân bằng GTKS đến các đối tượng tại cộng đồng, địa bàn dân cư thông qua mạng lưới cộng tác viên dân số - y tế và tuyên truyền viên của các ngành/ đoàn thể ở cơ sở.
- Lồng ghép các nội dung truyền thông về kiểm soát mất cân bằng GTKS với hoạt động của các chương trình, đề án, dự án liên quan hoặc các hoạt động văn hóa xã hội khác như: Hội thi, hội diễn, chương trình sinh hoạt ngoại khóa, lễ đăng ký kết hôn, dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn...
- Tổ chức các đợt Chiến dịch, sự kiện truyền thông phong phú, đa dạng về bình đẳng giới, không phân biệt con gái con trai, không lựa chọn GTTN, quan tâm đầu tư cho trẻ em gái, ưu tiên cơ hội việc làm cho phụ nữ,...
2. Biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm truyền thông về mất cân bằng GTKS
- Xây dựng các cụm panô, áp phích tuyên truyền tại cấp xã, thôn, nơi tập trung đông dân cư, tại cơ sở cung cấp dịch vụ có liên quan đến lựa chọn GTTN.
- Thiết kế trên trang thông tin điện tử, cung cấp thông tin, tài liệu, biên soạn, nhân bản các sản phẩm truyền thông về kiểm soát mất cân bằng GTKS, giới, bình đẳng giới,... dễ hiểu và phù hợp để cấp cho các đơn vị, đối tượng.
- Biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, hướng dẫn triển khai, giám sát, đưa nội dung về kiểm soát mất cân bằng GTKS vào giảng dạy trong trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ, trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh.
- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về giới, bình đẳng giới và kiểm soát mất cân bằng GTKS cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy của các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh.
4. Xây dựng, thử nghiệm và mở rộng triển khai các Mô hình
- Mô hình lồng ghép nội dung kiểm soát mất cân bằng GTKS, giới, bình đẳng giới trong các trường trung học thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, sinh hoạt ngoại khóa.
- Mô hình lồng ghép nội dung kiểm soát mất cân bằng GTKS vào hương ước, quy ước của thôn, khu phố.
- Mô hình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái để tôn vinh, nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội.
5. Các hoạt động hội nghị, hội thảo về kiểm soát mất cân bằng GTKS
- Tổ chức triển khai Kế hoạch năm 2021 phù hợp với tình hình hiện tại ở tỉnh; tổ chức hội nghị sơ kết năm 2023, hội nghị tổng kết Đề án năm 2025.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, hội thảo khoa học về kiểm soát mất cân bằng GTKS.
6. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ
- Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác kiểm soát mất cân bằng GTKS.
- Xây dựng quy tắc ứng xử đối với những hành vi, phong tục phản ảnh bất bình đẳng giới nhằm thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát mất cân bằng GTKS.
7. Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn GTTN dưới mọi hình thức
- Hỗ trợ các tổ chức xã hội nghề nghiệp đưa nội dung nghiêm cấm lựa chọn GTTN vào các quy định, quy chế, điều lệ của tổ chức áp dụng cho các thành viên.
- Tổ chức hướng dẫn phổ biến, giáo dục pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn GTTN cho nhân viên y tế, thành viên các tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan.
- Tổ chức cho các đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ có liên quan cam kết không vi phạm lựa chọn GTTN và tham gia tuyên truyền về kiểm soát mất cân bằng GTKS.
- Giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn GTTN.
Định kỳ thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm, phá thai và các dịch vụ khác có liên quan đến lựa chọn GTTN; Thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với tổ chức/cá nhân kinh doanh, lưu hành xuất bản phẩm, tài liệu có nội dung tuyên truyền, phổ biến phương pháp lựa chọn GTTN; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
9. Các hoạt động đào tạo, tập huấn về kiểm soát mất cân bằng GTKS
- Đào tạo, tập huấn về nội dung, phương pháp, kỹ năng truyền thông về kiểm soát mất cân bằng GTKS.
- Đào tạo, tập huấn cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng truyền thông về kiểm soát mất cân bằng GTKS cho cán bộ y tế - dân số, đội ngũ giáo viên Sinh học, Giáo dục công dân, cán bộ thuộc các ban, ngành có liên quan.
- Tập huấn các văn bản quy định của pháp luật nghiêm cấm lựa chọn GTTN cho người cung cấp dịch vụ siêu âm, phá thai,... cho thanh tra chuyên ngành Y tế, Dân số, thanh tra chuyên ngành Thông tin và truyền thông.
- Định kỳ kiểm tra tiến độ, kết quả thực hiện Đề án theo quý, năm.
- Tổ chức triển khai Kế hoạch, sơ kết và tổng kết giai đoạn.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Đề án theo quy định.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách hiện hành và khả năng cân đối ngân sách trong từng thời kỳ, được bố trí trong dự toán chi của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch và dự án khác.
Dự kiến tổng kinh phí: 2.899.850.000 đồng (Hai tỷ tám trăm chín mươi chín triệu tám trăm năm mươi nghìn đồng).
Nhu cầu theo từng năm:
- Nhu cầu năm 2021 là: 120.250.000 đồng.
- Nhu cầu năm 2022 là: 1.172.500.000 đồng.
- Nhu cầu năm 2023 là: 217.300.000 đồng.
- Nhu cầu năm 2024 là: 1.172.500.000 đồng.
- Nhu cầu năm 2025 là: 217.300.000 đồng.
(Có biểu Dự trù kinh phí và Kế hoạch hoạt động chi tiết kèm theo).
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch theo từng năm đạt hiệu quả.
- Chỉ đạo Trung tâm Y tế tuyến huyện và các đơn vị y tế liên quan triển khai các nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch.
- Hằng năm xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh cấp kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ, xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm đạt các mục tiêu của Kế hoạch đề ra.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Sở Tài chính
Hằng năm, căn cứ vào các chế độ, chính sách hiện hành và khả năng cân đối ngân sách của địa phương, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan rà soát các hoạt động của kế hoạch theo nhiệm vụ chi của địa phương, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện, theo quy định về phân cấp ngân sách của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tổng hợp các dự án đầu tư công về Kiểm soát mất cân bằng GTKS trình UBND tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
4. Sở Tư pháp
Thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế triển khai tập huấn cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên dạy sinh học, Giáo dục công dân; chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, giới tính và bình đẳng giới cho học sinh phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi theo định hướng của Kế hoạch.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh và các cơ quan liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến thông điệp về kiểm soát mất cân bằng GTKS; phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với tổ chức/cá nhân kinh doanh, lưu hành xuất bản phẩm, tài liệu có nội dung vi phạm pháp luật về chính sách Dân số nói chung và có nội dung tuyên truyền phương pháp lựa chọn GTTN nói riêng trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chỉ đạo bổ sung tiêu chí về Dân số - KHHGĐ, bình đẳng giới, quy định của pháp luật về không lựa chọn GTTN vào nội dung quy ước xây dựng gia đình văn hóa, thôn/khu phố văn hóa, gắn với các thiết chế văn hóa nhằm hướng tới mục tiêu gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.
Chỉ đạo, hướng dẫn lồng ghép nội dung tuyên truyền về giới, giới tính, bình đẳng giới, mất cân bằng GTKS, sức khỏe sinh sản,… vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền cổ động trực quan ở địa phương.
8. Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh
Đăng tải, phát sóng tin bài, phóng sự, chuyên đề và quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về kiểm soát mất cân bằng GTKS.
9. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân tỉnh
Phối hợp chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức để mỗi cán bộ, hội viên, đoàn viên thực hiện, và là lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền vận động cộng đồng về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của mất cân bằng GTKS, tích cực tham gia và vận động người thân xóa bỏ định kiến giới, thực hiện bình đẳng giới, không lựa chọn GTTN; Tham gia giám sát việc thực hiện Kế hoạch.
10. Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, tích cực phối hợp với Sở Y tế, tổ chức thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch này, quan tâm tuyên truyền quán triệt tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị các thông điệp của Đề án và không lựa chọn GTTN.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch của địa phương theo các nội dung của Kế hoạch này, có các giải pháp cụ thể nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng GTKS tại địa phương; kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Kế hoạch và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện; cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương cho các xã, phường, thị trấn để thực hiện các hoạt động nhằm đạt mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phù hợp tình hình thực tế: Chú trọng công tác tuyên truyền, xây dựng các cụm panô, áp phích tại cấp xã, thôn, nơi tập trung đông dân cư; đưa nội dung bình đẳng giới, không phân biệt vai trò nam, nữ trong chăm sóc bố mẹ, công việc gia đình, họ tộc; đưa nội dung không lựa chọn GTTN vào quy ước, hương ước của địa phương; thực hiện Mô hình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái để nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Kế hoạch theo hướng dẫn của ngành Y tế; lồng ghép nội dung hoạt động của Kế hoạch với các hoạt động của các chương trình, dự án khác có liên quan trên địa bàn để triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng GTKS giai đoạn 2021-2025 tỉnh Bắc Ninh (giai đoạn II). UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể nhân dân, UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện; định kỳ hằng năm báo cáo kết quả về Sở Y tế trước ngày 05/12 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.
Trong quá trình triển khai, thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
TT |
Nội dung hoạt động |
Kinh phí các năm |
Tổng kinh phí |
||||
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
|||
|
TỔNG KINH PHÍ |
|
|
|
|
|
2.899.850.000 |
1 |
Hoàn thiện cơ chế chính sách |
|
|
|
|
|
|
2 |
Tuyên truyền, vận động tạo môi trường đồng thuận của xã hội |
80.000.000 |
663.200.000 |
80.000.000 |
663.200.000 |
80.000.000 |
1.566.400.000 |
2.1 |
Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng |
|
|
|
|
|
400.000.000 |
|
- Phối hợp với Đài PT&TH tỉnh xây dựng phát các phóng sự, chuyên mục tuyên truyền về các nội dung thông điệp của Đề án |
60.000.000 |
60.000.000 |
60.000.000 |
60.000.000 |
60.000.000 |
300.000.000 |
|
- Phối hợp với Báo Bắc Ninh đăng tải tin, bài, ảnh |
20.000.000 |
20.000.000 |
20.000.000 |
20.000.000 |
20.000.000 |
100.000.000 |
2.2 |
Tổ chức truyền thông, tư vấn tại cộng đồng về các hoạt động của Đề án cho lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng, dòng họ,... (02 lớp/xã, mỗi lớp 60 người, năm 2022 và 2024) |
|
583.200.000 |
|
583.200.000 |
|
1.166.400.000 |
3 |
Nói chuyện chuyên đề về kiểm soát mất cân bằng GTKS; phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về nghiêm cấm tuyên truyền, phổ biến, chẩn đoán, lựa chọn GTTN tại cơ sở. |
40.250.000 |
449.300.000 |
71.300.000 |
449.300.000 |
71.300.000 |
1.081.450.000 |
3,1 |
Lớp cho đội ngũ cán bộ y tế cung cấp dịch vụ siêu âm, nạo phá thai và dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi (5 lớp, 60 người/lớp) |
5.300.000 |
5.300.000 |
5.300.000 |
5.300.000 |
5.300.000 |
26.500.000 |
3.2 |
Lớp cho nam/nữ độ tuổi sinh đẻ, chuẩn bị kết hôn, mới kết hôn (2 lớp/xã, 50 người/lớp) |
|
378.000.000 |
|
378.000.000 |
|
756.000.000 |
3.3 |
Tập huấn kỹ năng truyền thông, tư vấn về Đề án cho đội ngũ cán bộ dân số, cán bộ truyền thông cấp huyện, CTV dân số - y tế (37 lớp, 70 người/lớp): |
34.950.000 |
66.000.000 |
66.000.000 |
66.000.000 |
66.000.000 |
298.950.000 |
4 |
Phối hợp với trường Chính trị NVC, trường Cao đẳng Y BN (20tr/trường/năm x 4 năm) |
|
40.000.000 |
40.000.000 |
40.000.000 |
40.000.000 |
160.000.000 |
5 |
Phối hợp với Sở GD&ĐT tập huấn cho CB quản lý GD, giáo viên sinh học, GDCD và truyền thông cho học sinh các trường THCS, THPT |
|
20.000.000 |
20.000.000 |
20.000.000 |
20.000.000 |
80.000.000 |
6 |
Các hoạt động thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát |
|
|
6.000.000 |
|
6.000.000 |
12.000.000 |
|
Tổ chức kiểm tra, giám sát |
|
|
|
|
|
0 |
|
Tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết |
|
|
6.000.000 |
|
6.000.000 |
12.000.000 |
|
Cộng từng năm: |
120.250.000 |
1.172.500.000 |
217.300.000 |
1.172.500.000 |
217.300.000 |
2.899.850.000 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.