ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 230/KH-UBND |
Điện Biên, ngày 03 tháng 02 năm 2020 |
Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính Phủ về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Chỉ thị số 8008/CT-BNN-TCTL ngày 25/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019-2020.
Căn cứ diễn biến tình hình khí hậu, thời tiết trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2020 trên địa bàn tỉnh, với các nội dung như sau:
1. Mục đích
- Chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước và tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh, đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh; chủ động huy động mọi nguồn lực để phục vụ công tác ứng phó, khắc phục hạn hán, thiếu nước kịp thời.
- Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức sản xuất, điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp với khả năng cung cấp nước tưới của các hồ đập và công trình thủy lợi.
- Thực hiện điều tiết, dự trữ nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, thủy điện, nuôi trồng thủy sản theo đúng quy trình qui định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
2. Yêu cầu
- Sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, tiết kiệm. Triển khai thực hiện công tác ứng phó với hạn hán theo nguyên tắc: Ưu tiên cho nước sinh hoạt, nước phục vụ cho chăn nuôi, nước tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao mới đến các hoạt động khác; khuyến cáo nhân dân không sản xuất lúa ở những nơi có nguy cơ thiếu nước và chuyển sang sản xuất các loại cây trồng phù hợp, tiết kiệm nước; sử dụng kinh phí thực hiện công tác ứng phó hạn hán phải đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy trình, quy định.
- Tất cả các ngành, các cấp phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ; vật tư và hậu cần tại chỗ) và “Ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh; ứng phó kịp thời; khắc phục khẩn trương, hiệu quả, trong đó lấy phòng là chính).
II. DIỄN BIẾN THỜI TIẾT VÀ NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH KHÔ HẠN TRONG MÙA KHÔ NĂM 2019-2020
1. Diễn biến thời tiết
Những tháng cuối năm 2019 đến hết tháng 01 năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên hầu như không có mưa, mực nước tại các sông, suối và hồ chứa xuống rất thấp, ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất nông nghiệp.
a) Khí tượng
- Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia: Các kết quả dự báo mới nhất về hiện tượng ENSO cho thấy nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO3.4 tiếp tục giảm và chuyển sang trạng thái trung tính từ tháng 8/2019. Dự báo trạng thái trung tính sẽ tiếp tục diễn ra trong các tháng đầu năm 2020 nhưng nghiêng về pha nóng.
- Không khí lạnh: Các đợt rét đậm, rét hại ở khu vực tỉnh Điện Biên chủ yếu xuất hiện vào tháng 12/2019; tháng 01 và nửa đầu tháng 02/2020 với khoảng 3 - 5 đợt rét đậm nhưng không kéo dài; trong thời gian này đề phòng khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đợt rét đậm đầu tiên xuất hiện vào đầu tháng 12/2019; vùng núi cao và một số xã đã xuất hiện băng giá, sương muối.
- Nhiệt độ: Nền nhiệt độ trung bình tháng 12/2019 đạt xấp xỉ trung bình nhiều năm (TBNN) và cùng kỳ năm trước (CKNT); các tháng khác các nơi cao hơn TBNN và CKNT.
Nhiệt độ cao nhất tháng ở mức xấp xỉ TBNN, CKNT.
Nhiệt độ thấp nhất tháng ở mức xấp xỉ dưới TBNN, CKNT.
- Mưa: Tổng lượng mưa các tháng ở mức xấp xỉ dưới TBNN và CKNT. Từ tháng 12/2019 đến tháng 01/2020 trên địa bàn tỉnh chưa có mưa.
b) Thủy văn
- Mực nước cao nhất các tháng 12/2019 và tháng 1,2/2020 trên sông Nậm Nưa và sông Nậm Mức ở mức thấp hơn và xấp xỉ TBNN và CKNT.
- Mực nước cao nhất các tháng 12/2019 và tháng 01, 02/2020 trên sông Đà biến đổi theo sự điều tiết của thủy điện và hồ chứa.
- Trên sông Nậm Nưa và Nậm Mức mực nước biến đổi chậm.
2. Nhận định tình hình các khu vực có khả năng xảy ra hạn hán trong mùa khô năm 2020
a) Tình hình trữ nước từ các hồ chứa thuỷ lợi
Đến hết năm 2019 tổng dung tích trữ nước tại các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh thấp hơn 15,68 triệu m3 so với cùng kỳ năm trước, đồng thời thấp hơn 25,39 triệu m3 so với dung tích thiết kế. Tổng dung tích hữu ích của các hồ chứa là 28,75 triệu m3 nước, phổ biến thiếu hụt từ 8,14 - 89,9% dung tích hữu ích các hồ theo thiết kế. Do vậy khả năng đáp ứng diện tích tưới lúa vụ Đông - Xuân năm 2019-2020 các hồ là: 3.203,56ha, tương đương 77,2%.
Với thực trạng nguồn nước hiện tại và thông tin nhận định khí tượng thuỷ văn, khả năng sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước trong mùa khô 2019-2020 ở các vùng trên địa bàn tỉnh.
b) Các khu vực có khả năng xảy ra hạn hán
Trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.950,74 ha diện tích đất trồng lúa có khả năng xảy ra hạn hán thiếu nước vào mùa khô năm 2020, cụ thể như sau:
- Huyện Điện Biên: Diện tích đất trồng lúa có khả năng bị hạn thiếu nước tưới khoảng 907,8 ha gồm cả diện tích đất trồng lúa sử dụng nguồn nước từ các hồ chứa thủy lợi do Công ty TNHH quản lý thủy nông Điện Biên quản lý (chiếm tỷ lệ 27,87% diện tích đất trồng lúa) tại địa bàn các xã: Mường Pồn, Hua Thanh, Thanh Nưa, Thanh Luông, Thanh Hưng, Thanh Chăn, Thanh Yên, Noong Luống, Thanh Xương, Thanh An, Sam Mứn, Noong Hẹt, Pom Lót, Pa Thơm, Núa Ngam, Na Tông, Mường Lói, Phu Luông.
- Thành phố Điện Biên Phủ: Diện tích đất trồng lúa có khả năng bị hạn thiếu nước tưới khoảng 130,94 ha gồm cả diện tích đất trồng lúa sử dụng nguồn nước từ các hồ chứa thủy lợi do Công ty TNHH quản lý thủy nông Điện Biên quản lý (chiếm tỷ lệ 32,2% diện tích đất trồng lúa) tại địa bàn các xã: Nà Tấu, Nà Nhạn, Mường Phăng, Pá Khoang.
- Huyện Điện Biên Đông: Diện tích đất trồng lúa có khả năng bị hạn thiếu nước tưới khoảng 270 ha gồm cả diện tích đất trồng lúa sử dụng nguồn nước từ các hồ chứa thủy lợi do Công ty TNHH quản lý thủy nông Điện Biên quản lý (chiếm tỷ lệ 10,6% diện tích đất trồng lúa) tại địa bàn các xã: Xa Dung, Phì Nhừ, Chiềng Sơ, Mường Luân, Luân Giói, Tìa Dình, Phình Giàng, Pú Hồng, Na Son, Keo Lôm, thị trấn; Pú Nhi, Noong U.
- Huyện Mường Ảng: Diện tích đất trồng lúa có khả năng bị hạn thiếu nước tưới khoảng 310ha (chiếm tỷ lệ 33,76% diện tích đất trồng lúa) tại địa bàn các xã: Ẳng Nưa, Ẳng Cang, Ẳng Tở, Búng Lao, Xuân Lao, Mường Lạn, Nặm Lịch, Ngối Cáy, thị trấn.
- Huyện Tuần Giáo: Diện tích đất trồng lúa có khả năng bị hạn thiếu nước tưới khoảng 185ha (chiếm tỷ lệ 7,96% diện tích đất trồng lúa) tại địa bàn các xã: Quài Tở, Quài Cang, Quài Nưa, Chiềng Sinh, Nà Sáy, Mường Khong, Nà Tòng, Chiềng Đông, Mùn Chung, Mường Thín, Mường Mùn, thị trấn.
- Huyện Tủa Chùa: Diện tích đất trồng lúa có khả năng bị hạn thiếu nước tưới khoảng 36 ha gồm cả diện tích đất trồng lúa sử dụng nguồn nước từ các hồ chứa thủy lợi do Công ty TNHH quản lý thủy nông Điện Biên quản lý (chiếm tỷ lệ 1,89% diện tích đất trồng lúa) tại địa bàn các xã: Mường Báng, Xá Nhè, Mường Đun, Tủa Thàng.
- Huyện Mường Chà: Diện tích dất trồng lúa có khả năng bị hạn thiếu nước tưới khoảng 85 ha (chiếm tỷ lệ 12,61% diện tích đất trồng lúa) tại địa bàn các xã: Na Sang, Mường Tùng, Sá Tổng, Pa Ham.
- Huyện Nậm Pồ: Diện tích đất trồng lúa có khả năng bị hạn thiếu nước tưới khoảng 09 ha (chiếm tỷ lệ 1,77% diện tích đất trồng lúa) tại địa bàn các xã: Chà Nưa, Chà Cang, Nậm Khăn, Pa Tần.
- Thị xã Mường Lay: Diện tích đất trồng lúa có khả năng bị hạn thiếu nước tưới khoảng 17ha (chiếm tỷ lệ 2,95% diện tích đất trồng lúa) tại địa bàn các xã: Lay Nưa, Sông Đà, Na Lay.
III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG HẠN
1. Biện pháp phi công trình
a) Đối với sản xuất nông nghiệp
- Các huyện, thị xã, thành phố và Công ty TNHH quản lý thủy nông Điện Biên, Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Điện Biên xây dựng điều chỉnh phương án phòng chống hạn hán cụ thể trên địa bàn được giao quản lý và cung cấp dịch vụ, tăng cường theo dõi diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng và dự báo của cơ quan Khí tượng thủy văn để kịp thời triển khai các giải pháp chống hạn thích hợp, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất do hạn hán gây ra.
- Rà soát, cập nhật cân đối nguồn nước, tiếp tục kiểm tra, tổng hợp cụ thể nguồn nước các hồ chứa để xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý, phù hợp với khả năng nguồn nước, trong đó ưu tiên nước cho sinh hoạt, chăn nuôi, tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao khi hạn hán xảy ra.
- Trên cơ sở tính toán nguồn nước hiện có, hướng dẫn nhân dân sử dụng giống và bố trí các loại cây trồng hợp lý. Đối với các vùng trồng lúa đảm bảo nguồn nước tưới suốt vụ thì chủ động tập trung thâm canh theo vùng để tiết kiệm nước; đối với diện tích không đủ nước trồng lúa thì chuyển sang cây trồng khác có nhu cầu nước ít hơn và thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với trồng lúa; diện tích không có nước chủ động tạm dừng không gieo trồng hoặc chuyển đổi sang cây trồng cạn.
- Tăng cường công tác quản lý phân phối và sử dụng nguồn nước tiết kiệm (áp dụng phương pháp tưới luân phiên, tưới tiết kiệm nước....), hạn chế thất thoát nước, đồng thời có biện pháp chống thấm, giảm lượng nước rò rỉ đến mức thấp nhất. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi tình hình hạn hán đến tận nơi sản xuất nhằm ứng phó kịp thời và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân.
- Tuyên truyền hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt và sản xuất, nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc phương án chống hạn ở các địa phương và của các đơn vị cung cấp nước. Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp tự ý đắp, đào xẻ kênh lấy nước không theo kế hoạch tưới.
- Khuyến khích áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (như tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt…) và triển khai nhân rộng các mô hình này.
- Căn cứ dự báo tình hình thời tiết để điều chỉnh lịch mùa vụ, thả nuôi thủy sản trong điều kiện cho phép.
- Huy động các lực lượng vũ trang, thanh niên tình nguyện tham gia phòng, chống hạn (tuyên truyền cảnh báo hạn hán, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, đắp đập tạm...).
b) Đối với cấp nước sinh hoạt nông thôn
- UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các đơn vị cấp nước trên địa bàn tổ chức nạo vét, khơi thông tại các đầu mối, bể lọc, bể trữ nước tập trung, gia cố các tuyến ống để chống thất thoát nước sinh hoạt. Theo dõi, nắm bắt tình hình thiếu nước sinh hoạt nông thôn, đề xuất các biện pháp cấp nước thích hợp.
- Kiện toàn, thành lập các tổ, đội để tăng cường công tác quản lý, vận hành trong đó chú trọng điều tiết nguồn nước hợp lý tới từng hộ gia đình ở các vùng thường xuyên và nguy cơ cao thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn huyện quản lý. Chuẩn bị tốt các dụng cụ trữ nước.
- Một số hệ thống cấp nước nhỏ lẻ, các giếng nước của người dân do ảnh hưởng hạn hán không đủ nước, tiến hành các biện pháp như: đào thêm giếng, tăng cường các phương tiện vận chuyển để cấp nước, không để thiếu nước sinh hoạt và bùng phát dịch bệnh do hạn hán kéo dài.
- Xây dựng kế hoạch phát triển rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn và trồng rừng theo quy hoạch để đảm bảo độ che phủ.
2. Biện pháp công trình
- Tổ chức nạo vét hệ thống kênh mương, cửa cống lấy nước, nạo vét khơi thông dòng chảy đảm bảo thông thoáng từ đầu mối tới mặt ruộng tại các địa phương, đơn vị;
- Tổ chức lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến tận dụng nguồn nước từ các sông, suối, ao, hồ để bơm chống hạn tại các khu vực khoanh vùng sản xuất bị thiếu nước;
- Rà soát và chủ động thực hiện việc nâng cấp, sửa chữa kênh mương, đập dâng có quy mô nhỏ nhằm tăng cường khả năng trữ nước và dẫn nước thông thoáng từ đầu mối đến mặt ruộng, tránh thất thoát nước.
- Ưu tiên nguồn lực để duy tu, sửa chữa khắc phục kịp thời các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt tập trung; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đã được phê duyệt nhằm nâng cao năng lực khai thác nguồn nước hiệu quả.
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước, nhận định tình hình hạn hán trên địa bàn; chủ trì, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp báo cáo kịp thời tình hình triển khai thực hiện và các thiệt hại do hạn hán gây ra về UBND tỉnh để xem xét chỉ đạo.
- Hướng dẫn các địa phương bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện nguồn nước; xây dựng phương án sử dụng nước hợp lý để ứng phó hạn hán; phổ biến, tuyên truyền thực hiện tưới tiết kiệm, tưới tiên tiến cho cây trồng.
- Chỉ đạo các đơn vị khai thác hồ chứa thủy lợi quản lý chặt chẽ nguồn nước; tổng hợp báo cáo chung toàn tỉnh về nguồn nước trong các hồ chứa thủy lợi.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo đề xuất các Bộ, ngành Trung ương xem xét, bố trí kinh phí để triển khai các biện pháp ứng phó, phòng chống hạn hán và thực hiện hỗ trợ khắc phục hậu quả khi có hạn hán xảy ra.
2. Sở Công Thương
Chỉ đạo các Nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh điều tiết xả nước các hồ chứa thủy điện theo đúng quy trình, kế hoạch, đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu phục vụ sản xuất và dân sinh.
3. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Phối hợp với các địa phương, các Sở, ngành liên quan rà soát và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ các hộ có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, không để người dân bị đói do ảnh hưởng của hạn hán.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ
Tăng cường thông tin, truyền thông về tình hình thời tiết khí hậu, hạn hán thiếu nước, các biện pháp chỉ đạo ứng phó để cộng đồng và nhân dân biết chủ động ứng phó khắc phục, thực hiện tiết kiệm nước; biểu dương, khuyến khích những cá nhân, tổ chức tích cực và sáng tạo trong ứng phó với hạn hán.
5. Sở Kế hoạch và đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi tổng hợp các danh mục dự án cần thiết về thủy lợi để phòng chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô để chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư năm 2020 và trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025. Tham mưu, đề xuất, bố trí vốn hỗ trợ giải pháp khắc phục phòng, chống hạn hán đảm bảo thực hiện theo đúng quy định.
6. Sở Tài chính
Trên cơ sở nguồn vốn được Trung ương bổ sung cho địa phương và nguồn dự phòng ngân sách của tỉnh có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan báo cáo, trình UBND tỉnh xem xét phân bổ cho UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện phòng, chống hạn hán.
7. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Điện Biên
Tăng cường dự báo, cảnh báo khí tượng, thủy văn, nhận định tình hình hạn hán, thường xuyên cung cấp bản tin cho các cơ quan, đơn vị liên quan và địa phương để phục vụ công tác chỉ đạo phòng, chống hạn.
8. Các Công ty khai thác công trình thủy lợi cấp tỉnh
- Chủ động tu bổ, sửa chữa, nâng cấp các công trình bằng nguồn vốn sửa chữa hàng năm và có kế hoạch nạo vét hệ thống kênh mương, các cửa vào lấy nước theo phân cấp quản lý; các hồ chứa đang sửa chữa nếu đủ điều kiện an toàn phải tích nước hợp lý để thực hiện công tác chống hạn.
- Phối hợp với các địa phương trong triển khai phương án phòng, chống hạn hán, xác định cụ thể từng vùng có khả năng thiếu nước để có kế hoạch chống hạn và biện pháp cấp nước hợp lý; quản lý phân phối nước chặt chẽ và linh hoạt; tổ chức tưới hiệu quả và tiết kiệm nước.
- Chủ động sử dụng nguồn ngân sách hỗ trợ giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi để thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán.
- Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình nguồn nước trong hồ chứa thủy lợi nhằm chủ động xử lý tình huống, kịp thời điều chỉnh kế hoạch cấp nước khi nguồn nước thay đổi, phục vụ tốt yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân; thường xuyên báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cấp có thẩm quyền về tình hình tổ chức triển khai thực hiện.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Thường xuyên theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng, thủy văn trên địa bàn để chỉ đạo, tổ chức triển khai kịp thời; đẩy nhanh việc kiện toàn, thành lập Tổ chức thủy lợi cơ sở để quản lý, vận hành công trình, điều tiết nước hợp lý hạn chế tranh chấp, chống thất thoát, lãng phí nước.
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước trên địa bàn cụ thể, sát với thực tế, mang tính khả thi phù hợp với các kịch bản về nguồn nước có khả năng xảy ra để kịp thời triển khai các giải pháp phù hợp.
- Chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức kiểm kê nguồn nước từng công trình thủy lợi, khoanh vùng các diện tích có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước, xây dựng kế hoạch tưới cụ thể cho từng vùng; bố trí cơ cấu sản xuất, mùa vụ, thời điểm xuống giống phù hợp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những diện tích thiếu nước; sử dụng các giống cây trồng thích ứng với điều kiện hạn hán.
- Tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên còn lại sau mùa mưa từ ao, hồ, sông suối, kênh mương để cung cấp nước cho sản xuất vụ Đông Xuân, tiết kiệm nguồn nước từ các hồ chứa thủy lợi để dành cung cấp cho vụ sản xuất; thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ Đông Xuân, có kế hoạch phân phối nước hợp lý để đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho các nhu cầu thiết yếu (sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng có giá trị cao...), sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân và vụ mùa năm 2020.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống hạn như: Nạo vét đầu cống lấy nước, kênh mương, khơi thông dòng chảy, đắp đập, bờ bao, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến để tận dụng nguồn nước phục vụ sản xuất; rà soát, khôi phục các công trình chống hạn đã có trước đây để sẵn sàng phòng chống hạn.
- Thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng (tưới theo quy trình “ướt khô xen kẽ”, nhỏ giọt, phun mưa...); chủ động cắt giảm ít nhất 10% lượng nước tưới so với lúc bình thường.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình thiếu nước, khô hạn để người dân biết và chủ động trong việc sử dụng nước tiết kiệm và tích cực phối hợp với các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi điều tiết, sử dụng nước hiệu quả.
- Chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp xã theo dõi sát diễn biến thời tiết để chỉ đạo ứng phó với tình hình hạn hán, thiếu nước.
- Chủ động sử dụng ngân sách của địa phương để thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán.
- Đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình thủy lợi để sớm đưa vào sử dụng phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp; chủ động kiểm tra, sửa chữa, khôi phục hoạt động của các công trình cấp nước tập trung, các giếng, ao; ưu tiên xây dựng các cụm vòi cấp nước tập trung để cấp nước chống hạn.
- Thường xuyên cập nhật về tình hình nguồn nước, hạn hán, và các hoạt động ứng phó, tổng hợp thiệt hại, đề xuất giải pháp chống hạn trên địa bàn gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.
10. Đề nghị các cơ quan đoàn thể tỉnh
Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn TNCSHCM tích cực bám sát địa bàn, vận động, hướng dẫn hội viên, đoàn viên thực hiện tốt các giải pháp sản xuất trong điều kiện hạn hán theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về phát triển sản xuất, an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2020 trên địa bàn tỉnh, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động phối hợp triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức triển khai nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị gửi báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo và đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.