ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3113/KH-UBND |
Kon Tum, ngày 31 tháng 8 năm 2021 |
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025; Chương trình hành động số 03-CTr/TU ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025.
Căn cứ Thông báo số 603-TB/VPTU ngày 03 tháng 9 năm 2020 về kết luận của đồng chí Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch “Bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa nhà rông truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025” (sau đây gọi là Kế hoạch), cụ thể như sau:
1. Mục tiêu
- Bảo tồn và phát huy một cách đồng bộ giá trị văn hóa nhà rông truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum đáp ứng yêu cầu “di sản văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội”, góp phần phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
- Đảm bảo đến năm 2022 có 100% làng đồng bào các dân tộc thiểu số có nhà rông truyền thống; đến năm 2025 có 100% nhà rông truyền thống bị xuống cấp, hư hỏng được sửa chữa.
- Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhà rông truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa, góp phần phát triển kinh tế du lịch tỉnh nhà.
2. Yêu cầu
- Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa nhà rông truyền thống phải thực hiện đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo tính truyền thống, bản sắc đặc trưng riêng của từng dân tộc thiểu số; không áp đặt, đồng hóa về hình dáng, kết cấu kiến trúc nhà rông giữa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
- Phát huy tối đa mọi nguồn lực, sự chung tay thực hiện của các cơ quan, ban ngành, đơn vị liên quan và sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng:
- Cộng đồng 06 dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh, gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ - Triêng, Gia Rai, Brâu và Rơ Măm (trừ dân tộc Hrê không có văn hóa nhà rông).
- Các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh.
2. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021- 2025
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác tuyên truyền
a) Nội dung
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giá trị văn hóa, tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhà rông truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan và tạo sự chung tay của toàn xã hội trong công tác bảo tồn, phát huy nhà rông truyền thống; nâng cao ý thức tự quản lý, khôi phục, gìn giữ và phát huy của các dân tộc thiểu số.
- Hướng dẫn và chỉ đạo các cơ quan báo chí truyền thông tăng cường tuyên truyền giá trị văn hóa nhà rông truyền thống các dân tộc thiểu số với nhiều hình thức trên sóng phát thanh, sóng truyền hình, báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử, tạp chí, đặc san, áp phích…. Nhằm quảng bá, giới thiệu và tôn vinh giá trị nhà rông truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh.
b) Đơn vị thực hiện
- Đơn vị chủ trì cấp tỉnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị chủ trì cấp huyện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.
c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.
2. Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà rông truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh
a) Nội dung
- Huy động mọi nguồn lực trong công tác hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà rông truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đến năm 2022 có 100% làng đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ có nhà rông truyền thống, đến năm 2025 có 100% nhà rông truyền thống bị xuống cấp, hư hỏng được sửa chữa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần cho người dân.
- Phát huy vai trò của các ban ngành, đoàn thể của thôn, các già làng, nghệ nhân, những người am hiểu về kỹ thuật xây dựng nhà rông truyền thống trong công tác xây dựng, sửa chữa nhà rông truyền thống; chú trọng và ưu tiên sự tham gia của chính cộng đồng các dân tộc trong việc xây dựng, sửa chữa nhà rông truyền thống nhằm đảm bảo gìn giữ tối đa giá trị truyền thống vốn có của nhà rông.
- Ưu tiên sử dụng toàn phần hoặc một phần nguyên vật liệu truyền thống sẵn có trong tự nhiên để xây dựng, sửa chữa nhà rông; việc khai thác nguyên vật liệu đảm bảo đúng, đủ và do chính cộng đồng các dân tộc triển khai thực hiện dưới sự quản lý của cấp chính quyền, ngành chức năng liên quan, tránh tình trạng lợi dụng chính sách để khai thác lâm sản rừng sai quy định. Trong trường hợp không có nguyên vật liệu tự nhiên, cần nghiên cứu những nguyên liệu thay thế khác đảm bảo hài hòa, đúng kiến trúc và tính truyền thống.
- Việc xây dựng, sửa chữa phải đảm bảo về không gian sinh hoạt văn hóa của nhà rông (sân bãi của nhà rông, cây xanh bao quanh nhà rông và đường thôn, làng....), nhằm đáp ứng nhu cầu tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần cho người dân và góp phần bảo vệ môi trường.
b) Đơn vị thực hiện
- Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Đơn vị phối hợp thực hiện: Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp.
c) Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 - 2025 (theo các chỉ tiêu đề ra).
3. Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống gắn liền với nhà rông
a) Nội dung
- Khôi phục, duy trì thực hành các hoạt động văn hóa truyền thống (tổ chức các lễ hội truyền thống tiêu biểu; hoạt động trao truyền về nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, nhạc cụ truyền thống, dân ca, dân vũ, Sử thi....), phong tục tập quán tốt đẹp liên quan đến nhà rông nhằm nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho người dân, góp phần đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc.
- Thành lập các Câu lạc bộ văn hóa dân gian, đội văn nghệ dân gian, đảm bảo mỗi thôn, làng đều có đội văn nghệ dân gian. Phát huy vai trò của các già làng, trưởng thôn, người có uy tín, các nghệ nhân tiêu biểu, nghệ nhân ưu tú trong công tác thành lập Câu lạc bộ, các đội văn nghệ và khôi phục, thực hành các hoạt động văn hóa truyền thống, phong tục tập quán liên quan đến nhà rông với phương châm chủ thể văn hóa tự thực hành và hưởng thụ, góp phần phát huy sức sống của văn hóa nhà rông, sẵn sàng phục vụ các hoạt động văn hóa của thôn, làng và du khách.
- Nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học về nhà rông truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Từng bước đưa văn hóa nhà rông truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách.
- Đẩy mạnh công tác trưng bày các sản phẩm văn hóa truyền thống trong không gian nhà rông trên cơ sở huy động nguồn lực sẵn có trong cộng đồng (như: các sản phẩm liên quan đến nghi lễ, lễ hội truyền thống; sản phẩm nghề thủ công truyền thống; sản phẩm liên quan đến lao động sản xuất, săn bắt, sinh hoạt hàng ngày; các loại nhạc cụ truyền thống....), nhằm giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số với du khách và tôn vinh, giáo dục lòng tự hào về giá trị truyền thống của dân tộc cho thế hệ trẻ.
b) Đơn vị thực hiện
- Đơn vị chủ trì cấp tỉnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị chủ trì cấp huyện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Đơn vị phối hợp thực hiện: Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan;
các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp.
c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.
4. Phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ công tác bảo tồn nhà rông truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ
a) Nội dung
- Tổ chức lựa chọn và khoanh vùng để phát triển nguồn nguyên vật liệu truyền thống (nhất là cỏ tranh, dây mây...) gắn liền với công tác bảo vệ và phát triển rừng; đảm bảo nguồn nguyên liệu bền vững đáp ứng nhu cầu cho việc sửa chữa nhà rông khi bị xuống cấp, hư hỏng.
- Phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị liên quan, các cấp chính quyền địa phương và toàn dân trong việc xây dựng, gìn giữ, phát triển nguồn nguyên liệu truyền thống, đảm bảo công tác khôi phục, gìn giữ nhà rông truyền thống các dân tộc thiểu số đạt hiệu quả.
b) Đơn vị thực hiện
- Đơn vị chủ trì cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Đơn vị chủ trì cấp huyện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Đơn vị phối hợp thực hiện: Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp.
c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách (bao gồm vốn đầu tư phát triển, nguồn chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách theo quy định của pháp luật hiện hành; lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đoạn 2021-2025, các chương trình, đề án có liên quan; nguồn đóng góp và tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Các sở, ban ngành và các đơn vị liên quan chủ động cân đối kinh phí sự nghiệp hàng năm của đơn vị để phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch theo chỉ tiêu đề ra.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Có trách nhiệm bảo đảm kinh phí triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của kế hoạch theo phân cấp ngân sách hiện hành (bao gồm nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng cơ bản) và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
1. Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan1; các tổ chức chính trị - xã hội2; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Trên cơ sở những nội dung, nhiệm vụ, giải pháp được giao trong Kế hoạch, các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện đảm bảo thực hiện hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra.
- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra tình trạng chậm tham mưu triển khai hoặc triển khai không đạt mục tiêu đề ra đối với các nhiệm vụ, giải pháp được giao chủ trì.
- Định kỳ trước ngày 15 tháng 11 hàng năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đoạn 2021 - 2025, các chương trình có liên quan để thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí sự nghiệp văn hóa triển khai thực hiện kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan rà soát, tính toán xây dựng mức hỗ trợ để xây dựng, sửa chữa các nhà rông văn hóa, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành cùng với các chính sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện theo hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm (trước ngày 05/12), tổng hợp báo cáo tình hình kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.