ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3126/KH-UBND |
Bến Tre, ngày 03 tháng 7 năm 2014 |
Nhằm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện tốt Đề án số 2739/ĐA-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phổ cập bơi phòng, chống đuối nước cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2020 (sau đây gọi tắt là Đề án Phổ cập bơi).
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Phổ cập bơi giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre (gọi tắt là Kế hoạch Phổ cập bơi) gồm các nội dung như sau:
1. Tổ chức tuyên truyền quán triệt và triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án Phổ cập bơi trong toàn tỉnh.
2. Đảm bảo thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong suốt quá trình thực hiện Đề án. Không ngừng nâng cao nhận thức của toàn dân về lợi ích của Đề án với hiệu quả cao nhất, góp phần cho sự phát triển bền vững xã hội.
3. Huy động sự đóng góp của cộng đồng và toàn xã hội, đầu tư, thiết kế lồng bơi ngày càng hoàn thiện, đảm bảo trong quá trình thực hiện an toàn, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm đảm bảo thực hiện tốt Đề án Phổ cập bơi.
Mục tiêu của Kế hoạch là tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đã nêu trong Đề án số 2739/ĐA-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phổ cập bơi phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2020. Trong đó phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu trọng tâm như sau:
1. Giai đoạn 2013-2015: Phấn đấu đạt 40% trẻ em trong độ tuổi 6-15 tuổi biết bơi (đạt chuẩn bơi phổ cập), trong đó có 50% học sinh cấp trung học cơ sở và 30% học sinh tiểu học biết bơi.
Hạn chế tình trạng trẻ em bị đuối nước hằng năm, phấn đấu đến hết năm 2015 giảm hơn 50% số lượng trẻ em trong độ tuổi 6-15 bị đuối nước và tử vong so với trung bình cộng của năm 2011 và 2012, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng.
2. Giai đoạn 2016-2020: Phấn đấu đạt trên 80% trẻ em trong độ tuổi 6-15 tuổi biết bơi (đạt chuẩn bơi phổ cập), trong đó có trên 85% học sinh cấp trung học cơ sở và 75% học sinh tiểu học biết bơi.
Hạn chế tình trạng trẻ em bị đuối nước hằng năm, phấn đấu đến năm 2020 giảm hơn 80% số lượng trẻ em trong độ tuổi 6-15 bị đuối nước và tử vong so với trung bình cộng của năm 2011 và 2012.
1. Tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ và giải pháp:
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành có liên quan, tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ và giải pháp đã được nêu cụ thể trong Đề án số 2739/ĐA-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phổ cập bơi phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2020.
Ngoài ra Ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể hóa một số công việc chính như sau:
1.1. Năm 2014:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Đề án Phổ cập bơi, Kế hoạch thực hiện Đề án Phổ cập bơi trên báo, đài và các phương tiện truyền thông ngay sau khi Kế hoạch thực hiện Đề án Phổ cập bơi được ban hành.
- Tổ chức triển khai quán triệt Đề án, Kế hoạch phổ cập bơi trong toàn tỉnh: Cấp tỉnh: Tổ chức hội nghị triển khai cho các ngành và huyện, thành phố: Dự kiến vào tháng 7 năm 2014. Cấp huyện, thành phố triển khai vào tháng 8 năm 2014.
- Điều tra, khảo sát trẻ em: Hoàn thành điều tra, khảo sát thực trạng 100% trẻ em độ tuổi từ 6-15 tuổi trong toàn tỉnh về việc biết bơi và chưa biết bơi vào tháng 8, tháng 9 năm 2014.
- Chương trình, giáo án và phim tài liệu kỹ thuật: Hoàn thành việc xây dựng chương trình, giáo án giảng dạy mẫu cho trẻ em từ chưa biết bơi đến biết bơi (tháng 9 năm 2014).
- Tổ chức lớp hướng dẫn viên bơi: Tổ chức 09 lớp cho 9 huyện, thành phố (tháng 10, tháng 11 năm 2014). Tỉnh chi kinh phí tổ chức lớp và báo cáo viên. Huyện, thành phố và ngành điều động, cử học viên và kinh phí tham dự khóa học.
- Tổ chức các lớp bơi tại các huyện và thành phố: Năm 2014 là năm đầu tiên triển khai Đề án, do đó chia làm 3 bước:
+ Bước 1: Tổ chức 03 lớp thí điểm giảng dạy bơi trong bể bơi đơn giản tại huyện điểm: Chợ Lách, Ba Tri và Mỏ Cày Nam, sau đó tổ chức rút kinh nghiệm, hoàn thiện quy trình giảng dạy và thiết bị dụng cụ (tháng 11 năm 2014 ).
+ Bước 2: Tổ chức 09 lớp điểm dạy bơi của 9 huyện, thành phố: Thời điểm cuối tháng 11 năm 2014.
+ Bước 3: Tổ chức rộng rãi 90 lớp điểm dạy bơi của 9 huyện, thành phố: Thời điểm tháng 12 năm 2014.
Thời gian mỗi lớp bơi là 12 ngày, số lượng trẻ dự học ở mỗi lớp từ 25 đến 30 em.
- Về thiết bị dụng cụ, bể bơi đơn giản:
+ Lồng bơi: Trang bị 21 lồng bơi di động, lắp ráp đơn giản, chất liệu bằng inox cho các huyện và thành phố.
+ Bể bơi đơn giản: Xây dựng 03 bể bơi tại các huyện: Chợ lách, Ba Tri và Mỏ Cày Nam.
+ Về dụng cụ: Đảm bảo áo phao, phao tim phục vụ an toàn và tập luyện cho tất cả các lớp dạy bơi.
- Kiểm tra, sơ kết: Cấp tỉnh và huyện, thành phố phối hợp kiểm tra, chấn chỉnh suốt quá trình tổ chức các lớp dạy bơi nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả dạy và học bơi. Cấp tỉnh tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm kế hoạch phổ cập bơi vào cuối tháng 12 tháng 2014.
1.2. Năm 2015:
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Đề án, Kế hoạch thực hiện Đề án Phổ cập bơi trên báo, đài và các phương tiện truyền thông.
- Chương trình, giáo án: Hoàn thiện, cải tiến chương trình, giáo án giảng dạy chung cho trẻ em từ chưa biết bơi đến biết bơi (tháng 01 tháng 2015).
- Tổ chức lớp hướng dẫn viên bơi: Tổ chức 04 lớp hướng dẫn viên bơi cho 9 huyện, thành phố (tháng 4, tháng 5 năm 2015).
- Tổ chức các lớp bơi tại các huyện và thành phố: Tổ chức 660 lớp dạy bơi trong lồng bơi, bể bơi tại các huyện và thành phố trong tỉnh. Thời điểm suốt các tháng trong năm và cao điểm là các tháng hè từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 8 năm 2015.
- Về thiết bị dụng cụ, bể bơi đơn giản:
+ Lồng bơi: Trang bị mới 50 lồng bơi di động, lắp ráp đơn giản, chất liệu bằng inox cho các huyện và thành phố.
+ Bể bơi đơn giản: Xây dựng 09 bể bơi tại các huyện, thành phố.
+ Về dụng cụ: Đảm bảo áo phao, phao tim phục vụ an toàn và tập luyện cho tất cả các lớp dạy bơi.
- Kiểm tra, sơ kết: Cấp tỉnh và huyện, thành phố phối hợp kiểm tra, chấn chỉnh suốt quá trình tổ chức các lớp dạy bơi nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả dạy và học bơi. Cấp tỉnh tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm giai đoạn 2014-2015 vào cuối tháng 12 năm 2015.
1.3. Giai đoạn 2016-2020:
- Tuyên truyền: Tiếp tục tổ chức tuyên truyền theo nội dung công tác tuyên truyền đã nêu trong Đề án Phổ cập bơi tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2020.
- Điều tra, khảo sát trẻ em: Hoàn thành điều tra, khảo sát thực trạng trẻ em độ tuổi từ 6-15 tuổi trong toàn tỉnh.
- Tổ chức lớp hướng dẫn viên bơi: Hằng năm tổ chức 01 đến 02 lớp hướng dẫn viên để củng cố và nâng chất đội ngũ hướng dẫn viên bơi.
- Tổ chức các lớp bơi tại các huyện và thành phố: Tổ chức 4.500 lớp/5 năm, bình quân 900 lớp/1năm, các lớp dạy bơi tổ chức trong lồng bơi, bể bơi, hồ bơi tại các huyện và thành phố trong tỉnh. Thời điểm suốt các tháng trong năm và cao điểm là các tháng hè từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm.
- Về thiết bị dụng cụ, bể bơi đơn giản:
+ Lồng bơi: Trang bị mới 60 lồng bơi di động và hằng năm sửa chữa các lồng bơi đã trang bị cho các huyện và thành phố.
+ Bể bơi đơn giản: Xây dựng 24 bể bơi tại các huyện, thành phố.
+ Về dụng cụ: Đảm bảo áo phao, phao tim phục vụ an toàn và tập luyện cho tất cả các lớp dạy bơi.
- Kiểm tra, tổng kết và nghiệm thu Đề án: Cấp tỉnh và huyện, thành phố phối hợp kiểm tra, chấn chỉnh suốt quá trình tổ chức các lớp dạy bơi nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả dạy và học bơi. Cấp tỉnh tổ chức tổng kết, nghiệm thu Đề án Phổ cập bơi vào cuối tháng 12 năm 2020.
Tổng dự trù kinh phí kế hoạch thực hiện Đề án: 15.290.576.000 đồng. Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch thực hiện như sau:
2.1. Giai đoạn 2014-2015 (bảng phân bổ, dự trù kèm theo):
Tổng dự trù kinh phí: 4.702.396.000 đ (bốn tỷ, bảy trăm lẻ hai triệu, ba trăm chín mươi sáu ngàn đồng). Tỉnh chi: 3.291.6777.000 đồng; huyện, thành phố chi: 1.410.718.800 đồng (trong đó ngân sách chi 15% và xã hội hóa 15%).
2.2. Giai đoạn 2016-2020 (bảng phân bổ, dự trù kèm theo):
Tổng dự trù kinh phí: 10.588.180.000 đồng (mười tỷ, năm trăm tám mươi tám triệu, một trăm tám mươi ngàn đồng). Tỉnh chi: 7.411.726.000 đồng; huyện, thành phố chi: 3.176.454.000 đồng (trong đó ngân sách chi 15% và xã hội hóa 15%).
Căn cứ tình hình thực tế Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ lập kế hoạch phân bổ và điều chỉnh hằng năm cho phù hợp.
Căn cứ vào yêu cầu của Đề án Phổ cập bơi và chức năng, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân tỉnh phân công trách nhiệm phối hợp thực hiện như sau:
1. Sở Văn hoá,, Thể thao và Du lịch:
Là cơ quan Thường trực thực hiện Đề án Phổ cập bơi, chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện có hiệu quả Đề án và Kế hoạch, có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện, từng giai đoạn tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Căn cứ kế hoạch chung, hằng năm xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết, phân bổ nhiệm vụ, trang thiết bị dụng cụ, các lồng bơi, bể bơi đơn giản, giao chỉ tiêu thi đua về số lớp, số trẻ em học bơi và các nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành và huyện, thành phố thực hiện.
- Xây dựng nội dung, chương trình, giáo án giảng dạy các lớp dạy bơi theo yêu cầu của Đề án Phổ cập bơi.
- In ấn tài liệu chuyên môn, giáo án huấn luyện và tổ chức đào tạo hướng dẫn viên cấp tỉnh, huyện và thành phố.
- Rà soát lực lượng hướng dẫn viên, cộng tác viên để đánh giá nhu cầu, sau đó tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng hướng dẫn viên bơi lặn, cứu đuối hằng năm cho phù hợp.
- Biên soạn điều lệ, chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ hội thi bơi.
- Chuẩn bị kinh phí tham dự hội thi bơi, lặn và cứu đuối, tham dự lớp hướng dẫn viên phổ cập bơi do Tổng cục Thể dục Thể thao tổ chức.
- Lập kế hoạch và dự toán thực hiện Đề án, điều chỉnh theo thực tiễn hằng năm cho phù hợp: Xây dựng các bể bơi đơn giản, trang thiết bị dụng cụ, thiết kế, lắp ráp lồng bơi, cung cấp đủ cho huyện, thành phố để phục vụ cho công tác mở lớp phổ cập bơi cho các em,…
- Công tác tổ chức thực hiện bơi phổ cập được đưa vào tiêu chí thi đua ngành Văn hoá,, Thể thao và Du lịch.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Triển khai Đề án Phổ cập bơi đến Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố.
- Phối hợp công tác khảo sát trẻ em chưa biết bơi trong các trường tiểu học và trung học cơ sở. Năm 2014, tổ chức các lớp thí điểm ở huyện Chợ Lách và huyện Ba Tri (2 huyện điểm của Đề án), tiếp theo sẽ tổ chức từ 01 đến 02 trường tiểu học cho mỗi huyện, thành phố, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm. Sau đó, làm cơ sở triển khai nhân rộng thực hiện trong toàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp Sở Văn hoá,, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án trong các trường tiểu học và trung học cơ sở, bố trí cán bộ quản lý, giáo viên tham gia các lớp tập huấn và giảng dạy. Chỉ đạo các trường đưa vào chỉ tiêu thi đua trong các khối trường học.
- Đến cuối năm 2015, mỗi huyện, thành phố đạt ít nhất 40% trường tiểu học, 60% trường trung học cơ sở phối hợp địa phương tổ chức dạy bơi.
- Đến cuối năm 2020, mỗi huyện, thành phố đạt ít nhất 90% trường tiểu học, 100% trường trung học cơ sở phối hợp với địa phương tổ chức dạy bơi.
3. Đề nghị Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh:
Triển khai, quán triệt rộng rãi đến tận các cơ sở đoàn, tham gia tuyên truyền vận động ở cơ sở, góp phần chuyển biến nhận thức của nhân dân về mục tiêu và lợi ích của Đề án, vận động mọi thành phần góp sức tham gia Đề án. Huy động trong tổ chức đoàn, đội làm nòng cốt tham gia tích cực chương trình và cũng chính để bảo vệ chính mình nhất là mùa mưa lũ.
4. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chủ trì phối hợp với Sở Văn hoá,, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Đồng Khởi tăng cường chỉ đạo các cơ quan báo, đài tỉnh, huyện, thành phố tuyên truyền phổ biến Đề án Phổ cập bơi trên hệ thống truyền thông của huyện, thành phố. Nội dung tuyên truyền:
- Lợi ích, tác dụng của Đề án “Phổ cập bơi phòng, chống tai nạn cho trẻ em” nâng cao nhận thức cho các đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng giáo viên, học sinh, sinh viên.
- Tuyên truyền sử dụng các trang thiết bị an toàn để phòng, chống đuối nước cho trẻ em như: Mặc áo phao, phao cứu sinh trên các phương tiện giao thông thủy, trẻ em khi tắm, bơi trên sông, hồ, ao phải có người lớn đi kèm,…
- Tin tức và hình ảnh thực hiện Đề án ở các cấp.
- Xây dựng và triển khai nhân rộng thực hiện các mô hình.
- Thông báo cho nhân dân biết thời gian và địa điểm mở lớp dạy bơi.
- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức, cử cộng tác viên viết bài gởi các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh truyền hình để tuyên truyền cho Đề án.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (hồ bơi, bể bơi,...) theo quy hoạch và Đề án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
6. Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh:
Lập danh mục kêu gọi đầu tư, xây dựng chế độ ưu đãi đầu tư, xã hội hóa thu hút các nguồn lực trong việc xây dựng cơ sở vật chất thể dục thể thao theo quy hoạch dưới nhiều hình thức.
7. Cục Thuế tỉnh:
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện chính sách ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị định của Chính phủ về xã hội hóa; công khai chính sách, hồ sơ thủ tục, hướng dẫn các cơ sở thể thao ngoài công lập thực hiện.
9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chỉ đạo triển khai Đề án Phổ cập bơi đến các huyện, thành phố và cơ sở thuộc ngành, gắn kết với chương trình “Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em” các cấp, nâng cao năng lực cộng đồng nhằm nâng cao ý thức cộng đồng, giảm nhẹ rủi ro cho đối tượng dễ bị tổn thương là trẻ em.
Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố tham gia vào công tác mở lớp ở địa phương.
10. Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh:
Phối hợp Sở Văn hoá,, Thể thao và Du lịch triển khai lồng ghép Đề án Phổ cập bơi với các chương trình, kế hoạch, đề án phòng, chống lụt bão của tỉnh nhằm giảm nhẹ rủi ro cho đối tượng dễ bị tổn thương là trẻ em.
Chỉ đạo các Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố hỗ trợ công tác mở lớp ở địa phương. Phối hợp công tác hướng dẫn và thực hiện việc xây dựng các lồng tập bơi, bể bơi đơn giản ở cơ sở.
11. Sở Y tế, Hội Chữ thập đỏ:
- Chỉ đạo các cơ sở y tế cấp huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn cử cán bộ tham gia phục vụ các lớp dạy bơi cho trẻ em ở cơ sở khi cần thiết.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế và Hội Chữ thập đỏ các cấp phối hợp Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao các huyện, thành phố mở các lớp tập huấn về phương pháp sơ cấp cứu đuối nước.
- Bổ sung phương tiện và trang thiết bị, sẵn sàng sơ cấp cứu đuối nước, thương tích, cũng như ứng phó kịp thời những thảm họa.
12. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh:
- Tổ chức cử cán bộ chiến sĩ tham dự các lớp hướng dẫn viên phổ cập bơi do tỉnh và Trung ương tổ chức.
- Cử cán bộ, chiến sĩ phối hợp địa phương, tham gia công tác tổ chức, giảng dạy các lớp phổ cập bơi cho trẻ em. Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các công tác đảm bảo an toàn tại các điểm dạy bơi ở địa phương.
- Cử đoàn vận động viên tham dự hội thi bơi, lặn và cứu đuối do tỉnh tổ chức hằng năm.
13. Sở Tài chính:
- Phối hợp Sở Văn hoá,, Thể thao và Du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách phục vụ hoạt động Đề án Phổ cập bơi hằng năm.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách đối với hướng dẫn viên, cộng tác viên, những người trực tiếp giảng dạy các lớp phổ cập bơi, lớp dạy bơi trẻ em.
- Hướng dẫn thực hiện các nguồn thu từ hoạt động xã hội hóa: Vận động tài trợ, đóng góp của phụ huynh, học sinh, bán vé cho người tập bơi ngoài đối tượng trẻ em của Đề án Phổ cập bơi.
- Phân bổ kinh phí thực hiện Đề án của cấp tỉnh, hướng dẫn xây dựng kinh phí đối ứng của các huyện, thành phố.
14. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:
Phổ biến Đề án Phổ cập bơi đến các cấp của Hội phụ nữ, hỗ trợ cơ sở, góp phần tổ chức thành công các lớp dạy bơi.
Chỉ đạo Hội phụ nữ các cấp, cử cán bộ phụ nữ tham gia vận động, tạo điều kiện cho trẻ em tham gia các lớp dạy bơi, nhằm phòng ngừa và giảm nhẹ tai nạn đuối nước. Đối với các đơn vị có điều kiện sẽ phối hợp ngành Văn hoá,, Thể thao và Du lịch tận dụng các cơ sở vật chất hiện có để tổ chức các lớp bơi cho phụ nữ chưa biết bơi theo tinh thần xã hội hoá,.
15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện tốt đề án trên địa bàn huyện, thành phố. Bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch phổ cập bơi theo cơ cấu: Tỉnh chi 70%, huyện chi 30% từ nguồn ngân sách và vận động xã hội hoá,. Về địa điểm, mặt bằng xây dựng bể bơi đơn giản và bố trí các lồng bơi do huyện, thành phố chịu trách nhiệm thực hiện. Trong quá trình thực hiện, huyện, thành phố nghiên cứu vận động từ nhiều nguồn khác để mở rộng quy mô xây dựng tốt hơn.
Đối với các huyện điểm (Chợ Lách, Ba Tri và Mỏ Cày Nam) Ủy ban nhân dân huyện chủ động phối hợp Sở Văn hoá,, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo để xây dựng kế hoạch thực hiện cho phù hợp.
1. Sở Văn hoá,, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp có liên quan, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện, trong đó xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong từng giai đoạn, nhằm đạt được mục tiêu Đề án Phổ cập bơi của Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra.
2. Sở Văn hoá,, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành sơ kết tiến độ thực hiện hằng năm, đồng thời xem xét, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.