ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 197/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 5 năm 2021 |
Thực hiện Kế hoạch số 07-KH/TU ngày 18/02/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 92-KL/TW ngày 05/11/2020 của Bộ Chính trị về "tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020" (gọi tắt là Kế hoạch số 07-KH/TU); UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 07-KH/TU trên địa bàn tỉnh, với những nội dung sau:
1. Mục đích: Tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành về hệ thống chính sách xã hội, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng, đối tượng yếu thế, người nghèo, hộ thuộc diện khó khăn và bảo đảm an sinh xã hội cho người dân phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Yêu cầu: Đẩy mạnh tổ chức truyền thông về hệ thống chính sách xã hội trên địa bàn toàn tỉnh; triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo tạo điều kiện cho các đối tượng yếu thế tiếp cận và được thụ hưởng các chính sách, chương trình an sinh xã hội phù hợp trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng:
- Tổ chức triển khai thực hiện kịp thời Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020; tiếp tục thực hiện và đến hết năm 2023 hoàn thành Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh phát sinh sau ngày 31/5/2017 (giai đoạn 3); tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng về việc làm, dạy nghề đối với người có công và thân nhân người có công; bảo đảm trên 99% người có công và gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn.
- Trong năm 2021, giải quyết dứt điểm hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công đủ điều kiện theo quy định tại Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH ngày 20/3/2017 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công.
- Đầu tư, nâng cấp giai đoạn 2 cho cơ sở 2 Trung tâm Điều dưỡng, chăm sóc người có công tỉnh đáp ứng nhu cầu về chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho người có công với cách mạng trong tỉnh; tổ chức điều dưỡng luân phiên và thường xuyên cho người có công theo quy định.
- Hàng năm, đầu tư xây dựng, kịp thời sửa chữa, tôn tạo, nâng cấp hệ thống nghĩa trang liệt sỹ, các công trình ghi công liệt sỹ đảm bảo ổn định, lâu dài nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Năm 2023, hoàn thành việc điều chỉnh đối với mộ liệt sĩ không có thông tin thành “Mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin” theo quy định.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hiện chưa được quy tập.
- Hàng năm, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người có công với cách mạng; đẩy mạnh thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Xã, phường làm tốt công tác thương binh liệt sỹ và người có công”; huy động mọi nguồn lực trong xã hội, cộng đồng cùng Nhà nước chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công và gia đình người có công.
2. Về chính sách giảm nghèo, bảo trợ xã hội:
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025; đề xuất chính sách hỗ trợ đặc thù của tỉnh đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo giai đoạn 2021-2025; huy động, lồng ghép các nguồn lực hợp pháp cho công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; phấn đấu đến cuối năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều bình quân toàn tỉnh giảm còn 2,0% - 2,2%; duy trì và triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo chung và chính sách giảm nghèo đặc thù của tỉnh.
- Thực hiện hiệu quả các quy định của Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội và các chính sách trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2020 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 01/7/2021, thay thế Nghị định số 136/2013/NĐ-CP), bảo đảm 100% các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội được thụ hưởng chính sách trợ giúp xã hội và các chính sách phúc lợi xã hội liên quan theo quy định hiện hành; thực hiện tốt công tác cứu trợ đột xuất, bảo đảm 100% người dân trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, thiếu đói được trợ giúp đột xuất kịp thời.
- Phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đa dạng, linh hoạt cả về chất lượng và số lượng theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu và khả năng tiếp cận của các nhóm đối tượng, nhất là đối tượng yếu thế, người dân tộc thiểu số. Phát triển mạng lưới dịch vụ chăm sóc xã hội tại cộng đồng theo hướng xây dựng Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi chất lượng cao, Cơ sở cai nghiện ma túy thực hiện chức năng tự nguyện. Phát triển đội ngũ làm công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Tổng kết, nhân rộng các mô hình chăm sóc, trợ giúp xã hội ngoài công lập.
- Hiện đại hóa hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh. Xây dựng mã số an sinh xã hội cho người dân Huế; Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả các chế độ, chính sách an sinh xã hội theo nhiều phương thức hiện đại, tiện lợi, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán hiện đại của nền kinh tế số. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thống nhất số hóa cơ sở dữ liệu; có cơ chế quản lý, cập nhật, khai thác, chia sẻ dữ liệu và thông tin về chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
3. Về chính sách việc làm, dạy nghề:
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hút đầu tư để tạo việc làm; phát triển thị trường lao động, doanh nghiệp, doanh nhân và thực hiện tốt chính sách tín dụng nhằm tạo việc làm thông qua hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm và từ các tổ chức tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giao dịch việc làm, hỗ trợ phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh công tác dự báo và thông tin thị trường lao động; Đẩy mạnh việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua việc triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp khi đến đầu tư về lao động trên địa bàn tỉnh, khi cấp phép đầu tư cho nhà đầu tư đề nghị làm việc với ngành lao động để xác định vị trí việc làm và số lượng lao động phù hợp.
- Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% - 75%; trung bình hằng năm giải quyết việc làm mới trên 16.600 lao động.
- Tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp; phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt, chuẩn hóa, hiện đại hóa với nhiều phương thức và trình độ đào tạo nghề nghiệp, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
- Tập trung nguồn lực đầu tư một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, ngành, nghề trọng điểm đã được quy hoạch theo các cấp độ (quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia) và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên ngành, các nhóm đối tượng đặc thù. Khuyến khích thành lập mới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp của doanh nghiệp và có vốn đầu tư nước ngoài.
- Quan tâm đến công tác đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm góp phần tạo thu nhập cho người lao động;
- Triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, phù hợp, đa dạng, hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân; nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với khu vực nông nghiệp, lao động phi chính thức; làm thay đổi nhận thức và thói quen của người dân tham gia bảo hiểm xã hội.
- Tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật về bảo hiểm xã hội; bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo, xây dựng và nâng cao chất lượng xã hội học tập, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và phổ thông; triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng đối tượng là người nghèo, người cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành cho học sinh, sinh viên, tạo nguồn lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tạo sự gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; đẩy mạnh xã hội hóa, có cơ chế thu hút các doanh nghiệp, xã hội đầu tư nguồn lực cho phát triển hệ thống giáo dục.
- Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện tốt Kết luận số 51-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương đảng khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Mở rộng, tăng cường các chế độ hỗ trợ, nhất là đối với học sinh thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở xã, thôn đặc biệt khó khăn để đảm bảo phổ cập giáo dục bền vững. Nâng cao chất lượng học sinh trong các trường dân tộc nội trú, mở rộng mô hình trường bán trú; xây dựng và củng cố nhà trẻ trong vùng nông thôn. Phấn đấu đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có 94,6% trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia, 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày.
6. Về y tế, chăm sóc sức khỏe:
- Tiếp tục thực hiện đồng bộ chiến lược quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ở cơ sở, nhất là ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh; cung ứng đủ thiết yếu. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 98,0%; 50% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
- Tiếp tục triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, nhất là tiêm chủng mở rộng; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; phòng, chống lao và HIV/AIDS.
- Phấn đấu trên 95% trẻ dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn dưới 6,7%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi còn dưới 9,3% vào năm 2025; 100% trạm y tế có bác sỹ làm việc vào năm 2025; 100% thôn có nhân viên y tế thôn bản hoạt động đối với các thôn hoặc xã đặc biệt khó khăn sử dụng cô đỡ thôn bản làm y tế thôn.
- Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030; áp dụng cơ chế hỗ trợ, ưu đãi chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; tạo điều kiện cho các tổ chức kinh doanh tham gia thực hiện các dự án phát triển nhà ở xã hội.
- Phấn đấu đạt diện tích sàn nhà ở bình quân đến năm 2025 đạt 26m2 sàn/người và đến năm 2030 đạt 30,48 m2 sàn/người”
- Tiếp tục thực hiện lồng ghép các nội dung, nhiệm vụ CTMTQG xây dựng nông thôn mới và Nghị quyết số 116/NQ-HĐND ngày 13/11/2020 của HĐND tỉnh để bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường ở các vùng dân cư nông thôn, đặc biệt quan tâm bà con dân tộc thiểu số, miền núi.
- Phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ gia đình được sử dụng nước sạch ở đô thị và nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở nông thôn đạt gần 100% dân số theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị.
9. Về đảm bảo thông tin-truyền thông:
- Đẩy mạnh thực hiện Chương trình đưa thông tin về cơ sở; củng cố và phát triển mạng lưới thông tin cơ sở, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
- Tăng cường công tác thông tin truyền thông đến người dân nghèo. Phấn đấu duy trì 100 % tỷ lệ phủ sóng phát thanh và truyền hình; 76,5% xã có Bưu điện văn hóa xã; 100% tỷ lệ phủ sóng điện thoại di động và kết nối internet đến tận thôn, bản trên địa bàn toàn tỉnh.
- 100% xã có Trang thông tin điện tử cung cấp thông tin của địa phương cho người dân.
- 100% dịch vụ hành chính công đảm bảo đủ điều kiện để cung cấp trực tuyến, đồng thời cung cấp dịch vụ bưu chính công ích cho các tổ chức, người dân sử dụng.
- Phấn đấu dần dần thay thế hệ thống truyền thanh cấp xã có dây và không dây đã hư hỏng hoặc sử dụng tần số hết hạn cấp phép sang hệ thống truyền thanh thông minh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông vào hoạt động nhằm cung cấp kênh truyền qua loa truyền thanh và trên ứng dụng di động.
- Phấn đấu mở rộng mạng lưới các giải pháp không thanh toán bằng tiền mặt đến người dân, đưa hình thức thanh toán Mobi Money vào để thanh toán các đơn hàng có giá trị nhỏ.
- Phổ biến đến 100% người dân có máy điện thoại di động thông minh được cài đặt và sử dụng Hue-S để nắm bắt thông tin và sử dụng các dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh.
- Tiếp tục quan tâm đầu tư, xây dựng các thiết chế văn hóa; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các nhân tố tích cực trong các Lễ hội của địa phương; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; nâng cao chất lượng danh hiệu gia đình văn hóa; khu dân cư văn hóa trên địa bàn tỉnh.
- Phấn đấu đến năm 2025, có 95% khu dân cư đạt chuẩn và giữ vững khu dân cư văn hóa, có 95% gia đình đạt chuẩn văn hóa.
1. Kinh phí thực hiện được bố trí từ các nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương trong giai đoạn 2021-2025.
2. Nguồn Ngân sách tỉnh bố trí hàng năm theo quy định;
3. Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao; các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị, địa phương mình để triển khai thực hiện đạt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Cơ quan chủ trì thực hiện Kế hoạch, có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan phối hợp triển khai thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách an sinh xã hội; tham mưu, hướng dẫn thực hiện kịp thời, đảm bảo an sinh xã hội đối với người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm, bảo hiểm xã hội.
b) Tham mưu UBND tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn;
c) Tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết giữa kỳ thực hiện Kế hoạch (02 năm), tổng kết thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm trước ngày 05/12 báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan vận động, tham mưu phân bổ nguồn lực các chương trình, dự án để thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.
3. Sở Tài chính: Tham mưu bố trí kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; tham mưu phân bổ kinh phí để thực hiện các chính sách an sinh xã hội kịp thời, phát huy hiệu quả.
4. Sở Y tế: Tham mưu triển khai các chương trình, đề án về y tế; cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các tuyến cơ sở; quan tâm ưu tiên các xã, thôn có điều kiện về kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tham mưu xây dựng hệ thống mạng lưới hỗ trợ tư vấn chuyên môn ở tuyến trạm y tế nhằm phát triển dịch vụ phục chăm sóc y tế toàn diện cho người dân, nhất là các đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch liên quan đến ngành đang quản lý.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Triển khai thực hiện các chương trình, đề án về giáo dục - đào tạo trên địa bàn. Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch liên quan đến ngành đang quản lý.
6. Sở Thông tin và Truyền thông: Thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về thông tin, truyền thông theo Kế hoạch. Hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về hoạt động đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội, về đảm bảo an sinh xã hội và công tác triển khai thực hiện các chính sách về an sinh xã hội trên địa bàn.
7. Sở Xây dựng: Thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về phát triển nhà ở theo chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.
8. Sở Văn hóa, Thể thao: Tham mưu xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa; triển khai có hiệu quả “phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh.
9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu thực hiện các dự án cấp nước sạch nông thôn, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về nước sạch trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch đề ra.
10. Ban Dân tộc: Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
11. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh: Thực hiện tốt công tác giải ngân các nguồn vốn vay cho các nhóm đối tượng có nhu cầu vay vốn; trong đó quan tâm đến việc cho vay giải quyết việc làm, vốn vay cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, sinh viên và vay xuất khẩu lao động.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;
b) Bố trí ngân sách và tăng cường huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch của địa phương; tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chế độ, chính sách trên địa bàn, bảo đảm không bỏ sót đối tượng thuộc diện thụ hưởng trợ giúp xã hội;
c) Báo cáo kết quả thực hiện chính sách an sinh xã hội theo định kỳ trước ngày 30/11 hàng năm và đột xuất cho UBND tỉnh theo yêu cầu (thông qua Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổng hợp); tổ chức sơ kết giữa kỳ và tổng kết kết quả thực hiện Kế hoạch.
13. Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức thành viên: Chủ động phối hợp tham gia phổ biến, thực hiện, vận động các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia và giám sát việc thực hiện các nội dung nêu tại Kế hoạch.
1. Căn cứ vào Kế hoạch này UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế, các sở, ban ngành liên quan chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện cụ thể, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/6/2021; định kỳ hàng năm trước ngày 30/11 báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện của các sở, ngành, địa phương về các nội dung của Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện hàng năm trước ngày 05/12 và báo cáo sơ kết giữa kỳ (02 năm), tổng kết 05 năm thực hiện Kế hoạch.
3. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để kịp thời giải quyết./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.