ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 278/KH-UBND |
Hà Giang, ngày 29 tháng 10 năm 2018 |
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH HÀ GIANG NĂM 2019
Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 07 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 36a/NQ-CP).
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Quyết định 1819/QĐ-TTg);
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi nhận văn bản giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị;
Căn cứ Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 30/12/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Hà Giang đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Chương trình số 138-CTr/TU ngày 20/4/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Quyết định số 2183/QĐ-UBND ngày 26/10/2017 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Hà Giang;
Căn cứ Kế hoạch số 167/KH-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020.
Căn cứ Chương trình số 274/CTr-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh Hà Giang về việc thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Hội nghị lần thứ 20 Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Khóa XVI về tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Giang đến năm 2030.
Căn cứ Công văn số: 3405/BTTTT-THH ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước năm 2019.
II. Kết quả ứng dụng CNTT năm 2018
A. Những kết quả đạt được
1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin
- Hầu hết các huyện, thành phố, xã phường, thị trấn đã có cáp quang đến trung tâm; Số trạm thu phát sóng (BTS) đạt 1.749 trạm; Tỷ lệ phủ sóng điện thoại di động đạt 98,5%, riêng khu vực trung tâm, tập trung đông dân cư đạt 100%;
- Tỷ lệ máy tính trên cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh đạt 94% (đối với cấp tỉnh, huyện đạt 96%). Một số xã, phường, thị trấn được đầu tư triển khai mạng nội bộ LAN, phục vụ ứng dụng một cửa điện tử liên thông từ tỉnh, đến các xã.
- Các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, huyện đã hoàn thành việc triển khai và mạng nội bộ LAN, trang bị máy chủ và các phần mềm, phần cứng an toàn thông tin, đảm bảo khả năng kết nối với Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước
- Triển khai đầu tư, mở rộng hệ thống giao ban trực tuyến kết nối liên thông 4 cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) với quy mô: 04 điểm cầu cấp tỉnh (Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính); 11/11 điểm cầu huyện thành phố; 195/195 điểm cầu xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Các hệ thống giao ban trực tuyến hoạt động thường xuyên, phục vụ kịp thời chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền, tiết kiệm thời gian, chi phí, góp phần cải cách hành chính.
- Triển khai đưa vào sử dụng toàn diện và thống nhất việc thuê dịch vụ phần mềm Quản lý Văn bản điều hành điện tử (VNPTIOffice) đến 100% Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã phường, thị trấn. Triển khai việc nâng cấp phần mềm Vnptioffice có tích hợp chữ ký số từ phiên bản 3.0 lên phiên bản 4.0.
- Tổ chức nâng cấp, duy trì, vận hành hiệu quả hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Hà Giang; tổ chức rà soát, điều chỉnh, cấp mới, nâng tổng số hộp thư điện tử công vụ cho cán bộ công chức các cấp trên địa bàn tỉnh (với quy mô gần 15.000 hộp thư điện tử) đồng thời cập nhật số điện thoại, hồ sơ danh bạ công chức điện tử trên Cổng thông tin điện tử. Duy trì và thay đổi tin nhắn thương hiệu (Brandname) gắn với địa chỉ thư điện tử của 12 đồng chí lãnh đạo tỉnh trên hệ thống thư điện tử công vụ.
- Tổ chức cấp, tập huấn, hướng dẫn sử dụng chứng thư số của Ban cơ yếu Chính phủ cho cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền ký trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước, với tổng số 3.042 chứng thư số. Trong đó: 608 chứng thư số cho tổ chức; và 2.434 chứng thư số cho cá nhân.
- Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đã thống nhất gửi, nhận văn bản điện tử đến các cơ quan trên phần mềm quản lý văn bản (vnptioffice), thư điện tử công vụ của tỉnh. Ước tính 77% văn bản không mật trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh sử dụng dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản trình song song cùng văn bản giấy). 75% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản gửi song song cùng văn bản giấy); 52% văn bản trao đổi giữa các cơ quan hoàn toàn dưới dạng điện tử và có ứng dụng chữ ký số (không gửi văn bản giấy.
- Một số cơ quan, đơn vị chủ động triển khai ứng dụng công nghệ thông tin: Nâng cấp phần mềm Y tế xã phường liên thông Sở Y tế; Triển khai hệ thống thông tin nội bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư; Triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Sở Tài nguyên và Môi trường; Triển khai Camera giám sát giao thông của Công an tỉnh...
- Ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục: triển khai đột phá ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy, học tập đến các cấp học và các cơ sở Giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh. Thực hiện tích hợp 03 sản phẩm ứng dụng VNPT-iOffice, vnEdu, Portal, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng CSDL giáo viên, học sinh các cấp trên vnEdu.
- Triển khai phần mềm Quản lý bệnh viện VNPT-HIS, đáp ứng các yêu cầu quản lý của các cơ sở y tế và phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước. Các cơ sở khám chữa bệnh có thể kết xuất, chuyển các báo cáo thanh quyết toán BHYT nhanh chóng, chính xác.
- Triển khai đưa vào sử dụng ứng dụng du lịch thông minh phục vụ lễ hội Hoa tam giác mạch tỉnh Hà Giang năm 2018.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Duy trì hoạt động hiệu quả gồm: 01 Cổng thông tin điện tử của tỉnh; 47 trang thông tin điện tử thành phần của Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức đoàn thể của tỉnh và 195 Trang thông tin điện tử thành phần của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Các Trang thông tin điện tử được cấp tên miền và liên kết vào Cổng thông tin điện tử của tỉnh theo quy định tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.
- Các hoạt động an toàn, an ninh thông tin của các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là an toàn thông tin trên Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước, được triển khai thường xuyên, đảm bảo hoạt động cho các hệ thống trước các cuộc tấn công mạng.
- Triển khai hệ thống một cửa điện tử tại các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện thành phố trên địa bàn tỉnh và liên thông với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh tại địa chỉ dichvucong.hagiang.gov.vn, do Trung tâm hành chính công tỉnh Hà Giang theo dõi, giám sát thực hiện. Đồng thời hoàn thành việc tích hợp chữ ký số chuyên dùng trên phần mềm một cửa điện tử liên thông; cấu hình 286 thủ tục hành chính liên thông giữa các Sở, ngành và văn phòng UBND tỉnh. Tính đến 15/10/2018, Trung tâm hành chính công tỉnh tiếp nhận/giải quyết 54.977/49.191 hồ sơ.
- Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động một cửa điện tử liên thông tại 08 xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Giang, kết nối với Trung tâm giải quyết thủ tục hành chính của thành phố Hà Giang.
4. Hiện trạng về nguồn nhân lực CNTT
- Hầu hết cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, huyện đã bố trí cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin; Tỷ lệ cán bộ chuyên trách có trình độ CNTT: Đại học, trên đại học đạt 28%; Cao đẳng 18,7%; dưới Cao đẳng 53,3%.
- Năm 2018, tổ chức 07 lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ công chức chuyên trách CNTT trên địa bàn tỉnh kiến thức quản trị, vận hành và sử dụng các ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh như phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc; phần mềm một cửa điện tử, một cửa điện tử liên thông; chữ ký số; thư điện tử... Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn công nghệ thông tin cho cán bộ công chức, viên chức theo chuẩn kỹ năng cơ bản về CNTT theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Tiếp tục tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả chính sách đặc thù hỗ trợ công chức, viên chức chuyên trách CNTT trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 139/2014/NQ-HĐND ngày 30/9/2014 của HĐND tỉnh Hà Giang.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và cập nhật kiến thức an ninh mạng nhằm chủ động phòng, tránh các cuộc tấn công an ninh mạng cho cán bộ, công chức viên chức tại các cơ quan nhà nước.
5. Tổng hợp các nhiệm vụ, dự án thực hiện đầu tư năm 2018
Thực hiện Kế hoạch số 412/KH-UBND ngày 07/11/2017 về việc ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước tỉnh Hà Giang năm 2018. Năm 2018, Hà Giang đã và đang triển khai một số nhiệm vụ, dự án CNTT cụ thể như sau:
- Triển khai Trang thông tin điện tử thành phần xã giai đoạn II.
- Triển khai Trung tâm tích hợp dữ liệu cơ quan Đảng tỉnh Hà Giang.
- Triển khai sửa chữa trường bắn ảo, và hệ thống mạng LAN của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.
- Đầu tư thiết bị hạ tầng CNTT để cập nhật, vận hành CSDL địa chính.
- Thuê phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc (Vnptioffice).
- Triển khai trung tâm tích hợp hệ thống phần mềm liên thông văn bản tại Trung tâm hành chính công.
- Trang thông tin điện tử xúc tiến đầu tư của tỉnh.
- Phần mềm quản lý các công trình thủy lợi...
B. Những thuận lợi, khó khăn
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin đã được các cấp, các ngành chú trọng quan tâm triển khai và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần cải cách hành chính, hướng tới chính phủ điện tử.
- Hạ tầng trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ thông tin của ngành, đơn vị, địa phương được quan tâm triển khai, phục vụ cải cách hành chính, tạo nền tảng xây dựng chính quyền điện tử.
- Chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT năm 2018 của tỉnh tiếp tục được cải thiện 05 bậc so với năm 2017.
2. Khó khăn
- Nhận thức của một số lãnh đạo và cán bộ công chức, viên chức về vai trò, vị trí của việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin còn hạn chế. Một bộ phận công chức, viên chức chưa chủ động nghiên cứu, vận dụng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin để thực thi công vụ.
- Một số ứng dụng công nghệ thông tin tự phát theo yêu cầu nhiệm vụ của từng ngành, từng đơn vị nên chưa đồng bộ, có sự chồng chéo, khó khăn trong việc liên thông, liên kết tích hợp thành các cơ sở dữ liệu của tỉnh.
C. Đề xuất giải pháp khắc phục
- Đẩy mạnh tổ chức lớp bồi dưỡng, tập huấn các lớp chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT, tổ chức thi và cấp chứng chỉ CNTT để chuẩn hóa chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh, theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông,
- Tăng cường quản lý nhà nước về CNTT đối với các nhiệm vụ, dự án ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh, tránh sự chồng chéo, trùng lặp trên địa bàn tỉnh.
III. Mục tiêu ứng dụng CNTT năm 2019
- Nâng cao tỷ lệ máy tính trên cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh đạt 95% (đối với cấp tỉnh, huyện phấn đấu đạt 97%). Nâng cao tỷ lệ số xã được đầu tư triển khai mạng nội bộ LAN, phục vụ ứng dụng một cửa điện tử liên thông từ tỉnh, đến các xã.
- Phấn đấu 87% văn bản không mật trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh sử dụng dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản trình song song cùng văn bản giấy). 85% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản gửi song song cùng văn bản giấy); 52% văn bản trao đổi giữa các cơ quan hoàn toàn dưới dạng điện tử và có ứng dụng chữ ký số (không gửi văn bản giấy);
- Duy trì, cập nhật 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 2 trên Cổng/Trang thông tin điện tử; cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3, 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp;
- 79% thông tin chỉ đạo điều hành, văn bản chỉ đạo điều hành, văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh được cung cấp trên Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước; 90% các cuộc họp giữa UBND tỉnh với UBND cấp huyện, các xã biên giới thực hiện trên môi trường trực tuyến.
- Phủ sóng Wifi công cộng tới 80% điểm du lịch tại trung tâm thành phố Hà Giang; các điểm thăm quan du lịch thuộc Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.
IV. Nội dung kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2019
4.1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin
- Thực hiện quy hoạch, tích hợp các hệ thống hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển Chính quyền điện tử trên hạ tầng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.
- Đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện mạng viễn thông, cáp quang hóa và dịch vụ Internet, 3G, 4G tốc độ cao từ tỉnh đến huyện, xã, thôn, bản (đến 100% các xã, phường, thị trấn). Phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tập thể, cá nhân, hộ gia đình;
- Triển khai trục chia sẻ tích hợp tích hợp dữ liệu, kết nối dữ liệu các ứng dụng dùng chung trên địa bàn tỉnh.
4.2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước
- Đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng vào phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc, hệ thống một cửa điện tử; triển khai tích hợp chữ ký số chuyên dùng trên phần mềm thư điện tử công vụ tỉnh Hà Giang.
- Tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh việc sử dụng hộp thư điện tử công vụ trong gửi nhận văn bản điện tử, trao đổi công việc. Nghiêm cấm sử dụng hộp thư gmail, yahoo, hotmail... (các hộp thư miễn phí do nước ngoài cung cấp) để gửi nhận văn bản, trao đổi công việc
- Triển khai có hiệu quả việc thuê phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc, đẩy mạnh việc tích hợp phần mềm Vnptioffice với các ứng dụng dùng chung trong hoạt động cơ quan nhà nước.
- Triển khai một số ứng dụng CNTT chuyên ngành cơ bản như: Xây dựng kho phác đồ điều trị ngành Y tế; Xây dựng CSDL quản lý thông tin kinh tế xã hội; Xây dựng CSDL thông tin chỉ đạo, điều hành; quản lý giáo dục, bệnh viện...
4.3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả Cổng thông tin điện tử của tỉnh, liên kết tích hợp các Trang thông tin điện tử thành phần của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh để thống nhất điểm truy cập và cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Kết nối dữ liệu Trang thông tin điện tử cấp xã, phường, thị trấn với Trang thông tin thành phần của các huyện, thành phố và Cổng thông tin điện tử tỉnh.
- Triển khai kết nối thủ tục hành chính với một cửa điện tử liên thông giữa các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố với Trung tâm hành chính công tỉnh Hà Giang;
- Duy trì hiệu quả các điểm phủ sóng Wifi công cộng tại thành phố Hà Giang; các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, phục vụ khách thăm quan, du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn.
4.4. Nguồn nhân lực CNTT
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ đặc thù cho công chức, viên chức chuyên trách CNTT theo Nghị quyết số 139/2014/NQ-HĐND ngày 30/9/2014 của HĐND tỉnh Hà Giang.
- Đào tạo, tập huấn nâng cao chuẩn kỹ năng khai thác, ứng dụng CNTT cho cán bộ công chức phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Đào tạo, tập huấn đội ngũ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước có khả năng tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, quản trị hệ thống mạng, các cơ sở dữ liệu, ứng dụng chuyên ngành của từng đơn vị.
5.1. Giải pháp về môi trường chính sách
- Duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hà Giang; triển khai hiệu quả quy chế quản lý, vận hành và khai thác Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Hà Giang. Ban hành Chỉ thị của Ban thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và làm việc trên môi trường mạng.
- Duy trì tổ chức đánh giá xếp hạng về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Hà Giang.
- Thực hiện có hiệu quả quy định đảm bảo an toàn an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước.
5.2. Giải pháp về tài chính
- Ưu tiên bố trí ngân sách tỉnh để đầu tư, thực hiện các dự án, chương trình trọng tâm, trọng điểm để tạo động lực, thúc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.
- Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động bố trí kinh phí đầu tư mua sắm thiết bị, phần mềm, chi các hoạt động thường xuyên ứng dụng CNTT, chi cho đào tạo nguồn nhân lực.
- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút nguồn kinh phí của các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin để phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Tranh thủ nguồn lực triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về CNTT giai đoạn 2016-2020; Chương trình viễn thông công ích để triển khai ứng dụng CNTT và viễn thông trên địa bàn tỉnh.
5.3. Giải pháp triển khai
- Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của tỉnh về CNTT, Ban chỉ đạo CNTT cấp huyện nhằm đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ, cải cách hành chính, hướng tới chính phủ điện tử.
- Tăng cường tuyên truyền phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản về CNTT như Luật Giao dịch điện tử, Luật CNTT; Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị quyết chuyên đề về CNTT....
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan đơn vị trong việc ứng dụng CNTT vào công tác chỉ đạo, điều hành.
- Triển khai thí điểm các mô hình ứng dụng CNTT tại mỗi ngành, địa phương, sau đó đánh giá hiệu quả, đúc rút kinh nghiệm và tổ chức nhân rộng tới các cơ quan, đơn vị trên toàn tỉnh.
- Thường xuyên hướng dẫn, tổ chức các lớp tập huấn về công tác bảo mật thông tin trên môi trường mạng cho các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT |
Tên dự án, nhiệm vụ |
Dự kiến kinh phí 2019 |
Đơn vị chủ trì |
I |
Hạ tầng kỹ thuật CNTT |
5.500 |
|
1 |
Xây dựng nền tảng, chia sẻ quy mô cấp tỉnh - LGSP (kiến trúc chính quyền điện tử); CSDL dùng chung trên địa bàn tỉnh (Chương trình 274/CTr-UBND) |
2.500 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
2 |
Triển khai hạ tầng mạng nội bộ (LAN) cho UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh |
3.000 |
UBND các huyện, thành phố |
II |
Kinh phí thực hiện ứng dụng CNTT |
9.100 |
|
1 |
Triển khai phần mềm quản lý văn bản liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên toàn tỉnh (cả 03 cấp tỉnh, huyện, xã) |
1.600 |
Văn phòng UBND tỉnh |
2 |
Hệ thống quản lý giáo dục |
500 |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
3 |
Triển khai hệ thống trực tuyến đến các cơ sở giáo dục |
1.000 |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
4 |
Xác thực bảo mật an toàn thông tin và tích hợp chữ ký số chuyên dùng vào 02 hệ thống Trang thông tin điện tử; Thư điện tử của tỉnh |
1.000 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
5 |
Xây dựng kho phác đồ điều trị ngành Y tế |
500 |
Sở Y tế |
5 |
Chuyển đổi số hóa tài liệu (10 cơ quan) |
1.500 |
Sở Thông tin và truyền thông |
6 |
Xây dựng CSDL khám chữa bệnh ngành Y tế |
2.500 |
Sở Y tế |
7 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo điều hành (Chương trình 274/CTr-UBND) |
1.500 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
8 |
Ứng dụng kỹ thuật số xác lập bản đồ chỉ dẫn du lịch và quản lý di sản; (Chương trình 274/CTr-UBND) |
1.500 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
III |
Nguồn nhân lực CNTT |
600 |
|
1 |
Tập huấn ứng cứu sự cố mạng máy tính |
150 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
2 |
Đào tạo chuẩn kỹ năng cơ bản, nâng cao về ứng dụng CNTT cho CBCCVC phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước theo 03/2014/TT-BTTTT |
300 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
3 |
Đào tạo kỹ năng vận hành, chuyên trách CNTT |
150 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Tổng kinh phí thực hiện |
15.200 |
|
Nhu cầu kinh phí 2019: 13.700 triệu đồng. (Bằng chữ: Mười lăm tỷ, hai trăm triệu đồng chẵn)
7.1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch ứng dụng CNTT này. Tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Hà Giang;
- Cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành CNTT phù hợp với điều kiện của tỉnh, tạo điều kiện đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT ở mỗi cấp, mỗi ngành trên toàn tỉnh.
- Theo dõi hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch của các đơn vị trên địa bàn tỉnh.
7.2. Sở Tài chính
Chủ trì và phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định bố trí vốn kinh phí sự nghiệp cho các dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT.
7.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định bố trí vốn đầu tư phát triển cho các dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT; chương trình mục tiêu quốc gia về CNTT (nếu có).
7.4. Ban Tổ chức - Nội vụ
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ công chức đáp ứng chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT theo quy định thông tư 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, đặc biệt là cán bộ công chức cấp xã, huyện trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng Quy định về ban hành, quản lý và lưu trữ văn bản điện tử đối với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh.
7.5. Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố
Căn cứ tình hình thực tế, ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2019 của cơ quan, đơn vị, địa phương mình đảm bảo hiệu quả đầu tư và phù hợp với Kế hoạch ứng dụng CNTT của tỉnh.
Chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị vận hành và sử dụng có hiệu quả các ứng dụng CNTT đã triển khai đồng bộ trên toàn tỉnh như phần mềm thư điện tử (email); Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước; Phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc...
Chuẩn bị hạ tầng, nguồn lực và phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai có hiệu quả các ứng dụng CNTT nêu trong Kế hoạch này.
Trên đây là Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước năm 2019 tỉnh Hà Giang, đề nghị các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố phối hợp tổ chức thực hiện./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC NHÓM CÁC DỊCH VỤ CÔNG ĐƯỢC ƯU
TIÊN CUNG CẤP TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 3, 4 TẠI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 278/KH-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh Hà Giang)
TT |
Tên đơn vị và số lượng thủ tục hành chính ưu tiên mức độ 3, 4 |
1 |
Sở Y tế (88 TTHC) |
2 |
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (114 TTHC) |
3 |
Sở Ngoại vụ (03 TTHC) |
4 |
Sở Giáo dục và Đào tạo (14 TTHC) |
5 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (21 TTHC) |
6 |
Thanh tra tỉnh (9 TTHC) |
7 |
Sở Tư pháp (78 TTHC) |
8 |
Ban dân tộc (5 TTHC) |
9 |
Sở Khoa học và Công nghệ (44 TTHC) |
10 |
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (50 TTHC) |
11 |
Sở Kế hoạch và Đầu tư (157 TTHC) |
12 |
Sở Tài nguyên và Môi trường (81 TTHC) |
13 |
Sở Tài chính (13 TTHC) |
14 |
Sở Xây dựng (12 TTHC) |
15 |
Sở Nội vụ (73 TTHC) |
16 |
Sở Giao thông vận tải (70 TTHC) |
17 |
Sở Công thương (104 TTHC) |
18 |
Sở Thông tin và Truyền thông (36 TTHC) |
19 |
Ban quản lý khu kinh tế (42 TTHC) |
II. UBND các huyện/thành phố.
TT |
Nhóm thủ tục hành chính |
1 |
Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh (06 TTHC) |
2 |
Đăng ký kinh doanh hợp tác xã (8 TTHC) |
3 |
Đăng ký kinh doanh (08 TTHC) |
4 |
Kinh doanh Văn hóa Thông tin (02 TTHC) |
5 |
Liên quan tới lao động, việc làm (02 TTHC) |
6 |
Liên quan đến xây dựng (05 TTHC) |
7 |
Liên quan chứng thực (04 TTHC) |
8 |
Liên quan đến hành chính tư pháp (06 TTHC) |
9 |
Liên quan đến Tài nguyên và Môi trường (12 TTHC) |
III. UBND các xã, phường, thị trấn.
TT |
Nhóm thủ tục hành chính |
1 |
Hành chính - Tư pháp (04 TTHC) |
2 |
Tài nguyên - Môi trường (04 TTHC) |
3 |
Lao động, Thương binh và Xã hội (04 TTHC) |
4 |
Y tế (03 TTHC) |
5 |
Nông lâm nghiệp (04 TTHC) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.