ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2696/KH-UBND |
Bình Thuận, ngày 21 tháng 7 năm 2020 |
TRUYỀN THÔNG VỀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
Thực hiện Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử (gọi tắt là Nghị định 45/2020/NĐ-CP). Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch truyền thông về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như sau:
1. Mục tiêu:
- Tuyên truyền, quán triệt, triển khai kịp thời, thống nhất các nội dung của Nghị định 45/2020/NĐ-CP đến các cấp, các ngành, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thông qua công tác thông tin, tuyên truyền nhằm thu hút tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng hiệu quả TTHC trên môi trường điện tử.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu các Sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, xây dựng chính quyền điện tử, cải thiện chất lượng dịch vụ công, giảm tiêu cực phiền hà, giảm tối đa thời gian, chi phí của người dân và doanh nghiệp khi giải quyết TTHC; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong triển khai và giám sát quá trình thực hiện TTHC trên môi trường điện tử của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
2. Yêu cầu:
- Phối hợp chặt chẽ các cơ quan, đơn vị trong công tác tuyên truyền đảm bảo kịp thời, đầy đủ, thường xuyên, phù hợp với tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của từng nhóm đối tượng.
- Gắn tuyên truyền thực hiện TTHC trên môi trường điện tử với phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
- Đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định tại Kế hoạch số 1478/KH-UBND ngày 03/05/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị Quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.
1. Tuyên truyền các chính sách pháp luật của Nhà nước về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử được quy định tại các văn bản: Luật Giao dịch điện tử năm 2005; Luật Công nghệ thông tin năm 2006; Luật An toàn thông tin mạng năm 2015; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018; Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC,…
2. Tuyên truyền các nội dung Nghị định 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ như: Nguyên tắc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; quyền, nghĩa vụ và các hành vi không được làm của tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; trách nhiệm và hành vi không được làm của cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; quy trình thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; các hoạt động kiểm soát việc cung cấp TTHC trên môi trường điện tử;…
3. Tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược về ứng dụng và phát triển CNTT; hướng dẫn tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để nâng cao chất lượng phục vụ và tính công khai, minh bạch của cơ quan hành chính Nhà nước; thu hút, định hướng người dân, doanh nghiệp ứng dụng CNTT, tham gia xây dựng Chính quyền điện tử.
4. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của CNTT, thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng, đảm bảo an toàn an ninh thông tin trong công tác lãnh đạo, quản lý và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị. Từ đó có sự chỉ đạo và thực hành quyết liệt để hỗ trợ và ủng hộ các chương trình, kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT ở các cấp, các ngành.
5. Tuyên truyền triển khai thực hiện Kế hoạch số 1478/KH-UBND ngày 03/05/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị Quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 với các mục tiêu cơ bản như:
- 20% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã.
- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết TTHC của tỉnh đạt từ 20% trở lên; tích hợp 30% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% hồ sơ giải quyết TTHC được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh.
- Tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4; 100% dịch vụ công được hỗ trợ sử dụng, giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp; 50% các Sở, ban, ngành công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 20% dịch vụ công trực tuyến sử dụng chữ ký số để thực hiện TTHC; 50% dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử; 20% thông tin của người dân được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến; 50% dịch vụ công trực tuyến sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
- Phấn đấu giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; 80% TTHC đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; tích hợp 50% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh được xác thực điện tử.
6. Tuyên truyền vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thực hiện TTHC trên môi trường điện tử.
7. Tuyên truyền những điển hình tiên tiến, các sáng kiến, cách làm hay trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử ở các Sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn. Đồng thời phản ánh những hạn chế, tồn tại trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử của cơ quan, đơn vị; những biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức; việc làm trì trệ của các ngành, các cấp trong giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp.
1. Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
- Trên Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trang Thông tin điện tử của các Sở, ngành, UBND cấp huyện: Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tin bài tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược về ứng dụng và phát triển CNTT, về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh và danh mục, cách thức nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; tuyên truyền kết quả giải quyết TTHC điện tử của cơ quan có thẩm quyền có giá trị pháp lý như kết quả giải quyết TTHC bằng bản giấy,… để người dân, doanh nghiệp biết và thực hiện.
- Trên hệ thống Đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã: tuyên truyền thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, nội dung thời lượng phù hợp với loại hình phương tiện thông tin và đối tượng nhân dân. Từng bước làm thay đổi, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, xây dựng chính quyền điện tử, triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn tỉnh.
2. Công khai TTHC theo hình thức điện tử
Trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trang Thông tin điện tử của các Sở, ngành, UBND cấp huyện, tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, tại Bộ phận Một cửa cấp huyện: Thực hiện công khai TTHC theo hình thức điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tìm hiểu, tra cứu thông tin về TTHC.
3. Tuyên truyền thông qua việc phát hành tài liệu và các ấn phẩm
Các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã thành phố tùy vào tình hình, đặc điểm các cơ quan, đơn vị mà có kế hoạch, lựa chọn hình thức tuyên truyền thông qua việc phát hành tài liệu và các ấn phẩm phù hợp như: Biên soạn và phát hành tài liệu, tờ gấp, panô, áp phích liên quan đến thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, đảm bảo nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Tuyên truyền về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử qua tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về triển khai Chính phủ điện tử, chú trọng đến thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.
Tuyên truyền thông qua đội ngũ báo cáo viên, cán bộ công chức viên chức của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, nhất là đội ngũ làm nhiệm vụ giải quyết TTHC, kiểm soát TTHC và đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở; gắn với các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị.
5. Tuyên truyền thông qua các cuộc thi tìm hiểu về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử
Thông qua cuộc thi phổ biến sâu rộng những nội dung cơ bản việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; cách thức sử dụng và thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công tỉnh đến cán bộ công chức viên chức và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, tạo diễn đàn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình triển khai và thực hiện.
6. Tuyên truyền thông qua các ứng dụng mạng xã hội và dịch vụ SMS
Tuyên truyền, quán triệt trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh việc ứng dụng Zalo, Facebook, dịch vụ SMS trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử. Cán bộ, công chức, viên chức phải là lực lượng đi đầu trong triển khai thực hiện, đồng thời giới thiệu đến tổ chức, người dân, doanh nghiệp cùng tham gia.
1. Văn phòng UBND tỉnh
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp nội dung thông tin truyền thông cho các cơ quan thông tấn, báo chí của tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh và hoạt động của Cổng thông tin điện tử tỉnh, Cổng Dịch vụ công tỉnh, Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các Hội nghị, Hội thảo về triển khai Chính phủ điện tử, chú trọng đến thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.
- Hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, các cơ quan báo chí Trung ương đóng trên địa bàn, Trung tâm VHTT-TT các huyện, thị xã và Đài Truyền thanh thành phố triển khai công tác tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử bằng các hình thức phù hợp với từng đối tượng.
3. Các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thi hành Nghị định 45/2020/NĐ-CP đến tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý. Chỉ đạo việc tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử tuân thủ theo quy trình quy định tại Chương II Nghị định 45/2020/NĐ-CP .
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, cập nhật các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử và đăng tải trên Trang Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, trên Đài truyền thanh địa phương.
- Phối hợp các cơ quan thông tấn báo chí thông tin đầy đủ, kịp thời công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện TTHC trên môi trường điện tử của ngành, đơn vị mình để tuyên truyền cho cán bộ, nhân dân biết, đồng thời theo dõi, giám sát cơ quan hành chính Nhà nước trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc đẩy mạnh tuyên truyền về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, doanh nghiệp, người dân về thực hiện tiếp nhận, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để nâng cao chất lượng phục vụ và tính công khai, minh bạch của cơ quan hành chính Nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra, đặc biệt là công khai, minh bạch các TTHC.
4. Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông để xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung tuyên truyền chuyên sâu ở các thời điểm cụ thể.
- Tăng thời lượng, diện tích và nâng cao chất lượng các chương trình, chuyên mục, chuyên đề, chuyên trang; xây dựng các tin, bài, phóng sự, phỏng vấn, video clip; tổ chức các chương trình đối thoại, tọa đàm trực tuyến... liên quan đến các nội dung về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử đăng tải trên các kênh, sóng của Báo, Đài.
- Kịp thời nêu gương những điển hình tiên tiến, các sáng kiến, mô hình thực hiện TTHC trên môi trường điện tử có hiệu quả ở các đơn vị, địa phương; đồng thời phản ánh những hạn chế, tồn tại, vướng mắc trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử của cơ quan, đơn vị.
1. Các cơ quan, đơn vị và địa phương (trừ Văn phòng UBND tỉnh) căn cứ chức năng, nhiệm vụ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, nội dung yêu cầu đề ra. Thời gian hoàn thành: trước ngày 31/7/2020.
2. Các nội dung quy định tại kế hoạch này thực hiện thường xuyên trong năm.
Kinh phí tuyên truyền được cân đối từ nguồn kinh phí trong dự toán ngân sách hằng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi Sở Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
Các cơ quan, đơn vị và địa phương định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo UBND tỉnh tình hình kết quả thực hiện kế hoạch này tổng hợp chung vào tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ theo quy định tại Công văn số 1987/UBND-NCKSTTHC ngày 27/5/2020 của UBND tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch truyền thông về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Thuận./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.