ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 373/KH-UBND |
Bắc Ninh, ngày 21 tháng 11 năm 2017 |
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 16/CT-TTG NGÀY 04/5/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TIẾP CẬN CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4
Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. UBND Bắc Ninh xây dựng kế hoạch thực hiện với các nội dung sau:
1. Mục đích
Nhằm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ; từng bước tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa các lợi thế; hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; góp phần nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
Mỗi cơ quan, đơn vị, đặc biệt là thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải nhận thức đúng đắn, toàn diện về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, các cơ hội và thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để có cách tiếp cận, giải pháp phù hợp, hiệu quả; tích cực, chủ động nắm bắt cơ hội, tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực, đầu tư đón đầu xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để tạo ra chuỗi giá trị cao nhất.
1. Tuyên truyền, phổ biến và triển khai tổ chức thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc táng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
2. Tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông. Phát triển hạ tầng kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển theo cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà nền tảng là sức mạnh lan tỏa cả số hóa và công nghệ thông tin.
3. Tiếp tục đẩy mạnh quán triệt và tổ chức thực hiện các Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử nhằm cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh theo hướng hiện đại để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển được các công nghệ sản xuất mới; Tập trung thực hiện Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất để khởi sự kinh doanh; khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động đơn lẻ đổi mới phương thức, chuyển đổi loại hình theo mô hình doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đẩy nhanh quá trình cụ thể hóa các chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 10-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xây dựng chính quyền điện tử; chủ động rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; sửa đổi các quy định quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục hành chính.
4. Rà soát lại các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động theo ngành, lĩnh vực đế xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm của từng ngành, lĩnh vực phù hợp với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lân thứ 4. Đẩy mạnh việc xây dựng khu công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh; tập trung xây dựng thí điểm mô hình thành phố thông minh với trọng tâm là chính quyền điện tử hiệu quả trong quản lý, điều hành; phát triển giáo dục thông minh, y tế thông minh, môi trường thông minh...hướng tới tỉnh Bắc Ninh là tỉnh thân thiện đáng sống với nền kinh tế tri thức phát triển bền vững.
Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số; du lịch thông minh; nông nghiệp thông minh như số hóa, tự động hóa các khâu sản xuất, kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng, xử lý môi trường phòng trị bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, đầu tư xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị...; rà soát lựa chọn phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm cạnh tranh chiến lược của tỉnh, bám sát các công nghệ sản xuất mới, tích hợp những công nghệ mới để tập trung đầu tư phát triển.
5. Tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như: có cơ chế tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp với tôn chỉ doanh nghiệp là trung tâm; đổi mới cơ chế đầu tư, tài trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
6. Tiếp tục thực hiện các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề mới nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông; triển khai hệ thống thông tin quản lý toàn ngành giáo dục và đào tạo như triển khai hệ thống quản lý hành chính điện tử, bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng...đáp ứng yêu cầu kết nối, liên thông tích hợp, chia sẻ thông tin đối với các hệ thông thông tin từ tỉnh đến huyện và các trường học.
III. TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương rà soát và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để làm cơ sở cho việc triển khai lập mới quy hoạch phát triển cho thời kỳ 2021-2030 cho phù hợp với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì:
a) Tập trung xây dựng thí điểm mô hình thành phố thông minh, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm để đạt được những mục tiêu cụ thể: đến năm 2018 cơ bản xây dựng thành công chính quyền điện tử, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc triển khai có hiệu quả đề án thành phố thông minh trong các lĩnh vực giáo dục, an ninh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy,...; giai đoạn 2019-2022: tập trung triển khai xây dựng giải pháp thông minh trong các lĩnh vực khác phục vụ người dân, hướng tới năm 2030 xây dựng Bắc Ninh là thành phố an toàn, đáng sống với nền kinh tế tri thức phát triển bền vững trong khu vực.
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ; Quy chế quản lý, sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung tỉnh Bắc Ninh; giải pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững tiêu chí thứ 8 về "Thông tin và Truyền thông” phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2020; quy chế quản lý, sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin dùng chung trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh Bắc Ninh; triển khai Trang thông tin điện tử cấp xã theo Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ; triển khai sử dụng chứng thư số đến 100% các cơ quan trên địa bàn tỉnh và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4...
c) Nghiên cứu, đề xuất các điều kiện cần thiết để tiếp nhận và phát triển các dự án thí điểm công nghiệp 4.0 của Chính phủ; các nội dung trong việc triển khai xây dựng khu công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
d) Chỉ đạo các cơ quan thông tin báo chí, truyền thông định hướng dư luận, giúp cho các tổ chức và người dân, có nhận thức đúng về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị kết nối các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới áp dụng vào sản xuất kinh doanh tạo ra các sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh cao, góp phần nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình khoa học và công nghệ về toán học, vật lý, khoa học cơ bản, các chương trình đôi mới công nghệ, phát triển công nghệ cao, sản phẩm quốc gia, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp...
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì thực hiện đẩy mạnh phát triển, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; gắn kế hoạch chuyển giao, ứng dụng công nghệ với kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới; triển khai xây dựng đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030; tích cực thực hiện điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt; tập trung phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái; khai thác có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tích cực chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới phấn đấu đưa tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu mỗi huyện có ít nhất 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu.
b) Thực hiện có hiệu quả mô hình “liên kết bốn nhà”, khuyến khích hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân để xây dựng thị trường ổn định cho sản phẩm nông nghiệp.
c) Tăng cường tham mưu hoàn thiện các văn bản pháp luật nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như các chính sách về đất đai, tạo thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất...; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nông sản; hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch...
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tiếp tục đẩy mạnh chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục nhằm tạo ra nguồn lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông. Nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, tăng cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo. Thực hiện tốt việc hướng nghiệp cho học sinh theo xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chủ trì thực hiện đổi mới đào tạo, dạy nghề trong hệ thống các trường đào tạo nghề theo hướng phát triển nguồn nhân lực; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tham mưu UBND tỉnh quy định về ưu tiên đào tạo nghề, đào tạo trình độ cao đẳng đối với một số ngành nghề đặc thù. Đổi mới công tác giáo dục trong hệ thống các trường đào tạo nghề theo hướng phát triển nguồn nhân lực cao, có kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu, làm chủ và khai thác vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ của Cách mạng công nghiệp thứ 4.
Chủ trì tập trung thực hiện mục tiêu “y tế thông minh” bằng việc tiếp tục đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin có sự quy hoạch thống nhất toàn ngành y tế để quản lý quy trình khám chữa bệnh được tốt hơn, tự động hóa những khâu như xét nghiệm, phân phối dược phẩm...; tiếp tục thực hiện nhân rộng mô hình thí điểm lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân gắn với bảo hiểm y tế toàn dân và chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế tài chính để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp với tôn chỉ doanh nghiệp là trung tâm; đổi mới cơ chế đầu tư, tài trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các chính sách tài chính để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, kết nối cộng đồng các nhà khoa học. Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 26/5/2016 về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.
Thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng công nghệ cao, sản xuất phần mềm... để khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức đẩy mạnh ứng dụng công nghệ.
9. Các Sở Công thương, Giao thông - Vận tải, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài Nguyên và Môi trường: Xây dựng kế hoạch và nhiệm vụ trọng tâm của ngành để tổ chức triển khai phù hợp với xu thế phát triển của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cụ thể:
+ Sở Công Thương: Tiếp tục thực hiện ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp công nghệ số, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch; phát triển ngành thương mại tỉnh theo hướng khuyến khích các loại hình kinh doanh hiện đại và tập trung phát triển thương mại điện tử bằng việc khuyến khích các ngân hàng kết nối vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, lắp đặt thiết bị và xây dựng mạng thanh toán thẻ; sử dụng các phần mềm ứng dụng cũng như phát triển các giao dịch điện tử B2B, B2C.
+ Sở Giao thông vận tải: Tập trung hoàn thiện đề án “ Xây dựng hệ thống giao thông thông minh tỉnh Bắc Ninh”.
+ Sở Xây dựng: Triển khai lập đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng đô thị thông minh: số hóa các đồ án quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị, quản lý công trình hạ tầng đô thị, ...với mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị Bắc Ninh trở thành thành phố văn hóa, sinh thái, hướng tới kinh tế tri thức, đô thị thông minh.
+ Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch: Tập trung xây dựng và triển khai các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền và quảng bá du lịch, di sản văn hóa; chương trình nâng cao chất lượng thông tin điểm đến du lịch; chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong kinh doanh trực tuyến như có phần mềm đặt tour du lịch trực tuyến, tư vấn trực tuyến...
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, tích hợp quản lý trên môi trường điện tử; ứng dụng khoa học công nghệ để quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, định giá đất, phát triển quỹ đất; tập trung xây dựng, vận hành các trạm quan trắc online; số hóa dữ liệu, xây dựng hệ thống quản lý môi trường thông minh, giám sát tự động các hoạt động tập kết, vận chuyển, xử lý rác thải, chất thải trên địa bàn toàn tỉnh.
10. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội:
a) Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 gắn với cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện các chỉ số PCI, PAPI, chỉ số năng lực cạnh tranh áp dụng cho Sở, ngành (DCI) và nhiệm vụ của tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp; tổng hợp và theo dõi Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2020.
b) Phát triển khu đào tạo và ứng dụng công nghệ theo định hướng tại Quyết định số 388/QĐ-UBND ngày 01/07/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án đánh giá khả năng và đề xuất giải pháp thu hút đầu tư vào khu đào tạo và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Bắc Ninh.
c) Tiếp tục thực hiện chương trình nghiên cứu, phát triển đô thị hướng tới mục tiêu xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.