ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 190/KH-UBND |
Cần Thơ, ngày 16 tháng 9 năm 2021 |
PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Năm 2021, trong điều kiện hết sức khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thành phố và các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, thiệt hại do dịch bệnh gây ra rất đáng lo ngại, đặc biệt là đối với doanh nghiệp, các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục tạm dừng; việc làm, thu nhập của người lao động, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn; công tác giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội cũng phát sinh nhiều vấn đề mới, cần hết sức quan tâm.
Sau thời gian nỗ lực, tập trung thực hiện nhiều giải pháp khống chế dịch bệnh, triển khai kế hoạch tiêm ngừa trong cộng đồng dân cư, đến nay, tình hình dịch bệnh ở một số địa bàn quận, huyện đã cơ bản được kiểm soát. Thành phố đang dần mở rộng vùng xanh, thu hẹp vùng đỏ, phấn đấu trở về trạng thái bình thường mới. Để khôi phục dần hoạt động của các ngành, lĩnh vực, tổ chức lại sản xuất, góp phần khôi phục kinh tế trong những tháng cuối năm, đồng thời đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế tại thành phố Cần Thơ, cụ thể như sau:
- Thúc đẩy phục hồi kinh tế.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo tiêu chí của Bộ Y tế và của thành phố; qua đó, góp phần ổn định kinh tế, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh khi dịch được kiểm soát, đảm bảo thu ngân sách và chi thường xuyên.
- Đảm bảo an sinh xã hội, việc làm, chăm sóc sức khỏe và đời sống cho nhân dân.
- Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, sức khỏe, tính mạng con người, đi đôi với việc phục hồi kinh tế, giải quyết việc làm và an sinh xã hội.
- Từng bước kiểm soát tốt dịch bệnh trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội.
- Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin cho toàn dân.
- Giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội.
- Từng bước phục hồi nền kinh tế, nối lại các chuỗi sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, đình trệ, đứt gãy; khơi thông dòng chảy nguồn lực trong các thị trường của nền kinh tế, theo hướng giảm thiểu, tiến tới không lây lan dịch bệnh trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Làm với tinh thần không nóng vội, cũng không quá thận trọng, cứng nhắc, quá trình làm thì theo dõi, uốn nắn, sửa chữa.
1. Giai đoạn 1: từ nay đến cuối năm 2021.
* Từ nay đến ngày 18/9/2021:
- Xác định những ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn được phép hoạt động trở lại:
+ Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (thiết yếu; xuất khẩu; phục vụ sản xuất đời sống).
+ Nông nghiệp: 04 huyện và các phường vùng xanh của quận.
+ Xây dựng cơ bản: Đầu tư công hoạt động trở lại 100%; Đầu tư ngoài ngân sách: khuyến khích, nhưng phải có Đề án đảm bảo phòng dịch.
- Chính quyền thành phố (sở, ngành) và quận, huyện làm việc và tính toán với các chủ doanh nghiệp, các thành phần kinh tế để hướng dẫn, hỗ trợ các chu doanh nghiệp, các thành phần kinh tế xây dựng các Đề án hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
* Từ ngày 18/9/2021 đến cuối năm 2021:
- Vừa làm, vừa theo dõi, uốn nắn, kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm và đề ra các nhiệm vụ tiếp theo, trên cơ sở kết quả thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch của ngành y tế, tiến tới khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp, các ngành theo dõi, hỗ trợ, khắc phục khó khăn, tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp.
2. Giai đoạn 2: từ ngày 01/01/2022 trở đi.
- Đánh giá các nội dung đã triển khai trong giai đoạn 1.
- Rút kinh nghiệm, đề ra các nhiệm vụ tiếp theo.
- Tiến tới khôi phục hoàn toàn nền kinh tế.
IV. ĐỊNH HƯỚNG MỞ CỬA CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
- Cho phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được hoạt động khi bảo đảm các điều kiện an toàn trong phòng, chống dịch.
- Việc mở cửa được thực hiện theo lộ trình, tăng dần tỷ lệ.
- Sở Công Thương chủ trì làm đầu mối phối hợp với các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai hướng dẫn quy trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh chi tiết, phù hợp từng giai đoạn, trên cơ sở kiểm soát tốt dịch bệnh theo hướng tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế linh hoạt, tự chủ, mà vẫn đám bao an toàn phòng, chống dịch; Theo dõi nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế để kịp thời tháo gỡ khó khăn.
- Sở Xây dựng chủ trì làm đầu mối phối hợp các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai hướng dẫn quy trình tổ chức triển khai thi công các công trình, dự án.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì làm đầu mối phối hợp các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai hướng dẫn quy trình tổ chức sản xuất nông nghiệp và cung ứng, tiêu thụ hàng hóa nông sản.
- Sở Y tế chủ trì, phối hợp các ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện;
+ Hướng dẫn các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong công tác xây dựng Đề án phòng, chống dịch.
+ Kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện, để uốn nắn, nhắc nhở hoặc tạm ngừng hoạt động, nếu không đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
V. CÁC GIẢI PHÁP CẦN TẬP TRUNG THỰC HIỆN NGAY
1. Giao Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Sở Y tế:
+ Cập nhật thông tin vào hệ thống thông tin tiêm chung của quốc gia, phục vụ cho việc theo dõi chứng nhận ngừa Covid-19 trên Sổ Sức khỏe điện tử, thuận tiện cho việc kiểm soát lao động của thành phố và các địa phương khác.
+ Chuẩn bị mọi điều kiện để ban hành “Giấy thông hành vắc-xin điện tử” cho những người đủ tiêu chuẩn, để kiểm soát cho việc di chuyển và tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Thực hiện kịp thời công tác thông tin tuyên truyền về kế hoạch phục hồi phát triển kinh tế của thành phố; Theo dõi, đánh giá hiệu quả của công tác truyền thông trong phòng, chống dịch Covid-19, để qua đó, kịp thời đưa thông tin đến với mọi người dân, doanh nghiệp một cách để hiểu, để tiếp cận nhất. Vừa tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, doanh nghiệp, vừa phổ biến nhanh các chủ trương, chính sách của thành phố đến với mọi người dân, doanh nghiệp.
- Phối hợp với Sở Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong việc kết nối sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với các nền tảng kinh doanh, thương mại điện tử.
- Phối hợp và hướng dẫn (ban hành quy định, quy trình) an toàn phòng, chống dịch trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Quy định biện pháp xử lý khi phát sinh F0, F1 tại các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (kể cả đối với F0, F1 đã tiêm vắc-xin và chưa tiêm).
- Đề xuất kế hoạch hoàn thành tiêm vắc-xin Mũi 1 cho các đối tượng tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khi thành phố được phân bổ vắc-xin.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lưu trữ, chia sẻ kết quả xét nghiệm, tiêm vắc-xin thông qua ứng dụng điện thoại, QR Code.
- Đề xuất việc cho phép doanh nghiệp toàn quyền chủ động và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm nguồn, tổ chức tiêm vắc-xin....
- Phối hợp với Sở Y tế tham mưu ban hành quy định an toàn hoạt động các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Tham mưu lựa chọn thứ tự ưu tiên các ngành nghề được mở lại sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (lưu ý ưu tiên các ngành nghề thiết yếu; các ngành nghề duy trì chuỗi cung ứng liền mạch; các loại ngành nghề phục vụ đời sống, vật tư cho sản xuất và xuất khẩu).
- Xây dựng lộ trình từng bước trong việc mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Hướng dẫn an toàn kinh doanh, mua bán cho các hộ kinh doanh cá thể và mua bán nhỏ (cho phép mở lại, nhưng đảm bảo phòng dịch - đây là những thành phần dễ bị tổn thương).
4. Giao Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội
Duy trì thường xuyên các hoạt động giao dịch việc làm để đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp. Tổng hợp tham mưu các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong huy động nguồn nhân lực và các nội dung khác có liên quan theo chức năng nhiệm vụ.
- Tham mưu giải pháp điều phối hoạt động tại các điểm tập kết hàng hóa, các bến xe, bến cảng, để nhanh chóng giải phóng lượng hàng tồn tại các bãi tập kết và duy trì giao thông hàng hóa.
- Rà soát các quy định hiện có, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong vận chuyển hàng hóa liên tỉnh, nội bộ thành phố, tăng cường phòng, chống dịch tại điểm xuất phát, điểm đến.
6. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan và CBND quận, huyện tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 07 tháng 9 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/03/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
- Nghiên cứu triển khai gói tín dụng với mức lãi suất hỗ trợ tốt nhất dành cho các doanh nghiệp tổ chức sản xuất, phân phối hàng thiết yếu, nhằm bình ổn thị trường, đảm bảo cuộc sống người dân và phục vụ nhu cầu dự trù phòng, chống dịch.
Đề xuất chuyển đổi tối đa những thủ tục, chứng từ cho công tác xuất nhập khẩu sang hệ thống điện tư.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo ngay việc phát triển sản xuất đồng bộ, đa dạng cây trồng, vật nuôi, nhất là thu hoạch vụ lúa Thu Đông, chuẩn bị cho vụ Đông Xuân; đẩy mạnh phát triển rau màu, vườn cây ăn trái; kịp thời, tái đàn các loại gia súc, gia cầm ngay từ bây giờ, để phục vụ và cung ứng kịp thời, đầy đủ cho tiêu dùng, nhất là dịp lễ, tết, cuối năm.
- Chủ trì, phối hợp với ngành công thương, giao thông vận tải và các quận, huyện liên kết, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm, hàng hóa nông nghiệp, giúp bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm có lãi.
- Hỗ trợ kỹ thuật, con giống... cho sản xuất, nuôi, trồng; phối hợp với các ngân hàng hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp.
Chịu trách nhiệm và quản lý lao động; xây dựng và thực hiện nghiêm các nhiệm vụ về phòng, chống dịch; chủ động trong các công việc về phòng, chống dịch.
Xây dựng đề án, phương án sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định, phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu khôi phục sản xuất theo lộ trình của thành phố, hướng tới khôi phục hoàn toàn năng lực sản xuất, kinh doanh, trình cấp thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở tổ chức thực hiện.
VI. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DÀI HẠN
a) Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Cần Thơ:
- Phối hợp với Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam - thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Cần Thơ nghiên cứu, kiến nghị cụ thể về cơ chế tài chính hỗ trợ phù hợp với tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, để hỗ trợ đúng đối tượng và hiệu quả; đặc biệt, quan tâm chính sách giảm lãi suất cho vay... nhằm chia sẻ khó khăn, giúp doanh nghiệp phục hồi, phát triển và đóng góp trở lại cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh các chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, chương trình bình ổn giá; nắm bắt khó khăn và kịp thời tháo gỡ, đặc biệt là các thủ tục về tín dụng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận các nguồn vốn và chính sách mới của Trung ương và thành phố.
b) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và tham mưu thành phố ban hành Chương trình nhịp cầu đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp.
2. Giải pháp hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí và chăm lo đời sống người lao động
a) Cục Thuế thành phố:
- Chủ động triển khai đến doanh nghiệp kịp thời các chính sách hỗ trợ của Chính phủ về miền giảm thuế gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất.
- Theo dõi và chủ động nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị Chính phủ về chính sách miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phát sinh thực tế trên địa bàn thành phố.
b) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố:
- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các Khu Chế xuất và công nghiệp Cần Thơ, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan có liên quan tiếp tục cập nhật, đánh giá tình hình khó khăn của các doanh nghiệp, người lao động, thực hiện các chính sách hỗ trợ theo đúng quy định (Nghị quyết số 68/NQ-CP).
- Hỗ trợ giải quyết việc làm.
- Kết nối với các doanh nghiệp tìm kiếm và giới thiệu người lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp.
3. Giải pháp hỗ trợ mở rộng thị trường
a) Giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan có liên quan:
- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, kênh thương mại trực tuyến (trong và ngoài nước), tìm kiếm thị trường (trong và ngoài nước).
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường các chương trình quảng bá tiêu thụ sản phẩm nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm ra nước ngoài, chú trọng hoạt động kết nối sản phẩm của doanh nghiệp vào các kênh phân phối trong và ngoài nước.
- Tổ chức các chuỗi sự kiện tuần lễ sản phẩm doanh nghiệp thành phố tại thành phố và các địa phương khác trong nước, để hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa nội địa, kết nối chuỗi giá trị, vùng nguyên liệu, kênh phân phối nội địa.
- Tăng cường cung cấp thông tin xuất khẩu, thông tin đầu tư cho doanh nghiệp, nhà đầu tư thông qua các cổng thông tin (hiện có) của thành phố và các phương tiện truyền thông khác.
- Tổ chức các chuỗi hội nghị, hội thao, diễn đàn xuất khẩu, tọa đàm về thông tin thị trường, chọn lọc sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực của thành phố để tham gia các hoạt động xúc tiến xuất khẩu.
- Chủ động mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào thành phố Cần Thơ.
b) Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm thành phố và các cơ quan có liên quan:
- Nghiên cứu, đề xuất thành lập chuỗi phân phối sản phẩm trên địa bàn thành phố, hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa nội địa, kết nối chuỗi giá trị, vùng nguyên liệu, cung cấp các mặt hàng chất lượng cao và mở rộng thị trường, kênh phân phối nội địa.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước và các sản thương mại điện tử nước ngoài lớn, có uy tín.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình bình ổn thị trường.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối thị trường, trên cơ sở nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp.
c) Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt sản xuất nông nghiệp, nhất là các sản phẩm nông nghiệp thiết yếu, phục vụ nhu cầu đời sống, không để tình trạng khan hiếm lương thực, thực phẩm, rau màu, nhất là vào dịp cuối năm.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, cung ứng kịp thời các loại giống cây, con, không để bị động.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương kết nối với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp; tăng cường quảng bá các sản phẩm nông nghiệp.
- Tổ chức các điểm thu mua và vận chuyển kịp thời các sản phẩm nông nghiệp.
1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện phối hợp triển khai các nhiệm vụ được giao. Hướng dẫn việc triển khai các quy định cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, xây dựng Đề án và kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bố trí nhân sự một cách chủ động để áp dụng kể từ ngày 18/9/2021.
Trong quá trình triển khai, các ngành, các cấp chủ động nắm tình hình, phản ánh khó khăn vướng mắc về lãnh đạo thành phố để khẩn trương có giải pháp xử lý, các vấn đề gì thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền thì sở, ban, ngành, quận, huyện chủ động giải quyết hoặc phối hợp giải quyết.
2. Giao Sở Tư pháp phối hợp thực hiện, góp ý, thẩm định các văn bản liên quan đến các chính sách của thành phố.
3. Giao Sở Tài chính chủ động tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách thành phố đối với những nhiệm vụ có phát sinh chi phí tổ chức thực hiện.
4. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện của các sở, ban, ngành và các quận, huyện, báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo giải quyết.
Trên đây là Kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế tại thành phố Cần Thơ, yêu cầu Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.