ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/KH-UBND |
Cà Mau, ngày 05 tháng 05 năm 2017 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY CHẾ PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Thực hiện Quyết định số 21/2016/QĐ-TTg ngày 17/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh với các nội dung như sau:
1. Phát huy tối đa tính hiệu quả, hiệu lực của việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành, các cơ quan, tổ chức, từng gia đình và mỗi cá nhân đối với việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, từ đó góp phần xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
1. Bảo đảm tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; tạo sự tham gia tích cực của các cơ quan liên quan nhằm góp phần thực hiện hiệu quả công tác này.
2. Hoạt động phối hợp liên ngành dựa trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định của Đảng, Nhà nước đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình và trên cơ sở phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức.
3. Đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ gắn kết giữa Luật Phòng, chống bạo lực gia đình với pháp luật có liên quan như: Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống mua bán người...
4. Công tác phối hợp phải dựa trên nguyên tắc đánh giá và chia sẻ kinh nghiệm bằng kết quả thực tiễn; tăng cường việc thu thập dữ liệu có chất lượng cao nhằm hỗ trợ việc chia sẻ thông tin chính xác để xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của đơn vị.
5. Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành thống nhất của chính quyền.
6. Phát huy tối đa các nguồn lực phục vụ hiệu quả công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
1.1. Phòng ngừa bạo lực gia đình
- Thông tin, truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Tư vấn, hòa giải về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Phát triển các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình.
1.2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
- Phát hiện sớm vụ việc bạo lực gia đình.
- Tiếp nhận, bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
1.3. Thống kê, báo cáo số liệu về phòng, chống bạo lực gia đình
Hàng năm các đơn vị thống kê, báo cáo công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo nhiệm vụ của đơn vị được giao; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phòng, chống bạo lực gia đình trên cơ sở Quyết định số 4022/QĐ- BVHTTDL ngày 18/11/2016 và Thông tư số 23/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1.4. Thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình
Các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh.
2. Nội dung phối hợp do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, thực hiện
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quản lý, xây dựng các chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp thực hiện các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm: tuyên truyền, phòng ngừa, hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, tư vấn, góp ý, phê bình, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình trong cộng đồng.
- Phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí, huy động, vận động các nguồn lực hỗ trợ thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Định kỳ báo cáo kết quả hoạt động và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, ban, ngành đoàn thể.
- Tham gia, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
- Đảm bảo thành lập, triển khai hoạt động mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở các xã, phường, thị trấn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
3.1. Sở Tư pháp
Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá hoạt động hòa giải ở cơ sở; nâng cao nghiệp vụ cho người làm công tác hòa giải, tư vấn pháp luật để đáp ứng nhiệm vụ của pháp luật về hòa giải mâu thuẫn và hòa giải tranh chấp giữa các thành viên gia đình, góp phần ngăn chặn bạo lực gia đình.
3.2. Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát tỉnh
- Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình; chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; thực hiện nhiệm vụ báo cáo thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình.
3.3. Sở Y tế
- Tổ chức thực hiện về tiếp nhận, chăm sóc y tế đối với bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình.
3.4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình: Hành động quốc gia về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình trên cơ sở giới; chương trình bảo vệ trẻ em; chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Hướng dẫn việc thực hiện trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
3.5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Bổ sung vào chương trình giáo dục ngoại khóa nội dung về phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo.
3.6. Sở Thông tin và Truyền thông
Hướng dẫn các cơ quan thực hiện thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác các chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, những mô hình, tập thể, cá nhân, gia đình, dòng họ thực hiện tốt Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, phản ảnh, phê phán những vụ việc bạo lực gia đình.
3.7. Sở Tài chính
- Bố trí ngân sách và đảm bảo nguồn chi thường xuyên cho việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
- Hướng dẫn và kiểm tra các cơ quan, đơn vị, ngành chức năng trong việc sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình.
3.8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Người cao tuổi, Liên đoàn Lao động tỉnh
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản dưới luật trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình.
- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước triển khai các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương, lĩnh vực hoạt động của đơn vị.
- Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
3.9. Đài Phát thanh và Truyền hình Cà Mau, Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Cổng Thông tin điện tử tỉnh
Thực hiện các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình; mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền các văn bản và các nội dung liên quan đến công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
3.10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau
Căn cứ Kế hoạch của tỉnh, chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, xây dựng kế hoạch hoặc lồng ghép vào các kế hoạch của địa phương để tổ chức, triển khai thực hiện.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; đưa kết quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình là một trong các tiêu chí để đánh giá, bình xét thi đua của các tập thể và cá nhân.
- Phối hợp thông qua các hình thức: Tổ chức hội thảo, hội nghị, diễn đàn, các đợt truyền thông; liên kết mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức; lồng ghép các nội dung, hình thức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình với các hoạt động chuyên môn của đơn vị.
1. Cấp tỉnh
Căn cứ vào báo cáo của cấp huyện và các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về bộ chỉ số theo dõi đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 theo Quyết định số 4022/QĐ-BVHTTDL ngày 18/11/2016 và Thông tư số 23/2011/TT- BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cấp huyện
Căn cứ báo cáo kết quả công tác phòng chống bạo lực gia đình của các ban, ngành huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã; công tác kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
3. Thời gian, địa điểm gửi báo cáo
- Báo cáo 6 tháng đầu năm: Chậm nhất vào ngày 10 tháng 7 hàng năm.
- Báo cáo năm: Chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm.
Gửi báo cáo về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số 65 Phan Ngọc Hiển, phường 6, thành phố Cà Mau.
Kinh phí thực hiện công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp ngân sách và các nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có). Căn cứ nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện lập dự toán chi ngân sách hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện tốt Kế hoạch./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.