ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 349/KH-UBND |
Đắk Nông, ngày 13 tháng 5 năm 2021 |
ĐÁP ỨNG VỚI CÁC TÌNH HUỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2021
Bệnh Covid-19 là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A do vi rút SARS-Cov-2 gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người. Thời gian ủ bệnh từ 2-7 ngày, phổ biến 4-5 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 14 ngày. Người mắc bệnh có thể có triệu chứng lâm sàng đa dạng: Sốt, ho, đau họng, người mệt mỏi, đau người, giảm hoặc mất vị giác và khứu giác, khó thở, có thể có viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp và tử vong, đặc biệt ở những người bệnh có bệnh lý nền, mạn tính, người cao tuổi. Có một tỷ lệ cao người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 không có biểu hiện lâm sàng (khoảng 40-60%) và có thể là nguồn lây trong cộng đồng, gây khó khăn cho việc giám sát và phòng, chống dịch.
Trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên Thế giới và Việt Nam, đặc biệt tại Việt Nam cũng đã ghi nhận các biến thể mới của vi rút SARS-Cov-2 làm tăng khả năng lây nhiễm (tăng 70% lây nhiễm). Với các yếu tố nguy cơ như: Người nhập cảnh bất hợp pháp; người nhập cảnh hợp pháp nhưng quản lý, cách ly không chặt chẽ; vấn đề mầm bệnh trong cộng đồng (các ca bệnh không có triệu chứng), sự giao lưu giữa các vùng, miền sẽ làm tăng nguy dịch bệnh bùng phát nếu không giám sát chặt chẽ và chủ động phòng, chống.
Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch đáp ứng phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2021 cụ thể như sau:
- Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2017;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính Phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế; Thông tư số 36/202015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại; Quyết định số 3455/QĐ-BCĐQG ngày 05/8/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 về việc ban hành “hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch Covid-19”;
- Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
- Quyết định số 42/QĐ-BCĐ ngày 18/2/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Virut Corona về việc ban hành Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (Covid-19);
- Quyết định số 3468/QĐ-BYT ngày 07/8/2020của Bộ Y tế ban hành“Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống Covid-19”;
- Quyết định số 879/QĐ-BYT , ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú phòng chống dịch Covid-19”;
- Quyết định số 878/QĐ-BYT, ngày 21/3/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch Covid-19”;
- Quyết định số 3986/QĐ-BYT , ngày 16/9/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Sổ tay Hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch Covid-19”;
- Quyết định số 1246/QĐ-BYT , ngày 20 tháng 3 năm 2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tập trung tại khách sạn trong phòng, chống dịch Covid-19 do người được cách ly tự nguyện chi trả”;
- Quyết định số 5053/QĐ-BYT ngày 03/12/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính”;
- Quyết định số 322/QĐ-UBND ngày 09/3/2020 và Kế hoạch số 249/KH-UBND ngày 28/4/2020 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.
1. Mục tiêu chung
Ngăn chặn không để dịch bệnh Covid-19 xâm nhập vào địa phương; Phát hiện sớm các ca mắc đầu tiên, khoanh vùng, xử lý kịp thời không để dịch lây lan trong cộng đồng; Hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong trong năm 2021.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận trường hợp bệnh tại tỉnh.
Kiểm soát hiệu quả các trường hợp đi từ nơi khác về địa phương, ngăn chặn không để dịch bệnh xâm nhập vào địa phương.
2.2. Tình huống 2: Xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào tỉnh và lây lan trong cộng đồng.
Phát hiện sớm các ca mắc đầu tiên nhằm khoanh vùng, xử lý kịp thời không để dịch lan rộng, hạn chế mức thấp nhất số mắc và tử vong.
Trong tình huống này sẽ triển khai thực hiện các hoạt động theo 2 cấp độ, cụ thể như sau:
- Cấp độ 1: Có trường hợp bệnh xác định, có sự lây lan và có số ca mắc <20 ca (tương ứng với cấp độ 1, 2, 3 trong Quyết định số 322/QĐ-UBND ngày 09/3/2020 của UBND tỉnh Đắk Nông; Kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 theo từng cấp độ dịch tỉnh Đắk Nông theo Quyết định mật số 249/QĐ-UBND ngày 28/4/2020 của UBND tỉnh Đắk Nông).
- Cấp độ 2: Dịch bệnh có lây nhiễm nhanh trong tỉnh và có số ca mắc > 20 ca (tương ứng với cấp độ 4, 5 trong Quyết định số 322/QĐ-UBND ngày 09/3/2020 của UBND tỉnh Đắk Nông; Kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 theo từng cấp độ dịch tỉnh Đắk Nông theo Quyết định mật số 249/QĐ-UBND ngày 28/4/2020 của UBND tỉnh Đắk Nông).
1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận trường hợp bệnh tại tỉnh
1.1. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành
a) Ban Chỉ đạo chống dịch của tỉnh, các địa phương
- Họp Ban Chỉ đạo định kỳ hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) về phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Xây dựng Kế hoạch, phương án, kịch bản phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
b) Ngành Y tế
- Chỉ đạo các đơn vị tổ chức thường trực 24/24 giờ tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ tại các cơ sở Y tế.
- Hệ dự phòng và hệ điều trị luôn luôn sẵn sàng trong công tác dự phòng, đường dây nóng 24/24 giờ tiếp nhận thông tin, điều trị các trường hợp mắc Covid-19; Sẵn sàng các khu vực cách ly y tế bệnh nhân mắc/nghi mắc Covid-19, phương án tiếp nhận, điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và các Trung tâm Y tế trên địa bàn.
- Tham mưu các nội dung họp Ban Chỉ đạo định kỳ hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) về phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Xây dựng kế hoạch, phương án, kịch bản phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
c) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thành phố phối hợp với chính quyền địa phương chịu trách nhiệm đảm bảo sẵn sàng các khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hậu cần cho người bị cách ly tập trung.
- Cử cán bộ quân y phối hợp với ngành Y tế thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn y tế (theo dõi sức khỏe, vệ sinh môi trường, quản lý rác thải, khử trùng khu vực cách ly).
d) Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
Phối hợp với ngành Y tế thực hiện việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ dịch tại khu vực biên giới và khu vực tại cửa khẩu. Chỉ đạo nghiêm việc kiểm soát người qua lại khu vực các đường mòn, lối mở tại khu vực biên giới và khu vực tại cửa khẩu.
e) Công an tỉnh
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý các tổ chức, cá nhân phát tán thông tin sai về tình hình dịch bệnh, ngăn chặn kịp thời các thông tin phóng đại, thông tin sai, không chính xác về tình hình dịch gây hoang mang trong cộng đồng.
- Thông báo kịp thời cho Sở Y tế danh sách các trường hợp nhập cảnh trái phép, người nước ngoài nhập cảnh tại tỉnh, danh sách các trường hợp kết thúc cách ly tập trung trở về địa phương (nếu có) để chủ động giám sát và phòng chống.
- Chỉ đạo Công an các huyện/thành phố cử lực lượng phối hợp với cơ quan, các đơn vị liên quan đảm bảo công tác an ninh, trật tự tại khu cách ly của huyện/thành phố.
f) Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo, phổ biến thông tin về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch tới học sinh, sinh viên trong tỉnh.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn nghiêm túc thực hiện các nội dung chuyên môn có liên quan tại Quyết định số 3888/QĐ-BYT ngày 08/9/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn phòng, chống Covid-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn đảm bảo tiêu chí trường học an toàn trong phòng, chống Covid-19 theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo.
g) Sở Giao thông vận tải
Chỉ đạo các đơn vị vận tải trên địa bàn nghiêm túc thực hiện các nội dung chuyên môn có liên quan tại Quyết định số 3888/QĐ-BYT ngày 08/9/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn phòng, chống Covid-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới và các nội dung chỉ đạo theo quy định của ngành.
h) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chỉ đạo việc tổ chức vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại các cơ sở y tế, cơ sở cách ly y tế tập trung trên địa bàn, đảm bảo kịp thời theo quy định. Hướng dẫn các cơ sở cách ly y tế tập trung trên địa bàn thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trong phòng, chống dịch Covid-19 đảm bảo đúng quy định.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trong phòng, chống dịch Covid-19.
i) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
- Chỉ đạo các cơ sở lao động trên địa bàn nghiêm túc thực hiện các nội dung chuyên môn có liên quan tại Quyết định số 3888/QĐ-BYT ngày 08/9/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn phòng chống Covid-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới và các nội dung chỉ đạo theo quy định của ngành.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại các khu công nghiệp theo Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về việc ban hành hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động.
- Hướng dẫn các địa phương phổ biến Sổ tay hướng dẫn một số biện pháp phòng chống dịch Covid-19 đối với người khuyết tật tại cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 1773/QĐ-BYT ngày 20/4/2020.
j) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chỉ đạo các đơn vị trong phạm vi quản lý nghiêm túc thực hiện các nội dung chuyên môn có liên quan tại Quyết định số 3888/QĐ-BYT ngày 8/9/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn phòng, chống Covid-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới và các nội dung chỉ đạo theo quy định của ngành và UBND tỉnh.
- Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh lưu trú được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 08/9/2021; Công văn số 1777/UBND-KGVX ngày 14/4/2021 về việc cho phép cách ly tập trung cần đảm bảo yêu cầu và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn tại Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 20/3/2020 và Quyết định số 1462/QĐ-BYT ngày 30/3/2020 của Bộ Y tế khi có xảy ra dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu, chỉ đạo việc thực hiện tổ chức các lễ hội, sự kiện thể thao văn hóa trên địa bàn cho phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn.
k) Sở Công Thương
- Chỉ đạo các đơn vị trong phạm vi quản lý nghiêm túc thực hiện các nội dung chuyên môn có liên quan tại Quyết định 3888/QĐ-BYT ngày 8/9/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn phòng chống Covid-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới và các nội dung chỉ đạo theo quy định của ngành và UBND tỉnh.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại các siêu thị, chợ, nhà hàng… theo Quy định tại Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG ngày 28/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19.
l) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân khẩn trương thực hiện quyết liệt các biện pháp do Chính phủ và các Bộ, ngành đề ra, tiếp tục phát huy cả hệ thống chính trị, trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo việc tổ chức cách ly y tế tại các cơ sở cách ly tập trung, cách ly Y tế tại nhà đối với người trở về từ vùng/ổ dịch và các quốc gia trên thế giới, các trường hợp tiếp xúc gần theo quy định.
- Chỉ đạo đơn vị trên địa bàn nghiêm túc thực hiện các nội dung chuyên môn có liên quan tại Quyết định số 3888/QĐ-BYT ngày 08/9/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn phòng, chống Covid-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới và các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Y tế.
- Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu tại các địa phương trong việc để xảy ra tình trạng buông lỏng cách ly.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, quản lý việc thực hiện các quy định trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với các trường hợp cách ly theo quy định.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan có biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế hoặc hình sự (khi đủ yếu tố) theo quy định.
m) Các Sở, Ban, ngành
- Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động tham mưu các phương án, nội dung phòng, chống theo từng lĩnh vực phụ trách, phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
- Sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khi có tình huống phát sinh.
1.2. Công tác giám sát, phát hiện sớm và sẵn sàng khu cách ly
a) Ngành Y tế
- Tổ chức tập huấn quy trình xét nghiệm, lấy mẫu cho các cán bộ có liên quan. Rà soát, cập nhật các hướng dẫn kỹ thuật về giám sát, dự phòng xử lý ổ dịch theo tình hình dịch.
- Thiết lập, duy trì các Đội đáp ứng, phản ứng nhanh đáp ứng với dịch bệnh theo hướng dẫn tại Quyết định số 5894/QĐ-BYT ngày 19/12/2019 của Bộ Y tế, tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế. Phối hợp chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly tập trung trên địa bàn theo quy định.
- Chủ động phương án trong thần tốc xét nghiệm và thần tốc truy vết các đối tượng tiếp xúc gần để triển khai nhanh các biện pháp khoanh vùng, xử lý dịch.
b) Công an tỉnh
Rà soát, lập danh sách người nước ngoài đang lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (nếu có), đặc biệt người đến từ vùng có dịch. Thông báo danh sách thông tin cá nhân (chỗ ở, thời gian nhập cảnh, doanh nghiệp đang làm việc,...) cho Sở Y tế và UBND các huyện, thành phố để giám sát, phòng, chống dịch bệnh.
c) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Phối hợp với Ngành Y tế trong việc việc kiểm soát xuất nhập cảnh tại khu vực cửa khẩu trên địa bàn.
d) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Chuẩn bị các khu cách ly tập trung của tỉnh theo tiêu chuẩn quy định.
e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
- Nắm rõ số lượng và cung cấp danh sách người lao động trên địa bàn tỉnh ở nước ngoài cho cơ quan y tế để thuận tiện trong công tác kiểm tra, kiểm soát, cách ly theo quy định.
- Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp chủ động khai báo tình hình lao động nước ngoài và các yếu tố liên quan để tổng hợp.
f) Các Sở, Ban, ngành khác trên địa bàn tỉnh
- Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
- Sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khi có tình huống phát sinh.
a) Ngành Y tế
- Chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, vật lực…đảm bảo cho công tác điều trị và cách ly, thực hiện nghiêm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Thiết lập các khu vực cách ly ban đầu để tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ, mạng lưới thu dung điều trị bệnh nhân. Thiết lập khu vực cách ly riêng để khám và điều trị các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh không được để lây nhiễm trong bệnh viện.
b) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan trong việc tổ chức, thiết lập các bệnh viện dã chiến trong điều trị Covid-19 (theo chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người cấp tỉnh).
Giao Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan
- Kịp thời cung cấp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức phù hợp như: Phát thanh, truyền hình, tờ rơi, áp phích, mạng xã hội,… về tình hình dịch bệnh trên thế giới, Việt Nam và nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào tỉnh; Hướng dẫn người dân thực hiện biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh để người dân hạn chế đi đến vùng có dịch, không hoang mang lo lắng và phối hợp thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh. Thông tin cho người dân biết số điện thoại đường dây nóng của từng cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh để người dân biết và khi có dấu hiệu nghi ngờ đến cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời.
- Xây dựng các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch tại các cửa khẩu, cơ sở điều trị và cộng đồng.
- Truyền tải các thông điệp, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh tới các đoàn du lịch, người lao động không tới các vùng có dịch; Cung cấp các tài liệu truyền thông tại các cửa khẩu hướng dẫn những hành khách tự theo dõi tình trạng sức khỏe và chủ động liên hệ với các đơn vị y tế khi cần.
- Theo dõi và quản lý chặt chẽ các tin đồn về tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý, cung cấp thông tin kịp thời, phù hợp nhằm ngăn chặn và xử lý các cá nhân đưa tin sai sự thật.
- Sở Y tế rà soát, chuẩn bị trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc điều trị, thuốc kháng vi rút, vật tư sẵn sàng phục vụ công tác giám sát, xử lý ổ dịch, thu dung, cấp cứu, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân, xây dựng kế hoạch bổ sung và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh rà soát, chuẩn bị trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc điều trị, thuốc kháng vi rút, vật tư sẵn sàng tại các khu cách ly tập trung của tỉnh, xây dựng kế hoạch bổ sung và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, chuẩn bị trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc điều trị, thuốc kháng vi rút, vật tư sẵn sàng tại các khu cách ly tập trung của huyện, thành phố, xây dựng kế hoạch bổ sung và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tình huống 2: Xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào tỉnh và lây lan trong cộng đồng
Tùy theo từng cấp độ của dịch bệnh Covid-19 sẽ triển khai các biện pháp phòng, chống phù hợp, cụ thể như sau:
2.1. Cấp độ 1: Có trường hợp bệnh xác định, có sự lây lan và có số ca mắc <20 ca bệnh
2.1.1. Các biện pháp cần chỉ đạo triển khai thực hiện
Khi ghi nhận ca bệnh xác định khẩn cấp triển khai các hoạt động phòng chống theo thứ tự sau:
a) Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người tỉnh Đắk Nông họp khẩn cấp để triển khai các biện pháp cấp bách xử lý dịch bệnh tại huyện, thành phố có ghi nhận ca bệnh; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo và triển khai thực hiện.
b) Ra quyết định phong tỏa, khoanh vùng, cách ly huyện ghi nhận ca bệnh. Tùy theo diễn biến tình hình dịch có thể lựa chọn quy mô vùng cách ly như sau: Cụm dân cư; Khu phố, dãy phố; Thôn, tổ, đội, ấp; Xã, phường, thị trấn.
c) Ra quyết định thành lập Bộ phận chỉ huy để điều hành, phong tỏa địa phương và triển khai các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch bệnh lây lan và tiến hành các biện pháp khử trùng, tiêu độc dập dịch.
d) Thực hiện các hoạt động y tế trong vùng cách ly, thực hiện các nhiệm vụ theo Quyết định số 3986/QĐ-BYT ngày 16/9/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch Covid-19; Thiết lập hệ thống giám sát phát hiện chủ động bệnh dịch tại cộng đồng; tổ chức cách ly y tế; tổ chức các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng cách ly; bảo đảm công tác kiểm soát phòng, chống lây nhiễm tại cơ sở điều trị; hoạt động truyền thông phòng, chống dịch trong vùng cách ly.
e) Nhanh chóng kiểm tra, xác minh toàn bộ số công dân cư trú, lưu trú trên địa bàn; khảo sát, lên sơ đồ, xác định các tuyến đường ra, vào khu vực ghi nhận ca bệnh; lập hàng rào, thành lập các chốt kiểm soát, thực hiện khoanh vùng, phong tỏa, cách ly đối với tất cả các công dân khu vực ca bệnh và quản lý chặt chẽ các lực lượng thực hiện nhiệm vụ; giám sát dịch tễ, khử khuẩn người và các phương tiện giao thông trước khi ra, vào khu vực phong tỏa.
f) Chỉ đạo tiến hành điều tra hành trình đi lại, giao tiếp của người đã nhiễm bệnh, xác định những người tiếp xúc gần (F1, F2, F3) để phân loại, cách ly.
g) Báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 chuẩn bị triển khai thành lập bệnh viện dã chiến, bảo đảm đầy đủ trang thiết bị, vật tư y tế bảo đảm điều trị các ca nhiễm bệnh tại địa phương, làm tốt công tác vệ sinh môi trường, thu gom chất thải, tránh để dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng.
h) Tiến hành tiêu độc, khử trùng toàn bộ các khu dân cư và các khu vực lân cận xét thấy cần thiết.
i) Tổ chức tốt công tác truyền thông để nhân dân nhận thức đúng về tình hình dịch bệnh, tránh tâm lý hoang mang, lo sợ, chấp hành nghiêm lệnh phong tỏa và có tinh thần trách nhiệm trong phòng, chống dịch.
j) Bảo đảm nguồn cung hàng hóa, nhu yếu phẩm phục đời sống sinh hoạt cho người dân và các đơn vị, lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại khu vực phong tỏa, cách ly; có phương án điều tiết, ổn định thị trường; kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm về chất lượng hàng hóa và gian lận thương mại.
k) Chỉ đạo các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, tiếp tục sản xuất kinh doanh trong thời gian địa phương bị phong tỏa, cách ly.
2.1.2. Các nhiệm vụ thực hiện cụ thể
2.1.2.1. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành
a) Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người các cấp
- Họp Ban Chỉ đạo định kỳ hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
- Huy động toàn thể hệ thống chính trị, các Ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ...phối hợp với chính quyền địa phương các cấp quyết liệt tham gia phòng, chống dịch bệnh. Tập trung sử dụng, huy động mọi nguồn lực có thể để phòng, chống dịch bệnh.
- Khẩn trương rà soát, bổ sung Kế hoạch, xây dựng các phương án, kịch bản, kế hoạch chi tiết thực hiện từng lĩnh vực, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, bám sát tình hình để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch theo từng lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
- Chỉ đạo chính quyền cơ sở đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để phát hiện sớm nhất các nguồn lây, đề nghị mọi người dân khai báo y tế và thực hiện giám sát chặt chẽ các trường hợp có nguy cơ.
- Xây dựng, triển khai các phương án, giải pháp phòng, chống dịch phù hợp với đặc thù của địa phương, tập trung và ưu tiên đối với các khu vực, địa bàn nhiều nguy cơ như dân di biến động, chợ dân sinh, bệnh viện, đầu mối giao thông….
- Chỉ đạo rà soát, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho việc dự phòng, cách ly, điều trị; chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc men y tế, trang bị phòng hộ cho nhân viên y tế và cán bộ làm nhiệm vụ chống dịch, đảm bảo đủ kinh phí, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ.
- Thiết lập hệ thống chỉ đạo điều hành theo dõi diễn biến phòng, chống dịch và điều trị bệnh, sẵn sàng mọi điều kiện cho mọi tình huống, bảo đảm ứng phó ngay lập tức.
- Huy động các Ban, ngành, đoàn thể tham gia vào các hoạt động chống dịch. Xây dựng phương án huy động nhân lực, vật lực sẵn sàng đảm bảo việc cách ly, điều trị người bệnh trong trường hợp dịch lây lan quy mô lớn.
b) Sở Y tế
- Tổ chức thường trực 24/24 giờ tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ tại các cơ Sở Y tế. Chỉ đạo kiên quyết thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch theo nguyên tắc: Ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm, phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh; điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ, khoanh vùng dịch dịch; điều trị kịp thời, hiệu quả.
- Chỉ đạo phân luồng, phân tuyến khám chữa bệnh, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; có phương án chăm sóc tốt hơn, bảo vệ tốt nhất, an toàn cho lực lượng bác sỹ, cán bộ y tế.
- Tham mưu cho UBND tỉnh các thủ tục liên quan đến việc công bố dịch, công bố hết dịch theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng chính phủ.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan thần tốc xét nghiệm, thần tốc truy vết các trường hợp tiếp xúc gần để cách ly thần tốc, điều trị kịp thời.
- Tham mưu Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh trong việc huy động các lực lượng sinh viên chuyên ngành Y tại các cơ sở đào tạo tại tỉnh hoặc khu vực lân cận để huy động, hỗ trợ nhân lực trong lấy mẫu, điều tra truy vết.
- Thường xuyên báo cáo tình hình cho Lãnh đạo UBND tỉnh, Bộ Y tế, Viện VSDT Tây Nguyên để tăng cường lực lượng, phương tiện đảm bảo tốt phòng, chống dịch bệnh ở các cấp độ.
- Tham mưu xây dựng phương án tổ chức cách ly, xét nghiệm, điều trị đối với công dân trong vùng dịch.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh để triển khai bệnh viện dã chiến, thực hiện nghiêm việc giám sát, kiểm soát dịch bệnh tại các khu vực cách ly.
c) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Tham mưu với Ban Chỉ đạo, UBND cấp tỉnh xây dựng phương án phong tỏa, cách ly một địa phương, khu vực phòng, chống Covid-19.
- Chủ trì báo cáo, đề xuất phương án đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu V chi viện lực lượng quân y, phương tiện, vật tư Y tế tại Bệnh viện dã chiến; Triển khai lực lượng phòng hóa và phương tiện chuyên dụng để tiến hành phun hóa chất khử trùng, diệt khuẩn tại các khu vực tập trung đông dân cư, khu vực bệnh viện dã chiến, các khu vực cách ly.
- Chỉ đạo các lực lượng phối hợp với Công an tiến hành phong tỏa, cách ly và đảm bảo an ninh trật tự khu vực có dịch.
- Chỉ đạo, cử lực lượng tiến hành phun thuốc khử trùng, diệt khuẩn tại khu vực dân cư, khu vực cách ly ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
- Bố trí các phương tiện vận chuyển các trường hợp đi cách ly tập trung theo quy định.
d) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chỉ đạo việc kiểm soát xuất nhập cảnh tại khu vực cửa khẩu trên địa bàn.
đ) Công an tỉnh
- Chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ chức phong tỏa, đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực có dịch và kế hoạch điều hành cho Ban Chỉ huy để điều hành, phong tỏa dịch tại địa phương.
- Chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương nhanh chóng lập hàng rào chắn, hình thành chốt kiểm soát, phong tỏa, phân công nhiệm vụ cụ thể tại chốt kiểm soát, thực hiện khoanh vùng cách ly khu vực có dịch để quản lý hành chính; Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn quy trình giám sát dịch tễ, khử khuẩn các phương tiện giao thông trước khi gia vào khu vực có dịch.
- Chỉ đạo việc xác minh, rà soát quản lý chặt chẽ hoạt động cư trú, tạm trú cho các công dân tại huyện có dịch; phối hợp với UBND các địa phương kiểm soát và thực hiện các biện pháp y tế đối với những người dân đã rời khỏi khu vực có dịch kể từ ngày có ca nghi ngờ.
- Chỉ đạo chặt chẽ việc xuất nhập cảnh, hỗ trợ giải quyết các thủ tục nhập cảnh cho các nhà ngoại giao, chuyên gia quốc tế hỗ trợ phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo bảo đảm an ninh, trật tự xã hội trong quản lý thu dung, cách ly y tế, giám sát các trường hợp đi về từ vùng dịch, các quốc gia, vùng lãnh thổ.
- Chỉ đạo công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, các hành vi lừa đảo, trục lợi liên quan đến phòng, chống dịch bệnh.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý nghiêm, kể cả xử lý hình sự các trường hợp đưa tin không đúng sự thật, không khai báo y tế, khai báo y tế không trung thực; trốn tránh, chống đối, không chấp hành biện pháp cách ly y tế; găm hàng, tăng giá, gây bất ổn thị trường theo đúng quy định của pháp luật.
e) Sở Thông tin và Truyền thông
- Thực hiện công tác nắm tình hình dư luận, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người dân nắm rõ tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống của chính quyền, đề cao trách nhiệm bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội trong việc tự phòng, tránh dịch bệnh.
- Phối hợp với Sở Y tế, Ủy ban nhân dân huyện có dịch tuyên truyền để người dân không quá hoang mang, lo lắng, mất bình tĩnh, nhưng không được chủ quan, lơ là, phải nghiêm túc thực hiện khai báo y tế và tham gia tích cực khám, sàng lọc; khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, có các triệu chứng cúm phải đến ngay các cơ sở y tế theo quy định để cách ly, theo dõi và thực hiện xét nghiệm.
- Chủ động nắm bắt, định hướng thông tin dư luận đảm bảo chính xác, kịp thời, toàn diện, hiệu quả; đấu tranh mạnh mẽ, bác bỏ các thông tin sai lệch làm ảnh hưởng tới sự ổn định, an ninh trật tự, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, nhất là trên Internet, mạng xã hội; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về an ninh thông tin và an ninh mạng.
- Chỉ đạo huyện, thành phố có dịch tổ chức hệ thống loa phát thanh tại các điểm chốt, khu dân cư để tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, chỉ đạo về nội dung tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch trên hệ thống truyền hình của địa phương theo tình hình hàng ngày của địa phương để nhân dân nắm bắt và cộng tác thực hiện.
- Chỉ đạo, phối hợp các doanh nghiệp viễn thông đảm bảo thông tin liên lạc trên địa bàn huyện có dịch và toàn tỉnh.
- Sẵn sàng chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ khi có tình huống phát sinh.
f) Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo phổ biến thông tin về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch tới học sinh, sinh viên trong tỉnh.
- Chỉ đạo cho học sinh nghỉ học hoặc học trực tuyến theo yêu cầu và đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền để phòng tránh khả năng lây lan của dịch bệnh.
g) Sở Công Thương
- Phối hợp với UBND huyện, thành phố có dịch
+ Thống kê chi tiết nhu cầu nhu yếu phẩm, ký hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hoá cung ứng hàng hoá tận nơi vùng dịch. Không để thiếu trong bất kỳ tình huống nào. Đáp ứng cho nhu cầu kể cả trường hợp kéo dài 14 ngày hoặc hơn nữa tại khu vực bị cách ly;
+ Thống nhất phương án vận chuyển, tập kết, phân phối hàng hoá, thực phẩm cho nhân dân khu vực cách ly đảm bảo khoảng cách, vệ sinh dịch tễ, khử khuẩn người, phương tiện vận chuyển khi ra, vào địa phương;
+ Theo dõi sát sao diễn biến cung - cầu hàng hóa khu vực cách ly, lên phương án điều phối, kịp thời hỗ trợ, đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trong vùng cách ly.
- Phối hợp với UBND huyện, thành phố thiết lập hệ thống các điểm bán hàng bình ổn giá hoặc thành lập Đội bán hàng lưu động cho các thôn, bon, buôn, bản, tổ dân phố vùng dịch; Có phương án cung ứng hàng hoá bổ sung cho các khu vực lân cận.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tìm nguồn cung ứng khẩu trang phục vụ phòng, chống dịch.
- Phối hợp với Cục Quản lý thị trường, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về chất lượng hàng hóa và gian lận thương mại.
- Phối hợp với ngành Điện lực, các Công ty cấp phát nước sạch đảm bảo nguồn điện, nước phục vụ nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
- Sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khi có tình huống phát sinh.
h) Sở Giao thông Vận tải
- Xây dựng phương án bảo đảm giao thông vận tải, triển khai thực hiện tốt các khuyến cáo phòng, chống dịch cho các hành khách trên các phương tiện vận tải trong nội bộ huyện có dịch hoặc phạm khi khác theo yêu cầu thực tế.
- Huy động phương tiện chở hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ nhân dân theo đề nghị của huyện, thành phố có dịch.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh sẵn sàng bảo đảm lực lượng, phương tiện tham gia tiếp nhận, vận chuyển công dân theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
- Phối hợp với Công an tỉnh kiểm soát, phân luồng giao thông các phương tiện ra, vào, đi qua huyện có dịch, khu vực có dịch.
- Triển khai các biện pháp quản lý chặt chẽ hành trình của các phương tiện giao thông công cộng, taxi,... trên địa bàn.
- Sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khi có tình huống phát sinh.
i) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Tham mưu, chỉ đạo việc thực hiện tổ chức các lễ hội, sự kiện thể thao văn hóa trên địa bàn cho phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn.
- Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh lưu trú đã được phê duyệt sẵn sàng các điều kiện để đưa vào cách ly tập trung có thu phí theo quy định.
j) Điện lực Đắk Nông, các công ty cung cấp nước sạch, các doanh nghiệp viễn thông
Đảm bảo an ninh điện, nước, thông tin liên lạc không để xảy ra các tình trạng mất điện, nước, thông tin liên lạc tại huyện, thành phố có dịch, các địa phương và các khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh.
k) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội
- Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia phòng, chống dịch với phương châm “người dân là trung tâm, hộ gia đình làm nòng cốt”.
- Vận động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong triển khai phòng, chống dịch của tỉnh.
l) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chỉ đạo việc tổ chức vận chuyển, xử lý các chất thải phát sinh tại khu vực cách ly theo quy định. Hướng dẫn UBND huyện, thành phố có dịch thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trong phòng, chống dịch Covid-19 đảm bảo đúng quy định.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý, xử lý chất thải trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
m) Các Sở, Ban, ngành khác trên địa bàn tỉnh
- Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động tham mưu các phương án, nội dung phòng, chống theo từng lĩnh vực phụ trách, phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
- Sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khi có tình huống phát sinh.
n) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có ca bệnh
Thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn, trong đó tập trung chỉ đạo, điều hành một số nội dung:
- Chỉ đạo cấp ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của xã/phường/thị trấn chấp hành nghiêm và nhanh chóng phối hợp phong tỏa toàn bộ khu vực có dịch (theo quy mô phù hợp). Tiếp tục phát huy hiệu quả phương châm “04 tại chỗ”, triển khai kiên quyết đồng bộ các giải pháp trong phòng, chống dịch Covid-19 ở các cấp độ, các địa bàn xã, thôn, xóm, cụm dân cư.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch trên địa bàn; khai báo y tế để lập hồ sơ quản lý, theo dõi sức khỏe cho người dân một cách có hệ thống; thường xuyên nắm chắc tình hình tạm trú, tạm vắng của người dân trên địa bàn huyện, đặc biệt là các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ đến từ/đi qua vùng dịch và tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19 để kiểm soát nghiêm ngặt.
- Chủ động ứng phó với các tình huống phòng, chống dịch, hạn chế thấp nhất số người mắc, không để dịch lây lan ra cộng đồng; hạn chế số người tử vong; bố trí khu vực cách ly, điều trị cho bệnh nhân.
- Chủ động phối hợp với ngành Y tế và các sở ngành, các địa phương bạn trong việc triển khai các hoạt động, bảo đảm cung cấp đủ phương tiện, vật tư, thuốc, trang thiết bị, kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo, triển khai công tác quản lý, giám sát chặt chẽ đối với các trường hợp thực hiện cách ly tại nhà, tại nơi làm việc.
- Chỉ đạo cơ sở (xã, phường, thị trấn, thôn, bon, buôn, bản, tổ dân phố,...), cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện tốt việc cách ly theo quy định; tổ chức giám sát chặt chẽ mọi công dân ra vào, tiến hành nghiêm việc khai báo lưu trú, chỉ đạo xử lý kiên quyết các trường hợp không chấp hành hoặc có hành vi chống đối lệnh phong tỏa và các quy định về phòng, chống dịch bệnh. Trường hợp đặc biệt khi ra khỏi địa bàn phải tiến hành khai báo, xét nghiệm y tế và được sự cho phép của cơ quan chức năng (có giấy ra vào địa bàn) đồng thời tiến hành giám sát chặt chẽ.
- Rà soát toàn bộ vật chất, phương tiện trên địa bàn có khả năng đáp ứng, sẵn sàng trưng dụng phục vụ bảo đảm cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo lựa chọn địa điểm thiết lập các điểm bán hàng bình ổn giá; bố trí nhân lực phối hợp, hỗ trợ đơn vị cung ứng vận chuyển hàng hóa và các biện pháp đảm bảo vệ sinh dịch tễ trong khu vực bị phong tỏa, cách ly có phương án tổ chức làm việc, cung ứng nhu yếu phẩm cho các gia đình gặp khó khăn về đi lại (nếu có).
- Chỉ đạo các giải pháp đồng bộ bảo đảm vừa phong tỏa, cách ly, vừa tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm phát triển kinh tế, an sinh xã hội và phòng, chống dịch bệnh.
o) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố giáp ranh huyện, thành phố có dịch
- Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch trên địa bàn; chú ý khai báo y tế để lập hồ sơ quản lý, theo dõi sức khỏe cho người dân một cách có hệ thống; thường xuyên nắm chắc tình hình tạm trú, tạm vắng của người dân trên địa bàn huyện.
- Phối hợp huyện có dịch tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát tại các chốt và các tuyến đường. Kiên quyết không cho bất kỳ trường hợp người dân nào của khu vực bị phong tỏa, cách ly được phép sang địa bàn và ngược lại.
- Chủ động xây dựng phương án đáp ứng công tác phòng, chống dịch khi xảy ra tình huống phong tỏa, cách ly một đơn vị hành chính hoặc toàn huyện, thành phố.
- Sẵn sàng phối hợp thực hiện nhiệm vụ khác khi có tình huống phát sinh.
2.1.2.2. Công tác giám sát, phát hiện sớm
a) Sở Y tế
- Phối hợp Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố tập trung, dồn lực xử lý triệt để các ổ dịch được phát hiện; khẩn trương truy vết, áp dụng ngay các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp có nguy cơ, tiếp xúc với người bệnh, người qua lại ổ dịch theo đúng quy định.
- Tiếp tục thực hiện việc kiểm dịch, duy trì việc giám sát tại cửa khẩu qua kiểm tra thân nhiệt và quan sát thể trạng, phát hiện sớm các trường hợp nhập cảnh nghi ngờ mắc bệnh, tổ chức cách ly tại cơ sở y tế, lấy mẫu xét nghiệm xác định nhiễm SAR-CoV-2.
- Tăng cường giám sát các chùm ca bệnh viêm đường hô hấp cấp có yếu tố dịch tễ liên quan tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng.
- Tăng cường giám sát dựa vào sự kiện, giám sát viêm đường hô hấp cấp tính nặng do vi rút, kịp thời xác minh, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý sớm các ổ dịch trong cộng đồng.
- Triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới. Thực hiện việc giám sát trường hợp bệnh, điều tra và theo dõi chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc.
- Rà soát, cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch, cách ly y tế để kịp thời điều chỉnh phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.
- Triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin phân tích dữ liệu (dữ liệu dịch tễ, dữ liệu viễn thông, thông tin liên lạc,…) của các trường hợp mắc và nghi ngờ mắc Covid-19 để khoanh vùng, giám sát dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, góp phần tăng hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh.
b) Công an tỉnh
Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức rà soát từng nhà, từng hộ dân, quản lý từng tổ dân, khu phố, lập danh sách người nước ngoài và công dân Việt Nam từ nước ngoài nhập cảnh về nước để các địa phương, đơn vị tiến hành các biện pháp giám sát tổ chức cách ly và theo dõi sức khỏe theo quy định.
c) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế; thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của khách đến tham quan, lưu trú tại cơ sở để kịp thời phát hiện và báo cáo cơ quan chuyên môn có liên quan trong trường hợp nghi ngờ khách có nguy cơ nhiễm bệnh.
d) Sở Giao thông Vận tải
Chủ trì thực hiện khai báo y tế điện tử bắt buộc đối với hành khách trên các chuyến xe khách trở về tình và ngược lại bằng hình thức khai báo y tế điện tử hoặc hồ sơ điện tử đầy đủ, khai báo trên thiết bị (điện thoại thông minh, máy tính bảng) thông qua ứng dụng NCOVI tải từ Google Play hoặc App Store.
e) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội
Phối hợp với các Ban, ngành Sở Y tế và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thực hiện khai báo sức khỏe toàn dân, giám sát các đối tượng nguy cơ, tổ chức cách ly và theo dõi sức khỏe toàn nhà.
f) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch trên địa bàn; khai báo y tế để lập hồ sơ quản lý, theo dõi sức khỏe cho người dân một cách có hệ thống; thường xuyên nắm chắc tình hình tạm trú, tạm vắng của người dân trên địa bàn huyện, đặc biệt là các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ đến từ/đi qua vùng dịch và tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19 để kiểm soát nghiêm ngặt.
- Triển khai công tác quản lý, giám sát chặt chẽ đối với các trường hợp thực hiện cách ly tại nhà, tại nơi làm việc.
2.1.2.3. Công tác truyền thông
a) Sở Y tế
- Thường xuyên cập nhật thông tin, cung cấp thông tin cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, lưu trữ thông tin dịch bệnh để điều hành toàn bộ các hoạt động truyền thông, bao gồm:
+ Sản xuất bản tin dịch Covid-19 hàng ngày. Cung cấp thông tin liên tục cho các cơ quan báo chí về tình hình dịch Covid-19 và các biện pháp phòng, chống.
+ Khuyến cáo không tập trung đông người, không di chuyển, đi lại khi không cần thiết.
+ Khuyến cáo cho người dân cách chăm sóc và theo dõi các trường hoặc bệnh nhẹ tại cộng đồng theo hướng dẫn của ngành Y tế.
+ Tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông, phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các nhà mạng điện thoại di động, mạng xã hội để triển khai công tác truyền thông và tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng dân cư.
+ Tương tác thường xuyên với người dân qua mạng xã hội, giao lưu trực tuyến, các ứng dụng truyền thông, App Sức khỏe Việt Nam, app NCOVI khai báo y tế tự nguyện, để kịp thời truyền tải các thông điệp phòng, chống dịch bệnh.
+ Phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông trực tiếp cho người dân tại cộng đồng.
b) Sở Thông tin và Truyền thông,UBND các huyện, thành phố
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền báo chí trong tỉnh, trong nước, thông tin với các tổ chức quốc tế để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, xã hội, giao lưu quốc tế, du lịch, không gây hoang mang trong nhân dân.
- Sử dụng các biện pháp, giải pháp truyền thông đặc thù với vùng miền, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, còn hạn chế về thông tin và các phương pháp thông tin hiện đại.
- Tổ chức truyền thông trực tiếp, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh tại các cửa khẩu, cơ sở điều trị và cộng đồng. Tuyên truyền trực tiếp hướng dẫn người dân tại vùng ổ dịch về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Khuyến cáo người tiếp xúc cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày và hàng ngày đo nhiệt độ cơ thể. Nếu có biểu hiện mắc bệnh (sốt, ho, khó thở) phải liên hệ các số điện thoại đường dây nóng để được tư vấn và đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
- Triển khai đường dây nóng do huyện, thành phố thiết lập để tiếp nhận, cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.
c) Công an tỉnh
Theo dõi và xử lý các tổ chức, cá nhân phát tán thông tin sai về tình hình dịch bệnh, ngăn chặn kịp thời các thông tin phóng đại, không chính xác về tình hình dịch gây hoang mang trong cộng đồng.
2.1.2.4. Cách ly, khoanh vùng, xử lý dịch
Sau khi ghi nhận ca bệnh dương tính cần khẩn cấp triển khai các biện pháp khoanh vùng xử lý dịch với các nhiệm vụ trọng tâm sau:
a) UBND các huyện, thành phố có nhiệm vụ chỉ đạo công tác truyền thông trước khi thực hiện cách ly như sau
- Tổ chức họp cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương với Ban Chỉ đạo cấp trên để quán triệt, triển khai nhiệm vụ.
- Quán triệt chủ trương, tuyên truyền, phổ biến, vận động toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân tạo sự đồng thuận, an tâm và ủng hộ việc thiết lập vùng cách ly y tế. Phổ biến nội quy khu cách ly và triển khai ký cam kết cách ly y tế qua hệ thống công nghệ thông tin, truyền thanh, truyền hình địa phương (thu hình ảnh và truyền hình).
- Thực hiện truyền thông bằng nhiều hình thức: Pano, khẩu hiệu, áp phích, hệ thống loa phường phát thanh trong các khu dân cư, truyền hình lưu động…tập trung vào các nội dung:
+ Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết của việc lập vùng cách ly y tế; việc ký cam kết thực hiện cách ly, nội quy khu cách ly.
+ Quán triệt về vai trò, trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của mỗi người, mỗi gia đình trong việc thực hiện cách ly. Phổ biến, hướng dẫn cho nhân dân những việc cần làm, không được làm trong khu vực cách ly.
+ Thông tin kịp thời diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và các nội dung chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp trên, thông tin chính xác, minh bạch về tình hình dịch để nhân dân yên tâm, không hoang mang.
* Căn cứ địa giới hành chính để xác định các điểm chốt kiểm soát đường bộ, đề nghị thành lập các điểm chốt kiểm soát bao gồm cả thành phần nhân lực tham gia chốt kiểm soát.Thành phần, nhiệm vụ của chốt kiểm soát: Mỗi chốt kiểm soát gồm 03 ca, mỗi ca gồm tối thiểu 04 thành phần có nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa người ra, người vào vùng cách ly. Người ra vào vùng cách ly phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương. Cụ thể:
+ Công an: Trưởng chốt, phụ trách chung, kiểm soát người, phương tiện, hàng hóa ra, vào khu cách ly.
+ Quân đội: Kiểm soát, ghi chép, lập danh sách theo dõi 100% người, phương tiện, hàng hóa ra vào khu cách ly.
+ Y tế: Kiểm tra sức khỏe, đo nhiệt độ cho người ra vào khu cách ly; hướng dẫn pha hóa chất phun tiêu độc, khử trùng các phương tiện ra vào; hướng dẫn việc khử khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh, hướng dẫn sử dụng khẩu trang và thu gom khẩu trang đã qua sử dụng vào nơi quy định tại chốt kiểm soát (theo đúng quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn).
+ Thanh niên hoặc dân quân tự vệ: Thực hiện phun tiêu độc, khử trùng tất cả các phương tiện, hàng hóa có khả năng lây truyền dịch bệnh ra, vào khu cách ly.
* Đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự trong vùng cách ly
Chính quyền và các cơ quan chức năng của huyện, phường (xã, thị trấn) triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự cho người dân trong vùng cách ly.
- Kiểm tra, đảm bảo công tác phòng, chống cháy nổ trong vùng cách ly.
- Dừng toàn diện, kịp thời các hoạt động, sự kiện tập trung đông người như vui chơi, giải trí, lễ hội, sự kiện ăn uống đông người... trong vùng cách ly.
- Tạm dừng việc dạy và học của giáo viên, học sinh khu vực bị cách ly.
- Tổ chức tuần tra, bảo vệ thường xuyên khu vực cách ly 24/24h.
* Đảm bảo an sinh xã hội trong vùng cách ly
Chính quyền chủ trì chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện phối hợp với các ngành liên quan triển khai thực hiện việc đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về an sinh xã hội cho người dân trong vùng cách ly cụ thể là:
+ Thực hiện việc cung cấp các vật tư y tế, trang phục bảo hộ chống lây nhiễm, khẩu trang... cho các lực lượng làm nhiệm vụ phong tỏa, cách ly, phòng, chống dịch.
+ Thành lập các tổ thu gom phân loại rác thải (02 người/tổ) có nhiệm vụ hàng ngày thu gom, phân loại và vận chuyển rác thải trong khu vực có dịch đến nơi tập trung, chờ xử lý. Triển khai hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải y tế hàng ngày.
+ Thành lập tổ hỗ trợ hậu cần từ người tình nguyện hoặc nhân lực từ các thôn, tổ dân phố mỗi tổ tối thiểu 03 người có nhiệm vụ hỗ trợ hậu cần (cung cấp đồ ăn, nước uống và các vật dụng cần thiết, tối thiểu) cho các lực lượng tham gia thường trực, làm nhiệm vụ trong khu vực cách ly (số lượng tổ hỗ trợ hậu cần có thể thay đổi theo số chốt, trạm kiểm soát ra/vào vùng cách ly).
- Thiết lập các điểm bán hàng bình ổn giá trong khu vực cách ly để cung ứng lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm, đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất của nhân dân trong thời gian thực hiện phong tỏa, cách ly (phụ thuộc vào thực tế khu vực cách ly).
Các Sở, ngành đơn vị có liên quan
* Sở Công Thương
- Đảm bảo cân đối cung ứng hàng hóa phục vụ người dân, trong đó có mặt hàng khẩu trang và tiêu thụ các sản phẩm nông sản, sản phẩm gia dụng.
- Duy trì cung cấp điện, xăng dầu, bình ổn giá chống tích trữ găm hàng trục lợi.
- Rà soát khó khăn hỗ trợ cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất.
- Đảm bảo duy trì xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng và các cơ quan liên quan rà soát, báo cáo về thực trạng, nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào, đề xuất các giải pháp để đa dạng hóa, bảo đảm đủ nguồn cung cho hoạt động sản xuất trong nước; dự báo nhu cầu của thị trường trên địa bàn tỉnh; có biện pháp đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh và phương án tổ chức sản xuất, phân phối, lưu thông, cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; củng cố thị trường nội địa, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động bán lẻ.
- Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo, hàng giả, hàng nhái trên thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu trong phòng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay khô, vật tư y tế.
* Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương tập trung xử lý, giải quyết các vướng mắc về lao động; có biện pháp đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và các giải pháp để động viên tinh thần của người lao động; có phương án hỗ trợ đào tạo lao động phù hợp và hỗ trợ người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
- Xây dựng các giải pháp quản lý lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam theo từng địa phương, nhất là lao động đến từ vùng dịch hoặc di chuyển qua vùng dịch; có phương án hỗ trợ doanh nghiệp tìm nguồn lao động thay thế trong trường hợp thiếu hụt lao động, chuyên gia nước ngoài.
c) Thực hiện các hoạt động y tế trong vùng cách ly
- Nội dung 1: Thành lập các tổ phòng chống “Covid cộng đồng”
Ủy ban nhân dân cấp xã/phường, thị trấn ra quyết định thành lập tổ “Giám sát và tuyên truyền phòng, chống Covid-19 tại cộng đồng” gọi tắt là “tổ Covid cộng đồng” ở vùng cách ly.
+ Thành phần: Mỗi tổ Covid-19 cộng đồng gồm 2-3 người là cán bộ trưởng/phó tổ, thôn, khu phố, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, tình nguyện viên tại khu dân cư. Tùy theo điều kiện thực tế, mỗi tổ phụ trách từ 40-50 hộ gia đình và có phân công danh sách hộ gia đình cụ thể cho từng tổ.
+ Nhiệm vụ của Tổ Covid-19 cộng đồng:Hàng ngày đi từng ngõ, gõ từng nhà để thực hiện:
++ Tuyên truyền, vận động, nhắc nhở nhân dân các biện pháp phòng chống dịch tại từng hộ gia đình: mọi người ở tại nhà, không đi ra ngoài; đeo khẩu trang; rửa tay bằng xà phòng; giữ khoảng cách; không tiếp xúc với người bên ngoài; tự theo dõi sức khỏe, tự đo thân nhiệt hàng ngày và chủ động khai báo y tế khi trong gia đình có người nghi ngờ, mắc bệnh...
++ Hỏi, giám sát, phát hiện và báo cáo ngay bằng điện thoại cho chính quyền địa phương và y tế tuyến xã những trường hợp nghi mắc Covid-19 phát hiện được tại các hộ gia đình như: sốt; ho; đau họng; cảm cúm; ốm mệt; viêm đường hô hấp... để tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm kịp thời.
++ Phát hiện, báo cáo các cấp có thẩm quyền những trường hợp không tự giác khai báo y tế; không chấp hành thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định; người từ vùng dịch trở về chưa khai báo y tế.
++ Trợ giúp chính quyền và cơ quan y tế truy vết F1, F2 khi có ca bệnh liên quan ở địa bàn phụ trách.
++ Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với khả năng do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp xã, phường, thị trấn phân công.
++ Đảm bảo an toàn cho tổ Covid cộng đồng: Các thành viên tổ Covid cộng đồng khi làm nhiệm vụ phải luôn đeo khẩu trang; Sử dụng nước sát trùng tay; tấm che mặt (nếu có). Trong quá trình làm nhiệm vụ, tổ Covid cộng đồng không vào bên trong nhà dân, chỉ cần gõ cửa, đứng ngoài nhà yêu cầu người dân đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu trên 2 mét khi giao tiếp với người trong hộ gia đình để đảm bảo an toàn phòng tránh lây nhiễm.
- Nội dung 2: Tổ chức cách ly y tế
Trong vùng cách ly cần thực hiện các biện pháp cách ly y tế nghiêm ngặt, cụ thể như sau:
+ Hoạt động 1: Tổ chức cách ly hộ gia đình
++ Thực hiện cách ly tại từng hộ gia đình trong cộng đồng với nguyên tắc: nhà cách ly với nhà; không ai đến nhà ai; không cho ai vào nhà mình; nhà nào ở yên nhà ấy, hạn chế tối đa ra khỏi nhà, không gặp gỡ ai ở bên ngoài. Các gia đình chỉ cử người ra ngoài mua các nhu yếu phẩm khi cần thiết.
++ Để đảm bảo tốt việc cách ly hộ gia đình, chính quyền sở tại nên phát “Thẻ cho phép ra ngoài phục vụ hộ gia đình” đến từng hộ dân để mua nhu yếu phẩm cần thiết theo ngày chẵn và ngày lẻ để hạn chế tối đa việc tụ tập đông người cùng một lúc, tại một địa điểm. Thẻ này được phép ra khỏi nhà nhưng chỉ ở bên trong phạm vi vùng cách ly y tế.
++ Tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát trong vùng cách ly. Lực lượng này nên gồm công an, dân quân, cán bộ chính quyền và các lực lượng tình nguyện khác để đảm bảo việc tuân thủ cách ly tại cộng đồng; xử phạt theo quy định của pháp luật nếu vi phạm các biện pháp phòng chống dịch hoặc đi ra ngoài nhà không có lý do hoặc không có thẻ.
+ Hoạt động 2: Tổ chức cách ly ca bệnh và những người tiếp xúc (theo kết quả điều tra, xác minh sàng lọc sẽ có hình thức cách ly phù hợp theo chỉ định).
+ Hoạt động 3: Xử lý môi trường, khử trùng khu vực ổ dịch.
a) Đối với hộ gia đình bệnh nhân Covid-19
- Cán bộ y tế trực tiếp xử lý môi trường, khử trùng tại nhà bệnh nhân: lau nền nhà, tay nắm cửa, bàn ghế và bề mặt các đồ vật khác trong nhà bằng dung dịch khử trùng chứa 0,05% clo hoạt tính.
- Phun khử trùng dung dịch khử trùng chứa 0,1% clo hoạt tính các khu vực khác như khu bếp, nhà vệ sinh, sân, xung quanh nhà ...
- Tốt nhất nên đóng cổng/cửa nhà bệnh nhân không cho người ngoài ra vào nhà trong khi bệnh nhân và thành viên gia đình bệnh nhân đang được cách ly tại cơ sở y tế.
b) Đối với hộ gia đình liền kề xung quanh:
- Các hộ liền kề xung quanh phải được khử trùng: lau nền nhà, tay nắm cửa, bàn ghế và bề mặt các đồ vật khác trong nhà bằng dung dịch khử trùng chứa 0,05% clo hoạt tính.
- Phun khử trùng dung dịch khử trùng chứa 0,1% clo hoạt tính các khu vực khác như khu bếp, nhà vệ sinh, sân, xung quanh nhà ...
c) Đối với hộ gia đình ca bệnh nghi ngờ: Xử lý như đối với ca bệnh xác định.
d) Đối với các khu vực khác:
- Trụ sở ủy ban xã, trường học, trạm y tế, chợ... Phun khử trùng dung dịch khử trùng chứa 0,1% clo hoạt tính.
- Tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, tiến hành phun khử trùng dung dịch khử trùng chứa 0,1% clo hoạt tính những nơi có nguy cơ ô nhiễm...
2.1.2.5. Tổ chức các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng cách ly
Giao ngành Y tế: Trong thời gian cách ly, người dân trong vùng cách ly không ra khỏi vùng cách ly, do vậy ngành Y tế phải bảo đảm công tác y tế thiết yếu, bao gồm: cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường, bệnh mạn tính, các dịch vụ y tế, tiêm chủng cho một số nhóm đối tượng đặc biệt, chăm sóc giảm nhẹ...Để bảo đảm cho công tác này, cần triển khai các hoạt động sau:
a) Thiết lập tại Trạm Y tế cấp xã ở vùng cách ly một phòng khám bệnh đa khoa tạm thời trong đó phải phân làm 2 khu riêng biệt để tránh lây nhiễm, gồm: khu tiếp nhận, khám và cách ly tạm thời các bệnh nhân nghi mắc bệnh Covid-19 và khu tiếp nhận, khám, cấp cứu các bệnh nhân thông thường khác. Nếu có điều kiện có thể thiết lập trong vùng cách ly phòng khám và cách ly tạm thời các bệnh nhân nghi mắc bệnh Covid-19 tại một địa điểm riêng biệt với Trạm Y tế cấp xã (phòng khám Covid-19). Có thể trưng dụng nhà văn hóa hoặc trường học để làm phòng khám Covid-19 với biển bảng rõ ràng.
b) Huy động nhân lực từ bệnh viện tỉnh, Trung tâm Y tế cấp huyện về Trạm y tế cấp xã để thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh, sơ cấp cứu thường trực 24/24 giờ, gồm bác sĩ đa khoa, truyền nhiễm, sản khoa, chuyên khoa nội, nhi, điều dưỡng.
c) Huy động và bổ sung trang thiết bị, phương tiện cần thiết:
- Xe cứu thương: ít nhất có 2 xe cứu thương thường trực tại Trạm y tế cấp xã. Một xe chuyên để đưa bệnh nhân nghi ngờ mắc Covid-19 lên các cơ sở điều trị theo phân tuyến; xe còn lại để phục vụ chuyên chở các bệnh nhân thông thường khác.
- Máy chụp X-quang di động (có thể huy động xe chụp X-quang lưu động), máy siêu âm, monitor theo dõi người bệnh, xét nghiệm nhanh đường máu; bổ sung thêm máy đo huyết áp, nhiệt kế điện tử và các phương tiện, dụng cụ thăm khám người bệnh bảo đảm sử dụng riêng cho người bệnh nghi nhiễm và người bệnh không thuộc diện nghi nhiễm.
d) Bổ sung thuốc bảo đảm tối thiểu theo danh mục và số lượng thuốc đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh các bệnh thường gặp, bệnh mạn tính ngay tại Trạm Y tế cấp xã, sử dụng Danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017 của Bộ Y tế. Trung tâm y tế cấp huyện chịu trách nhiệm cung ứng đủ thuốc cho Trạm y tế cấp xã và mở cổng thanh toán bảo hiểm y tế ngay tại Trạm y tế cấp xã.
đ) Tổ chức triển khai công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh vượt khả năng điều trị của Trạm Y tế cấp xã lên cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên nhưng vẫn bảo đảm công tác cách ly y tế đối với người dân trong vùng được cách ly.
Tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên cần bố trí một khu vực điều trị cách ly riêng để cấp cứu, hồi sức, điều trị, đỡ đẻ, phẫu thuật, thận nhân tạo... cho những bệnh nhân từ vùng cách ly chuyển lên. Trong trường hợp không thể bố trí buồng phẫu thuật tại đây, phải bố trí buồng phẫu thuật riêng cho người bệnh của vùng cách ly ở Khoa phẫu thuật của cơ sở khám chữa bệnh. Khoa thận nhân tạo cũng nên có buồng riêng cho người chạy thận là người dân của vùng cách ly. Người bệnh vượt quá khả năng điều trị tại Trạm Y tế cấp xã được vận chuyển về khu vực điều trị cách ly của cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên bằng xe ô tô cứu thương cả chiều đi và chiều về. Thống nhất quy trình chuyển người bệnh lên cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên điều trị và các đầu mối thông tin liên lạc, bảo đảm sự phối hợp đồng bộ.
e) Bảo đảm một số dịch vụ y tế thiết yếu khác:
Chuyển việc cấp Methadone, thuốc ARV từ tuyến huyện về phục vụ ngay tại Trạm y tế cấp xã.
Liên hệ với các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên để cung ứng kịp thời các thuốc đặc thù đối với người bệnh của vùng cách ly đang được quản lý, điều trị các bệnh mạn tính không lây nhiễm và các bệnh mạn tính khác, chăm sóc giảm nhẹ tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên.
Trung tâm Y tế cấp huyện phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cung ứng dịch vụ tiêm chủng đối với một số dịch vụ tiêm chủng không thể trì hoãn như: Tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, phòng bệnh dại. Tạm hoãn việc tiêm chủng thường xuyên trong tháng tại vùng cách ly cho đến khi hết thời gian cách ly để tránh ảnh hưởng của các phản ứng sau tiêm chủng tới công tác giám sát và phòng chống dịch tại vùng cách ly.
2.1.2.6. Bảo đảm công tác kiểm soát phòng chống lây nhiễm tại cơ sở điều trị
Sở Y tế triển khai thực hiện nghiêm túc công tác kiểm soát phòng chống lây nhiễm tại cơ sở điều trị với một số nội dung sau:
a) Mục tiêu: Không để lây nhiễm cho nhân viên y tế, không lây nhiễm sang người bệnh khác và không lây ra cộng đồng.Công tác phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm tại Trạm Y tế, cơ sở cách ly điều trị người bệnh là vô cùng quan trọng đối với từng cơ sở (trạm y tế, bệnh viện, đơn vị thu dung điều trị người bệnh).
b) Nhiệm vụ:
- Rà soát, đánh giá lại toàn bộ các điều kiện cần thiết cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại Trạm Y tế cấp xã, cơ sở thu dung điều trị người bệnh và người nghi nhiễm, cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên nơi thu dung điều trị người bệnh.
- Sau khi rà soát, lập danh mục các trang bị, phương tiện cần thiết cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, Sở Y tế bổ sung ngay các phương tiện còn thiếu, đồng thời huy động sự hỗ trợ từ các bệnh viện trung ương và các đơn vị khác nếu cần.
- Tổ chức tập huấn chi tiết về kiểm soát lây nhiễm cho nhân viên y tế của các đơn vị Trạm Y tế cấp xã, cơ sở thu dung điều trị người bệnh và người nghi nhiễm, cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên nơi thu dung điều trị người bệnh.
- Mỗi đơn vị cử 01 cán bộ có năng lực, có trách nhiệm cao làm giám sát viên chuyên về kiểm soát nhiễm khuẩn được tập huấn về công tác giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn dưới sự chỉ đạo của chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn.
2.1.2.7. Hoạt động truyền thông phòng chống dịch trong vùng cách ly
- Truyền thông vận động nhân dân về vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân trong công tác phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt trong việc đồng thuận thực hiện cách ly tại vùng dịch.
- Cập nhật tình hình dịch bệnh tại địa phương, đảm bảo bám sát diễn biến của dịch bệnh truyền thông cho người dân địa phương trong các xã, thôn, xóm để ổn định tình hình của bà con trên địa bàn.
- Phổ biến kiến thức, phát tờ rơi, cung cấp tài liệu hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 và hướng dẫn các hộ gia đình về cách phòng, chống dịch bệnh.
- Phối hợp quản lý các tin đồn, thông tin thiếu chính xác về tình hình dịch bệnh tại địa phương, ngăn chặn kịp thời các thông tin sai lệch.
- Nêu gương một số cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, cũng như cách ly tại địa phương.
2.1.2.8. Đảm bảo hậu cần cho vùng cách ly
a) Hoạt động 1:Đảm bảo hậu cần chuyên môn kỹ thuật
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp đảm bảo đầy đủ số lượng, chủng loại các loại trang thiết bị, phương tiện phòng hộ cá nhân cho các lực lượng chống dịch và cung cấp đến tận nơi sử dụng, cụ thể như sau:
- Đảm bảo đầy đủ các trang bị phòng chống lây nhiễm: khẩu trang, trang phục phòng hộ, dung dịch sát khuẩn các loại, ủng, găng tay, kính che giọt bắn các loại, mặt nạ, dung dịch sát khuẩn xúc họng....
- Đảm bảo cung ứng đầy đủ số lượng, chủng loại các loại trang thiết bị, máy móc, vật tư, hóa chất, nhiên liệu, xe cứu thương, phương tiện sửa chữa... phục vụ cho công tác chống dịch.
b) Hoạt động 2: Đảm bảo phương tiện vận chuyển
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp đảm bảo đầy đủ phương tiện vận chuyển con người, vận chuyển trang thiết bị máy móc, vật tư, hóa chất...
c) Hoạt động 3: Đảm bảo hậu cần cho các lực lượng chống dịch
Ban Chỉ đạo các cấp đảm bảo hậu cần cho các lực lượng làm nhiệm vụ chống dịch bao gồm cả lực lượng trực tiếp và gián tiếp. Nội dung đảm bảo bao gồm: nơi ở, các bữa ăn, phương tiện sinh hoạt ăn ở, sinh hoạt hàng ngày (máy giặt, máy sấy quần áo; quạt điện vào mùa hè, bình nóng lạnh vào mùa đông…)
Căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 các cấp tổ chức công tác hậu cần tập trung hoặc giao cho các lực lượng thành viên Ban chỉ đạo tự tổ chức nhưng phải cung cấp đầy đủ, kịp thời kinh phí và kiểm tra, giám sát đảm bảo hậu cần tốt nhất cho công tác chống dịch.
2.1.2.9. Kiểm tra, giám sát
Thành lập Đội liên ngành các cấp với thành viên gồm cán bộ chính quyền, các Ban, ngành, đoàn thể hàng ngày đi kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tuyên truyền công tác phòng chống dịch trong vùng cách ly.
2.2.3. Công tác thu dung điều trị
Giao Sở Y tế thực hiện và đảm bảo thực hiện tốt các nội dung:
- Tổ chức phân loại người bệnh ngay từ khi người bệnh đến đăng ký khám bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; phân luồng và bố trí buồng khám riêng đối với người bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt, …); đặc biệt lưu ý khi có yếu tố dịch tễ của người bệnh sống hoặc đến từ các khu vực có xuất hiện ca bệnh, ổ dịch trong vòng 14 ngày.
- Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh phải có phương án vận chuyển người bệnh khi có chỉ định chuyển tuyến điều trị. Thực hiện chuyển tuyến theo phân tuyến điều trị khi người bệnh có diễn biến nặng vượt quá năng lực kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh.
- Các Trung tâm Y tế huyện bao gồm: Krông Nô, Tuy Đức, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong, Đắk R’lấp, Cư Jut có trách nhiệm bố trí khu vực cách ly tối thiểu 10 giường bệnh để tiếp nhận người bệnh nghi ngờ mắc Covid-19; điều trị và quản lý, theo dõi, cách ly triệt để tại chỗ khi có nghi ngờ mắc Covid-19; có phương án di chuyển bệnh nhân đến khu vực điều trị của tỉnh.
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Có trách nhiệm phối hợp Bệnh xá Công an tỉnh bố trí khu vực cách ly tối thiểu 20 giường bệnh để tiếp nhận người bệnh nghi ngờ và mắc Covid-19 nhẹ và vừa, khi cần thiết có thể mở rộng 50 giường bệnh.
- Tất cả các bệnh viện và Trung tâm Y tế thực hiện nghiêm việc xử lý và điều trị theo đúng Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị Covid-19 của Bộ Y tế.
- Thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trước khi vận chuyển mẫu bệnh phẩm về Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên để xét nghiệm xác định, đảm bảo theo đúng hướng dẫn giám sát và phòng chống Covid-19 của Bộ Y tế.
- Luôn chủ động, sẵn sàng chuẩn bị phương án, nguồn lực để mở rộng khả năng thu dung người bệnh, kịp thời ứng phó khi dịch bệnh lan rộng và bùng phát.
- Thành lập và duy trì tốt hệ thống Tele-Medicine để hội chẩn và giao ban trực tuyến, trao đổi chuyên môn giữa các bệnh viện trong mạng lưới.
2.2.4. Công tác hậu cần
a) Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kịp thời kinh phí chống dịch theo quy định.
b) Sở Y tế
Tổng hợp nhu cầu kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện phòng hộ… từ các đơn vị trực thuộc, các huyện, thành phố trình cấp thẩm quyền để phê duyệt đáp ứng kịp thời cho công tác phòng, chống dịch.
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Bố trí bổ sung thêm kinh phí của địa phương cho các đơn vị chống dịch các tuyến ở địa phương.
- Thực hiện chính sách cho các cán bộ thực hiện công tác điều tra, xác minh ổ dịch, thường trực phòng chống dịch và cán bộ thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
2.3. Cấp độ 2: Dịch bệnh có sự lây nhiễm nhanh trong tỉnh và có số mắc > 20 ca
Triển khai các hoạt động phòng, chống dịch như Cấp độ 1, đồng thời bổ sung các nội dung sau:
2.3.1. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành
a) Thường trực Ban chỉ đạo các cấp từ tỉnh đến cơ sở
- Tổ chức họp Ban Chỉ đạo 1 ngày 1 lần; thường trực chống dịch 24/24 giờ chỉ đạo, huy động nguồn lực, triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
- Tiếp tục rà soát, đánh giá khả năng đáp ứng của địa phương để chủ động hỗ trợ các địa phương, đơn vị khi cần thiết. Huy động, vận động toàn lực lượng xã hội tham gia các hoạt động đáp ứng dịch bệnh.
- Triển khai đảm bảo các dịch vụ thiết yếu xã hội: kiểm soát trật tự, an ninh trong nước, đảm bảo kinh phí, giao thông vận tải, điện, điện thoại, internet, xăng dầu, năng lượng, lương thực, thực phẩm, nước sạch, vệ sinh môi trường, đặc biệt khi có tình trạng khẩn cấp; bố trí cán bộ trực luân phiên, có nguồn cán bộ dự phòng, thay thế khi có nhiều cán bộ phải nghỉ việc vì mắc bệnh.
b) Sở Y tế
Tiếp nhận chuyên gia đầu ngành hỗ trợ tỉnh trong điều tra dịch, các đội cơ động chống dịch của quốc gia hỗ trợ tỉnh đáp ứng dịch bệnh.
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nơi có dịch
- Tổ chức họp hàng ngày chỉ đạo, huy động nguồn lực, triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
- Chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan triển khai các biện pháp chống dịch và đảm bảo duy trì liên tục các dịch vụ thiết yếu cho xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn.
* Khi ban bố tình trạng khẩn cấp(Khi dịch lây lan nhanh trong diện rộng đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước):
Ngoài việc triển khai các hoạt động trên, cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp theo quy định của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp và các hướng dẫn hiện hành.
- Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh về tình trạng khẩn cấp.
- Ban chỉ đạo tỉnh, các ban, ngành, Ban chỉ đạo các cấp: Chuyển hoạt động chỉ đạo, điều hành sang chế độ hoạt động trong tình trạng khẩn cấp.
- Sở Y tế: Tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người tỉnh Đắk Nông ban bố tình trạng khẩn cấp theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp ngày 23/3/2000 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Công an tỉnh: Tăng cường kiểm soát trật tự, an ninh trong nước, tránh tình trạng hỗn loạn, cướp bóc khi đại dịch xảy ra.
- Sở Giao thông Vận tải: Duy trì phân tuyến hoạt động của các phương tiện vận tải hàng hóa đảm bảo việc vận tải được thông suốt.
2.3.2. Công tác giám sát, phát hiện sớm
a) Sở Y tế
- Giám sát chặt chẽ, liên tục diễn biến tình hình dịch bệnh để cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho việc áp dụng các biện pháp ứng phó. Thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm khẳng định tối thiểu 05 trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính tại từng ổ dịch mới để xét nghiệm xác định ổ dịch.
- Thống kê, tìm kiếm và giám sát các trường hợp bệnh và trường hợp mắc mới, phân loại để ưu tiên xử lý cho từng nhóm người bệnh.
- Tổ chức điều tra, theo dõi chặt chẽ người tiếp xúc để áp dụng các biện pháp phù hợp cho từng nhóm đối tượng.
- Triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới, cách ly những trường hợp mắc bệnh và nghi ngờ tại các ổ dịch.
- Đánh giá nguy cơ hàng ngày để triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp và hiệu quả.
- Duy trì việc giám sát tại cửa khẩu để giảm nguy cơ các trường hợp mắc bệnh nhập cảnh hoặc xuất cảnh. Tiếp tục áp dụng tờ khai y tế khi nhập cảnh tại cửa khẩu.
b) Công an tỉnh
Thực hiện quyết liệt công tác kiểm soát việc xuất, nhập cảnh, quản lý người nước ngoài, hạn chế dịch bệnh lây lan vào trong nước; thường trực bảo vệ an ninh trật tự các khu vực cách ly tập trung.
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nơi có dịch
Chỉ đạo cách ly y tế 100% các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại các cơ sở y tế. Cách ly người tiếp xúc gần với các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở cách ly tập trung; Quyết liệt xử lý triệt để các ổ dịch tại các địa phương.
* Khi ban bố tình trạng khẩn cấp
Ngoài việc triển khai các hoạt động trên, cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp.
Sở Y tế: Phối hợp Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các Sở, ngành huy động các lực lượng tham gia các hoạt động giám sát các trường hợp mắc bệnh.
2.3.3. Cách ly, khoanh vùng, xử lý dịch
a) Sở Y tế
- Tiếp tục tổ chức cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; phối hợp tổ chức cách ly tại cơ sở cách ly tập trung, tại nhà, nơi lưu trú, khu công nghiệp, cơ quan, xí nghiệp, tại khách sạn.
- Xử lý triệt để các ổ dịch:
+ Tiếp tục tổ chức cách ly nghiêm ngặt và điều trị tại cơ sở y tế, các bệnh viện dã chiến. Tiếp tục tổ chức cách ly và thực hiện theo dõi, quản lý sức khỏe hàng ngày đối với người tiếp xúc.
+ Khử khuẩn khu vực ổ dịch bằng dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% hoặc 0,1% Clo hoạt tính.
b) Công an tỉnh
Tiếp tục đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự trong vùng cách ly. Chính quyền và các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự cho người dân trong vùng cách ly.
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nơi có dịch
Tiếp tục thực hiện khoanh vùng, phong tỏa khu vực ổ dịch, cách ly y tế toàn bộ vùng dịch, dập dịch triệt để ổ dịch.
* Khi có tình trạng khẩn cấp xảy ra
Tổ chức triển khai áp dụng các biện pháp chống dịch khẩn cấp tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp:
- Sở Y tế phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố liên quan:
+ Tổng tẩy uế, diệt khuẩn, khử độc ổ dịch.
+ Tổ chức cách ly và điều trị triệt để cho người bị nhiễm dịch bệnh, tiến hành theo dõi chặt chẽ sau điều trị đề phòng dịch bệnh tái phát.
+ Tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm có mang tác nhân gây bệnh.
+ Tổ chức xử lý y tế và chôn cất người chết, xác động vật theo quy định của pháp luật.
- Sở Công Thương: Thực hiện dừng việc xuất, nhập cảnh, xuất, nhập khẩu đối với người, hành lý, hàng hóa theo quy định của Chính phủ.
2.3.4. Công tác giảm nguy cơ lây nhiễm
a) Sở Giao thông vận tải
Tiếp tục dừng các phương tiện vận chuyển hành khách từ ngoài tỉnh vào tỉnh.
b) Bộ Chỉ huy Độ đội Biên phòng tỉnh
Tiếp tục đóng cửa đường mòn, lối mở, hạn chế giao thương, giao lưu với Campuchia trong thời gian có dịch.
c) Công an tỉnh
Dừng cấp thị thực du lịch cho khách nước ngoài vào tỉnh.
d) Sở Giáo dục và Đào tạo
Tiếp tục dạy học qua internet, trên truyền hình, dạy học từ xa cho cấp học phổ thông và đại học.
đ) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nơi có dịch
- Không tổ chức các hoạt động, sự kiện tập trung đông người như vui chơi, giải trí, lễ hội, sự kiện ăn uống đông người…trong vùng cách ly.
- Tổ chức cho các cơ quan, đơn vị cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, làm việc tại nhà, hạn chế làm việc trực tiếp tại cơ quan, đơn vị.
- Thực hiện các biện pháp xã hội làm giảm lây nhiễm (hạn chế đi lại, cấm người không có nhiệm vụ vào vùng dịch; tạm thời đình chỉ các hoạt động như hội họp, mít tinh, liên hoan,…; cấm họp chợ, tổ chức mua bán các hàng hóa thiết yếu tại gia đình; tạm thời đóng cửa trường học, cho học sinh nghỉ ở nhà; tạm ngưng các sự kiện như: sự kiện thể thao, lễ hội và thị trường…; kiểm soát chặt chẽ các bến xe, bến đỗ; mọi người dân thường xuyên mang khẩu trang, tránh tiếp xúc với người mắc bệnh; tăng cường các biện pháp tiêu độc khử trùng, vệ sinh nhà ở…
* Khi có tình trạng khẩn cấp xảy ra
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
+ Hạn chế tất cả các hoạt động tập trung đông người, kể cả các hoạt động của cơ quan nhà nước.
+ Đóng cửa tất cả các chợ buôn bán, các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng.
+ Đóng cửa, thực hiện kiểm dịch và xử lý y tế đối với người, phương tiện ra, vào vùng có dịch bệnh tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp.
√ Cấm đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh những hàng hóa, vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm, đồ uống có khả năng truyền dịch bệnh.
√ Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ vào nơi có người hoặc động vật ốm, chết do dịch bệnh.
√ Cấm đưa người bị nhiễm bệnh ra khỏi vùng có dịch bệnh khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
√ Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ ra, vào vùng có dịch bệnh; trường hợp cần thiết phải ra, vào vùng có dịch bệnh phải thực hiện biện pháp kiểm dịch, xử lý y tế bắt buộc, chỉ cho phép các phương tiện đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế ra khỏi vùng có dịch bệnh.
√ Lập trạm gác, trạm kiểm dịch liên ngành hoặc bố trí các Đội công tác chống dịch khẩn cấp tại các đầu mối giao thông ra, vào vùng có dịch bệnh để kiểm tra, giám sát và xử lý y tế đối với người, phương tiện ra vào.
√ Tổ chức tuần tra, kiểm soát trên dọc ranh giới địa bàn có tình trạng khẩn cấp, kịp thời ngăn chặn các trường hợp ra, vào trái phép vùng có dịch bệnh và chủ động phòng, chống dịch có khả năng lan rộng.
√ Thực hiện các biện pháp dự phòng đối với người vào vùng có dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
√ Thực hiện kiểm dịch bắt buộc đối với hàng hóa, vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm, đồ uống đưa vào hoặc đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh.
√ Tiến hành các biện pháp chống dịch bắt buộc khác sau đây: phun hóa chất tiệt trùng; cách ly, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang bắt buộc khi ra nơi công cộng, thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc các chất diệt khuẩn thông thường, vệ sinh môi trường.
2.3.5. Công tác điều trị : Giao Sở Y tế
- Trưng dụng Trung tâm Y tế huyện Đắk Mil làm bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 nhẹ, vừa với quy mô 150-200giường bệnh (Sử dụng sẵn có cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị y tế…) ; chuyển công tác khám chữa bệnh và cấp cứu của Trung tâm Y tế huyện Đắk Mil sang Trung tâm Y tế các huyện: Krông Nô, Cư Jút và Đắk Song.
- Tập trung phương tiện, thuốc, trang thiết bị y tế, chuẩn bị giường bệnh, phòng khám, điều trị và bố trí nhân viên y tế chuyên môn trực 24/24 giờ để sẵn sàng cấp cứu, khám chữa bệnh miễn phí cho người bị nhiễm bệnh và người có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
- Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
- Liên hệ các Bệnh viện thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế để được hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, điều động tăng cường nhân lực cho tỉnh.Chuyển tuyến những trường hợp bệnh nặng.
* Khi dịch lan rộng có phương án
- Mở rộng thêm phạm vi giường bệnh và điều động đội ngũ nhân viên y tế được đến làm việc toàn thời gian tại bệnh viện. Bổ sung thuốc, vật tư, trang thiết bị, máy thở, máy chụp X-quang…
- Thành lập thêm các Đội cấp cứu lưu động được trang bị dụng cụ y tế, thuốc men, phương tiện để phát hiện và cấp cứu tại chỗ người bị nhiễm bệnh, sẵn sàng chuyển người bị nhiễm bệnh về các trạm chống dịch nơi gần nhất.
- Bố trí đủ giường y tế theo đúng quy định tại Nghị định số 129/2014/NĐ-CP ngày 31/3/2014 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu huy động ngành Y tế khi có chiến tranh và tình trạng khẩn cấp.
2.3.6. Công tác truyền thông: Thực hiện như trong Cấp độ 1. Tuy nhiên:
* Khi ban bố tình trạng khẩn cấp:
Sở Thông tin và Truyền thông: Đăng tải ban bố tình trạng khẩn cấp và tuyên truyền liên tục trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt đưa vào giờ cao điểm, các chương trình được người dân quan tâm, các trang mạng xã hội, các ứng dụng truyền thông, tin nhắn điện thoại… để tạo được sự tiếp cận cao nhất cho người dân về tình hình dịch và các biện pháp phòng chống.
2.3.7. Công tác hậu cần
a) Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện
Huy động mọi nguồn lực có thể để phòng chống dịch bệnh, đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu về thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị… nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan, hạn chế ít nhất tỷ lệ người chết, người mắc.
b) Sở Y tế
- Đề xuất với Bộ Y tế, UBND tỉnh cấp nguồn tài chính dự trữ quốc gia, của tỉnh khi cần thiết. Hỗ trợ kịp thời thuốc, hóa chất, vật tư chuyên dụng, trang bị bảo hộ đáp ứng nhu cầu của các địa phương.
- Tổng hợp nhu cầu kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện từ các các đơn vị trực thuộc, các cơ sở cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến, các chốt kiểm soát, các huyện, thành phố, gửi Sở Tài chính tham mưu, trình UBND tỉnh xem xét, cấp bổ sung.
- Phân bổ kinh phí kịp thời cho các đơn vị chống dịch các tuyến, tiếp tục bố trí ngân sách đáp ứng cho công tác phòng chống dịch khẩn cấp và dịch có thể kéo dài tại tỉnh.
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nơi có dịch
- Triển khai phương án huy động nguồn lực, vật lực (trang thiết bị, thuốc, vật tư…) cho các đơn vị điều trị, tổ chức các bệnh viện dã chiến, huy động các nguồn dự trữ cho công tác phòng, chống dịch. Huy động các phương tiện vận chuyển, cấp cứu người mắc để thu dung, cách ly, điều trị người bệnh.
- Chỉ đạo việc sử dụng thuốc, trang thiết bị, nguồn lực hiện có tại huyện, thành phố để xử lý ổ dịch và điều trị bệnh nhân. Hỗ trợ về thuốc, trang thiết bị, nguồn lực từ tuyến tỉnh đến các địa phương, ưu tiên tại những nơi có tình hình diễn biến phức tạp, có số mắc và tỷ lệ tử vong cao.
* Khi ban bố tình trạng khẩn cấp:
Ngoài việc triển khai các hoạt động trên, cần thực hiện các biện pháp bảo đảm hậu cần trong tình huống phòng chống dịch khẩn cấp:
- Trưng mua, trưng dụng, điều động trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc giữa các tuyến, các bệnh viện, các cơ sở y tế.
- Bảo đảm cung cấp thực phẩm, nước uống và dịch vụ thiết yếu cho các vùng có tình trạng khẩn cấp phải cách ly tuyệt đối, bảo đảm an ninh, an toàn cho lực lượng tham gia phòng chống dịch và người dân vùng có tình trạng khẩn cấp.
- Bảo đảm vật tư, trang thiết bị để xử lý thi thể bệnh nhân tử vong theo quy định của pháp luật về vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.
1. Sử dụng nguồn kinh phí phòng, chống dịch được giao cho ngành Y tế trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Trường hợp phát sinh thêm kinh phí do diễn biến của tình hình dịch bệnh trên địa bàn, Sở Y tế có trách nhiệm làm việc với Sở Tài chính để báo cáo, tham mưu cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Các đơn vị lực lượng vũ trang, các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố chủ động lập dự toán kinh phí phòng chống Covid-19 gửi Sở Tài chính để báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định.
1. Sở Y tế
- Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người; có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh có những phương án, đề xuất giải pháp cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành (Dự phòng, điều trị) luôn sẵn sàng trong công tác dự phòng, điều trị các trường hợp mắc/nghi mắc Covid-19;
- Đảm bảo đầy đủ nhân lực, vật tư, trang thiết bị, thuốc, hóa chất (khẩu trang, trang phục bảo hộ phòng dịch, máy thở, hóa chất xét nghiệm, hóa chất khử khuẩn, máy đo nhiệt độ,...).
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị giám sát các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh trong cộng đồng để cách ly triệt để nhằm hạn chế lây lan trong cộng đồng; theo dõi các trường hợp có tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm; chỉ đạo lực lượng Kiểm dịch y tế quốc tế thực hiện quy trình giám sát chặt chẽ các hành khách nhập cảnh đối với các trường hợp đi từ vùng dịch; quản lý các trường hợp bệnh, phòng, chống nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế, không để xảy ra các trường hợp người bệnh và nhân viên y tế bị lây nhiễm dịch bệnh.
- Duy trì đường dây nóng 24/24 giờ tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin về tình hình dịch, bệnh trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác phối hợp trong việc xử lý thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông tăng cường truyền thông, hướng dẫn người dân chủ động trong phòng, chống Covid-19.
- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng ở cửa khẩu trong việc kiểm tra, giám sát người, phương tiện vận tải và hàng hóa nhập cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu.
- Phối hợp với Sở, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định.
- Tham mưu UBND tỉnh Quyết định thiết lập các vùng cách ly, phong tỏa kịp thời để phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tổng hợp xây dựng kế hoạch kinh phí phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định hiện hành.
3. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, hướng dẫn và tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh của các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở của địa phương; Theo dõi thông tin để phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chủ động đấu tranh ngăn chặn những thông tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận xã hội về tình hình dịch bệnh và xử lý nghiêm các vi phạm về thông tin trong phòng, chống dịch bệnh.
- Các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh tăng cường phản ánh nỗ lực và quyết tâm của các ngành, các cấp và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và tích cực tuyên truyền các biện pháp về phòng, chống dịch trên các phương tiện truyền thông hàng ngày; khuyến cáo người dân không nên đi đến các tỉnh, quốc gia đang có dịch khi không cần thiết.
- Đài Phát tranh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông tăng thời lượng, số lượng các tin, bài khuyến cáo, hướng dẫn người dân nhận thức đầy đủ nguy cơ và cách thức phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao ý thức của người dân về việc tuân thủ các khuyến cáo, biện pháp của cơ quan chức năng nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan chuyên môn có liên quan tăng cường kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh Covid-19... trong lĩnh vực của ngành.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
- Phối hợp với các huyện, thành phố, địa phương trên địa bàn tỉnh nắm bắt tình hình, quản lý người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài khi trở về tỉnh (nếu có). Phối hợp thông báo cho cơ quan y tế để thuận tiện trong công tác kiểm tra, kiểm soát, cách ly theo quy định
- Phối hợp với các cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe đối với người lao động, các chuyên gia nước ngoài từ các tỉnh, nước khác khi đến làm việc tại tỉnh (nếu có).
- Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh yêu cầu chủ các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp chủ động khai báo tình hình lao động nước ngoài và các yếu tố liên quan để tổng hợp.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, Ngành, UBND tỉnh trong phòng chống dịch bệnh Covid-19.
- Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ sở giáo dục:
+ Tuyên truyền cho học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân viên về dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
+ Phối hợp, hỗ trợ cơ quan y tế trong việc phun thuốc khử trùng tại các cơ sở giáo dục (nếu có); Tăng cường thường xuyên hàng ngày về công tác vệ sinh trường, lớp học; nơi ở nội trú, bán trú của học sinh và các khu vệ sinh dùng chung; bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn bán trú, nội trú trong các cơ sở giáo dục; thường xuyên tẩy trùng các thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trẻ em.
+ Phối hợp cơ quan y tế và gia đình học sinh để quản lý, theo dõi tình hình dịch bệnh, sức khỏe học sinh để xử lý kịp thời khi có các trường hợp nghi nhiễm bệnh trong cơ sở giáo dục.
+ Tạm dừng các hoạt động ngoại khóa, tập trung đông người trong các cơ sở giáo dục.
7. Sở Giao thông vận tải
Triển khai tốt các khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh trên các phương tiện giao thông vận tải công cộng, các hành khách phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
8. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp cùng với ngành Y tế và các đơn vị liên quan trong công tác kiểm soát dịch tại cửa khẩu Bu Prăng và Đắk Puer, chia sẻ thông tin về hành khách nhập cảnh với ngành Y tế. Thành lập các chốt ngăn chặn người qua lại tại các đường mòn, lối mở với Vương quốc Campuchia và kiểm soát chặt chẽ khách qua lại tại các cửa khẩu.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, sẵn sàng phối hợp với Sở Y tế, trong việc tiếp nhận công dân của tỉnh trở về từ vùng có dịch về Khu cách ly tập trung của tỉnh (Khi quá tải ở tuyến dưới). Chuẩn bị sẵn sàng phối hợp triển khai bệnh viện dã chiến trong trường hợp dịch bệnh lan rộng.
9. Công an tỉnh
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh rà soát, lập danh sách người nước ngoài đang lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (nếu có), đặc biệt người đến từ vùng có dịch. Thông báo danh sách thông tin cá nhân (chỗ ở, thời gian nhập cảnh, doanh nghiệp đang làm việc,...) cho các đơn vị liên quan để giám sát, phòng, chống dịch bệnh.
- Tổ chức xác minh và xử lý nghiêm các trường hợp tung tin không đúng về tình hình dịch bệnh, gây hoang mang trong cộng đồng.
- Đảm bảo ổn định an ninh, trật tự xã hội khi dịch bệnh xảy ra, đặc biệt khi dịch bùng phát rộng trong cộng đồng.
10. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh
- Xây dựng Kế hoạch tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh. Huy động cán bộ, hội viên và đoàn viên thanh niên, tình nguyện viên tham gia phòng chống dịch tại cộng đồng.
- Khi dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng: Huy cộng cán bộ và tình nguyện viên, đoàn viên thanh niên tham gia hỗ trợ tâm lý; hỗ trợ giám sát, phát hiện và vận động các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại cộng đồng thực hiện biện pháp cách ly theo quy định; tham gia vận chuyển, cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và hỗ trợ mai táng, hỏa táng tử thi; cung cấp, hỗ trợ lương thực và nước sạch, vệ sinh cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng cho người dân bằng nhiều hình thức.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Chỉ đạo các tổ chức thành viên tích cực, chủ động phối hợp với ngành Y tế và chính quyền địa phương các cấp tham gia thành lập các Tổ, đội phổ biến, thực hiện tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của nhân dân để thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 gây ra, phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mình và cộng đồng.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tập trung quyết liệt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trực tiếp, lãnh đạo chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng chống dịch.
- Triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hàng đầu, huy động toàn hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, toàn dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
- Chỉ đạo các cấp xây dựng Kế hoạch theo các cấp độ tại địa phương; chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho việc dự phòng, cách ly, điều trị; chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc men y tế, trang bị phòng hộ; bảo đảm kinh phí, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ.
- Chuẩn bị tốt Khu cách ly tập trung của huyện, thành phố như: Đảm bảo ăn uống, sinh hoạt, y tế, an ninh, cơ sở vật chất (điện nước, trang thiết bị, thuốc, dụng cụ phòng hộ…). Mở rộng Khu cách ly tập trung hoặc bố trí thêm cho phù hợp theo quy định.
- Đẩy mạnh tăng cường công tác truyền thông để mọi người nhận thức rõ mức độ nguy hiểm, tác hại của dịch Covid-19; tăng cường công tác an ninh trên địa bàn, chú trọng công tác quản lý lưu trú, sớm phát hiện những người đã từng ở và đi qua vùng dịch để đưa vào theo dõi, cách ly, giám sát theo quy định.
- Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 địa phương do Chủ tịch UBND huyện, thành phố làm Trưởng ban.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế, các cơ quan liên quan trên địa bàn giám sát chặt chẽ các trường hợp tại cộng đồng có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp chưa rõ nguyên nhân; đặc biệt là khách du lịch, người đi thăm thân trở về từ quốc gia đang có dịch hoặc có tiếp xúc với đối tượng này trong vòng 14 ngày để có biện pháp sàng lọc, xác định và quản lý chặt chẽ tình trạng sức khỏe của người dân.
- Phối hợp với Sở Y tế để triển khai các biện pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương, nhất là khi xảy ra các tình huống.
- Các địa phương có cửa khẩu (Đắk Mil, Tuy Đức) chủ động phối hợp với các ngành chức năng làm nhiệm vụ tại các cửa khẩu tăng cường quản lý, thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt thân nhiệt đối với tất cả khách du lịch, người nhập cảnh qua biên giới. Đối với cư dân biên giới hàng ngày sử dụng giấy thông hành qua lại cửa khẩu để sản xuất, kinh doanh, thăm thân, khám chữa bệnh,… phải kiểm soát chặt chẽ và thực hiện quy trình kiểm tra thân nhiệt bắt buộc.
- Các huyện có các khu công nghiệp như Đắk R’Lấp, Đắk Mil, Cư Jút... (nơi có người lao động, chuyên gia đang làm việc tại các khu công nghiệp là người Trung Quốc hoặc từ quốc gia có dịch) chủ động, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện quy trình kiểm soát y tế chặt chẽ.
Giao Sở Y tế làm đầu mối theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện theo quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.