ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 198/KH-UBND |
An Giang, ngày 20 tháng 4 năm 2020 |
CƠ CẤU LẠI NGÀNH DỊCH VỤ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 CỦA TỈNH AN GIANG
Căn cứ Quyết định số 283/QĐ-TTg ngày 19/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 của tỉnh An Giang, với các nội dung sau:
1. Quan điểm
Bám sát chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương, Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), Quyết định số 283/QĐ-TTg ngày 19/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Chú trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo các dị ch vụ cơ bản phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hướng tới hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại, đảm bảo khai thác tốt các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thực hiện cơ cấu lại ngành dịch vụ gắn với cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng dịch vụ công. Bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ và phục hồi môi trường theo mô hình kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Cơ cấu lại ngành dịch vụ theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung nguồn lực phát triển một số ngành dịch vụ tiềm năng, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như: tài chính, ngân hàng, logistic s và vận tải, công nghệ thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, du lịch; tăng cường xuất khẩu dịch vụ, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nâng cao vai trò và tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ trong nền kinh tế và xuất khẩu; tạo việc làm và thu hút đầu tư, góp phần hoàn thành mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế.
Cơ cấu lại ngành dịch vụ gắn với thực hiện đồng bộ những giải pháp trọng tâm và chính sách cụ thể, có thể đo lường kết quả, tác động hiệu quả, kịp thời trên thực tiễn, theo tín hiệu thị trường.
b) Mục tiêu cụ thể
Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 6,85%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế khoảng 49% vào năm 2020. Giai đoạn 2021 - 2025, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt khoảng 8,67%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế khoảng 53,59% vào năm 2025.
Đến năm 2020, tỷ trọng lao động các ngành dịch vụ qua đào tạo có chứng chỉ đạt khoảng 32%. Đến năm 2025, tỷ trọng lao động các ngành dịch vụ qua đào tạo có chứng chỉ đạt khoảng 40%.
Tài chính - ngân hàng: đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel I. Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS. Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 10%; Đến cuối năm 2025, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 8%.
Công nghệ thông tin và truyền thông: đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm. Đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng bình quân 12%/năm. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử trên cơ sở cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, hướng tới nền kinh tế số và xã hội số. Xây dựng Chiến lược truyền th ông quảng bá hình ảnh An Giang ra nước ngoài hướng tới chuyển đổi số cho hoạt động thông tin đối ngoại, sử dụng các công nghệ truyền thông tiên tiến như công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, mạng xã hội, đáp ứng nhu cầu nội dung thông tin của mọi cá nhân có quan tâm đến An Giang về đất nước, con người, ẩm thực, du lịch, thể thao.
Giáo dục - đào tạo và lao động: đến năm 2020, giáo dục nghề nghiệp đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo; bình quân hàng năm đào tạo nghề nghiệp cho khoảng 25.000 người, trong đó: trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm khoảng 10%, khoảng 4% được đào tạo theo c ác ngành, nghề trọng điểm, khoảng 80% có việc làm sau đào tạo. Đến năm 2025, bình quân hàng năm đào tạo nghề nghiệp cho khoảng 20.000 người, trong đó: trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm khoảng 15%; khoảng 7% được đào tạo theo các ngành, nghề trọng điểm; k hoảng 82% có việc làm sau đào tạo. Số lao động qua đào tạo các ngành dịch vụ chiếm khoảng 40% so với số lao động đào tạo nghề nghiệp.
Logistics và vận tải: đến năm 2020, tổng sản lượng vận tải toàn ngành khoảng 2,24 tỷ tấn hàng hóa, và khoảng 12,795 tỷ lượt khách. Đến năm 2025, tổng sản lượng vận tải toàn ngành khoảng 2,91 tỷ tấn hàng hóa, và khoảng 16,634 tỷ lượt khách.
Du lịch: đến năm 2020 thu hút khoảng 200 ngàn lượt khách quốc tế và 9,8 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 7.500 tỷ đồng. Đến năm 2025, thu hút khoảng 400 ngàn lượt khách du lịch quốc tế và 12,5 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 12.000 tỷ đồng.
Y tế: đến năm 2020 đạt 26 giường bệnh và 9 bác sĩ trên 01 vạn dân. Đến năm 2025: Đạt 27 giường bệnh viện và 11 bác sĩ trên 01 vạn dân. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số.
1. Tạo lập môi trường chung cho phát triển các ngành dịch vụ
a) Nội dung: (1) Thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo: Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ; (2) Tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp theo Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
c) Cơ quan phối hợp: các Sở, ban ngành liên quan.
2. Đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng
a) Nội dung: (1) Tổ chức triển khai thực hiện các quy định, hướng dẫn cho các tổ chức tín dụng thực hiện theo từng giai đoạn trong lộ trình triển khai Basel II tại An Giang; (2) Phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo cơ sở nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng; (3) Phát triển, quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế; (4) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, tăng cường đổi mới sáng tạo trong thiết kế và phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; đưa ra cơ chế quản lý thử nghiệm đối với việc phát triển các loại hình dịch vụ công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng; (5) Thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ chủ chốt của cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động quản lý, phát triển, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đảm bảo nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế trên cơ sở hiệu quả, an toàn, bảo mật.
b) Cơ quan chủ trì: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh An Giang.
c) Cơ quan phối hợp: các Sở, ban ngành liên quan.
3. Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông
a) Nội dung: (1) Rà soát, kiến nghị hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ phát triển bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu về hội nhập toàn diện kinh tế quốc tế, bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia; (2) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước gắn với việc đổi mới phương thức điều hành của hệ thống hành chính, tạo sự công khai, minh bạch trong công tác quản lý nhà nước; xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số; (3) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp, trong khai thác và xử lý bưu gửi tại các doanh nghiệp bưu chính, đặc biệt tại doanh nghiệp quản lý mạng bưu chính công cộng nhằm cung ứng dịch vụ chất lượng và hiệu quả cho người sử dụng dịch vụ; (4) Phát triển và thương mại hóa viễn thông 5G; phát triển các ứng dụng và nội dung số trên nền công nghệ viễn thông 5G; (5) Xây dựng chiến lược phát triển hạ tầng viễn thông thụ động giai đoạn 2021 - 2025.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
c) Cơ quan phối hợp: các Sở, ban ngành liên quan.
a) Nội dung: (1) Xây dựng và triển khai hiệu quả Đề án phát triển thương mại trong nước trên địa bàn tỉnh An Giang; (2) Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối với các nền tảng thương mại điện tử quốc tế như Amazon, Alibaba, Rakuten, v.v...
b) Cơ quan chủ trì: Sở Công Thương.
c) Cơ quan phối hợp: các Sở, ban ngành liên quan.
5. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo
a) Nội dung: (1) Rà soát, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong tỉnh, đi đôi với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồn g trong giáo dục phổ thông; (2) Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; (3) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; ứng dụng các mô hình giáo dục, đào tạo mới trên nền tảng công nghệ thông tin như trên internet, trên thiết bị di động (điện thoại thông minh , máy tính bảng); (4) Khuyến khích các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục, đào tạo để nâng cao số lượng và chất lượng giáo dục, đào tạo , nhất là trong các ngành có nhu cầu cao như công nghệ thông tin …; (5) Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo; tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.
c) Cơ quan phối hợp: các Sở, ban ngành liên quan.
a) Nội dung: (1) Sắp xếp, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đảm bảo qu y mô, cơ cấu, hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo, vùng miền, chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng; (2) Chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp; phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng, đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia…
b) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Cơ quan phối hợp: các Sở, ban ngành liên quan.
7. Đối với lĩnh vực logistics và vận tải
a) Nội dung: (1) Phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics cả về hình thức, quy mô, phương thức hoạt động. Tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp logistics liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài khi cung ứng dịch vụ, mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp học hỏi được kinh nghiệm quản lí, phương pháp quản lí hệ thống logistics, có được sự hỗ trợ về mặt tài chính, tiếp cận thị trường rộng lớn hơn; (2) Đầu tư từ ngân sách nhà nước và từ nguồn xã hội hóa về kết cấu hạ tầng đường sông, đường bộ để nâng cấp chất lượng các tuyến đường hiện có, mở rộng mặt đường và tăng tỉ lệ đường được trải nhựa; (3) Hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp vận tải; khuyến khích các doanh nghiệp vận tải ứng dụng công nghệ thông tin trong logistics như các nền tảng giao dịch dịch vụ vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, v.v... cũng như sử dụng sàn giao dịch vận tải vào hoạt động kinh doanh để giảm chi phí.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông vận tải.
c) Cơ quan phối hợp: các Sở, ban ngành liên quan.
8. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ
a) Nội dung: (1) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, sở, ban ngành tỉnh về vai trò của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xác định việc phát huy và phát triển khoa học và công nghệ là một nhiệm vụ trọn g tâm, là một trong những nội dung lãnh đạo quan trọng của người đứng đầu chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở; (2) Thường xuyên quán triệt, đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp thông tin về vai trò nền tảng, động lực và là lực lượng sản xuất trực tiếp của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội, để các cấp, các ngành, doanh nghiệp nhận thức được cơ hội và thách thức trước các xu thế quốc tế, nhất là xu thế hội nhập và phát triển kinh tế tri thức.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
c) Cơ quan phối hợp: các Sở, ban ngành liên quan.
9.1. Nội dung: Xây dựng chương trình quảng bá du lịch An Giang bằng nhiều hình thức và phương tiện truyền thông, đặc biệt tăng cường quảng bá trên mạng internet.
a) Cơ quan chủ trì: Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư.
b) Cơ quan phối hợp: các Sở, ban ngành liên quan.
9.2. Nội dung: (1) Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm tại Quyết định số 103/QĐ-TTg ngày 09/10/2017 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; (2) Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển du lịch, qua đó nâng cao giá trị gia tăng của ngành; (3) Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch theo hướng tiệm cận các bộ tiêu chuẩn du lịch quốc tế; xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch An Giang.
a) Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
b) Cơ quan phối hợp: các Sở, ban ngành liên quan.
a) Nội dung: (1) Thực hiện tốt cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, dược, thiết bị y tế theo Nghị quyết số 19 -NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ; (2) Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế; đẩy nhanh lộ trình thực hiện giá thị trường, tính đúng, tính đủ chi phí hợp lý vào giá dịch vụ y tế; (3) Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch phát triển xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ y tế. Khuyến khích đầu tư phát triển các cơ sở hành nghề y dược ngoài công lập, đặc biệt là các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, các Phòng khám đa khoa tư nhân theo đúng quy định; tăng tỷ lệ giường bệnh của khu vực kinh tế tư nhân; tăng các dịch vụ kiểm nghiệm, kiểm định , kiểm chuẩn do khu vực kinh tế tư nhân cung cấp. Tăng cường thực hiện hiệu quả Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập tại c ác cơ sở y tế công lập; (4) Thúc đẩy việc đầu tư, ứng dụng các giải pháp chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh trên nền tảng công nghệ 4.0 như “Ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác hội chẩn, tư vấn, khám, chữa bệnh từ xa (telehealth) tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, bệnh án điện tử, quản trị bệnh viện bằng công nghệ thông tin, tăng cường ứng dụng phần mềm trong quản lý, sử dụng số liệu thông tin y tế v.v....
b) Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
c) Cơ quan phối hợp: các Sở, ban ngành liên quan.
1. Trên cơ sở những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, các Sở, ban ngành và các đơn vị liên quan cụ thể hóa những nội dung công việc và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
2. Thủ trưởng các Sở, ban ngành và lãnh đạo các đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức kiểm tra kết quả thực hiện những nhiệm vụ được phân công và định kỳ ngày 10 tháng 12 hàng năm báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu cần điều chỉnh, bổ sung những nội dung, nhiệm vụ cụ thể của Kế hoạch , các Sở, ban ngành và các đơn vị liên quan chủ động phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
|
KT.CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.