ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 179/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2021 |
Thực hiện Chương trình số 01-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị Thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”; Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 01/6/2021 của UBND Thành phố về “Cải cách hành chính nhà nước của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch Cải thiện, nâng cao Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 như sau:
1. Mục đích
- Cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI của Thành phố giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu Chỉ số PAPI của Thành phố trung bình mỗi năm tăng ít nhất 05 bậc; đến năm 2025, Thành phố đứng trong nhóm các tỉnh/thành phố đạt mức Trung bình (nhóm 3); các Chỉ số nội dung và Nội dung thành phần tăng tương ứng; góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của Kế hoạch Cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của Thành phố giai đoạn 2021 - 2025.
- Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của các cấp chính quyền Thành phố, đặc biệt là cấp cơ sở.
- Phát huy sự tham gia của Nhân dân vào quá trình xây dựng, thực thi và giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch được triển khai rộng khắp tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các sở, ban, ngành Thành phố; nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn; nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thành phố.
- Nội dung của Kế hoạch thống nhất với Kế hoạch CCHC; các Kế hoạch về cải thiện, nâng cao các Chỉ số liên quan đến CCHC: Chỉ số CCHC (PAR Index); Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index), Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Phòng chống tham nhũng cấp tỉnh (PACA Index).
1. Công tác thông tin, tuyên truyền
a) Thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Chỉ số PAPI; kết quả hàng năm; những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong việc cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI của Thành phố. Thông tin, tuyên truyền nội dung của Kế hoạch cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch hàng năm của Thành phố; nhiệm vụ của các cấp chính quyền và của từng cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện. Quá trình thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền PAPI gắn với việc thực hiện Kế hoạch số 145/KH-UBND ngày 14/6/2021 của UBND Thành phố về thông tin, tuyên truyền CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2025.
b) Thông tin, tuyên truyền về kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và địa phương; quan điểm, thái độ quyết tâm, những nỗ lực của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn, cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền. Khuyến khích người dân phát huy vai trò, quyền lợi và trách nhiệm đóng góp ý kiến, động viên, cổ vũ, giám sát chính quyền trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nhằm cải thiện các Chỉ số nội dung thuộc Chỉ số PAPI
a) Chỉ số nội dung “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở”
- Phổ biến đầy đủ các chính sách của Nhà nước, quy định của Thành phố, cơ sở, đặc biệt chú trọng những nội dung liên quan quyền lợi, nghĩa vụ, vấn đề mật thiết tới sinh kế của người dân; thường xuyên tuyên truyền nội dung Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH1 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa X về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; cung cấp thông tin về hoạt động của chính quyền, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, bộ phận chuyên môn, các vị trí lãnh đạo, quản lý của địa phương.
- Tăng cường sự tham gia của người dân đối với các hoạt động tại cộng đồng, tạo điều kiện cho người dân tham gia các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, hội, nhóm, câu lạc bộ... theo quy định của pháp luật; vận động người dân trực tiếp tham gia và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ bầu cử các cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện cho người dân ở các cấp; Quốc hội, HĐND các cấp, thôn/tổ dân phố.
- Thực hiện đầy đủ về quy trình; tổ chức nghiêm túc, chu đáo; đảm bảo dân chủ, công khai, chất lượng, đúng quy định trong công tác bầu cử trưởng thôn/tổ dân phố.
- Đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, tự nguyện; đảm bảo quyền được bàn bạc, đóng góp ý kiến, quyết định của người dân khi đóng góp các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, xây dựng, sửa chữa công trình công cộng. Đảm bảo quyền kiểm tra, giám sát của người dân trong quá trình sử dụng các khoản đóng góp, thông qua Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng...
b) Chỉ số nội dung “Công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách”
- Thực hiện tốt trách nhiệm cung cấp thông tin khi người dân có nhu cầu. Các cơ quan, đơn vị, địa phương cập nhật thông tin về chính sách pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực phụ trách; phạm vi quản lý trên trang thông tin điện tử, bảng thông báo, bảng tin công khai; Bộ phận Tiếp công dân, Bộ phận tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp, giải thích, giải đáp thông tin khi người dân yêu cầu.
- Thực hiện điều tra, rà soát, bình xét và công nhận hộ nghèo hàng năm đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, thời gian, cách thức và đối tượng áp dụng. Công khai danh sách hộ nghèo tại trụ sở UBND cấp xã, điểm sinh hoạt cộng đồng tại thôn, tổ dân phố, khu dân cư...đảm bảo quy định về thời gian công khai, nội dung công khai, địa điểm công khai. Công khai, chủ động phổ biến kịp thời những thông tin về chính sách xã hội đối với người nghèo để Nhân dân biết, Nhân dân bàn, giám sát thực hiện.
- Thực hiện theo đúng quy định về công khai ngân sách cấp xã và các hoạt động tài chính khác ở xã, phường, thị trấn. Đảm bảo nội dung công khai chi tiết, cụ thể; hình thức công khai theo đúng quy định; vị trí niêm yết công khai thuận tiện để người dân dễ tiếp cận, nắm bắt và thực hiện giám sát.
- Thực hiện đúng quy định về việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương; tiếp thu, giải trình đầy đủ về các ý kiến đóng góp của người dân; công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảng giá đất hiện hành, khung giá đất đền bù khi thu hồi đất. Sử dụng đúng mục đích đối với đất thu hồi.
c) Chỉ số nội dung “Trách nhiệm giải trình với người dân”
- Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, củng cố sự tin tưởng, tín nhiệm của người dân đối với của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đại biểu HĐND cấp xã, đại diện các tổ chức đoàn thể cấp xã; trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.
- Nâng cao trách nhiệm giải trình của chính quyền các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân; tiếp thu, phúc đáp, phản hồi, giải quyết có hiệu quả những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố giác, tố cáo của người dân.
- Phối hợp hiệu quả với các cấp Tòa án nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng xét xử; phối hợp với các cơ quan tư pháp địa phương tư vấn, hỗ trợ người dân khi có tranh chấp dân sự.
d) Chỉ số nội dung “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm những sai phạm trong việc sử dụng ngân sách, công quỹ tại địa phương; trong quá trình giải quyết thủ tục việc cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chứng thực cho người dân.
- Tích cực, chủ động triển khai các biện pháp, giải pháp phòng ngừa tiêu cực, chống tham nhũng trong hoạt động công vụ trong lĩnh vực y tế, giáo dục; nâng cao tinh thần phục vụ, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, công vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế và giáo viên cấp tiểu học.
- Tiếp tục thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức, viên chức, người lao động vào cơ quan nhà nước; thực hiện công khai, minh bạch trong tuyển dụng và các công tác khác về quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước.
- Tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước ở tất cả các cấp, các ngành; giám sát chặt chẽ các khoản chi từ ngân sách nhà nước, bảo đảm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng nguồn thu sự nghiệp. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị. Công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, công khai hình thức, mức độ xử lý các tập thể, cá nhân sai phạm để người dân biết, thực hiện giám sát. Tăng cường các kênh tiếp nhận thông tin, nắm bắt ý kiến, phản ánh, kiến nghị của người dân đối với chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính, của công chức; có cơ chế bảo vệ người dân khi thực hiện việc tố cáo hành vi tham nhũng.
e) Chỉ số nội dung “Thủ tục hành chính công”
- Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức tại các cơ quan hành chính nhà nước. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC cho người dân, tổ chức; tăng số lượng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC, về chất lượng phục vụ của cán bộ, công chức liên quan việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả TTHC cho người dân, tổ chức.
- Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính, tập trung ở các TTHC: chứng thực, xác nhận của chính quyền cấp xã; cấp giấy phép xây dựng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
g) Chỉ số nội dung “Cung ứng dịch vụ công”
- Tăng cường tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế (BHYT); thực việc cải cách TTHC trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, từ khâu cấp phát thẻ đến thanh toán chế độ bảo hiểm y tế; nâng cao tỷ lệ người dân có bảo hiểm y tế; có chính sách hỗ trợ BHYT cho người nghèo; đảm bảo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi; nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh của mạng lưới y tế công lập tuyến huyện.
- Nâng cao chất lượng giáo dục bậc tiểu học: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa, tiên tiến và từng bước hiện đại; xây dựng, thực hiện kế hoạch đầu tư các trường trong các khu đô thị hóa còn thiếu. Củng cố kỷ cương, dân chủ trong nhà trường, xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện, không bạo lực, không lạm thu; bồi dưỡng đạo đức, tác phong của đội ngũ quản lý, giáo viên trong nhà trường. Thực hiện khảo sát đo lường sự hài lòng của phụ huynh học sinh và người dân đối với chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học.
- Đầu tư, củng cố, cải thiện cơ sở hạ tầng căn bản, đáp ứng nhu cầu của người dân: Đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội; phấn đấu chỉ tiêu điện năng thương phẩm bình quân đầu người đến năm 2025 khoảng 3.000 Kwh/người/năm. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông, đầu tư hệ thống giao thông khu vực nông thôn; cải thiện rõ nét tình trạng ùn tắc trong nội đô. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện duy trì vệ sinh môi trường và quản lý vận hành các khu xử lý chất thải; đảm bảo tỷ lệ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt đô thị, nông thôn trong ngày. Đảm bảo 100% khu vực dân cư trên địa bàn Thành phố đủ nước sạch để sinh hoạt.
- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm; tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.
h) Chỉ số nội dung “Nghiêm túc trong bảo vệ môi trường”
- Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, tập trung tại các khu công nghiệp, các làng nghề, các doanh nghiệp, nhà máy; kiên quyết xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; kiểm soát và xử lý kịp thời, giảm thiểu tối đa tác động xấu từ các sự cố môi trường trên địa bàn Thành phố.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn Thành phố: giảm thiểu nguồn phát sinh khí thải độc hại, bụi mịn; giảm thiểu phát thải; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường không khí Thủ đô.
- Tăng cường kiểm soát, từng bước giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm môi trường nước sông, hồ. Đầu tư xây dựng hệ thống công trình thu gom, xử lý nước thải quy mô lớn, tập trung ở khu, cụm công nghiệp, làng nghề. Tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm đối với các vi phạm của các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế... trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước.
i) Chỉ số nội dung “Quản trị điện tử”
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Cổng giao tiếp điện tử của Thành phố (https://hanoi.gov.vn); thực hiện đầy đủ việc lấy ý kiến người dân về dự thảo chính sách, pháp luật trên Cổng; cập nhật đầy đủ, chi tiết thông tin về TTHC. Nghiên cứu cải tiến về chức năng, giao diện theo hướng khoa học, dễ sử dụng khi tra cứu thông tin về TTHC.
- Khuyến khích và có các chính sách hỗ trợ người dân tiếp cận và sử dụng mạng Internet, tập trung ở nông thôn, vùng dân tộc ít người, khu tập trung đông công nhân, người lao động ngoại tỉnh.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến và hỗ trợ người dân sử dụng Cổng Dịch vụ công trực tuyến thành phố Hà Nội (https://dichvucong.hanoi.gov.vn) khi thực hiện làm TTHC tại cấp xã.
3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch
a) Thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương về việc triển khai thực hiện Kế hoạch nhằm chỉ đạo hoặc kiến nghị khắc phục các tồn tại; chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, thiếu sót trong thực thi nhiệm vụ, đặc biệt ở cấp chính quyền cơ sở. Công tác kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch gắn với việc kiểm tra CCHC, kiểm tra thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, kiểm tra công vụ; thanh tra ngành Nội vụ theo kế hoạch.
Thực hiện kiểm tra chuyên đề đối với các đơn vị được Thành phố giao thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tại Kế hoạch, kiểm tra toàn diện một số địa bàn trọng điểm tại xã, phường, thị trấn; đồng thời tái kiểm tra việc khắc phục các tồn tại đối với các đơn vị đã được kiểm tra trước đây.
Tăng cường hình thức kiểm tra đột xuất đối với một số nội dung thuộc Kế hoạch, tập trung các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH1.
b) UBND cấp huyện, UBND cấp xã chủ động, linh hoạt trong hình thức kiểm tra, thời gian kiểm tra, phương thức kiểm tra đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc; chấn chỉnh, khắc phục kịp thời các thiếu sót, tồn tại trong thực hiện chức trách, thực thi công vụ của các tổ chức, cá nhân. UBND cấp huyện sử dụng kết quả kiểm tra và đưa nội dung thực hiện Kế hoạch vào tiêu chí xác định Chỉ số CCHC hàng năm của các xã, phường, thị trấn.
c) Các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc UBND Thành phố tổ chức kiểm tra chuyên ngành theo lĩnh vực quản lý; tham mưu và kiến nghị UBND Thành phố chỉ đạo UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, thiếu sót về chuyên môn thuộc lĩnh vực phụ trách, quản lý.
4. Thực hiện tốt công tác phối hợp, thông tin, báo cáo
- UBND các cấp và các cơ quan thuộc Thành phố chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cùng cấp trong việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; trong hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc Thành phố thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo định kỳ theo tiến độ yêu cầu tại Kế hoạch hàng năm và các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Thành phố.
1. Sở Nội vụ
- Chủ trì tham mưu giúp UBND Thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; dự thảo các Kế hoạch và Báo cáo hàng năm; tổng hợp, phân tích kết quả Chỉ số PAPI của Thành phố.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch này, báo cáo UBND Thành phố. Tham mưu UBND Thành phố trong công tác khen thưởng hàng năm và tổng kết giai đoạn 2021 - 2025.
- Nghiên cứu, tích hợp một số nội dung, tiêu chí phù hợp của Chỉ số PAPI vào các tiêu chí, triển khai việc khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan nhà nước (SIPAS) của Thành phố giai đoạn 2021 - 2025 và các tiêu chí xác định Chỉ số CCHC giai đoạn 2021 - 2025 của các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố; UBND cấp xã.
2. Các Sở: Nội vụ; Y tế; Thông tin và Truyền thông; Xây dựng; Lao động, Thương binh và Xã hội; Giao thông vận tải; Tài chính; Tư pháp; Giáo dục và Đào tạo; Công Thương; Tài nguyên và Môi trường; các đơn vị: Thanh tra Thành phố, Công an Thành phố, Văn phòng UBND Thành phố.
- Giao các Sở, đơn vị chủ trì, tham mưu các Chỉ số nội dung, Nội dung thành phần; căn cứ Biểu giao nhiệm vụ kèm theo Kế hoạch chủ động tham mưu xây dựng các Chương trình, Đề án, Dự án, Kế hoạch, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng Kế hoạch hàng năm và chủ động triển khai thực hiện.
- Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra về chuyên môn theo ngành dọc đối với các cơ quan thuộc Thành phố, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong việc triển khai thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao các Chỉ số nội dung, Nội dung thành phần được phân công tại Biểu giao nhiệm vụ.
- Tổng hợp, xây dựng báo cáo chuyên đề hàng năm, báo cáo chuyên đề tổng kết giai đoạn 2021 - 2025 về kết quả thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao Chỉ số nội dung, Nội dung thành phần được phân công tại Biểu; giao nhiệm vụ, đảm bảo thời gian và chất lượng.
3. Các Sở, cơ quan tương đương Sở, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn
- Trên cơ sở các nội dung của Kế hoạch này và Kế hoạch hàng năm của Thành phố, các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tình hình địa phương, đơn vị chủ động triển khai thực hiện theo nhiệm vụ và thẩm quyền; gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành, nhiệm vụ chính trị của đơn vị, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm.
- UBND quận, huyện, thị xã có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, trực tiếp chỉ đạo công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra công vụ tăng cường kiểm tra đột xuất tại địa phương, cơ quan, đơn vị trực thuộc; chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra UBND cấp xã trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; đưa nội dung thực hiện Kế hoạch vào tiêu chí xác định Chỉ số CCHC hằng năm của các xã, phường, thị trấn; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, chuyên đề theo ngành, lĩnh vực của địa phương theo yêu cầu các sở, ngành.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội
- Phối hợp với các cơ quan Thành phố, các cấp chính quyền trong quá trình thực hiện Kế hoạch; tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát địa bàn trong việc thực hiện Kế hoạch; thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp hiệu quả trong việc xác định địa bàn khảo sát, đối tượng khảo sát, hỗ trợ lực lượng điều tra viên thực hiện khảo sát.
- Hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với UBND cùng cấp trong việc tuyên truyền về nội dung, mục đích, ý nghĩa của Chỉ số PAPI; trách nhiệm của hệ thống chính trị trong việc cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI; phối hợp chính quyền cùng cấp trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
5. Đề nghị Ban Dân vận Thành ủy chỉ đạo, hướng dẫn Ban Dân vận cấp huyện, hệ thống dân vận cơ sở phối hợp UBND cùng cấp trong việc thực hiện Kế hoạch, đặc biệt gắn với việc thực hiện công tác dân vận chính quyền, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố về việc thực hiện Kế hoạch này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị báo cáo về UBND Thành phố (qua Sở Nội vụ tổng hợp) xem xét, giải quyết./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
NHIỆM VỤ CHỦ TRÌ THAM MƯU, ĐÔN ĐỐC, THEO DÕI CÁC CHỈ SỐ NỘI DUNG VÀ NỘI DUNG THÀNH PHẦN
(Kèm theo Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 04/8/2021 của UBND Thành phố)
TT |
Chỉ số Nội dung |
Nội dung thành phần |
Chủ trì |
Phấn đấu chỉ tiêu về thứ hạng qua các năm |
Nhiệm vụ/Giải pháp |
|||||
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
||||||
1 |
Tham gia của người dân ở cấp cơ sở |
Tri thức công dân |
Sở Thông tin và Truyền thông |
42 |
40 |
35 |
30 |
25 |
Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố hàng năm. |
|
Cơ hội tham gia |
Sở Nội vụ |
17 |
15 |
13 |
11 |
10 |
- Sửa đổi, bổ sung Quy định tổ chức, hoạt động của hội và nhiệm vụ quản lý nhà nước về hội trên địa bàn thành phố Hà Nội (ban hành theo Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 30/8/2013 của UBND Thành phố). - Thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về hội, quỹ trên địa bàn Thành phố. - Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá việc thực hiện bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp. |
|||
Chất lượng bầu cử |
Sở Nội vụ |
15 |
13 |
12 |
11 |
10 |
Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, xử lý kịp thời, tổng hợp, đánh giá việc thực hiện bầu cử chức danh Trưởng thôn/tổ trưởng dân phố |
|||
Đóng góp tự nguyện |
Sở Tài chính |
27 |
25 |
20 |
18 |
15 |
Chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tham mưu xử lý vi phạm việc huy động, thu, sử dụng khoản đóng góp từ người dân của UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn. |
|||
2 |
Công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách |
Tiếp cận thông tin |
Sở Thông tin và Truyền thông |
52 |
48 |
42 |
35 |
30 |
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 07/9/2020 về Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng CNTT trên địa bàn Thành phố. |
|
Công khai danh sách hộ nghèo |
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội |
42 |
38 |
32 |
28 |
25 |
- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 01/7/2021 của UBND thành phố Hà Nội về Nâng cao hiệu quả nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025. - Chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tham mưu xử lý vi phạm việc xét, công nhận và hỗ trợ hộ nghèo của Thành phố. |
|||
Công khai thu, chi ngân sách cấp xã |
Sở Tài chính |
15 |
14 |
13 |
12 |
10 |
Chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tham mưu xử lý vi phạm việc công khai thu, chi ngân sách cấp xã |
|||
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá bồi thường thu hồi đất |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
52 |
48 |
40 |
35 |
30 |
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin kiểm soát và xử lý đất đai, các khu vực có tranh chấp, khiếu kiện về đất đai (Đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý, chính quyền địa phương); Lập Kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2021-2025 thành phố Hà Nội; Xây dựng hồ sơ địa chính tổng thể và cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn Thành phố; - Hàng năm: Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các dự án chậm triển khai; Thực hiện thanh tra; hậu kiểm các Kết luận thanh tra trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đất nông nghiệp công ích và đất công trên địa bàn Thành phố[1] |
|||
3 |
Trách nhiệm giải trình với người dân |
Mức độ và hiệu quả trong tiếp xúc với chính quyền |
Sở Nội vụ |
47 |
40 |
35 |
30 |
25 |
Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 |
|
Giải đáp khiếu nại, tố cáo, khúc mắc của người dân |
Thanh tra Thành phố |
44 |
39 |
34 |
29 |
25 |
Tham mưu và triển khai thực hiện Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, đại biểu HĐND, cán bộ các đoàn thể, cấp xã, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố về công tác tiếp dân, giải đáp khiếu nại, tố cáo, khúc mắc của người dân và Kế hoạch kiểm tra công tác tiếp dân, giải đáp khiếu nại, tố cáo, khúc mắc của người dân đối với UBND cấp huyện, UBND cấp xã hàng năm. |
|||
Tiếp cận dịch vụ tư pháp |
Sở Tư pháp |
12 |
11 |
10 |
9 |
9 |
- Phối hợp với ngành Tòa án trong công tác tuyên truyền tới người dân về hoạt động của Tòa án và các cơ quan tư pháp địa phương (Lồng ghép tại Kế hoạch hàng năm của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục của Thành phố). - Tham mưu hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của Thành phố. |
|||
5 |
Thủ tục hành chính công |
Thủ tục chứng thực |
Văn phòng UBND Thành phố |
38 |
35 |
30 |
25 |
20 |
- Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện: Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch rà soát, thống kê, xây dựng quy trình thủ tục hành chính liên thông giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch triển khai tích hợp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Thành phố với Cổng dịch vụ công Quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ.4 - Chủ trì, phối hợp với các Sở Xây dựng, TN&MT, UBND các quận, huyện, thị xã và các ngành liên quan tổ chức kiểm tra chuyên đề ít nhất 1đợt/năm về giải quyết TTHC (tập trung các hồ sơ chậm, muộn) ở các lĩnh vực: Thủ tục chứng thực cấp xã; Thủ tục cấp phép xây dựng; Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Thủ tục hành chính cấp xã. |
|
Thủ tục cấp phép xây dựng. |
48 |
45 |
40 |
30 |
25 |
|||||
Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. |
50 |
45 |
40 |
35 |
30 |
|||||
Thủ tục hành chính cấp xã |
51 |
45 |
40 |
35 |
30 |
|||||
6 |
Cung ứng dịch vụ công |
Y tế công lập |
Sở Y tế |
49 |
45 |
40 |
35 |
30 |
- Rà soát, xây dựng mạng lưới các cơ sở y tế đảm bảo nghiên cứu, đào tạo, khám chữa chất lượng cao.5 - Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện chỉ tiêu giường bệnh/vạn dân trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch nâng cấp cải tạo, xây mới các trạm y tế duy trì tiêu chuẩn quốc gia y tế xã; Kế hoạch triển khai mô hình trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình; Kế hoạch khám, quản lý sức khỏe cho người dân thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 6 - Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện Đề án tổng thể ứng dụng CNTT trong ngành y tế; các hoạt động của trạm y tế xã; quản lý, theo dõi sức khỏe người dân tích hợp dữ liệu tham gia, thanh toán BHYT với BHXH và mã số định danh công dân |
|
Giáo dục tiểu học công lập |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
39 |
35 |
32 |
27 |
25 |
- Rà soát, xây dựng mạng lưới giáo dục phổ thông, giáo dục dạy nghề; xây dựng phát triển mô hình trường đào tạo liên cấp...7 - Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch mạng lưới trường học thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đề án nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2025.8 |
|||
Cơ sở hạ tầng căn bản |
Điện sinh hoạt |
Sở Công Thương |
31 |
28 |
25 |
22 |
20 |
- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 18/11/2020 của UBND Thành phố về phát triển điện lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. - Triển khai thực hiện Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 18/11/2020 của UBND Thành phố về phát triển năng lượng tái tạo giai đoạn 2021 - 2025. |
||
Giao thông nội đô |
Sở Giao thông vận tải |
49 |
45 |
40 |
35 |
30 |
- Tham mưu rà soát điều chỉnh Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.9 |
|||
Thu gom rác thải |
Sở Xây dựng |
13 |
12 |
11 |
10 |
10 |
- Tham mưu điều chỉnh cục bộ Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Trồng mới 500.000 cây xanh đô thị.10 |
|||
Nước sinh hoạt |
16 |
15 |
14 |
13 |
10 |
- Tham mưu điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.11 - Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch cung cấp nước sạch cho người dân Thành phố hàng năm. |
||||
An ninh, trật tự khu dân cư |
Công an TP |
19 |
17 |
15 |
12 |
10 |
- Chủ trì tham mưu triển khai Chương trình số 09-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025”. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, củng cố Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự trên địa bàn; tăng cường công tác tuần tra ban đêm, tập trung những địa bàn thường xuyên xảy ra các vụ trộm cắp, móc túi, cướp giật, các tụ điểm đối tượng hình sự thường tụ tập hoạt động. |
|||
7 |
Quản trị môi trường |
Nghiêm túc trong bảo vệ môi trường |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
49 |
45 |
40 |
35 |
30 |
- Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện Đề án tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp12 - Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện Đề án thu gom, xử lý chất thải nguy hại Thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng 2030; Đề án phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn Thành phố13 - Tham mưu rà soát điều chỉnh các khu xử lý chất thải tập trung theo quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 25/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ14 |
|
Chất lượng không khí |
59 |
55 |
50 |
45 |
40 |
Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát chất lượng không khí, kiểm soát phóng xạ trên địa bàn Thành phố15 |
||||
Chất lượng nguồn nước |
51 |
48 |
43 |
40 |
35 |
Tham mưu xác định, khoanh vùng, công bố vùng bảo vệ an toàn, an ninh nguồn nước thành phố Hà Nội; Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy giai đoạn 2021 - 2025; Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu Bây - Bắc Hưng Hải giai đoạn 2021-202516 |
||||
8 |
Quản trị điện tử |
Sử dụng cổng giao tiếp điện tử của chính quyền địa phương |
Sở Thông tin và Truyền thông |
37 |
33 |
29 |
25 |
20 |
Kết nối đầy đủ thông tin trên Hệ thống dịch vụ công Quốc gia và hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Thành phố |
|
Tiếp cận và sử dụng Internet tại địa phương |
18 |
15 |
13 |
10 |
10 |
Xây dựng và triển khai Kế hoạch Phát triển hạ tầng Bưu chính - Viễn Thông phục vụ Chương trình chuyển đổi số TP Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 |
||||
Phúc đáp của chính quyền qua cổng TTĐT |
|
20 |
18 |
15 |
12 |
10 |
- Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân khai thác và thực hiện có hiệu quả DVC trực tuyến trên Hệ thống DVC trực tuyến. - Nâng cấp phần mềm, phát triển thêm nhiều tiện ích, tạo thuận lợi cho người dân tra cứu, khai thác, sử dụng thông tin. - Đăng tải đầy đủ dự thảo chính sách, pháp luật của để công khai, lấy ý kiến người dân trên Cổng Giao tiếp điện tử Hà Nội. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.