ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 350/KH-UBND |
Lào Cai, ngày 31 tháng 12 năm 2020 |
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;
Căn cứ Văn bản số 6838/BNN-TCTS ngày 01/10/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ngăn chặn tình trạng sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ và nghề, ngư cụ để khai thác thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 4389/QĐ-UBND ngày 08/12/2020 của UBND tỉnh Lào Cai về việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.
Để nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh hướng đến nghề cá có trách nhiệm và bền vững, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:
Lào Cai có mạng lưới sông, suối, hồ chứa tương đối nhiều, đặc biệt 02 con sông lớn là sông Hồng và sông Chảy có ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của tỉnh. Trên hệ thống sông, suối, hồ chứa nhiều loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như cá chiên, cá lăng, cá bỗng… và có các bãi đẻ tự nhiên nằm trong hệ thống bãi đẻ Quốc gia như Ngòi Nhù, ngòi Bo, ngòi Đum, bãi Soi Cờ (Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Đây là điều kiện thuận lợi cho các loài thủy sản sinh sản, bảo tồn và phát triển phục vụ công tác nghiên cứu, phát triển thủy sản, khai thác thủy sản của người dân sống trên các lưu vực sông, suối, hồ chứa.
Nguồn lợi thủy sản tự nhiên và khu hệ cá phân bố trên các loại thủy vực tự nhiên ở Lào Cai tương đối phong phú. Đến nay, chưa có dự án nghiên cứu điều tra về thành phần các loài giáp xác và các loài nhuyễn thể, nhưng đã có một số đề tài nghiên cứu về khu hệ cá của hệ thống sông Hồng, sông Chảy và các thủy vực tự nhiên. Theo kết quả nghiên cứu có trên 120 loài thuộc 10 bộ trong đó phần lớn thuộc họ cá chép (Cypriniformes), bộ cá vược (Percifomes), bộ cá nheo (Siluniformes). Về tính chất của khu hệ cá đã biết có nhiều nét độc đáo, trong số hơn 120 loài có 07 loài là cá nhập nội vào nuôi và đã phát tán ra sông (thuộc nhóm cá trôi Ấn Độ), 116 loài là cá nguồn gốc địa phương (cá Việt Nam), trong đó 13 loài cá quý hiếm như: cá chiên, cá bỗng, cá lăng, cá chày đất, cá hoa, cá thần, cá rầm xanh, cá Anh vũ, cá chày chàng, chạch chấu, rầm vàng, cá sỉnh, cá mỡ.
Một số loài cá đẻ tự nhiên trên sông thuộc địa phận tỉnh Lào Cai: Khu vực cầu Cốc Lếu (thành phố Lào Cai), Ngòi Bo, Ngòi Nhù (huyện Bảo Thắng) là bãi đẻ tự nhiên của cá chiên; bãi Soi Cờ (huyện Bảo Thắng) là bãi đẻ của cá trắm, cá bỗng; các bờ lau sậy ven sông Hồng là bãi đẻ của cá trôi, cá chép,…
Tuy nhiên, sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh những năm gần đây không cao do nguồn nước bị suy giảm chất lượng, các vùng nước gần khu dân cư và khu công nghiệp bị ô nhiễm; người dân làm nghề khai thác thủy sản chủ yếu là tự phát, nhỏ lẻ không theo quy hoạch, đặc biệt tình trạng sử dụng công cụ kích điện, mìn nổ, nghề lưới kéo mắt nhỏ, khai thác cá trong mùa sinh sản còn phổ biến.
Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được thực hiện thường xuyên các loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao sẽ được bảo vệ, phục hồi, tăng mật độ quần thể của các loài thủy sản trên các lưu vực sông, hồ chứa, từ đó giúp nâng cao thu nhập cho người dân sinh sống bằng nghề khai thác thủy sản. Mặt khác nguồn giống thủy đặc sản (cá chiên, cá lăng, cá bỗng...) sẽ được khai thác hợp lý để phục vụ cho công tác nghiên cứu và sản xuất. Vì vậy, việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực tự nhiên trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng đến cộng đồng dân cư sinh sống trong lưu vực hồ chứa, đặc biệt các hộ dân làm nghề khai thác thủy sản các bãi đẻ, đường di cư sinh sản của các loài thủy sản để họ hiểu và thực hiện hành vi khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đúng quy định của pháp luật.
Khuyến khích, huy động các nguồn lực tham gia vào hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản thông qua các tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống trên địa bàn.
Bảo vệ, bảo tồn đa dạng thủy sinh vật, đặc biệt là các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế, bảo vệ cảnh quan môi trường và hệ sinh thái thủy sinh trên địa bàn tỉnh, trọng tâm các loại hình mặt nước thuộc lưu vực 02 dòng sông Hồng, sông Chảy và các hồ chứa.
Phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản trong các lưu vực sông và hồ chứa. Kết hợp giữa bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế, bảo vệ môi trường tài nguyên thủy sinh vật và lợi ích của các ngành và địa phương trong tỉnh.
Tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các các thủy vực, nâng cao mật độ thủy sản tự nhiên ở các thủy vực, nâng cao mức sống cho người dân sống ven sông, hồ.
Nâng cao ý thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho cộng đồng thông qua các lớp tập huấn, tài liệu tuyên truyền; xây dựng mạng lưới thông tin dữ liệu về bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ các cơ quan nhà nước đến các cơ sở.
Nâng cao thu nhập cho nhân dân trong khu vực sông, hồ thông qua quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn thủy sản tại các sông, hồ này.
Có sự tham gia của các cấp chính quyền, các cơ quan liên quan từ tỉnh đến cơ sở.
Sự tham gia ủng hộ, đóng góp về nhân lực, vật lực của các tổ chức, cá nhân và sự hưởng ứng trách nhiệm của cộng đồng dân cư…
1. Tổ chức Lễ thả cá tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản
1.1. Địa điểm: Dọc lưu vực sông Hồng, sông Chảy và các hồ chứa trên địa bàn các xã, phường, thị trấn thuộc huyện Bảo Yên và thành phố Lào Cai.
2.2. Thời gian, tiến độ thực hiện
Đợt 1: Vào dịp Lễ Vu Lan tháng 7 âm lịch năm 2021.
- Địa điểm: Tại huyện Bảo Yên.
- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Đơn vị phối hợp: Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, UBND huyện Bảo Yên.
- Thành phần tham gia:
+ Cấp tỉnh: Thường trực UBND tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh; Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị trực thuộc; các Sở: Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình; Báo Lào Cai; Đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai.
+ Cấp huyện: Lãnh đạo UBND các huyện, thành phố, thị xã.
+ Cấp xã: Lãnh đạo UBND các xã thuộc huyện Bảo Yên.
+ Đại diện các tổ chức, cá nhân.
Đợt 2: Vào dịp ngày 23 tháng chạp năm 2021
- Địa điểm: Tại phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai.
- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Đơn vị phối hợp: Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, UBND thành phố Lào Cai.
- Thành phần tham gia:
+ Cấp tỉnh: Thường trực UBND tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh; Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị trực thuộc; các Sở: Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình; Báo Lào Cai; Đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai.
+ Cấp huyện: Lãnh đạo UBND các huyện, thành phố, thị xã.
+ Cấp xã: Lãnh đạo UBND các xã, phường thuộc thành phố Lào Cai.
+ Đại diện các tổ chức, cá nhân.
- Nội dung: Tuyên truyền các văn bản quản lý nhà nước trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản (thực hiện thường xuyên); tác hại của việc sử dụng ngư cụ cấm khai thác thủy sản; biện pháp trong đánh bắt, khai thác thủy sản theo quy định; bảo vệ các loài thủy sản quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
- Đối tượng tuyên truyền:
+ Các hộ nuôi trồng, khai thác thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh.
+ Cán bộ phụ trách công tác quản lý về thủy sản của cấp huyện, cấp xã.
- Phương pháp tuyên truyền: Thông qua hình thức tờ rơi.
3. Tổ chức tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật về Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản
- Địa điểm tập huấn: Tại các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai
- Số lượng, thành phần tham gia tập huấn: 90 người/03 lớp (01 lớp/huyện); là cán bộ phụ trách công tác quản lý về thủy sản của cấp huyện, cấp xã và người dân sinh sống trên khu vực lòng hồ thủy điện, dọc lưu vực sông Hồng và sông Chảy.
- Nội dung tập huấn: Các văn bản quy định, hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; giải pháp phát triển sinh kế cho người dân sống trong lưu vực sông hồ.
1. Tổng kinh phí thực hiện: 219.100.000 đồng (Bằng chữ: Hai trăm mười chín triệu một trăm nghìn đồng chẵn).
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn ngân sách tỉnh theo Quyết định 4389/QĐ-UBND ngày 08/12/2020 của UBND tỉnh (trên cơ sở thống nhất với Sở Tài chính dự toán chi tiết trước khi triển khai thực hiện).
(Chi tiết tại phụ biểu kèm theo)
- Chủ trì, phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện thả giống phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch.
- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan.
- Giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cho các địa phương.
- Huy động tối đa nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân tham gia thả cá để bổ sung nguồn lợi thủy sản trên các sông, hồ chứa.
2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai
- Phổ biến chương trình hợp tác đến các đạo tràng, chỉ đạo các cấp Giáo hội chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện có hiệu quả chương trình hợp tác.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động tăng ni, phật tử tham gia thả cá phóng sinh, bảo vệ các loài thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai hoạt động thả cá phóng sinh vào các dịp: Lễ Phật Đản (15/4 âm lịch), Lễ Vu Lan (15/7 âm lịch), 23 tháng chạp, ngày truyền thống ngành thủy sản (1/4 dương lịch).
Cân đối, trong phạm vi dự toán đã giao, thẩm định dự toán chi tiết do Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng, thống nhất dự toán làm căn cứ triển khai thực hiện.
3. Các cơ quan thông tin, truyền thông
Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là qua hệ thống loa truyền thanh xã, phường, thị trấn để cán bộ và nhân dân nhận thức đúng tầm quan trọng của Chương trình; lợi ích của việc thực hiện các biện pháp quản lý nhằm tạo sự thống nhất, hưởng ứng cao của người nuôi trồng và khai thác thủy sản. Đồng thời để các tổ chức, cá nhân xác định rõ trách nhiệm của mình và tự giác thực hiện các quy định của Nhà nước và trách nhiệm trong việc bảo vệ tái tạo nguồn lợi thủy sản.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn trong phạm vi lưu vực sông, hồ lớn bố trí nhân lực tham gia các nội dung Kế hoạch.
- Rà soát, lập danh sách các đối tượng khai thác thủy sản bằng phương tiện hủy diệt để vận động, tuyên truyền, giáo dục, quản lý; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo pháp luật hiện hành.
- Định hướng các thôn, tổ đưa các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vào quy ước, hương ước.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước đối với giống thủy sản, đặc biệt quản lý, khai thác đối với các loài quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và bảo vệ nguồn lợi tại các lưu vực sông, hồ chứa.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2021, yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DỰ TOÁN KINH PHÍ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 350/KH-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT |
NỘI DUNG |
ĐVT |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Ghi chú |
Tổng cộng: I+II+III+IV (Tổ chức thả giống bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2021 tại huyện Bảo Yên, Thành phố Lào Cai) |
|
|
|
219,100 |
|
|
I |
Mua cá giống, cỡ cá ≥ 10 cm |
99,900 |
Luật Thủy sản 2017 |
|||
1 |
Cá chiên: 800 con x 70.000 đồng/con |
Con |
800 |
70 |
56,000 |
|
2 |
Cá trắm cỏ: 4.000 con x 5.000 đồng/con |
Con |
4,000 |
5 |
20,000 |
|
3 |
Cá trắm đen: 800 con x 15.000 đồng/con |
Con |
800 |
15 |
12,000 |
|
4 |
Cá chép: 3.500 con x 3.500 đồng/con |
Con |
3,400 |
4 |
11,900 |
|
II |
Tổ chức lễ phát động: 2 huyện x 1 buổi phát động (1/2 ngày) |
|
|
|
43,500 |
|
* |
Đợt 1: Tại huyện Bảo Yên |
|
|
|
27,500 |
|
1 |
Băng rôn khẩu hiệu: 6 cái x 500.000 đồng/cái |
Cái |
6 |
500 |
3,000 |
Thực tế |
2 |
In Baner lễ phát động treo ngoài trời (gồm cả công treo), kích thước: 4,0m x 6,0m: 01 cái x 3.000.000 đồng/cái |
Cái |
1 |
3,000 |
3,000 |
|
3 |
Thuê tăng âm, loa đài: 2.500.000 đồng/buổi |
Buổi |
1 |
2,500 |
2,500 |
|
4 |
Thuê thuyền, nhân công vận chuyển, thả cá |
Chiếc |
5 |
1,600 |
8,000 |
|
5 |
Nước uống: 100 người x 10.000 đồng/người |
Người |
100 |
10 |
1,000 |
|
6 |
Mũ đội in lễ phát động: 100 cái x 45.000 đồng/cái |
Cái |
100 |
45 |
4,500 |
|
7 |
Chi phí cho cán bộ tỉnh tổ chức, triển khai buổi lễ (bao gồm cả ngày đến trước chuẩn bị): 05 người |
|
|
|
5,500 |
|
- |
Tiền đi lại: 05 người x 2 lượt x 100 km x 2.000 đồng |
Km |
1,000 |
2 |
2,000 |
Nghị quyết 07/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 |
- |
Tiền ngủ: 05 người x 300.000 đồng/người/đêm |
Đêm |
5 |
300 |
1,500 |
|
- |
Phụ cấp lưu trú: 05 người x 200.000 đồng/người/ngày |
Ngày |
10 |
200 |
2,000 |
|
* |
Đợt 2: Tại thành phố Lào Cai |
|
|
|
16,000 |
|
1 |
Băng rôn khẩu hiệu: 6 cái x 500.000 đồng/cái |
Cái |
6 |
500 |
3,000 |
Thực tế |
2 |
In Baner lễ phát động treo ngoài trời (gồm cả công treo), kích thước: 4,0m x 6,0m: 01 cái x 3.000.000 đồng/cái |
Cái |
1 |
3,000 |
3,000 |
|
3 |
Thuê tăng âm, loa đài: 2.500.000 đồng/buổi |
Buổi |
1 |
2,500 |
2,500 |
|
4 |
Thuê nhân công vận chuyển, thả cá |
Người |
10 |
200 |
2,000 |
|
5 |
Nước uống: 100 người x 10.000 đồng/người |
Người |
100 |
10 |
1,000 |
|
6 |
Mũ đội in lễ phát động: 100 cái x 45.000 đồng/cái |
Cái |
100 |
45 |
4,500 |
|
III |
Tập huấn: 03 lớp/03 huyện (Bảo Yên, Bảo Thắng và TP Lào Cai); số lượng người tham gia 90 người; thời gian: 01 ngày/01 lớp |
|
|
|
38,500 |
|
1 |
Tiền ăn cho học viên: 90 người x 80.000 đồng/người |
Người |
90 |
80 |
7,200 |
|
2 |
Tiền nước uống: 90 người x 10.000 đồng/người |
Người |
90 |
10 |
900 |
|
3 |
Hỗ trợ tiền đi lại học viên: 70 người x 2 lượt x 30km x 2.000 đồng/km |
Km |
4,200 |
2 |
8,400 |
|
4 |
Phô tô tài liệu: 90 bộ x 20.000 đồng/bộ |
Bộ |
90 |
20 |
1,800 |
Thực tế |
5 |
Hội trường: 03 lớp x 3.000.000 đồng |
Lớp |
3 |
3,000 |
9,000 |
|
6 |
Khánh tiết: 03 lớp x 700.000 đồng/lớp |
Lớp |
3 |
700 |
2,100 |
|
7 |
Chi phí giảng viên: |
Buổi |
|
|
9,100 |
|
- |
Chi phí đi lại (tập huấn tại huyện Bảo Yên + Bảo Thắng): 02 người x 2 lượt x 125 km/lượt x 2.000 đồng/km |
Km |
500 |
3 |
1,500 |
Nghị quyết 07/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 |
- |
Tiền ngủ tại huyện Bảo Yên, Bảo Thắng: 02 người x 300.000 đồng/đêm x 02 lớp |
Đêm |
4 |
300 |
1,200 |
|
- |
Phụ cấp lưu trú: 02 người x 02 ngày/lớp x 02 lớp |
Ngày |
8 |
200 |
1,600 |
Nghị quyết 07/2017/NQ- HĐND ngày 17/7/2017 |
- |
Bồi dưỡng giảng viên: 02 buổi/lớp x 800.000 đồng/buổi x 03 lớp |
Buổi |
6 |
800 |
4,800 |
Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 |
IV |
Tuyên truyền: In tờ rơi tuyên truyền: 12.000 tờ x 3.000 đồng/tờ |
|
|
|
37,200 |
|
- |
In ấn (bao gồm cả dựng ma két, đọc soát chính tả) |
Tờ |
12,000 |
3 |
36,000 |
|
- |
Biên tập nội dung, duyệt nội dung: |
Người |
4 |
300 |
1,200 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.