ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 178/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 23 tháng 11 năm 2018 |
Thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tại Thông báo kết luận số 371/TB-VPCP ngày 24/9/2018 của Văn phòng Chính phủ”, Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 3874/TTr-SNNPTNT-KHTC ngày 07/11/2018. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tại Thông báo số 371/TB-VPCP ngày 24/9/2018 - lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT với các nội dung như sau:
1. Mục đích:
Thống nhất trong nhận thức và hành động, nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, các Sở, ngành, đơn vị và các địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu tại kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 371/TB-VPCP.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai có hiệu quả nội dung Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 17/10/2018 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tại thông báo số 371/TB-VPCP ngày 24/9/2018 thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp. Cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp, phân công rõ trách nhiệm cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cấp, ngành, đơn vị gắn với kiểm tra, đánh giá định kỳ việc triển khai thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đưa ngành nông nghiệp Quảng Ninh phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hiện đại, tạo sản phẩm lớn, giá trị cao, đảm bảo chất lượng phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Chủ động sản xuất và quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường, nguồn lợi và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu; nâng cao thu nhập và mức sống của người dân, góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh của Tổ quốc.
2. Yêu cầu:
Xác định rõ nội dung ưu tiên trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành Nông nghiệp và PTNT; tập trung triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này; Chủ động phối hợp, trao đổi thông tin, cung cấp với Sở, ngành, đơn vị liên quan, tranh thủ sự ủng hộ của các đơn vị thuộc Bộ ngành Trung ương để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ.
Khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng biển Quảng Ninh để phát triển nông nghiệp, thủy sản theo hướng công nghiệp hiện đại; sản xuất tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, giá trị cao.
Phát triển ngành thủy sản phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển, ngành thủy sản và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; hài hòa lợi ích giữa hoạt động của các ngành kinh tế, các vùng và các địa phương; không gây mâu thuẫn, chồng chéo kìm hãm sự phát triển của các ngành kinh tế.
Ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất và quản lý để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, đồng thời gắn chặt giữa sản xuất với mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn lợi và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu để phát triển ổn định, bền vững.
Thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh thông qua các chính sách phù hợp với quy định của Luật pháp Việt Nam và các cam kết song phương, đa phương với các nước trong khu vực và trên thế giới.
1. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đa chức năng
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường.
Xây dựng các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh để ươm tạo giống, đưa các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, tổ chức đào tạo, chuyển giao công nghệ, thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư để tạo ra công nghệ cao phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh, góp phần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đảm bảo bền vững. Xây dựng vùng sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn, chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt các tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, thủy sản.
Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Tập trung đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, phấn đấu nâng cao tỷ lệ đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ ngành nông-lâm-thủy sản. Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho hợp tác xã; đẩy mạnh liên kết đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân lực tham gia, phục vụ cho cơ giới hóa trong sản xuất; đào tạo nghề cho nông dân.
Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đồng thời, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp đáp ứng yêu cầu ứng dụng được cơ giới hóa, vận chuyển hàng hóa, máy móc, trang thiết bị, nông sản hàng hóa được thuận lợi; lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, có khả năng nhân rộng.
Tiếp tục đầu tư hoàn thiện khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thị xã Đông Triều, báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh; Xây dựng khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản tại huyện Đầm Hà nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư để tạo ra công nghệ cao phục vụ ngành công nghiệp tôm của tỉnh cũng như khu vực Miền Bắc góp phần đẩy mạnh phát triển ngành tôm theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh cao; là hạt nhân thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh và cho các tỉnh ven biển thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, giúp Quảng Ninh trở thành trung tâm nuôi trồng thủy sản của toàn khu vực miền Bắc.
2. Khai thác bền vững kinh tế biển và nuôi trồng thủy sản sạch
2.1. Khai thác thủy sản bền vững
Thực hiện định hướng của Đảng nhà nước về Chiến lược biển Việt Nam, Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam; để khai thác, phát huy hiệu quả những tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên cho phát triển kinh tế thủy sản gắn với củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia trên biển trong thời gian tới ngành nông nghiệp tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 06/5/2014 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành về phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tổng sản lượng khai thác đến năm 2020 đạt 65.000 tấn/năm, đến năm 2030 đạt 78.000 tấn/năm.
Cơ cấu sản lượng khai thác thủy sản theo hướng tăng nhanh về chất lượng và giá trị khai thác, trong đó giảm sản lượng khai thác nội địa và khu vực ven bờ, tăng mạnh tỷ trọng sản lượng khai thác xa bờ (đến năm 2020, sản lượng khai thác vùng biển ven bờ giảm xuống còn 7.000 tấn, sản lượng khai thác vùng lộng còn 20.000 tấn, tăng nhanh sản lượng khai thác xa bờ, đạt 38.000 tấn vào năm 2020).
Cơ cấu nghề khai thác thủy sản: sắp xếp bố trí lại theo hướng đẩy mạnh khai thác xa bờ, giảm dần khai thác gần bờ, đến năm 2020 tổng số tàu giảm xuống còn 7.000 tàu trong đó đội tàu xa bờ đạt 630 tàu. Chú trọng khai thác các loại hải sản giá trị kinh tế cao; phát triển theo hướng chuyển đổi các nghề khai thác ven bờ, kém hiệu quả, gây xâm hại nguồn lợi hải sản sang một số nghề khai thác xa bờ có hiệu quả, có tiềm năng, thân thiện môi trường.
Tổ chức lại hình thức sản xuất trên biển: Tổ chức theo mô hình kinh tế tập thể, chuỗi liên kết đối với khai thác vùng biển xa bờ. Hình thành thêm từ 15- 20 tổ hợp tác sản xuất trên biển và từ 8-10 chuỗi liên kết từ cung ứng vật tư đến khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
Tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về các quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU fishing): Tổ chức tuyên truyền phổ biến về IUU fishing, đến hết năm 2020 toàn bộ ngư dân tham gia khai thác thủy sản đều được tiếp cận các thông tin về IUU fishing.
Hiện đại hóa công nghệ trong khai thác thủy sản: Nghiên cứu, hỗ trợ chuyển giao, áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động khai thác, bảo quản sau thu hoạch để nâng giá trị sản xuất; Hỗ trợ thiết bị an toàn, thông tin liên lạc và nhận diện tàu cá IUU.
Tiếp tục đầu tư đồng bộ cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh bão cho tàu cá: ưu tiên đầu tư cảng cá loại I kết hợp khu neo đậu tránh trú bão; hình thành hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão để đẩy mạnh phát triển khai thác xa bờ, gắn khai thác với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tranh thủ các nguồn vốn, tập trung đầu tư xây dựng, quản lý hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản, phát triển nguồn nhân lực: Thành lập lực lượng kiểm ngư trên cơ sở yêu cầu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nguồn lực của địa phương; thành lập 02 khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần theo Quyết định 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ ... Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý và sản xuất trong hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh.
Rà soát các văn bản chính sách, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế du lịch thủy sản biển; Điều tra, đánh giá trữ lượng, khoanh vùng bảo vệ phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Nuôi trồng thủy sản sạch, bền vững
Diện tích nuôi trồng thủy sản: Đến năm 2020 đạt 20.722 ha (trong đó: nuôi nước ngọt: 3.120 ha, nuôi mặn lợ: 17.602 ha) và 10.280 ô lông nuôi biên; Đến năm 2030 đạt 21.942 ha (trong đó: nuôi nước ngọt: 3.110 ha, nuôi mặn lợ: 18.832 ha) và 11.800 ô lồng nuôi biển. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản: Đến năm 2020 đạt 70.000 tấn (nuôi nước ngọt đạt 12.710 tân, nuôi mặn lợ đạt 57.290 tấn); đến năm 2030 đạt 98.000 tấn (nuôi nước ngọt đạt 15.400 tấn, nuôi mặn lợ đạt 82.600 tấn). Sản xuất giống thủy sản đến năm 2020 đạt trên 6,0 tỷ giống; đến năm 2030 sản xuất đạt trên 10 tỷ giống thủy sản các loại.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng NTTS trọng điểm: Thực hiện rà soát lại toàn bộ cơ sở hạ tầng vùng NTTS trên toàn tỉnh. Đầu tư mới, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng tại các vùng nuôi trọng điểm. Đến năm 2030, có 70-80% diện tích vùng nuôi đã quy hoạch được đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Đánh số và tổ chức lại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên toàn tỉnh, nhằm phục vụ cho việc truy suất nguồn gốc sản phẩm. Đến năm 2020, có 50% các vùng nuôi thủy sản tập trung được đánh số và đến năm 2030 đạt 100% vùng nuôi tập trung được đánh số mã vùng.
Xây dựng Chương trình phát triển nuôi biển: Thực hiện quy hoạch lại việc sử dụng vùng biển, sắp xếp lại các khu vực lông bè theo quy hoạch, xây dựng các mô hình công nghiệp nuôi biển tiên tiến, lấy doanh nghiệp làm trung tâm phát triển và hỗ trợ hộ ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi. Từng bước đưa vật liệu mới vào phát triển nuôi biển để tăng khả năng chịu sóng gió, độ bền và giảm rủi ro trong sản xuất. Đến năm 2030, 70% lồng bè nuôi trên biển sử dụng vật liệu mới để làm lồng, bè bảo đảm an toàn sản xuất thân thiện với môi trường.
Triển khai Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm nước lợ Quảng Ninh đến năm 2025, nhằm phát triển nghề nuôi tôm bền vững với mục tiêu chiến lược đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm lớn nhất miền Bắc theo Kế hoạch 108/KH-UBND ngày 07/8/2018 của UBND tỉnh.
Ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm: Nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến vào nuôi trồng thủy sản để nâng cao chất lượng, giá trị, đồng thời giảm rủi ro trong sản xuất. Tiếp nhận quy trình sản xuất giống; quy trình nuôi thương phẩm các sản phẩm đặc hữu, chủ lực theo hướng đảm bảo an toàn thực phẩm; ứng dụng phát triển vật liệu thân thiện với môi trường. Đến năm 2020, có 30% diện tích nuôi trồng thủy sản các đối tượng chủ lực áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng lên 50% vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.
Phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi sản phẩm: Xây dựng liên kết chuỗi trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các đối tượng nuôi chủ lực, phục vụ xuất khẩu. Xây dựng được từ 2-3 mô hình/năm, liên kết từ cung cấp vật tư đầu vào đến nuôi trồng, chế biến xuất khẩu đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
Tăng cường công tác giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các vùng nuôi trồng thủy sản: Giám sát chặt chẽ an toàn dịch bệnh và môi trường trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các vùng nuôi tập trung; giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm các sản phẩm chủ lực tại các vùng nuôi tập trung. Đến năm 2020, 100% vùng nuôi tập trung và 30% diện tích vùng nuôi phân tán được giám sát an toàn dịch bệnh và môi trường, giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm, đến năm 2030, 100% diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh được giám sát an toàn dịch bệnh, môi trường, an toàn thực phẩm thủy sản.
Nâng cao năng lực quản lý trong nuôi trồng thủy sản và Rà soát các chính sách trong nuôi trồng thủy sản: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong toàn chuỗi hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh, đảm bảo kiểm soát tốt từ vật tư đầu vào đến nuôi thương phẩm, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Đến năm 2030, đảm bảo 100% sản phẩm trong chuỗi nuôi trồng thủy sản được kiểm tra, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm trước khi lưu thông trên thị trường. Đánh giá và tháo gỡ khó khăn trong việc tiếp cận chính sách của nhà nước trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là chính sách vay vốn. Nghiên cứu, xây dựng chính sách đặc thù riêng của tỉnh đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản trên biển để thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt chính sách giao mặt nước và vốn đầu tư.
Đến năm 2020: Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 100 triệu USD; trong đó giá trị chế biến xuất khẩu đạt 40 triệu USD; có 100% doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến năm 2030: Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng trên 200 triệu USD, trong đó giá trị chế biến xuất khẩu đạt 90 triệu USD.
Di dời các cơ sở chế biến thủy sản đáp ứng theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, môi trường của tỉnh và lựa chọn địa điểm thuận lợi để thu hút đủ nguồn nguyên liệu để hoạt động sản xuất. Đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, áp dụng kỹ thuật công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm thủy sản.
Lựa chọn địa điểm phù hợp để xây dựng chợ đầu mối thủy sản, đảm bảo nguyên tắc không nằm trong khu dân cư, đô thị; với hệ thống hạ tầng, giao thông, dịch vụ hậu cần đồng bộ, gắn kết với các ngư trường trọng điểm, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, khu công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
Phát triển làng nghề chế biến thủy sản phải kết hợp hài hòa giữa phát triển du lịch, dịch vụ và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững; ứng dụng công nghệ mới để đa dạng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm gắn liền với phát triển dịch vụ du lịch.
1. Giải pháp tuyên truyền
Phổ biến quán triệt sâu rộng cho toàn thể cán bộ người lao động nông nghiệp, xác định rõ nhiệm vụ thực hiện nội dung kế hoạch; nâng cao nhận thức trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, người dân trong cách triển khai thực hiện, thể hiện quyết tâm chính trị cao đặc biệt nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát huy vai trò chủ thể của người dân, xác định đây là nhiệm vụ hàng đầu trong triển khai các nhiệm vụ của cơ quan đơn vị.
2. Giải pháp về tổ chức sản xuất
- Rà soát các vùng nuôi, đội tàu, khu chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá đã được quy hoạch để tổ chức phân giao cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và thúc đẩy tiến trình xã hội hóa theo mô hình hợp tác công tư trong phát triển thủy sản.
- Tổ chức đánh số, cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh cho các vùng nuôi đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu của thị trường. Tổ chức lại đội tàu khai thác theo hướng giảm dần tàu ven bờ, phát triển tàu xa bờ gắn với kiểm soát tốt hoạt động khai thác IUU. Thực hiện các biện pháp gắn máy định vị, ghi nhật ký hành trình.
3. Giải pháp về cơ chế, chính sách
Tiếp tục thực hiện các chính sách của Trung ương và tỉnh đã ban hành trong lĩnh vực thủy sản và lĩnh vực liên quan để thúc đẩy phát triển ngành thủy sản của tỉnh. Xây dựng các chính sách đặc thù để thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực thủy sản của tỉnh, đặc biệt là các doanh nghiệp, bao gồm:
4. Giải pháp về khoa học công nghệ
Xã hội hóa trong nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản; Chú trọng nghiên cứu công nghệ sản xuất giống, bảo quản sau thu hoạch, công nghệ xanh, thân thiện với môi trường. Chủ động liên kết, hợp tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KHCN với các tổ chức nghiên cứu, các nhà khoa học trong nước và một số nước có thế mạnh về thủy sản như Đài Loan, Na Uy, Nhật Bản...
5. Giải pháp về nguồn nhân lực
Lập kế hoạch hàng năm để tổ chức các khóa đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân theo mức độ phù hợp với nhu cầu sản xuất và quản lý; chú trọng đào tạo nghề có kỹ thuật cao. Tổng kết, đánh giá lựa chọn hình thức, phương pháp đào tạo, tập huấn hiệu quả. Thu hút lực lượng cán bộ, lao động chất lượng cao về làm việc tại tỉnh.
6. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Đầu tư các công trình phục vụ sản xuất theo thứ tự ưu tiên. Những công trình liên vùng, công trình chung được đầu tư xây dựng bàng nguồn ngân sách nhà nước; các hạng mục công trình khác do các thành phần kinh tế đầu tư; hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão do nguồn ngân sách, vay ODA để đầu tư. Thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất từ các thành phần kinh tế thông qua các chính sách, các hình thức liên kết đầu tư phù hợp (PPP).
7. Giải pháp chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
Xây dựng cơ chế hỗ trợ di dời các nhà máy chế biến thủy sản theo quy hoạch tập trung, cụm công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu, để trong thời gian ngắn các nhà máy hoàn thiện đi vào sản xuất ổn định, giảm thiểu chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tăng cường công tác kiểm tra bằng việc hình thành các tổ đội kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong chế biến thủy sản
Đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thị trường phù hợp với chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu, theo hướng các doanh nghiệp, cơ sở nhà máy chế biến là chủ thể tổ chức thực hiện, nhà nước giữ vai trò xây dựng cơ chế, chính sách và hỗ trợ hoạt động.
Xã hội hóa, kêu gọi đầu tư hệ thống các chợ đầu mối, hình thành kênh phân phối hàng thủy sản từ người sản xuất, doanh nghiệp đến chợ, các siêu thị.
Xây dựng các thương hiệu sản phẩm, có chỉ dẫn địa lý; Cung cấp thông tin thị trường kịp thời cho người sản xuất, các doanh nghiệp để định hướng sản xuất nguyên liệu, chế biến sản phẩm theo dự báo và nhu cầu của thị trường.
8. Giải pháp hợp tác quốc tế
Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để tiếp nhận công nghệ tiên tiến trong phát triển kinh tế nông nghiệp; Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh, các Viện nghiên cứu, Trường Đại Học về nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp; nhập, chuyển giao các đối tượng nuôi và công nghệ mới; Hợp tác với các nước trong khu vực để cảnh báo, cứu trợ, cứu nạn trên biển và chống khai thác IUU.
9. Giải pháp về bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu
Phối hợp với địa phương, các sở ban ngành tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản; Xây dựng Kế hoạch, lộ trình và các giải pháp phục hồi, phát triển rừng ngập mặn trên diện tích nuôi trồng thủy sản đã bị thoái hóa, ở khu vực bãi triều ven biển có điều kiện thuận lợi.
Công bố công khai các vùng cấm khai thác, vùng khai thác có thời hạn, danh mục các loại nghề cấm, đối tượng cấm khai thác..
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chuyển đổi nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả, gây hại cho nguồn lợi thủy sản sang các ngành nghề thích hợp khác; Phát triển và duy trì mô hình đồng quản lý trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và sử dụng nguyên vật liệu trong phát triển nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, giảm thiểu chất thải, tái chế chất thải phát sinh.
Phối hợp với các ban ngành tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường trong các hoạt động thủy sản; quản lý nghiêm ngặt về các điều kiện đảm bảo môi trường đối với hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản; đặc biệt là việc xử lý chất thải, nước thải, khí thải trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch, kịp thời đề xuất các giải pháp nâng cao tính khả thi, hiệu quả của Kế hoạch và phù hợp với tình hình phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh.
Hướng dẫn, Phối hợp với các địa phương thực hiện các nội dung của kế hoạch đảm bảo phù hợp với mục tiêu của Kế hoạch, đồng thời có giải pháp cụ thể, khả thi trong công tác quản lý và thực hiện tại ở mỗi địa phương; hằng năm đánh giá, đề xuất các giải pháp thực hiện hoặc điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ thuộc chức năng của đơn vị.
Định kỳ trước ngày 30 hàng tháng, báo cáo kiểm điểm tiến độ, kết quả triển khai thực hiện những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý theo phân công nhiệm vụ tại Kế hoạch số 158/KH-UBND, ngày 17/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tại thông báo số 371/TB-VPCP ngày 24/9/2018 về UBND tỉnh để tổng hợp chung.
2. Các Sở, ngành liên quan:
Sở Kế hoạch và Đầu tư: Thực hiện chức năng nhiệm vụ liên quan đến đầu tư, cân đối về vốn và nguồn lực khác, huy động nguồn tài trợ để thực hiện.
Sờ Tài chính: Thực hiện chức năng nhiệm vụ bảo đảm ngân sách nhà nước, hướng dẫn cơ chế tài chính phù hợp để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này và các nhiệm vụ khác chi cho phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh.
Sở Khoa học và Công nghệ: Quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, hướng dẫn xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp; hướng dẫn áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm thủy sản. Tổng hợp các đề xuất nhiệm vụ khoa học trong lĩnh vực khoa học công nghệ nông nghiệp trình UBND tỉnh theo quy định.
Các Sở, ban, ngành có liên quan căn cứ nội dung Kế hoạch và chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo kết quả, hiệu quả cao.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Căn cứ nội dung kế hoạch để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện từng nội dung chi tiết, hạng mục cụ thể đảm bảo thiết thực và hiệu quả.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN THUỘC THỰC
HIỆN KẾ HOẠCH 158/KH-UBND NGÀY 17/10/2018 CỦA UBND TỈNH - LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
VÀ PTNT
(Kèm theo Kế hoạch số: 178/KH-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Ninh)
TT |
Tên nhiệm vụ |
Mục tiêu |
Nội dung |
Giai đoạn |
Đơn vị thực hiện |
1 |
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thị xã Đông Triều |
Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về nông nghiệp tại thị xã Đông Triều trở thành trung tâm đào tạo cán bộ, lao động; nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu thử nghiệm khoa học công nghệ đầu tầu quan trọng được Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh. |
Lập đề án, thiết kế kỹ thuật; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng... khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về nông nghiệp đầu tư trang thiết bị, máy móc. |
2018-2019 |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND Thị xã Đông Triều; Tập đoàn VinGroup |
2 |
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao NTTS tại huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh |
Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản lại huyện Đầm Hà trở thành trung tâm đào tạo cán bộ, lao động; nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu thử nghiệm khoa học công nghệ đầu tầu quan trọng |
Lập đề án, thiết kế kỹ thuật; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng...khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về nuôi trồng thủy sản; đầu tư trang thiết bị, máy móc. |
2018-2025 |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND huyện Đầm Hà; Tập đoàn Việt Úc |
3 |
Khu sản xuất giống nhuyễn thể tập trung Vân Đồn |
Tổ chức quản lý và khai thác đạt hiệu quả Hạ tầng vùng sản xuất giống nhuyễn thể lập trung Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; hàng năm cung cấp 1,5 tỷ con giống nhuyễn thể sạch bệnh, chất lượng cao, cung cấp cho vùng nuôi thương phẩm của tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh ven biển Bắc Bộ |
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng...Khu sản xuất giống nhuyễn thể tập trung Vân Đồn - Đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất |
2018-2020 |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND huyện Vân Đồn; Doanh nghiệp sản xuất giống thủy sản |
4 |
Xây dựng và thực hiện đề án chuyển đổi rừng sản xuất sang rừng phòng hộ, rừng đặc dụng |
Đảm bảo nguồn nước, môi trường, phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh |
Xây dựng đề án và tổ chức thực hiện chuyển đổi rừng sản xuất sang rừng phòng hộ và rừng đặc dụng tại các khu vực hồ, đập và khu vực cần thiết để đảm bảo môi trường, nguồn nước |
2019-2020 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
5 |
Tham mưu UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh Ủy ban hành Nghị quyết về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế rừng và đất lâm nghiệp đến năm 2025 và những năm tiếp theo |
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế rừng và đất lâm nghiệp đến năm 2025 và những năm |
Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết. |
6/2019 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
6 |
Đầu tư phát triển đội tàu cá xa bờ và tàu dịch vụ hậu can thủy sản |
Phát triển đội tàu khai thác xa bờ và đội tàu dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khai thác để tạo khối lượng sản phẩm lớn, giá trị cao, tăng hiệu quả sản xuất và giảm áp lực khai thác thủy sản ven bờ xâm hại nguồn lợi. |
- Xây dựng các mô hình sản xuất, dịch vụ hậu cần trên biển có sự liên kết chặt chẽ khai thác hiệu quả tại vùng biển xa bờ; - Hỗ trợ hiện đại hóa tàu cá, chuyển đổi nghề cho ngư dân; - Xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ rủi ro cho ngư dân khai thác hải sản trên biển; - Đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ khai thác cho ngư dân. |
2018-2030 |
UBND các địa phương, Sở NN&PTNT |
7 |
Ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong khai thác hải sản |
Xây dựng các mô hình và chuyển giao công nghệ trong khai thác hải sản cho ngư dân |
- Hỗ trợ nâng cấp, cải tiến tàu cá; - Hỗ trợ cải tiến ngư cụ khai thác thủy sản; - Nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ khai thác mới và công nghệ bảo quản sau thu hoạch. |
2018-2020 |
UBND các địa phương, Sở NN&PTNT |
8 |
Hỗ trợ trang thiết bị an toàn cho tàu cá xa bờ |
Hỗ trợ thiết bị an toàn, thông tin liên lạc và nhận diện tàu cá IUU |
- Hỗ trợ đầu tư máy móc, trang thiết bị liên lạc và an toàn, cơ sở vật chất; - Đào tạo, tập huấn cho ngư dân. |
2018-2020 |
UBND các địa phương, Sở NN&PTNT |
9 |
Đầu tư phát triển lực lượng kiểm ngư |
Xây dựng hoàn thiện lực lượng kiểm ngư đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển thủy sản |
- Xây dựng lực lượng kiểm ngư địa phương; Đầu tư máy móc, trang thiết bị, cơ sở vật chất; - Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, lực lượng kiểm ngư |
2018-2025 |
UBND các địa phương, Sở NN&PTNT |
10 |
Xây dựng và phát triển tổ đội sản xuất gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo |
Phát triển đội tàu khai thác xa bờ và đội tàu dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khai thác để tạo khối lượng sản phẩm lớn, giá trị cao, tăng hiệu quả sản xuất và giảm áp lực khai thác thủy sản ven bờ xâm hại nguồn lợi. |
- Xây dựng các mô hình sản xuất, dịch vụ hậu cần trên biển có sự liên kết chặt chẽ khai thác hiệu quả tại vùng biển xa bờ; - Hỗ trợ hiện đại hóa tàu cá, chuyển đổi nghề cho ngư dân; - Xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ rủi ro cho ngư dân khai thác hải sản trên biển; - Đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ khai thác cho ngư dân. |
2018-2020 |
UBND các địa phương, Sở NN&PTNT |
11 |
Chuyển đổi nghề nghiệp khai thác thủy sản ven bờ kém hiệu quả, xâm hại, nguồn lợi thủy sản sang nghề khác. |
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ và ổn định đời sống, kinh tế xã hội cho cộng đồng ngư dân |
- Đánh giá thực trạng và tác động các nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả, xâm hại nguồn lợi thủy sản; - Đề xuất mô hình, xác định các nghề chuyển đổi; - Đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản; - Đào tạo, chuyển giao các nghề thay thế cho ngư dân. |
2018-2020 |
UBND các địa phương, Sở NN&PTNT |
12 |
Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại các địa phương. |
Nâng cao năng suất, kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm tại các vùng nuôi thủy sản tập trung |
Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, các công trình đầu mối (hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, đê bao, hệ thống xử lý nước thải...) cho vùng nuôi thủy sản tập trung; các vùng nuôi theo công nghệ cao; các vùng nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP tại Đông Triều, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái, Cô Tô, Vân Đồn |
2018-2025 |
UBND các địa phương, Sở NN&PTNT |
13 |
Giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm vùng nhuyễn thể, tôm, cá nuôi thủy sản nuôi. |
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, vùng nuôi tôm, cá tập trung phục vụ nâng cao chất lượng thủy sản |
Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các đơn vị quản lý, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công tác chuyên môn và quản lý các lĩnh vực: - Giám sát chất lượng đầu vào sản xuất, môi trường vùng nuôi; - Đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý. Tăng cường năng lực, công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng con giống, thức ăn và thuốc thủy sản. |
2018-2030 |
Sở NN&PTNT |
14 |
Đề án quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, ứng dụng công nghệ thông tin trong thủy sản. |
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và dịch bệnh ở các vùng NTTS tập trung trong tỉnh |
- Đầu tư thiết bị, cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ trong công tác cảnh báo, dự báo môi trường vùng nuôi. - Thực hiện công tác quan trắc, cảnh báo môi trường tại các vùng trọng điểm có nuôi đối tượng chủ lực có giá trị kinh tế cao. |
2018-2030 |
Sở NN&PTNT |
15 |
Nhập, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất giống và nuôi trồng các loài thủy hải sản chủ lực và đặc sản của địa phương. |
Đưa được công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng lực để tăng hiệu quả sản xuất |
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống, nhằm chủ động cung cấp con giống chất lượng cao, kịp thời vụ, đáp ứng được nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả và bền vững của tỉnh Quảng Ninh. - Hoàn thiện công nghệ, kỹ thuật nuôi tiên tiến, áp dụng vào thực tiễn sản xuất. |
2018-2020 |
Sở NN&PTNT |
16 |
Đề án hỗ trợ phát triển nuôi biển công nghiệp |
Đầu tư mở rộng phát triển nuôi biển tại những vùng eo, vịnh mở |
- Lập đề án phát triển nuôi biển - Hỗ trợ sản xuất |
2018-2020 |
Các địa phương, Sở NN&PTNT; Hiệp hội nuôi biển VN; |
17 |
Di dời các nhà máy chế biến thủy sản |
Kiểm soát hoạt động sản xuất, xả thải của các cơ sở chế biến và bảo vệ môi trường |
Lựa chọn địa điểm thu hút đủ nguồn nguyên liệu, phù hợp; thực hiện giải phóng mặt bằng; Xây dựng các các hạng mục và kêu gọi đầu tư; Xây dựng cơ chế vận hành và triển khai |
2018-2020 |
UBND các địa phương; Các doanh nghiệp CBTS XK quy hoạch di dời |
18 |
Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất và chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm thủy sản |
Nâng cao giá trị sản phẩm chế biến thủy sản của Quảng Ninh |
- Nghiên cứu, đổi mới, đầu tư phát triển công nghệ; - Ứng dụng các công nghệ mới trong chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm |
2018-2020 |
Sở NN & PTNT; các tổ chức Khoa học; các doanh nghiệp |
19 |
Dự án xây dựng các chợ đầu mối tiêu thụ thủy sản (tại các địa phương Cô Tô, Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái, Hải Hà) |
Hình thành được chợ đầu mối để thuận tiện việc vận chuyển, kiểm tra, giám sát và tiêu thụ sản phẩm thủy sản |
- Xây dựng cơ sở hạ tầng chợ đầu mối thủy sản đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường; - Xây dựng cơ chế vận hành và dịch vụ |
2018-2030 |
UBND các địa phương, Sở NN&PTNT |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.