ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/KH-UBND |
Thái Bình, ngày 30 tháng 3 năm 2020 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH.
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 - 2020”;
Căn cứ Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 20/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm;
Căn cứ Quyết định số 4078/QĐ-BNN-VPĐP ngày 28/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch khung chỉ đạo điểm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm;
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 21/12/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2904/QĐ-UBND ngày 16/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Bình, cụ thể như sau:
1. Mục đích:
- Triển khai, thực hiện hiệu quả các nội dung Chương trình OCOP của tỉnh một cách đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở theo trình tự thủ tục đánh giá, xếp hạng sản phẩm của Chương trình.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP đến các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh.
- Nâng cấp, hoàn thiện các sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2020 và tổ chức xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn.
2. Yêu cầu:
- Các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn để tập trung chỉ đạo thực hiện đảm bảo tiến độ và hiệu quả; phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của người dân, các chủ thể sản xuất trong thực hiện Đề án OCOP.
- Đảm bảo sự chỉ đạo, phối hợp thường xuyên, hiệu quả và thống nhất của các cấp, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến xã trong tổ chức triển khai, thực hiện Đề án OCOP.
- Nâng cấp ít nhất 15-20 sản phẩm chủ lực có thương hiệu và thị trường tiêu thụ (mỗi huyện thực hiện từ 2-3 sản phẩm).
- Phát triển mới ít nhất 8 sản phẩm, trong đó mỗi huyện từ 1-2 sản phẩm, tập trung vào các nhóm sản phẩm nông - thủy sản chế biến và thủ công mỹ nghệ.
- Củng cố ít nhất 15 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm thế mạnh hiện có của các địa phương (doanh nghiệp, hợp tác xã,...), ưu tiên đơn vị có sự tham gia quản trị của người địa phương.
- Phát triển mới ít nhất 01 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP (ưu tiên mô hình thành lập hợp tác xã hoặc doanh nghiệp), ưu tiên đơn vị có sự tham gia quản trị của người địa phương.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP (tỉnh, huyện, xã) và lãnh đạo các doanh nghiệp/hợp tác xã tham gia OCOP: 100% cán bộ quản lý Chương trình OCOP, lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo, tập huấn.
- 100% chủ thể sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất) tham gia OCOP được nâng cao kỹ năng phân phối, tiếp thị, xúc tiến và quảng bá sản phẩm OCOP.
1. Hoàn thiện hệ thống chỉ đạo, thực hiện Chương trình OCOP:
1.1. Cấp tỉnh: Bố trí từ 2-3 cán bộ kiêm nhiệm tham mưu thực hiện Chương trình OCOP cho Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn tỉnh.
1.2. Cấp huyện:
- Bổ sung nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP cho Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia hoặc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện, thành phố; bổ sung nhiệm vụ và cán bộ kiêm nhiệm tham mưu, giúp việc thực hiện Chương trình OCOP cho Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn cấp huyện.
- Thành lập Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện, thành phần gồm: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện (phòng Kinh tế Thành phố), phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Y tế, phòng Văn hóa - Thông tin.
1.3. Cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo tổ chức triển khai, thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn, phân công nhiệm vụ cho 01 công chức tham mưu triển khai, thực hiện.
Thời gian thực hiện: Hoàn thiện trong tháng 5/2020.
2. Tổ chức hội nghị hướng dẫn, triển khai thực hiện Chương trình OCOP cấp tỉnh:
- Đối tượng: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh; Hội đồng tư vấn, đánh giá sản phẩm cấp tỉnh; lãnh đạo sở, ngành liên quan; lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; một số doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn.
- Nội dung: Giới thiệu về Chương trình OCOP, công tác quản lý, triển khai thực hiện Chương trình, hướng dẫn đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP hàng năm.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn tỉnh, đơn vị tư vấn Chương trình OCOP của tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Hoàn thiện trong tháng 5/2020.
3. Tổ chức hội nghị hướng dẫn, triển khai thực hiện Chương trình OCOP tại các huyện, thành phố:
- Đối tượng: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Hội đồng tư vấn, đánh giá sản phẩm cấp huyện; cán bộ triển khai Chương trình OCOP cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, chủ hộ sản xuất trên địa bàn.
- Nội dung: Chu trình OCOP thường niên, công tác quản lý, triển khai thực hiện Chương trình, hướng dẫn đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP hàng năm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm; hướng dẫn hỗ trợ, tư vấn trực tiếp tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP (tư vấn tổ chức, hoàn thiện sản phẩm, hồ sơ OCOP,...).
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn tỉnh, đơn vị tư vấn Chương trình OCOP của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện:
+ Đợt 1 (đối với các cơ sở đăng ký tham gia đợt 1): Tháng 4-5/2020.
+ Đợt 2 (đối với các cơ sở đăng ký tham gia đợt 2): Tháng 10/2020.
4. Học tập kinh nghiệm thực hiện Chương trình OCOP:
- Nội dung: Thành lập Đoàn công tác học tập kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình OCOP tại các tỉnh có kết quả nổi bật trong thực hiện Chương trình:
+ Đợt 1: Đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình OCOP tại tỉnh Quảng Ninh.
+ Đợt 2: Đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình OCOP tại tỉnh Quảng Nam và tỉnh Thừa - Thiên Huế.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành và các đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2020.
5. Thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP:
- Các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc đến tận người dân về nội dung, mục đích, ý nghĩa của Chương trình; nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận trong xã hội khi triển khai.
- Các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tích cực tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của Chương trình OCOP.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn tỉnh xây dựng các video, phóng sự phát trên các kênh truyền thông và xây dựng chuyên đề “Câu chuyện sản phẩm” giới thiệu về chương trình OCOP, quảng bá sản phẩm,...
- Báo Thái Bình xây dựng chuyên mục “Mỗi xã một sản phẩm” trên báo Thái Bình giới thiệu, tuyên truyền, cổ vũ những mô hình tốt, cách làm hay về phát triển các sản phẩm, dịch vụ đặc sản, đặc trưng của tỉnh Thái Bình.
- Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Webside về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm để đăng tải các hoạt động, giới thiệu các mô hình tốt, cách làm hay; phối hợp với các báo, đài phát thanh, truyền hình địa phương và Trung ương xây dựng các bài viết tuyên truyền về Chương trình OCOP của Thái Bình.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2020.
- Nội dung: Chuẩn hóa và nâng cao chuẩn xếp hạng cho 02 sản phẩm OCOP (Bánh cáy làng Nguyễn - huyện Đông Hưng và bánh đa sợi - huyện Quỳnh Phụ), Ủy ban nhân dân huyện Đông Hưng, Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ đăng ký và lập Dự án xây dựng mô hình điểm, thuyết minh Dự án đầy đủ về mục tiêu, nội dung, tiến độ triển khai các mô hình, phù hợp với các nguồn kinh phí (bao gồm vốn ngân sách Trung ương, vốn đối ứng từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác) gửi về Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương) để thẩm định về nội dung và cơ cấu nguồn vốn thực hiện trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân huyện Đông Hưng và Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ.
- Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong tháng 5/2020.
7. Triển khai thực hiện chu trình OCOP đợt 1 năm 2020:
7.1. Tổ chức đăng ký, tiếp nhận hồ sơ tại xã, phường, thị trấn:
- Nội dung: Căn cứ vào các sản phẩm đăng ký tham gia thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đăng ký và tiếp nhận hồ sơ sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của các cơ sở sản xuất; tổng hợp hồ sơ đủ điều kiện và nộp về Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn cấp huyện.
- Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Thời gian: Trong tháng 6/2020.
7.2. Tổ chức, đánh giá sản phẩm cấp huyện:
- Nội dung: Hội đồng tư vấn, đánh giá sản phẩm cấp huyện tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ làm cơ sở đánh giá sản phẩm cấp tỉnh. Sản phẩm không đạt có thể hoàn thiện, nâng cấp tham gia vào năm tiếp theo.
- Đơn vị thực hiện: Hội đồng tư vấn, đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện, Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn cấp huyện, đơn vị tư vấn Chương trình OCOP của tỉnh.
- Thời gian: Trong tháng 7/2020.
7.3. Tổ chức, đánh giá sản phẩm cấp tỉnh:
- Nội dung: Hội đồng tư vấn, đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP của tỉnh tổ chức đánh giá và xếp hạng những sản phẩm cấp huyện đề nghị (cấp huyện đánh giá đạt từ 3 sao trở lên) theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 20/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đơn vị thực hiện: Hội đồng tư vấn, đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP của tỉnh, Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn tỉnh, các sở, ngành liên quan, đơn vị tư vấn Chương trình OCOP của tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Dự kiến hoàn thành trong tháng 9/2020.
8. Đánh giá sản phẩm cấp quốc gia năm 2020:
- Nội dung: Lựa chọn những sản phẩm được Hội đồng tư vấn, đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP của tỉnh đánh giá đạt từ 90-100 điểm để chuyển hồ sơ đề nghị đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia (5 sao) tại cấp Trung ương.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn tỉnh; đơn vị tư vấn Chương trình OCOP của tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2020.
- Nội dung: Tổ chức trưng bày một số gian hàng sản phẩm OCOP tại hoạt động kỷ niệm 130 năm ngày thành lập tỉnh và ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình.
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn tỉnh, các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, đơn vị tư vấn Chương trình OCOP của tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2020.
10. Hội nghị sơ kết, đánh giá Chương trình năm 2020:
- Nội dung: Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình OCOP năm 2020, phương hướng triển khai năm 2021.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn tỉnh, đơn vị tư vấn Chương trình OCOP của tỉnh
- Thời gian: Trong tháng 12/2020.
11. Nội dung phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện Chương trình OCOP:
* Nội dung:
- Xây dựng sổ tay hướng dẫn về Chương trình OCOP.
- Các nội dung tư vấn thực hiện Chương trình OCOP:
+ Tư vấn, hướng dẫn, đào tạo các nội dung đánh giá các sản phẩm OCOP theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 20/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ;
+ Hướng dẫn tổ chức nhận đăng ký sản phẩm;
+ Hoàn thiện các trình tự theo quy trình đánh giá sản phẩm;
+ Tập huấn cho chủ dự án về xây dựng kế hoạch kinh doanh;
+ Tư vấn trực tiếp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh để hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chí OCOP;
+ Tư vấn phát triển sản phẩm cho các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP;
+ Tư vấn hỗ trợ cộng đồng phát triển sản phẩm mới, nâng cấp sản phẩm cũ; tư vấn cho Hội đồng đánh giá sản phẩm cấp huyện, cấp tỉnh tại các kỳ đánh giá sản phẩm, lập báo cáo,...
- Tư vấn xây dựng Webside về Chương trình OCOP và bán hàng trực tuyến cho các cơ sở có sản phẩm được xếp hạng từ 3 sao trở lên.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn tỉnh, đơn vị tư vấn Chương trình OCOP của tỉnh
- Thời gian: Trong năm 2020.
12. Hỗ trợ các cơ sở tham gia Chương trình OCOP:
12.1. Đối tượng hỗ trợ: Các tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là cơ sở sản xuất) có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP và được Hội đồng OCOP của tỉnh đánh giá xếp hạng sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên.
1 2.2. Nội dung, mức chi hỗ trợ triển khai, thực hiện Chương trình OCOP từ ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP năm 2020:
- Chi hỗ trợ tư vấn thiết kế bao bì, nhãn mác và mua bao bì, nhãn mác đóng gói sản phẩm OCOP.
- Chi hỗ trợ quản lý chất lượng, bảo hộ sở hữu thương hiệu.
- Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ trong nước.
- Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ ngoài nước.
- Hỗ trợ xây dựng/nâng cấp điểm bán hàng OCOP.
- Chi hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, mở rộng thị trường.
- Chi thưởng cho cơ sở có sản phẩm đạt hạng sao cao do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Căn cứ đề nghị hỗ trợ của các cơ sở và nội dung, mức chi hỗ trợ theo Kế hoạch, cấp có thẩm quyền quyết định danh mục các sản phẩm được hỗ trợ theo nguồn kinh phí Trung ương bố trí hỗ trợ cơ sở sản xuất thực hiện Chương trình OCOP năm 2020.
12.3. Hình thức hỗ trợ:
- Mỗi một nội dung hỗ trợ thuộc Chương trình OCOP chỉ được hỗ trợ một lần từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Kinh phí hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất được Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn tỉnh chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng của cơ sở sản xuất sau khi đã hoàn thiện đầy đủ các thủ tục theo quy định.
1. Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp: Bổ sung nhiệm vụ và phân công chỉ đạo theo dõi thực hiện Chương trình OCOP đối với Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và đơn vị tư vấn Chương trình OCOP của tỉnh triển khai các nội dung theo Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan, các địa phương và các cơ sở cấp kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP theo quy định.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch; tham mưu đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức kinh tế công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tự công bố hoặc công bố chất lượng sản phẩm.
3. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí vốn để thực hiện các nội dung Kế hoạch (có lồng ghép các chương trình, dự án liên quan).
- Hướng dẫn các quy định, thủ tục về tài chính thực hiện cơ chế, chính sách của Đề án.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện cơ chế, chính sách.
- Chủ trì tham mưu, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch bố trí vốn cho thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển sản phẩm OCOP theo chương trình, kế hoạch, đề án mỗi xã một sản phẩm đã được phê duyệt.
- Kêu gọi, thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
5. Hội đồng tư vấn, đánh giá và xếp hạng sản phẩm của tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn tỉnh và đơn vị tư vấn Chương trình OCOP của tỉnh thực hiện tư vấn, hỗ trợ, đánh giá các sản phẩm OCOP theo Kế hoạch.
6. Các sở, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2904/QĐ-UBNN ngày 16/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, thực hiện hiệu quả các nội dung theo Kế hoạch.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Căn cứ Kế hoạch, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn quản lý.
- Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ chuyên trách để theo dõi và thực hiện trên địa bàn.
- Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng nội dung của Chương trình đến các tổ chức kinh tế, các tầng lớp nhân dân, chỉ đạo các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Chương trình gắn với nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất.
- Phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn tỉnh, đơn vị tư vấn Chương trình OCOP của tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động liên quan đến Chương trình.
- Tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp huyện để chọn sản phẩm đề nghị cấp tỉnh đánh giá, xếp hạng. Tổng hợp các sản phẩm đánh giá đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên để gửi Hội đồng tư vấn, đánh giá và xếp hạng cấp tỉnh.
- Bố trí nguồn lực, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện hiệu quả Chương trình.
8. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:
- Thông tin, tuyên truyền về vai trò, lợi ích của việc tham gia Chương trình OCOP đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất, cộng đồng dân cư,... trên địa bàn.
- Phân công cán bộ theo dõi thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn.
- Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ đề nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn.
9. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất:
- Lựa chọn các sản phẩm để hoàn thiện, lập hồ sơ đăng ký đánh giá và xếp hạng sản phẩm theo quy định.
- Huy động nguồn lực của đơn vị, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng (máy móc thiết bị, nhà xưởng,...) để từng bước có đủ năng lực sản xuất các sản phẩm OCOP ở quy mô trung bình trở lên. Nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo theo yêu cầu các tiêu chí sản phẩm OCOP.
- Tiếp tục nghiên cứu, chủ động đề xuất các ý tưởng sản phẩm mới để tham gia Chương trình năm 2020.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội: Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, chính quyền các cấp triển khai nội dung Chương trình OCOP tới hội viên, đoàn viên; đồng thời, rà soát, đăng ký các cơ sở sản xuất kinh doanh là thành viên, hội viên của đoàn thể mình tham gia thực hiện Chương trình OCOP.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Bình; trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, giải quyết./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.