ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 363/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 30 tháng 11 năm 2021 |
ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 10/9/2021 về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam; Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch đẩy mạnh triển khai các hoạt động văn hóa đối ngoại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
1. Mục tiêu chung
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác văn hóa đối ngoại của địa phương nhằm giao lưu, nâng cao sự hiểu biết, phát triển tình hữu nghị hợp tác Việt Nam và các nước thông qua các hoạt động đối ngoại, góp phần phát triển văn hóa Huế, con người Huế đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Thúc đẩy sự phát triển toàn diện của văn hóa - xã hội của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hình động số 69-CTr/TU ngày 03/2/2020 của Tỉnh ủy vệ việc thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 24/5/2021 của Hội nghị lần thức 3 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI và Chương trình hành động số 312/CTr-UBND ngày 11/10/2021 của UBND tỉnh về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tăng cường công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế lĩnh vực văn hóa: di sản, điện ảnh, lễ hội - Festival, thể dục thể thao, biểu diễn nghệ thuật, thư viện, bản quyền... Tăng cường công tác giao lưu văn hóa hữu nghị các dân tộc dọc biên giới Việt Nam - Lào, tham gia phối hợp tổ chức các Liên hoan, giao lưu văn hóa với các nước có chung biên giới với Việt Nam do các tỉnh tổ chức. Tiếp nhận các đoàn ngoại giao văn hóa; đồng thời, cử các đoàn công tác đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài.
- Đảm bảo an ninh quốc gia, chuyển đổi số, an toàn thông tin đối ngoại trong giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và quốc tế thông qua các chương trình trao đổi văn hóa, các văn bản ký kết xuất nhập khẩu văn hóa phẩm.
- Tham gia góp ý dự thảo các văn bản liên quan đến hợp tác quốc tế nói chung và ngoại giao văn hóa nói riêng do Trung ương soạn thảo. Đề xuất sửa đổi, bổ sung kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược để phù hợp với điều kiện thực tế nếu có.
1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa nói chung, văn hóa đối ngoại nói riêng trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
2. Tăng cường triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa cụ thể ở các lĩnh vực điện ảnh, biểu diễn nghệ thuật, lễ hội - Festival, bảo hộ bản quyền tác giả, các chương trình trao đổi văn hóa phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thúc đẩy phát triển chuyển đổi số ngành văn hóa, chú trọng ứng dụng khoa học, công nghệ, thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đẩy mạnh triển khai hoạt động văn hóa đối ngoại sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát và đẩy lùi.
3. Xây dựng chủ trương, chính sách xã hội hóa nhằm thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, tạo động lực mới cho sự phát triển bền vững về văn hóa.
4. Tăng cường công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, con người, quảng bá hình ảnh con người Huế, văn hóa Huế ra nước ngoài dưới nhiều hình thức, phương thức thể hiện đa dạng, phong phú thông qua các sự kiện như Ngày/Tuần Văn hóa, Lễ hội Văn hóa - Du lịch Việt Nam, các hoạt động nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, di sản văn hóa, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, các môn thể thao dân tộc, kết hợp chặt chẽ với xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, các hoạt động đối ngoại nhân dân như liên hoan/gặp gỡ hữu nghị nhân dân, phát huy các danh hiệu thế giới, giải thưởng khu vực và quốc tế, tôn vinh danh nhân, anh hùng dân tộc Việt Nam... Tranh thủ các sự kiện khu vực và quốc tế có quy mô, uy tín như Triển lãm thế giới EXPO, Thế vận hội Olympic, liên hoan phim quốc tế, hội chợ du lịch quốc tế, các sự kiện thể thao quốc tế lớn, hội chợ sách quốc tế... để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh văn hóa Huế, xúc tiến điểm đến du lịch. Đẩy mạnh truyền thông, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nền tảng số, mạng xã hội, trao đổi đoàn phóng viên, báo chí, hợp tác với các đoàn làm phim quốc tế.
5. Tiếp nhận việc xây dựng các Trung tâm dạy tiếng nước ngoài trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương và các quy định hiện hành của Việt Nam.
6. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên nghiệp, hiện đại, đổi mới, sáng tạo, luôn lấy lợi ích quốc gia - dân tộc làm mục tiêu cao nhất, am hiểu văn hóa, luật pháp của các nước sở tại, có tác phong, kỹ năng giao tiếp tốt, tư duy năng động, sáng tạo, thích ứng tốt với môi trường làm việc quốc tế vốn mang tính đa văn hóa, đồng thời không ngừng trau dồi, rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh chính trị, nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và có hiểu biết sâu sắc về lịch sử, văn hóa của dân tộc”.
7. Tiếp tục đẩy mạnh công tác văn hóa đối ngoại gắn kết chặt chẽ với cộng đồng Việt kiều Huế ở nước ngoài, góp phần gìn giữ, phát huy tiếng Việt, bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, thu hút nguồn lực chất lượng cao ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển bền vững của tỉnh.
8. Tích cực triển khai các hoạt động văn hóa đối ngoại cấp quốc gia và địa phương tại khu vực biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng thông qua các chương trình giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch, các hoạt động giao lưu, giao thương thường xuyên, góp phần làm tốt công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, tăng cường giao lưu và hiểu biết lẫn nhau của người dân khu vực biên giới.
9. Chủ động hội nhập quốc tế, tận dụng hiệu quả hợp tác đa phương, phát huy hơn nữa vai trò của công tác văn hóa đối ngoại tại các cơ chế, diễn đàn đa phương quan trọng như UNESCO, ASEAN, ASEM, IFACCA, WIPO...
10. Chủ động tiếp thu, giới thiệu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại; đăng cai, tổ chức các sự kiện quốc tế có quy mô, uy tín; phát triển các thương hiệu festival quốc tế, sự kiện văn hóa - nghệ thuật, liên hoan phim quốc tế chất lượng cao mà là địa phương đăng cai tổ chức. Đồng thời, tổ chức tốt các kỳ Festival Huế, Festival nghề truyền thống Huế, và các hội nghị, hội thảo quốc tế nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, di sản, thể dục thể thao... Đẩy lùi hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực do mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa; đấu tranh, phản bác kịp thời những luận điệu sai trái, xuyên tạc trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.
- Ngân sách nhà nước cấp cho các chương trình đối ngoại văn hóa theo kế hoạch hằng năm của các cơ quan, đơn vị đăng ký và để tham gia các hoạt động đối ngoại văn hóa của trung ương mà tỉnh tham gia.
- Thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động trao đổi, giao lưu văn hóa nghệ thuật do tổ chức và cá nhân không phải là cơ quan nhà nước thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Tham mưu UBND tỉnh báo đánh giá tình hình thực hiện hàng năm và sơ kết, tổng kết theo từng giai đoạn; đồng thời, đề xuất các biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác văn hóa đối ngoại văn hóa, sửa đổi Kế hoạch nếu có.
- Là cầu nối hỗ trợ các hoạt động văn hóa đối ngoại của tỉnh ở nước ngoài và gắn kết cộng đồng người Huế ở nước ngoài với các hoạt động đối ngoại văn hóa của địa phương.
- Tham mưu UBND tỉnh công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa đối ngoại.
- Phối hợp triển khai tuyên truyền, quảng bá văn hóa đối ngoại thông qua các kênh thông tin đối ngoại; việc đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến làm việc tại tỉnh, các đoàn phóng viên báo chí, đoàn làm phim quốc tế; việc tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài của lãnh đạo tỉnh.
- Tăng cường công tác quảng bá văn hóa trên các phương tiện truyền thông tại các địa phương nước ngoài mà tỉnh có quan hệ theo phương thức “Ngoại giao văn hóa có qua có lại”.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở triển khai truyền thông quảng bá về văn hóa đối ngoại song hành, hiệu quả với công tác thông tin đối ngoại.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch thông qua các Hội chợ, lễ hội văn hóa quốc tế trong và ngoài nước.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Đề xuất các nội dung tuyên truyền, hợp tác, sản xuất, trao đổi, phổ biến chương trình, sản phẩm truyền thông, quảng bá văn hóa đối ngoại ở trong và ngoài nước.
6. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế
Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để xây dựng nội dung triển khai Kế hoạch phù hợp. Các huyện Nam Đông, A Lưới đẩy mạnh công tác phát triển văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số và giao lưu văn hóa Việt Nam - Lào.
Căn cứ nội dung của Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế triển khai thực hiện. Định kỳ vào ngày 10/11 hàng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện (qua Sở Văn hóa và Thể thao) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.